Chia Sẻ Kiến Thức, Thi Công Xây Dựng Nhà Ở

Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le – cách đặt thép sàn đúng

Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le?

Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le? Đây là câu hỏi khá quen thuộc trong quá trình chúng tôi tư vấn cũng như thi công xây dựng nhà ở cho khách hàng. Không chỉ là thắc mắc của các chủ nhà khi muốn nắm rõ kết cấu công trình, mà đây còn là băn khoăn của nhiều bác thợ khi không thực sự hiểu cách nào tốt hơn dù đã nhiều năm trong nghề. 

Vậy rốt cục nên bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le sẽ tốt hơn? Mời bạn đọc cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này cũng GreenHN nhé!

Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le?

Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le?

Cấu tạo thép sàn 2 lớp

Trước khi tìm hiểu thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le, ta cần nắm được thép sàn 2 lớp là gì và cấu tạo thép sàn 2 lớp như thế nào.

Thép sàn 2 lớp hiện nay được sử dụng hầu hết trong các công trình. Trước đây, với các công trình nhỏ người ta thường sử dụng thép sàn 1 lớp hoặc thép mũ với các công trình có tải trọng lớn hơn. Dưới đây là biểu đồ momen một ô sàn thông thường:

Quan sát trong biểu đồ này, ta có thể thấy lớp thép trên của sàn sẽ chịu momen âm tại ví trí gối đầu cột còn lớp thép dưới chịu momen dương tại vị trí giữa. Điều này lý giải tại sao các công trình trước đây người ta thường bố trí thép mũ (tức là thép lớp trên chỉ bố trí với các thanh thép có chiều dài bằng ¼ phương cạnh ngắn của sàn) nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật.

Tuy nhiên, hiện nay cách bố trí thép sàn 2 lớp là phổ biến hơn cả (bố trí các thanh thép có chiều dài xuyên suốt ô sàn ở cả 2 lớp trên – dưới). Bởi vì cách bố trí thép mũ, tuy nói rằng có thể giúp gia chủ tiết kiệm được một phần sắt, nhưng lại rất khó thi công, tốn thêm nhân công cắt sắt cũng như có tạo ra nhiều thanh thép thừa. 

Khi có sự di chuyển và dẫm đạp trên sàn, lớp thép mũ dễ dàng bị dính xuống lớp thép dưới dẫn đến không đảm bảo chiều cao làm việc cũng như khả năng chịu tải của sàn. Do đó, người ta lựa chọn thép sàn 2 lớp để đảm bảo điều kiện thi công cũng như độ chắc chắn, bền vững cho ô sàn. Chỉ có những công trình nhà cấp 4 thực sự đơn giản thì vẫn sử dụng thép sàn 1 lớp, nhưng phải đảm bảo đúng và đủ như thiết kế.

Thép sàn 2 lớp khi kết hợp với bê tông tạo thành cấu kiện có nhiều ưu điểm tuyệt vời. Đó chính là khả năng chịu lực lớn đi kèm với độ bền vững lâu dài. Đồng thời kết cấu thép sàn 2 lớp cũng có tính cơ động cao trong vận chuyển và lắp dựng, do đó phù hợp với cả các công trình nhà dân dụng cũng như các dự án có tính công nghiệp hóa cao.

Vai trò của thép sàn 2 lớp

Thép sàn 2 lớp giúp tăng tính bền vững cho cả công trình

Thép sàn 2 lớp giúp tăng tính bền vững cho cả công trình

Mặc dù có nhiều gia chủ chưa hiểu được thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là đúng, song họ vẫn hiểu thép sàn 2 lớp có vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng công trình.

  • Do bản thân ô sàn chính là một kết cấu chịu tải trọng trực tiếp của công trình, sau đó truyền vào dầm, từ dầm qua cột mà truyền xuống móng, cho nên chất lượng ô sàn sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định chung của cả công trình.
  • Thép sàn 2 lớp đảm bảo cho sàn tránh được các hiện tượng nứt, gãy, sập nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu lớp thép không đủ sức chịu kéo, độ nén của riêng bê tông không thể chống đỡ hết các loại tải trọng, qua thời gian sẽ khiến sàn nhanh chóng xuống cấp và nứt, gãy. Kết cấu thép chắc chắn kết hợp với bê tông còn có khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt.
  • So với cấu kiện bê tông hoàn toàn thì thép sàn hai lớp còn giúp tăng khả năng chống thấm của sàn, giúp sàn chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt.
  • Ngoài ra, 2 lớp thép sàn còn đáp ứng được nhu cầu tạo hình kiến trúc, phù hợp với mọi thể loại công trình từ đơn giản đến mới lạ, độc đáo.

Tuy nhiên để có thể thể hiện được hết những vai trò quan trọng như trên, cần phải chọn được loại thép chất lượng, bố trí hợp lý và đúng theo thiết kế. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là bố trí hợp lý thì thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là hợp lý? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó ngay bây giờ.

Bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le?

Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le thậm chí trở thành vấn đề gây tranh luận của rất nhiều bác thợ ngoài công trường. Có người cho rằng nên đặt song song vì dễ thi công hơn, lại có người cho rằng phải đặt so le vì đặt so le tạo ra ít khoảng trống hơn, khiến cho sàn “có cảm giác” chắc chắn hơn.

Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le trở thành vấn đề gây nhiều tranh luận

Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le trở thành vấn đề gây nhiều tranh luận

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rõ rằng song song hay so le chỉ là những hình ảnh được quan sát thấy bằng mắt thường. Các thanh thép chạy ngang – dọc như những đường thẳng trên ô sàn. Xét trên mặt phẳng vuông góc với bản sàn, nếu 2 thanh thép cùng một mặt phẳng thì được xem là đặt song song, và khác mặt phẳng thì được coi là so le.

Vậy thì những thứ quan sát thấy bằng mắt thường như vậy có quan trọng không? Câu trả lời là không. Đúng vậy, thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le vốn không quan trọng. Nếu bạn đặt 2 lớp thép song song nhưng không đảm bảo kết cấu thì cũng không có ý nghĩa, và ngược lại đặt so le cũng vậy.

Điều quan trọng chính là cả 2 lớp thép trên và dưới của sàn cần được đặt theo đúng kích thước, đúng số lượng và đúng khoảng cách như bản thiết kế. Giả sử ô sàn có lớp thép trên cần 20 thanh d10, với khoảng cách a200, lớp dưới cũng cần 20 thanh d10 với khoảng cách như vậy thì rõ ràng khi thi công chúng sẽ song song với nhau. Nhưng nếu lớp dưới được thiết kế với các thanh thép cách nhau 1 khoảng a150 thì chúng sẽ trở thành so le, chứ không phải là song song nữa.

Đến đây, tin rằng bạn đọc sẽ không còn băn khoăn về vấn đề thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le nữa. Chúng hoàn toàn có thể song song với nhau, hoặc so le với nhau, phụ thuộc vào số lượng thanh cũng như khoảng cách các thanh ở mỗi lớp.

Các bước bố trí thép sàn 2 lớp

Nếu vẫn còn thắc mắc hay nghi ngờ về vấn đề thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le, thì bạn cứ thi công các bước lắp đặt theo sàn như quy trình dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị bản vẽ thiết kế đúng chuẩn

Bản vẽ thiết kế là kim chỉ nam cho công tác thi công, với thép sàn cũng vậy. Căn cứ vào quy mô, tải trọng công trình cũng như diện tích ô sàn, các kiến trúc sư sẽ tính toán được khối lượng, kích thước, mật độ thép, độ dày cũng như số lớp thép…

Phần này sẽ được thể hiện rõ trong phần bản vẽ kết cấu của bộ hồ sơ thiết kế. Tất cả các bộ hồ sơ của GreenHN đều có chi tiết phần nội dung này.

Bước 2: Chọn loại thép phù hợp

Khâu chọn thép là một khâu vô cùng quan trọng bởi chất lượng của từng thanh thép có thể quyết định đến độ bền vững của ô sàn nói riêng cũng như cả công trình nói chung.

Chọn loại thép sàn là một khâu vô cùng quan trọng

Chọn loại thép sàn là một khâu vô cùng quan trọng

Các gia chủ có điều kiện kinh tế thì nên đầu tư những loại thép tốt nhất, nhưng nếu cần tiết kiệm chi phí thì có thể cân nhắc lại chọn loại thép có chi phí tốt hơn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng.

Bước 3: Lên phương án bố trí kết cấu 2 lớp thép cho phù hợp

Tùy thuộc vào địa hình và nơi xây dựng công trình mà lựa chọn phương án bố trí kết cấu cho phù hợp. Có hai kiểu bổ trí thường gặp đó là bố trí thép 1 phương hoặc 2 phương

  • Bố trí thép sàn 1 phương: Phương pháp này được hiểu là dạng sàn chỉ chịu uốn theo một phương nhất định hoặc có thể uốn theo 2 phương nhưng độ uốn theo 1 phương còn lại rất nhỏ. Theo cách này, có thể kê thép lên tường hoặc đổ liền khối với dầm. Tuy nhiên chỉ <=2 cạnh đối diện.
  • Bố trí thép sàn 2 phương: Là ô sàn chịu uốn theo cả 2 phương. Cách bố trí tương tự sàn 1 phương nhưng các liên kết với dầm sẽ >=2 cạnh liền kề.

Bước 4: Tiến hành lắp đặt thép sàn 2 lớp

Ở lớp thép dưới, ta đặt thép theo phương cạnh ngắn trước, phương cạnh dài sau và ở lớp trên thì đặt ngược lại. Lưu ý rằng phương cạnh ngắn và cạnh dài được tính theo từng ô sàn chứ không phải theo chiều dài và chiều ngang của căn nhà. 

Đa phần các lớp thép trên và dưới đặt giống nhau về số lượng và khoảng cách, do đó phần lớn quan sát bằng mắt thường chúng sẽ đặt song song. Nếu không có bản vẽ mà vẫn thắc mắc thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le, thì bạn có thể lựa chọn cách bố trí thép song song.

Lưu ý, cho dù đặt thép theo phương án nào cũng luôn cần kê kíp các lớp thép sàn cho cẩn thận (sử dụng con kê bê tông, thép chân chó…). Điều này nhằm đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cũng như khoảng cách tiêu chuẩn giữa 2 lớp thép trên và dưới.

Cần kê các lớp thép sàn cẩn thận bằng con kê bê tông

Cần kê các lớp thép sàn cẩn thận bằng con kê bê tông

Bước 5: Kiểm soát chất lượng thi công

Đây là bước không thể thiếu, đặc biệt với những chủ nhà còn ít kinh nghiệm về xây dựng. Muốn chất lượng công trình đạt được ở mức cao nhất, cần phải đảm bảo cẩn thận từ bước nhỏ nhất. Từ khâu chọn loại thép, bố trí kết cấu tới từng bước thi công phải được tiến hành dưới sự giám sát của các kỹ sư có kinh nghiệm.

Sau khi quá trình lắp dựng hoàn thành, cũng cần nghiệm thu dựa trên các tiêu chí và tiêu chuẩn nhất định, đảm bảo khắc phục kịp thời các lỗi lầm nếu có.

Bài viết liên quan:

Như vậy, trên đây GreenHN đã cùng bạn đọc đi vào tìm hiểu vấn đề thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le, cũng như quy trình đặt thép sàn hợp lý. Khi hiểu rõ nguyên lý làm việc của các cấu kiện, sẽ tránh được rất nhiều hiểu lầm khi thi công ngoài công trình. Hi vọng sau bài viết này, có thể chấm dứt những tranh luận căng thẳng xung quanh vấn đề thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *