Chia sẻ kinh nghiệm Xây dựng, Chia Sẻ Kiến Thức, Thi Công Xây Dựng Nhà Ở, Tin tức chuyên ngành

Cách phân biệt các loại móng nhà- Cách chọn móng nhà

Các loại móng nhà

Có 4 loại móng nhà phổ biến nhất hiện nay đó là: móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc. Những loại móng này có ưu nhược điểm gì, loại nào phù hợp với công trình của bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau đây.

Mối quan hệ giữa móng nhà và nền móng

Móng nhà là bộ phận đảm nhiệm chức năng chống đỡ trực tiếp tải trọng, đảm bảo sự chắc chắn và an toàn cho mỗi công trình. Nó quyết định độ kiên cố của ngôi nhà. Nếu xây móng không vững chắc thì có thể gây ra tình trạng nghiêng nhà, nứt tường, bẻ mái.

Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng, chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng do công trình đè xuống. Nền móng cũng có thể gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ các tải trọng của công trình. Chúng được chôn sâu và kỹ dưới lòng đất

Có thể thấy, nền móng và móng nhà có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng công trình phải khảo sát chất lượng nền móng trước quyết định chọn loại móng nào. 

Bạn cần tư vấn thêm về cách chọn móng, kiến thức về xây nhà, thủ tục pháp lý khi xây nhà 👉⏯️⏯️ Tư vấn xây nhà ⏮️

Phân biệt các loại móng nhà

Có nhiều tiêu chí để người ta phân biệt các loại móng nhà. Tuy nhiên, có 4 loại móng cơ bản mà chúng ta vẫn hay nhắc đến đó là: móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc.

Các loại móng nhà cơ bản

Các loại móng nhà

Móng đơn là gì?

Móng đơn hay còn gọi là móng cốc, móng độc lập, móng cột, móng trụ, đế cột. Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu… Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

Hiện nay có 2 loại móng đơn phổ biến là móng đơn làm từ gạch đá và móng đơn làm từ cột bê tông cốt thép. Nhưng nhìn chung loại móng này có chung một vài ưu nhược điểm sau

  • Ưu điểm của móng đơn: Tiết kiệm chi phí, dễ thi công
  • Nhược điểm của móng: Chiụ tải kém (mức độ chịu tải phụ thuộc vào mác bê tông)

Với những ưu nhược điểm này, móng đơn thường được sử dụng để phía dưới chân của cột nhà, cột sảnh, mổ trụ khi cải tạo, gia cố và xây dựng những công trình có tải trọng không quá lớn hoặc các công trình trên nền đất cứng, ổn định. Xem ngay: Hướng dẫn giám sát & thi công móng đơn

Móng băng là gì?

Móng băng trong xây nhà có dạng dải dài, độc lập hoặc giao với nhau có tác dụng nâng đỡ những tấm tường. Các loại móng băng được dùng trong xây nhà có thể dùng móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nền móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.

Cấu tạo của móng băng gồm có lớp bê tông lót móng, bản móng liên kết thành một khối. Cụ thể là:

  • Lớp bê tông lót dày 100mm
  • Kích thước bản móng tiêu chuẩn (900 – 1200) x 350 mm
  • Kích thước dầm móng tiêu chuẩn: (500 – 800) x 300 mm
  • Thép bản móng tiêu chuẩn: Phi 12a150
  • Thép dầm móng phổ thông: 6 phi 18 – 22 (thép đai phi 8a150)

Xem ngay: Cách tăng cường thép dầm đúng cách

Móng băng có 5 loại khác nhau: Móng mềm, móng cứng, móng kết hợp, móng 1 phương, móng 2 phương. Nhưng nhìn chung, móng băng có nhiều ưu điểm khác nhau như:

  • Ngăn ngừa hiệu quả hiện tượng sụt lún
  • Thi công đơn giản, tốn ít nhân công, chi phí rẻ
  • Chia đều tải trọng do đó giảm áp lực xuống đáy móng hiệu quả
  • Hỗ trợ cho tường và cột đứng chắc theo phương dọc

Tuy nhiên, móng băng lại bộc lộ nhiều nhược điểm khi đất phía dưới là lớp bùn ví dụ như việc thi công sẽ trở nên phức tạp. Tính ổn định chỉ ở mức trung bình, phụ thuộc nhiều vào tính chất tốt sẵn của đất. Vì vậy móng băng thường được dùng cho các công trình xây nhà từ 2 tầng đổ xuống bởi nó có độ lún đều. Hướng dẫn cách giám sát & thi công móng băng 

 Móng bè là gì?

Móng bè có các tên gọi khác là: móng bản hoặc là móng toàn diện. Kết cấu của móng bè trải rộng trên toàn bộ diện tích xây dựng. Hay nói một cách dễ hiểu là đổ toàn bộ bê tông lên diện tích đào móng của công trình. 

Ưu điểm của móng bè:

  • Là một loại móng được dùng chủ yếu ở nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù có nước hay không có nước hoặc dựa trên cấu tạo công trình và trải rộng phía dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực cho nền đất.
  • Móng bè ít ảnh hưởng đến công trình lân cận.
  • Đẩy nhanh tiến độ

Nhược điểm của móng bè:

  • Chỉ phù hợp cho công trình có lớp địa tầng chiều dày lớn, ổn định và lớp địa chất tốt.
  • Là loại cọc nông nên chỉ phù hợp với công trình nhà ở ít tầng.
  • Dễ bị lún không đều, ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình

Có thể thấy móng bè phù hợp với  các công trình:  có tầng hầm để giữ xe, nhà kho công trình nhà cấp 4,…

🌟Tham khảo bài viết:

Móng cọc là gì?

Móng cọc là phương pháp thi công móng móng xuống tầng đất sâu. Tải trọng của công trình sẽ được truyền xuống tận lớp đất, sỏi đá cứng dưới sâu. Tùy vào tính chất của đất nền thì độ sâu của móng sẽ khác nhau.

Cấu tạo móng gồm 2 phần cọc và đài cọc. Phần cọc có thể đóng, hạ những cây cọc cỡ lớn xuống sâu. Nhờ đó sức chịu lực của móng cũng tăng lên.

Có 2 loại móng cọc hoạt động theo 2 cách khác nhau.

  • Móng cọc chống: Móng cọc cống được dùng trong trường hợp lớp đất yếu là lớp đất rắn, đầu dưới của cọc chống được gắn chặt vào lớp đất rắn truyền tải trọng vào.
  • Móng cọc ma sát: Móng cọc ma sát được dùng trong trường hợp lớp đất rắn nằm rất sâu. Cọc ma sát truyền tải trọng của ngôi nhà vào đất nhờ vào lực ma sát giữa đất và bề mặt của cọc.

    cách chọn móng nhà

    Móng cọc thường dùng trong thi công những công trình quy mô lớn

Móng cọc là loại móng kiên cố nhất trong các loại móng, do vậy loại móng này có thể “cân” được tất cả các loại công trình. Từ công trình nhà đến các tòa nhà cao tầng, văn phòng…

Hướng dẫn giám sát & thi công móng cọc

Móng nông

Móng nông là loại móng được xây dựng trên hố đào trần, sau đó được lấp lại với chiều sâu khoảng từ 2-3m. Trong một vài trường hợp đặc biệt, móng nông có thể được đào sâu lên đến khoảng 5m. Thi công móng nông yêu cầu sự tính toán bỏ qua ma sát giữa hai bên móng bao gồm cả lực dính của đất với thành bên.

Một số ưu điểm của móng nông:

  • Có kết cấu đơn giản.
  • Có chi phí thi công rẻ.
  • Biện pháp thi công dễ thực hiện hơn, quá trình thực hiện nhanh hơn.
  • Các loại vật liệu thi công móng nông dễ tìm kiếm hơn, cần đến ít nhân công hơn.

Nhược điểm của móng nông:

  • Vì chiều sâu chôn móng nhỏ nên độ ổn định về lật, trượt của móng nông kém.
  • Chỉ chịu được tải trọng công trình nhỏ
  • Trong trường hợp mực nước mặt nằm sâu thì phương án thi công móng nông phức tạp vì phải tăng chiều dài cọc ván và các công trình phụ khi thi công.

Móng sâu

Là các loại móng mà khi thi công không cần đào hố móng hoặc chỉ đào một phần rồi dùng thiết bị thi công để hạ móng đến độ sâu thiết kế. Nó thường dùng cho các công trình có tải trọng lớn. Các loại móng sâu thường gặp: Móng cọc (đóng, ép), cọc khoan nhồi, cọc barét,móng giếng chìm, giếng chìm hơi ép…

Ưu điểm của móng sâu:

  • Được chôn ở vị trí sâu nên có độ ổn định về trượt, lật của móng.
  • Chịu được tải trọng công trình lớn.

Nhược điểm của móng sâu:

  • Chi phí thi công lớn do cần đến nhiều nhân công hơn, vật liệu thi công đắt đỏ hơn và khó tìm hơn.
  • Quá trình thi công móng sâu thường phức tạp và tốn thời gian.
  • Một số loại móng sâu có tính linh hoạt không cao cho lắm.

Cách xây móng nhà

  • Bước 1: Khảo sát và tính toán, lựa chọn, thiết kế móng nhà
  • Bước 2: Đào hố móng + đóng cọc (đối với móng cọc)
  • Bước 3: Làm phẳng mặt bằng móng
  • Bước 4: Kiểm tra cao độ đổ lớp bê tông lót móng và cắt đầu cọc (đối với móng cọc)
  • Bước 5: Ghép cốp pha móng & Đổ bê tông móng
  • Bước 6: Bảo dưỡng và tháo cốp pha móng

👉Xem ngay:

Những lưu ý khi chọn và thi công móng nhà

Để đảm bảo chất lượng công trình thì khi lựa chọn móng cần lưu ý một số điều sau:

Khảo sát địa chất thật kỹ càng

Khảo sát địa chất là bước đầu tiên khi thi công móng nhà mà bạn cần lưu ý để quá trình thi công diễn ra thuận lợi và công trình đạt chất lượng tốt nhất. Trước khi bắt tay vào thi công phần móng bạn cần thực hiện công tác khảo sát phần địa chất phía dưới nền móng công trình thật kỹ lưỡng nhằm đưa ra những phương án thi công phù hợp cũng như tính toán ra được loại móng giúp công trình đạt được tính kiên cố và bền vững.

Thiết kế móng không phù hợp với công trình

Sau khi đã khảo sát phần địa chất thật kỹ lưỡng thì lưu ý tiếp theo mà bạn không nên bỏ qua là thiết kế móng phù hợp với công trình. Lúc này bạn cần phải xem xét và tính toán diện tích, quy mô công trình và địa chất tại khu vực thi công để thiết kế móng phù hợp nhất. Lời khuyên của chúng tôi là bạn hãy tìm một kiến trúc sư có kinh nghiệm và chuyên môn cao để đưa ra lời khuyên cung như phương án thi công phù hợp nhất với công trình, không nên tự quyết để tránh được những sai sót khi thi công.

Lựa chọn đơn vị thi công uy tín

Đây là một lưu ý vô cùng quan trọng bởi nó quyết định các tính toán ban đầu có được hiện thực hóa một cách hiệu quả hay không. Một đơn vị thi công uy tín sẽ biết lên kế hoạch thi công cụ thể và xử lý khi gặp các sự cố không đáng có. Vì vậy đây là một khâu vô cùng quan trọng, bạn nên tham khảo nhiều đơn vị thi công khác nhau và tham khảo tại những công trình thực tế đã thi công để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất nhé.

Nguyên vật liệu thi công móng chất lượng

Nguyên vật liệu thi công chính là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng thi công móng nhà. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nguyên vật liệu thi công với chất lượng và thương hiệu khác nhau, vì vậy bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng khi lựa chọn nguyên vật liệu. tránh lựa chọn nguyên vật liệu kém chất lượng ảnh hưởng tới ngôi nhà. Lời khuyên của chúng tôi là nên lựa chọn nguyên vật liệu với thương hiệu uy tín, lâu năm và được nhiều người sử dụng trước đó.

Giám sát các công trình

Giám sát công trình là một trong những lưu ý bắt buộc bạn cần thực hiện giúp tránh được , những rủi ro trong quá trình thi công phần móng để công trình đạt hiệu quả cũng như chất lượng tốt nhất. Lúc này bạn cần quản lý và giám sát chặt chẽ các hạng mục từ kiểm tra nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thi công cũng như có kế hoạch nghiệm thu sau thi công một cách bài bản và khoa học.

⏯️ Tham khảo bài nội dung: Các loại móng nhà phù hợp và tiết kiệm chi phí 

 Một số sai làm khi làm móng nhà

Các loại móng nhà

Các loại móng nhà cơ bản

Trong chọn móng nhà, có một số những sai lầm rất dễ bị bỏ qua nhưng lại làm ảnh hưởng lớn đến kết cấu và thẩm mỹ của công trình xây dựng. Có thể kể đến:

  • Khảo sát địa chất không kỹ hoặc kỹ sư địa chất không có chuyên môn cao. Việc khảo sát địa chất không chính xác hoặc không đầy đủ sẽ làm cho công trình có kết cấu móng không phù hợp. Không đủ độ an toàn cho việc sử dụng, mất thời gian và lãng phí công sức.
  • Bản vẽ thiết kế không phù hợp sẽ dẫn đến việc kết cấu không hợp lý, thừa hoặc thiếu vật tư.
  • Vật liệu sử dụng không phù hợp. Trong việc làm móng, độ an toàn, bền chắc cần phải được đặt lên hàng đầu chứ không phải là chi phí. Việc sử dụng vật liệu phù hợp không chỉ đảm bảo độ an toàn cho công trình mà còn giúp giảm chi phí.
  • Thợ thi công thiếu kinh nghiệm. Việc sử dụng một đội ngũ  thi công có chuyên mông cao và tay nghề tốt sẽ đảm bảo được công trình được xây lên đúng với thiết kế ban đầu. Tiết kiệm được thời gian và chi phí trong xây dựng.

Trên đây, công ty cổ phần thiết kế và xây dựng Greenhn.vn đã chia sẻ đến các bạn cách phân biệt và cách chọn loại móng nhà cho các loại công trình. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản trong quá trình thi công phần móng và kinh nghiệm phân biệt các loại móng nhà để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho công trình nhà mình bạn nhé.

 

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]