Thép sàn là yếu tố then chốt cho độ bền chắc của một ngôi nhà, gánh toàn bộ tải trọng của các tầng nhà. Một lớp thép sàn có kết cấu chắc chắn sẽ giúp ngôi nhà trường tồn với thời gian, giúp việc thi công sau đó diễn ra thuận lợi hơn. Vậy bố trí thép sàn thế nào, đổ bê tông sàn ra sao là đúng quy trình? Mời các bạn theo dõi bài chia sẻ từ Greenhn.
Khái niệm thép sàn trong thi công xây nhà
Thép sàn là phần khung cấu tạo nên sàn nhà có tác dụng giữ cho công trình bền vững không bị nứt nẻ, hư hỏng qua thời gian.
Những lý do nên bố trí thép sàn
- Cường độ chống tốt, liên kết với nhau thành một khung bền vững
- Con kê bê tông có độ kê khác nhau nên có thể đóng được trực tiếp
- Hệ thống cốp pha tốt chống lại sự nứt nẻ, hư hỏng theo thời gian
- Hệ thống cốp pha tạo độ phẳng cho công trình, có tính thẩm mỹ cao
- Độ cốp pha thép và phủ phim có độ thẳng tuyệt đối
- Cơ lý của thép ổn định kết hợp với phim giúp giữ nước tốt hơn
- 2 lớp thép song song dưới và trên tạo sự chắc chắn 2 lần
- Cốp pha thép đảm bảo độ cứng giúp cho thành chống không bật ra khi đổ bê tông
Hướng dẫn bố trí thép sàn trong thi công làm nhà
Bố trí thép sàn là công việc sắp xếp thép theo một trình tự nhất định trong khi thi công xây nhà. Giống bản vẽ thiết kế xây nhà, bản vẽ này giúp cho kỹ sư xây dựng kiểm soát được độ chính xác và tiến độ của quá trình thi công.
Thép sàn một lớp
Bố trí thép sàn dự án nhà chú Việt
Hướng dẫn bố trí thép sàn 1 lớp
Thép sàn 1 lớp là lớp thép chịu trực tiếp trọng lượng của ngôi nhà và thường kết hợp với cột và dầm để giảm đi một phần trọng lượng phải chịu. Cách bố trí thép sàn 1 lớp đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một công trình. Thép sàn 1 lớp bao gồm:
- Thép sàn 1 phương: là dạng sàn chịu uốn theo 1 phương nhất định, do đó tải trọng sẽ được chuyển toàn bộ cho phần dầm và cột, từ đó chuyển tiếp xuống móng. Có thể để kê lên tường hay đổ liền khối với dầm nhưng chỉ được phép nhỏ hơn hoặc bằng hai cạnh đối diện
- Thép sàn 2 phương: là dạng sàn chịu uốn theo 2 phương và không có bên nào chịu độ uốn rất nhỏ. Cách này cũng giống như cách bố trí thép sàn 1 phương nhưng khác ở chỗ các liên kết với dầm sẽ lớn hơn hoặc bằng cạnh liền kề. Thép sàn 2 phương được áp dụng nhiều hơn thép sàn 1 phương trong các công trình nhỏ (>1000kg/m3).
Lưu ý khi thi công kết cấu thép sàn 1 lớp
- Xác định hình thức và vị trí nối của thép sàn: Việc này giúp tính toán chính xác hơn khả năng chịu lực của công trình, tránh ảnh hưởng đến kết cấu lúc đầu của thép sàn.
- Kết hợp kết cấu thép sàn của bố trí dầm: Để tránh cho thép bị hư hại, chúng ta cần phải kết hợp thiết kế của những phần khác để tạo nên sự thống nhất trong kết cấu.
- Không nên sử dụng thép rỗng, thép vuông: Thép rỗng và thép vuông chịu tải trọng kém hơn nhiều thép thông thường nên thường không được khuyến khích sử dụng cho mục đích thi công nhà ở.
- Bố trí thép sàn chính xác: Thép sàn cần được bố trí và tính toán lực truyền tải chính xác để kiểm soát về khả năng chịu lực. Ngoài ra, cần kiểm soát chặt chẽ về tần số và độ rung trong lúc thi công.
- Sử dụng các loại thép tốt trong thi công: Thép sàn tốt là loại thép có tính đàn hồi cao, dễ dàng khoan cắt. Thép sàn tốt sẽ bảo đảm được độ an toàn và bền vững của công trình.
Thép sàn 1 lớp phù hợp với những công trình quy mô nhỏ
Thép sàn 2 lớp
Hướng dẫn bố trí thép sàn 2 lớp
- Bước 1: Chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật bố trí thép sàn 2 lớp cần có sự tham gia của những người có đầy đủ chuyên môn như kỹ sư thiết kế và kỹ sư xây dựng. Một bản vẽ kỹ thuật bố trí thép sàn đầy đủ bao gồm diện tích sàn, mật độ thép/m2, số lớp…
- Bước 2: Chọn loại thép chất lượng cao để đảm bảo chất lượng của lớp sàn.
- Bước 3: Tùy vào vị trí của công trình mà chúng ta bố trí thép sao cho phù hợp, có 2 kiểu bố trí phổ biến đó là thép sàn 1 phương và thép sàn 2 phương.
- Bước 4: Để đảm bảo chất lượng công trình ở mức cao nhất, cần thực hiện theo đúng những gì có trong bản vẽ.
- Bước 5: Để việc thi công công trình đạt chất lượng cao thì cần có sự kiểm soát chặt chẽ ngay từ những bước đầu tiên. Cuối cùng, kiểm nghiệm lại lần cuối xem còn sai sót gì hay không để khắc phục kịp thời.
Cấu tạo thép sàn hai lớp
Cấu tạp thép sàn 2 lớp gồm: lớp 1 chịu mô men âm và lớp 2 chịu mô men dương. Trong bố trí thép sàn 2 lớp, lớp bên dưới thường được đặt theo các phương ngắn cạnh sao cho vuông góc với thép chịu lực dọc theo phương dài cạnh.
Thép sàn 2 lớp thường được áp dụng cho những công trình lớn. Nếu có tài chính ổn định thì bạn nên lựa chọn những loại thép tốt nhất cho công trình của mình, còn không thì bạn nên cân đối và chọn loại thép phù hợp với ngân sách hơn.
Nguyên tắc
Tùy thuộc vào tính chất của từng công trình mà có cách đặt thép phù hợp. Nhìn chung, cách bố trí thép sàn 2 lớp như sau:
- Lớp thép trên có thép mũ sàn chịu mô men âm cắt tại cạnh ngắn
- Nếu thép vuông góc với thép mũ thì nằm ngay dưới thép mũ
- Sau khi buộc, cần đặt con kê để 2 lớp thép không bị dính vào nhau
Thép sàn 2 lớp phù hợp với những công trình quy mô lớn
Những lưu ý trong bố trí thép sàn
Để quá trình thi công diễn ra thuận lợi, cần phải đảm bảo được những điều sau:
- Giám sát chặt chẽ: Mặc dù không phải lúc nào cũng cần, nhưng giám sát chặt chẽ có thể giúp khắc phục kịp thời các sai sót dù nhỏ trong thi công.
- Hệ thống cốp pha: Hệ thống cốp pha cũng cần được chú ý tới ngay từ đầu. Không nên dùng cốp pha gỗ mà nên dùng cốp pha thép bởi cốp pha gỗ khó biết độ bền và cơ lý hơn cốp pha thép.
- Bảo dưỡng cột bê tông định kỳ: Nên bảo dưỡng cột bê tông định kỳ do cột chịu lực dọc chính. Bảo dưỡng cột bê tông thường xuyên giúp cột bền hơn, giữ nước tốt hơn.
- Khoảng cách con kê và sàn: Con kê thứ 1 phải cách sàn từ 1,5 – 2,5m giúp lớp thép sàn được bảo vệ, tránh được sự xâm thực từ sàn.
- Khoảng cách của thép nối: Khoảng cách của thép nối phải đảm bảo các chiều nối lệch tâm, từ 70 – 75cm tránh việc bẻ không đều.
- Chiều kê con kê: Nên kê ngang con kê để tránh bị cháy thép.
3 yếu tố chính giúp mọi công trình thành công đó là bản vẽ, vật liệu và đội ngũ thi công
Trên đây là những thông tin chung về cách bố trí thép sàn đúng quy trình và những lưu khi thi công. Hy vong bài viết này giúp bạn chọn được loại thép phù hợp với ngôi nhà tương lai của mình.