Chia sẻ kinh nghiệm Xây dựng

Quy trình thi công móng cọc khoan nhồi đầy đủ, chính xác nhất

Móng cọc khoan nhồi được sử dụng nhiều trong thi công công trình ở Việt Nam

Hiện nay, móng cọc khoan nhồi đang rất được ưa chuộng và được sử dụng phổ biến trong thi công các công trình ở Việt Nam. Một trong những lý do mà móng cọc khoan nhồi được ưa chuộng là bởi nó giúp tăng sức chịu tải cho nền móng mang đến công trình kiên cố. Tuy nhiên để có công trình vững chắc thì quy trình thi công móng cọc khoan nhồi cần phải được đảm bảo không xảy ra sai sót. Vì vậy, chúng tôi với kinh nghiệm lâu năm, thi công nhiều loại móng muốn chia sẻ đến bạn quy trình thi công chuẩn xác. 

Móng cọc khoan nhồi được sử dụng nhiều trong thi công công trình ở Việt Nam

Móng cọc khoan nhồi được sử dụng nhiều trong thi công công trình ở Việt Nam

Cọc khoan nhồi là gì?

Cọc khoan nhồi là cọc được làm từ bê tông cốt thép đặc biệt và đây là loại cọc có móng sâu. Cọc khoan nhồi được đổ tại chỗ vào nền đất bằng phương pháp khoan tạo lỗ với đường kính cọc từ 60cm đến 30cm.

Ưu điểm và nhược điểm của móng cọc khoan nhồi

Ưu điểm của móng cọc khoan nhồi

  • Khả năng chịu tải trọng tốt hơn 1,2 lần so với các móng khác.
  • Cọc khoan nhồi có thể chạm đến các tầng địa chất phức tạp, ở độ sâu lớn nên có sức chịu tải tốt, phù hợp với công trình có tải trọng lớn.
  • Phương pháp thi công móng cọc khoan nhồi phù hợp với mọi điều kiện địa chất.
  • Có thể thi công loại móng trong không gian hạn chế, không gây ra chấn động, sụt lún đối với công trình xung quanh.
  • Tận dụng tối ưu được vật liệu nên giảm được số cọc trong móng do đó giảm chi phí xây móng khoảng 20% đến 30%.
  • Hạn chế được tiếng ồn, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống, môi trường xung quanh.
  • Khâu đúc cọc được rút đi rất nhiều, do đó tiết kiệm được thời gian thi công.
  • Với máy móc hiện đại đảm bảo độ chính xác cao khi thi công móng cọc khoan nhồi.

Nhược điểm của móng cọc khoan nhồi

  • Sản phẩm trong quá trình thi công đều nằm sâu dưới lòng đất nên dễ xảy ra hiện tượng như: co thắt, hẹp cục bộ, bê tông bị rửa trôi, thay đổi tiết diện khi qua các lớp đất khác nhau
  • Quá trình thi công móng cọc khoan nhồi bị phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nếu trời mưa thì không thể tiến hành thi công được dẫn đến chậm tiến độ.

Quy trình thi công móng cọc khoan nhồi

Để không xảy ra sai sót trong quá trình thi công thì cần thực hiện quy trình thi công móng cọc khoan nhồi theo các bước sau:

Quy trình thi công móng cọc khoan nhồi

Quy trình thi công móng cọc khoan nhồi

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng

Cần phải dọn sạch sẽ mặt bằng để thuận tiện cho việc thi công và tiến độ làm việc được nhanh hơn.

Ngoài ra cần dọn sạch khu vực đất cạnh nơi thi công để làm nơi để nguyên vật liệu và máy móc để thuận tiện cho việc thi công.

Bước 2: Định vị tim cọc và đài cọc

Dựa theo bản vẽ thiết kế để xác định vị trí tim cọc và tim cột rồi dùng cọc tre để đóng dấu.

Sau khi thi công thì sai số tim cọc phải nhỏ hơn D/4, không lớn hơn 15cm đối với cọc giữa và nhỏ hơn D/6, không lớn hơn 10cm đối với cọc biên.

Bước 3: Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ

Ống vách giúp định vị, dẫn đường, giữ ổn định cho bề mặt hố khoan, chống sập hố, bảo vệ các lớp đất đá không rơi xuống.

Trước khi hạ ống vách cần lắp máy rung vào ống vách, sau đó hạ ống xuống với sai số của tâm móng lớn hơn 30mm. 

Dùng thước nivo áp vào thành để kiểm tra độ thẳng đứng.

Khi ống đã đạt tiêu chuẩn về độ thẳng đứng thì bắt đầu khoan tạo lỗ, mũi khoan phải chạm xuống đáy thì máy bắt đầu quay. Tốc độ khi khoan ban đầu chậm và sau đó nhanh dần.

Bước 4: Vét đáy hố khoan

Xác định chiều sâu của lớp mùn cần nạo vét vì nó ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cọc.

Độ sâu của hố khoan đạt đến độ sâu thiết kế thì tiếp tục công việc của thi công cọc nhồi.

Bước 5: Thổi rửa đáy hố khoan

Ống thổi rửa đáy hố khoan được nối với nhau bằng ren có đường kính là F90 được cẩu thả xuống hố.

Phía trên của ống có 2 cửa, 1 cửa để thu hồi dung dịch, 1 cửa để dẫn khí.

Thời gian thổi rửa kéo dài từ 20 đến 30 phút. Sau khi thổi rửa xong cần lấy mẫu dung dịch lên để kiểm tra xem đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa đạt thì tiếp tục rửa, còn đã đạt chuẩn bị công tác lắp dựng cốt thép.

Bước 6: Đổ bê tông

Để đổ bê tông xuống hố thì lỗ khoan phải được vét ít nhất 3 giờ.

Mẻ bê tông đầu tiên cần được nút bằng bao tải chứa vữa xi măng nhão để bê tông sau không tiếp xúc trực tiếp với nước hay dung dịch khoan.

Bước 7: Lấp đầu cọc nhồi

Tháo toàn bộ các giá đỡ của ống phần trên sau đó cắt các thanh thép treo trên lồng ghép.

Dùng đá 1×2 hoặc 4×6 để lấp đầu cọc và lấp bằng đất tự nhiên có sẵn ở công trình.

Bước 8: Rút ống vách

Dùng máy rung để đằm xuống và rút ống lên một cách từ từ. Bước này cần phải được thực hiện bởi người có tay nghề cao tránh ảnh hưởng đến phần còn lại sau khi rút.

Bước 9: Kiểm tra móng

Kiểm tra móng để xác định xem móng đã đạt tiêu chuẩn chưa, có thiếu sót gì không. Bước này giúp ngăn chặn sự sai sót cho từng khâu tránh sự cố nghiêm trọng xảy ra.

Những lưu ý khi thi công móng cọc khoan nhồi

Khi thi móng cọc khoan nhồi cần chú ý những điều sau:

  • Đảm bảo máy móc thiết bị thi công phù hợp với phương pháp thi công.
  • Máy cầu phải tải được trọng lượng của ống vách.
  • Máy khoan cần được bố trí ở khu vực nhất định tránh làm vật cản trong khi thi công.
  • Cần tiến hành thử nghiệm độ khả thi của việc rút ống vách trước và sau khi khoan lỗ.
  • Tiến hành khoan từ trong gia ngoài tránh tình trạng máy khoan chạy trên đầu cọc mới đổ bê tông xong.
  • Để tránh tình trạng chậm tiến độ thi công vì thời tiết nên thi công vào mùa khô.
Những lưu ý trong thi công móng cọc khoan nhồi

Những lưu ý trong thi công móng cọc khoan nhồi

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về móng cọc khoan nhồi và quy trình thi công móng cọc khoan nhồi. Hy vọng, bài viết này hữu ích với bạn đọc và giúp bạn chọn lựa được loại móng phù hợp với công trình của mình.

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]