Thi công móng nhà là hạng mục quan trọng luôn được chủ nhà quan tâm bởi nó quyết định sự kiên cố cho ngôi nhà cũng như sự thuận lợi cho quá trình xây thô cũng như hoàn thiện. Vậy quy trình thi công nhà cấp 4 cần phải lưu ý những vấn đề gì? Bài viết của chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ thông tin liên quan đến quy trình thi công móng nhà cấp 4 và những điều gia chủ cần lưu ý, hãy cùng theo dõi nhé.

Thi công móng nhà cấp 4
Vai trò của móng nhà cấp 4
Trong xây dựng thì phần móng là phần quan trọng nhất của ngôi nhà, quyết định sự kiên cố và bền vững theo thời gian của ngôi nhà. Và nhà cấp 4 cũng vậy, phần móng nhà đóng vai trò quyết định sự ổn định của nền đất cũng như sự an toàn cho gia chủ khi sử dụng. Đối với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tại Việt Nam và địa chất được chia làm nhiều miền phức tạp khác nhau thì phần móng tốt là điều vô cùng cần thiết bởi nó quyết định đến sự vững chắc của ngôi nhà trước điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt.
Các loại móng nhà cấp 4 hiện nay
Đối với nhà cấp 4 thì các loại móng được sử dụng phổ biến hiện nay là: móng bè, móng cốc, móng băng, móng đơn, móng cọc,… Phụ thuộc vào quy mô và vị trí nền đất mà phân chia móng nhà theo 2 nhóm để có phương án thi công phù hợp nhất là móng nông và móng sâu.
Móng nông là gì?
Móng nông là loại móng được xây dựng trên vị trí nền đất tốt và được sử dụng rất phổ biến hiện nay nhờ kết cấu đơn giản, thi công dễ dàng, so với các loại móng khác thì chi phí thi công rẻ. Qua hệ cột dầm, đà kiềng , tường sẽ truyền trực tiếp tải trọng của móng nông xuống nền đất dưới đáy móng.
Có thể chia móng nông thành nhiều loại khác nhau như: móng đơn, móng băng, móng gạch, móng bè, móng đá hộc, …

Cấu tạo của móng đơn
Móng sâu là gì?
Khi nhắc đến móng sâu thì đây là loại móng được xây dựng trên nền đất sâu như ao, hồ, sông, mặt bằng bị san lấp và có nền đất yếu. Móng sâu thường sử dụng cọc tre, cừ tràm, cọc bê tông cốt thép làm phần gia cố bên dưới, sau đó bằng hệ thống cột, đà kiềng, dầm, tường sẽ truyền tải trọng trực tiếp của ngôi nhà xuống nền đất.
Người ta chia móng sâu thành nhiều loại như: móng đơn, móng cọc,…
Quy trình thi công móng nhà cấp 4
Bước 1: Khảo sát địa chất và đánh giá mặt bằng vị trí thi công móng nhà cấp 4
Trong xây dựng và thi công móng nhà, việc quan trọng đầu tiên không thể thiếu đó là khảo sát địa chất và đánh giá mặt bằng vị trí thi công nhằm đưa ra những phương án cũng như giải pháp thi công phù hợp đem lại hiệu quả cho ngôi nhà.
Bước 2: Tiến hành chuẩn bị bản vẽ thiết kế, nhân công và nguyên vật liệu thi công
Sau khi đã khảo sát địa chất và đánh giá mặt bằng của vị trí đất thi công thì việc quan trọng tiếp theo không thể thiếu là tìm KTS có chuyên môn và kinh nghiệm thiết kế cũng như tìm một đơn vị thi công uy tín và tìm nguồn nguyên vật liệu thi công chất lượng.
Bước 3: Tiến hành đào hố móng
Sau khi đã tập kết được nguyên vật liệu thi công và nhân công xây dựng thì bước tiếp theo sẽ là tiến hành đào hố móng. Để đào hố móng thì việc đầu tiên là xác định vị trí tiến hành đào móng, vị trí đặt tim móng của công trình nhà cấp 4, sau đó tiến hành đào.
Bước 4: San phẳng mặt bằng hố móng
Sau bước đào hố xong, tiến hành san phẳng phần hố để phục vụ quá trình thi công móng ở những bước sau.
Bước 5: Khảo sát độ cao và đổ bê tông lót móng
Đây là một khâu quan trọng bắt buộc phải có sự giám sát của KTS thiết kế bản vẽ yêu cầu đổ bê tông lót móng theo đúng quy định về kỹ thuật xây dựng. Tùy thuộc vào phần móng mà mà gia chủ đã lựa chọn cho ngôi nhà cấp 4 của mình mà có những phương án kỹ thuật khác nhau.
Bước 6: Đổ bê tông và cắt đầu cọc
Sau khi đổ bê tông lót móng thì bước tiếp theo cần phải thực hiện là kiểm tra kết quả xem lớp bê tông có chắc chắn hay không, bê tông không xảy ra tình trạng xiên vẹo, đổ gãy mà phải thẳng đứng. Cùng với đó là kỹ thuật cắt đầu cọc không được nham nhở, gồ ghề tạo được mặt phẳng.
Bước 7: Ghép cốt pha và đổ bê tông móng nhà
Sau khi ghép cốt pha thì tiến hành đổ bê tông móng nhà với yêu cầu là lớp bê tông sau khi đổ phải chắc chắn, láng mịn, không gồ ghề, nham nhở.
Bước 8: Nghiệm thu kết quả và bảo dưỡng bê tông móng và tháo dỡ cốt pha móng sau lớp bê tông đã cố định

Quy trình thi công móng nhà
Lưu ý khi thi công móng nhà cấp 4
1. Lựa chọn đơn vị xây dựng uy tín
Đây là một trong những lưu ý quan trọng trước khi thi công móng nhà cấp 4. Lựa chọn đơn vị xây dựng uy tín sẽ giúp quá trình thi công móng diễn ra thuận lợi, đồng thời bằng những kinh nghiệm trong ngành, đơn vị xây dựng uy tín sẽ đưa ra những lời khuyên và giải pháp hữu ích khi thi công, giúp bạn giảm được gánh nặng cũng như chi phí và rút ngắn thời gian thi công móng nhà cấp 4.
2. Lựa chọn nguyên vật liệu xây dựng phù hợp
Không phải ai trong chúng ta cũng từng có kinh nghiệm xây nhà, vì vậy việc lựa chọn nguyên vật liệu xây dựng luôn là vấn đề nan giải cho gia chủ trước khi thi công móng nhà cấp 4. Lời khuyên cho bạn là nên tham khảo giá thành từ nhiều đơn vị cung ứng khác nhau cũng như lựa chọn được nguyên liệu tốt nhất cho công trình. Không nên tiết kiệm chi phí mà chọn nguyên vật liệu không tốt, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình và tính kiên cố về lâu dài.
3. Thi công móng nhà cấp 4 bằng phương pháp hợp lý
Khi tiến hành thi công móng nhà cấp 4, đơn vị thi công cần đưa ra những phương pháp hợp lý sao cho phù hợp với nền đất cũng như quy mô của công trình.
Đối với những nền đất không tốt cần phải gia cố nền móng trước khi đào móng.
Đề phòng trường hợp thời tiết xấu có thể xảy ra bằng việc chuẩn bị máy bơm trong trường hợp trời mưa để hút nước khu vực hố đào.
Tiến hành bơm nước dầm giúp đất có độ nén nhất định sau khi đào hố.
Yêu cầu thực hiện các bước thi công móng theo đúng theo kỹ thuật và kiểm tra chất lượng bê tông thật kỹ lưỡng sau khi đổ móng, cần phải có biện pháp xử lý kịp thời nếu gặp sai sót.

Lưu ý khi thi công móng nhà
Quy tắc phong thủy trong thi công móng nhà cấp 4
Phong thủy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Vì vậy khi thi công móng nhà cấp 4, gia chủ cần chú ý đến những quy tắc phong thủy để tránh được vận xui xảy ra.
Nền phía sau nên cao hơn phía trước sẽ giúp thu hút may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Khi thi công móng nhà cấp 4 nên chọn hướng Tây Nam bởi đây là hướng mang tới tiền tài, phú quý cho chủ nhà.
Chọn hướng Đông Nam cho nhà cấp 4 sẽ đem đến những vận xui liên quan đến sự sinh nở, con cái. Vì vậy gia chủ không nên xây hướng này.
Một hướng xấu nữa mà gia chủ cần tránh khi thi công móng nhà cấp 4 là hướng Tây Bắc bởi nó gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Trong thi công móng nhà cấp 4 tuyệt đối không làm móng hình tam giác, có góc nhọn bởi nó thu hút hung khi vào trong ngôi nhà cũng như tiêu tán tiền bạc, của cải trong nhà.
Không thi công móng nhà cạnh đình, chùa, bãi tha ma, mồ mả.
>> Tham khảo bài viết: Thi công móng nhà liền kề
Làm móng nhà cấp 4 bao nhiêu tiền?
Khi thi công móng nhà cấp 4 thì ước tính chi phí luôn được các gia chủ quan tâm để có được nguồn tài chính dự trù hợp lý cho công trình. Chi phí thi công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, diện tính, nền đất khu vực thi công tốt hay yếu, nguyên vật liệu sử dụng chất lượng tốt hay trung bình.
Thông thường, chi phí xây nhà cấp 4 sẽ rơi vào khoảng 1.200.000vnđ – 1.400.000 vnđ/m2 trong đó đã bảo gồm chi phí vật liệu, nhân công xây dựng và ép cọc tre. Tuy nhiên tùy thuộc vào nhu cầu cũng như khả năng của từng gia chủ mà chi phí thi công móng nhà cấp 4 sẽ có sự chênh lệch so với cách tính chung.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến quy trình thi công móng nhà cấp 4 và những lưu ý khi làm móng mà gia chủ không nên bỏ qua. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp gia chủ có thể đưa ra quyết định đúng đắn và khởi công thuận lợi ngôi nhà của chính mình.