Nhà phố là kiểu nhà ở được xây dựng và sử dụng phổ biến ở thành phố, nơi có nền kinh tế phát triển và mật độ dân số đông. Với diện tích hạn chế, chiều ngang tương đối hẹp, nằm liền kề với nhau là những đặc trưng mà chỉ nhà phố mới có. Chính vì vậy cần phải chọn được loại móng phù hợp và quy trình thi công móng cũng phải hết sức cẩn thận. Một trong những loại móng phù hợp với nhà phố chính là móng cọc. Vậy thi công móng cọc nhà phố cần được thực hiện như thế nào và có tốn nhiều chi phí cho việc thi công không? Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để có câu trả lời cho chính mình nhé.

Cách tính chi phí thi công móng cọc nhà phố
Để tính chi phí thi công móng cọc một cách rõ ràng, đầy đủ và chính xác thì cần xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công móng.
- Xác định diện tích móng nhà: thông thường diện tích móng nhà bằng 30% đến 50% diện tích tầng 1.
- Đơn giá xây dựng: đơn giá xây dựng bao gồm chi phí vật tư và chi phí nhân công là bao nhiêu cho 1m2 móng.
Chi phí thi công móng cọc nhà phố hay bất kỳ công trình nào đều được tính theo công thức sau:
- Đối với móng cọc ép tải :
Công ép + nhân công ép + hệ số đài móng = (250.000/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + 20.000.000 đồng + (0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô).
- Đối với cọc khoan nhồi:
Công ép + hệ số đài móng = (450.000/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô).
Ví dụ: Bạn muốn xây nhà phố có kích thước mặt tiền 6m, chiều sâu 20m, móng cọc ép tải với số lượng là 18 tim, chiều dài cọc là 8m, đơn giá phần thô 3.000.000 đồng thì cách tính đơn giá móng cọc nhà phố sẽ như thế nào?
- Nếu thi công móng cọc ép tải ta có: (250.000 x 18 x 8) + 20.000.000 + (0.2 x 120 x 3.000.000) = 128.000.000 đồng.
- Nếu thi công móng cọc khoan nhồi ta có: (250.000 x 18 x 8) + (0.2 x 120 x 3.000.000) = 108.000.000 đồng.
=> Xem thêm: Cách tính số lượng cọc ép khi xây nhà
Móng cọc là gì?
Móng cọc là loại móng hình trụ dài sử dụng vật liệu bằng bê tông cốt thép đổ xuống đất để cố định công trình. Loại móng ép cọc bê tông này được sử dụng cho những công trình có tải trọng lớn hoặc những công trình được xây trên nền đất yếu, có độ lún nhiều và dễ xảy ra sạt lở.
Phân loại móng cọc
Móng cọc được chia làm 2 loại là móng cọc đài cao và móng cọc đài thấp.
- Móng cọc đài cao có đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc và có khả năng chịu được tải trọng uốn nén.
- Móng cọc đài thấp có đài cọc nằm dưới mặt đất, lực ngang của móng cân bằng với áp lực của đất theo độ sâu tối thiểu mà móng được đặt và có khả năng chịu được lực nén.
=> Xem thêm: Các bước ép cọc bê tông
Cấu tạo của móng cọc
Móng cọc được cấu tạo nên bởi 2 bộ phận chính là cọc và đài cọc.
- Cọc là phần thân có chiều dài lớn hơn tiết diện bề ngang được đóng vào lòng đất. Có nhiều loại cọc được sử dụng cho các công trình ngày nay như: cọc thép, cọc bê tông cốt thép, cọc hỗn hợp, cọc gỗ.
- Đài cọc là bộ phận liên kết các cọc lại với nhau và phân bố tải trọng của công trình lên các cọc.

Quy trình thi công móng cọc nhà phố
Móng nhà là bộ phận vô cùng quan trọng đảm nhiệm chức năng tiếp nhận toàn bộ trọng tải của ngôi nhà truyền xuống nền đất. Vì vậy, một công trình được chắc chắn, bền vững thì quy trình làm móng phải diễn ra đúng thứ tự và không được xảy ra bất kỳ sai sót nào. Vậy cách thi công móng cọc nhà phố gồm những bước nào, hãy tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công
- Để việc thi công diễn ra được thuận lợi thì cần phải dọn sạch sẽ giấy rác, vật cản trên bề mặt đất chuẩn bị thi công.
- Sau khi mặt bằng thi công và mặt bằng chứa nguyên vật liệu được làm sạch, vận chuyển tập kết vật liệu và máy móc phục vụ cho quá trình thi công.
- Cọc phải vạch sẵn đường tâm để thuận tiện cho việc ép cũng như căn chỉnh.
- Chuẩn bị đầy đủ báo cáo kỹ thuật của công tác khảo sát địa chất và biển báo thi công.
- Định vị, xác định tim, giác móng của công trình.
Bước 2: Ép cọc bê tông cốt thép
- Ép đoạn cọc đầu tiên C1, cẩu dựng cọc vào giá ép, điều chỉnh mũi cọc vào vị trí đã xác định sau đó điều chỉnh cọc thẳng đứng.
- Khi 2 mặt ma sát tiếp xúc chặt với mặt bên của cọc C1 thì điều khiển van tăng dần áp lực, vận tốc xuyên không quá 1cm/s.
- Kiểm tra cọc C1, nếu nó bị lệch thì cần điều chỉnh lại còn không thì tiếp tục ép cọc C2.
- Khi ép cọc C2 thì độ nghiêng của cọc không được quá 1%.
- Khi ép đến cọc cuối cùng cần cẩu dựng cọc lõi để chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép lõi cọc.
Bước 3: Gia công cốt thép
- Trước khi gia công cốt thép cần sửa thẳng và đánh gỉ.
- Dựa theo hình dạng của móng mà cắt uốn thép theo hình dạng mong muốn.
- Nối thép theo yêu cầu kỹ thuật và hoàn thiện hệ thống khung thép.
- Khung thép sau khi nối xong phải đảm bảo độ chắc chắn, không biến dạng, méo mó, hỏng hóc do tải trọng của bê tông.
Bước 4: Lắp dựng cốp pha
- Ván khuôn cần đạt đúng tiêu chuẩn về kích thước cũng như chất lượng, hình dạng.
- Ván khuôn cần lắp đúng yêu cầu kỹ thuật làm khung đỡ cho quá trình đổ bê tông.
- Cần có biện pháp xử lý, chống mất nước của ván khuôn khi đổ bê tông.
Bước 5: Đổ bê tông móng
- Trước khi đổ bê tông móng cần đổ bê tông lót có độ dày là 10cm để tạo bề mặt bằng phẳng, giảm sự mất nước của bê tông khi đổ.
- Quá trình đổ bê tông phải diễn ra liên tục tạo sự liên kết giữa các phân tử vữa. Nếu đổ nhát ngừng sẽ tạo thành các lớp bê tông khiến cho chất lượng của bê tông móng giảm, không đảm bảo an toàn.
- Cần có biện pháp bảo dưỡng bê tông sau khi đổ.

Trên đây là những thông tin về móng cọc, quy trình và cách tính chi phí thi công móng cọc nhà phố. Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn hiểu hơn về loại móng này và có kinh nghiệm hơn trong việc giám sát và tính toán chi phí cho công trình của mình.
Liên hệ tư vấn báo giá Xây Nhà Trọn Gói GreenHN
- CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG GREENHN
- Hotline: 0967.212.388 - 0922.77.11.33 - 0922.99.11.33
- Website: https://greenhn.vn/
- Fanpage Xây Nhà Trọn Gói GreenHN
- Youtube: Xây Nhà Trọn Gói GreenHN
- Tiktok: Xây nhà trọn gói GreenHN