Chia Sẻ Kiến Thức, Chia sẻ kinh nghiệm Xây dựng, Thi Công Xây Dựng Nhà Ở

Quy trình thi công móng nhà cao tầng chuẩn xác nhất hiện nay

Các loại móng dùng trong thi công móng nhà cao tầng

Không thể phủ nhận rằng, móng nhà là kết cấu vô cùng quan trọng góp phần vào sự tồn tại của một công trình. Bởi móng nhà là nơi chịu lực của toàn bộ trọng lượng của ngôi nhà trên các nền đất. Móng có chắc chắn thì công trình mới được bền lâu, an toàn cho người sử dụng, móng không đạt tiêu chuẩn thì công trình sẽ bị nghiệp, đổ. Vậy làm thế nào để thi công móng nhà cao tầng đúng kỹ thuật khi tiến hành xây dựng là mối quan tâm của rất nhiều người. Hãy theo dõi bài viết này ngay nhé!

Các loại móng dùng trong thi công móng nhà cao tầng

Các loại móng dùng trong thi công móng nhà cao tầng

Móng nhà là gì?

Móng nhà hay còn được gọi là nền móng là kết cấu kỹ thuật được thiết kế nằm dưới cùng của công trình xây dựng, nó có tác dụng chịu toàn bộ trọng lực của công trình phía trên.

Móng nhà giúp phân phối trọng tải lên diện tích nền của ngôi nhà sao cho độ lún của công trình không vượt quá giới hạn chỉ số cho phép nhằm đảm bảo an toàn cho ngôi nhà.

Những loại móng phù hợp với nhà cao tầng

Hiện nay có rất nhiều loại móng trong xây dựng, tuy nhiên mỗi loại móng sẽ phù hợp với từng loại công trình riêng. 

  • Móng tự nhiên: được hình thành trong tự nhiên, móng có sẵn độ bền, độ cứng cũng như sức chịu tải, vì thế chúng ta không tốn thời gian làm móng. Tuy nhiên, móng tự nhiên phù hợp với công trình có tải trọng nhỏ.
  • Móng đơn: móng có cột trụ riêng hoặc các riêng tạo thành một cụm, có tác dụng nâng đỡ và chịu lực tốt hơn móng tự nhiên. Tuy nhiên, móng này chỉ phù hợp với những công trình có tải trọng nhỏ hoặc vừa như nhà cấp 4, nhà 2 tầng.

Ngoài móng đơn và móng tự nhiên ra thì các móng còn lại như móng cọc, móng băng, móng bè đều phù hợp với công trình nhà cao tầng, có tải trọng lớn.

  • Móng băng: được thiết kế thành dải móng dài nối với nhau bằng các điểm cọc. Do chia đều ra nên móng chịu được tải trọng lớn và giúp công trình được chắc chắn hơn.
  • Móng bè: móng được trải rộng toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình xuống nền đất.
  • Móng cọc: móng gồm đài cọc và cọc, do đó tải trọng của công trình được truyền xuống lớp đất đá cứng nhất qua cọc. Vì vậy, móng cọc rất phù hợp với những công trình có tải trọng lớn.

Việc thiếu kiến thức chuyên môn xây dựng gây ra nhiều khó khăn trong việc giám sát, thi công xây dựng. Thi công móng phải đập đi sửa lại nhiều lần, công trình có tuổi thọ ngắn, nhanh chóng xuống cấp, gãy nứt.

Dịch vụ thiết kế và xây nhà trọn gói với quy trình chuyên nghiệp, thiết kế và xây dựng dự trên khảo sát địa chất kèm gói bảo hành dài hạn lên đến 10 năm chính là giải pháp mang đến sự an tâm cho gia chủ. 👉 Xem ngay: 📖  báo giá thiết kế và xây nhà trọn gói

Quy trình thi công móng nhà cao tầng

Quy trình thi công móng nhà cao tầng của các loại móng đều có chung quy trình sau:

Bước 1: Giải phóng mặt bằng

Để việc thi công móng được diễn ra một cách thuận tiện, nhanh chóng thì cần thu dọn sạch sẽ không để lại giấy rác, giải phóng mặt bằng. Không chỉ mặt bằng thi công được sạch sẽ mà phần đất bên cạnh cũng cần được dọn sạch để làm nơi chứa nguyên vật liệu xây dựng và máy móc, tạo sự thuận tiện khi thi công.

Bước 2: San lấp mặt bằng – đào hố móng

Sau khi giải phóng mặt bằng xong cần san lấp để tạo thành mặt phẳng thuận tiện cho việc đo đạc, xác định vị trí tim cột.

Dựa theo bản vẽ kỹ thuật, xác định được kích thước móng sau đó đào theo trục đã định sẵn.

Hố móng đã đào phải luôn được khô ráo, nếu đọng nước thì cần tìm cách xử lý như dùng máy bơm hút nước nếu nhiều, hoặc dùng vải để thấm nếu nước ít, không đáng kể,..

Bước 3: Công tác cốt thép

Gia công cốt thép được thực hiện theo 2 phương pháp: gia công ở ngoài rồi đem vào công trình hoặc là gia công trực tiếp. 

Tiến hành đo đạc, cắt uốn các thanh thép theo hình dạng và kích thước đã xác định trước.

Buộc các thanh thép bằng thép chuyên dụng hoặc sử dụng máy hàn để nối các thanh thép lại.

Bước 4: Đổ bê tông lót

Đổ lớp bê tông lót mỏng để dưới các lớp bê tông hoặc các cấu kiện tiếp xúc đất nhằm hạn chế sự mất nước của lớp bê tông trên và tạo bề mặt bằng phẳng cho đáy móng, đà giằng.

Bước 5: Gia công cốp pha

Gia công cốp pha có tác dụng giúp tạo ra các khuôn mẫu cho bộ móng giống với bản vẽ kỹ thuật, giữ cho bê tông không bị chảy ra ngoài khi vừa đổ.

Mọi cốp pha phải đảm bảo về chất lượng, không bị xô lệch nứt vỡ khi tác dụng lực tránh làm biến dạng bê tông móng, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và thời gian thi công.

Bước 6: Đổ bê tông

Khi đổ bê tông cần đổ liền một lúc để tạo liên kết chặt chẽ giữa các phân tử của bê tông, giúp cấu tạo của bê tông được chắc chắn hơn.

Nếu đổ không liền mạch thì sẽ tạo ra các lớp bê tông, chúng không liên kết với nhau vì vậy mà bê tông sẽ không đạt chuẩn gây tốn chi phí và thời gian thi công.

Trên đây là quy trình thi công móng nhà cao tầng chung cho tất cả các loại móng, tuy nhiên với mỗi loại móng sẽ sự khác biệt nhỏ như:

  • Quy trình thi công móng cọc: chuẩn bị trước đào móng => đóng cọc => đào hố móng xung quanh phần cọc đã cố định => làm phẳng mặt bằng móng => kiểm tra cao độ và đổ bê tông lót => cắt đầu cọc => ghép cốp pha => đổ bê tông => bảo dưỡng và tháo cốp pha móng.
Móng cọc trong thi công

Móng cọc trong thi công

  • Quy trình thi công móng băng: đào đất hố móng theo thiết kế => làm phẳng hố móng => ghép cốp pha móng => đổ bê tông =>tháo cốp pha.
móng bè

Móng bè sử dụng trong thi công

  • Quy trình thi công móng bè: chuẩn bị trước khi đào móng => đào hố móng theo bản thiết kế => đổ bê tông lót => đổ bê tông móng => làm đan thép giằng móng => đổ bê tông giằng => bảo dưỡng và nghiệm thu.
Móng băng trong thi công

Móng băng trong thi công

Tại sao nên chọn Green Hanoi làm đơn vị thi công móng nhà

Với đội công nhân viên, kỹ sư, kiến trúc sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi luôn tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, an toàn, làm hài lòng khách hàng.

Toàn bộ khâu thi công đều được chúng tôi kiểm soát chặt chẽ và đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu.

Quy trình giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt cùng với hệ thống camera giám sát công trường nhằm đảm bảo quy trình thi công không xảy ra bất cứ sai sót nào.

Luôn đưa ra giá cả hợp lý, phù hợp với giá cả thị trường, luôn minh bạch trong việc báo giá và cam kết không phát sinh thêm chi phí.

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những thông tin liên quan đến việc lựa chọn cũng như thi công móng nhà cao tầng. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hiểu rõ hơn về các loại móng cũng như quy trình thi công để có được loại móng phù hợp và đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức xây dựng hữu ích tại:

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 1]