Với sự phát triển của ngành công nghiệp khoa học hiện nay, ngành xây dựng không ngừng tạo ra các vật liệu xây dựng mới để nâng cao chất lượng cũng như thẩm mỹ của công trình. Là giải pháp tuyệt vời trong xây dựng cùng với những ưu điểm vượt trội, sàn vượt nhịp ngày càng được sử dụng rộng rãi và được sản xuất với nhiều mẫu mã khác nhau để phù hợp với từng công trình kiến trúc. Vậy làm sao để lựa chọn được loại sàn phù hợp với công trình của mình? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về loại sàn này và có sự lựa chọn tốt nhất nhé!
Sàn vượt nhịp
Sàn vượt nhịp là gì?
Sàn vượt nhịp là loại sàn được sản xuất theo công nghệ khoa học hiện đại và sử dụng hộp nhựa Tbox với chất liệu chính là Polypropylene đặt vào miền trung hòa của sàn bê tông cốt giúp giảm lượng bê tông sử dụng đồng thời làm giảm trọng lượng của sàn.
Sự khác nhau giữa sàn vượt nhịp và sàn truyền thống
Các sàn truyền thống hay còn gọi là sàn bê tông được gia cường bằng cốt thép, màng hoặc cáp ứng lực trước kết hợp với hỗn hợp bê tông. Do vậy mà sàn truyền thống không xảy ra tình trạng bị võng giống như các sàn khác nhưng tải trọng của sàn này lớn, làm gia tăng tải trọng của công trình, ảnh hưởng đến kết cấu móng bên dưới.
Còn sàn vượt nhịp lại sử dụng dự ứng lực trong bê tông giúp tạo lực nâng cân bằng với tải trọng và làm giảm độ võng của sàn. Bên cạnh đó, chúng còn giúp loại bỏ việc phải cần tới ván khuôn vòm hoặc dầm tiết diện lớn và kiểm soát được vết nứt trên sàn.
Thông thường, sàn truyền thống sau thời gian dài sử dụng sẽ xuất hiện tình trạng bị nứt trên bề mặt không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Tuy nhiên, loại sàn này được sản xuất theo công nghệ châu Âu đảm bảo độ dẻo, khống chế vết nứt và gia cường các vị trí neo cáp.
Sàn bê tông cốt thép có thể chịu được tải trọng lớn, khả năng chống cháy tốt nhưng khả năng tiêu âm, cách nhiệt kém. Ngược lại thì sàn vượt nhịp giúp tiết kiệm kinh tế, khả năng tiêu âm, cách nhiệt và chống cháy tốt.
Trong trường hợp nhà đa chức năng như bãi để xe, thương mại, khu thể thao thì khoảng cách các cột phải khác nhau tùy từng mục đích sử dụng, do đó sử dụng hệ sàn chuyển giúp tiết kiệm được chi phí, thời gian mà sàn bê tông cốt thép không làm được.
Xem thêm:
- Top 20 Mẫu Biệt Thự Đẹp Nhất Việt Nam
- Tổng hợp mẫu văn phòng cho thuê đẹp hiện đại
- Tổng hợp mẫu nhà phố đẹp
- Tổng hợp mẫu nhà cấp 4 đẹp
Các loại sàn vượt nhịp được ứng dụng hiện nay
Hiện nay có 4 loại sàn vượt nhịp được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam đó là sàn Ubot, sàn phẳng, sàn nấm, sàn sườn – sàn ô cờ. GreenHN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xây dựng. Vì vậy, khi sử dụng dịch vụ xây nhà trọn gói của chúng tôi bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thi công 1 trong các loại sàn trên.
Tham khảo giá xây nhà trọn gói tại GreenHN:
- Giá xây nhà trọn gói tại Hà Nội
- Giá xây nhà trọn gói tại TPHCM
- Giá xây nhà trọn gói tại Hà Nam
- Giá xây nhà trọn gói tại Nam Định
- Giá xây nhà trọn gói tại Thái Nguyên
- Giá xây nhà trọn gói tại Bình Dương
- Giá xây nhà trọn gói tại Bắc Ninh
- Giá xây nhà trọn gói tại Hưng Yên
Sàn vượt nhịp Ubot
Sàn vượt nhịp Ubot
Thông tin chung
Sàn vượt nhịp Ubot được sản xuất theo công nghệ sàn của châu Âu do tập đoàn Daliform – Italia sáng chế. Loại sàn này được hình thành từ các hộp nhựa Polypropylene có kích thước 52 x 52 cm và được kẹp ở giữa 2 lớp thép sàn.
Ưu điểm và nhược điểm của sàn vượt nhịp Ubot
Ưu điểm
-
Nhờ vào phương pháp không dầm mà sàn vượt nhịp Ubot giúp giảm 30% lượng bê tông cần dùng cho công trình, nhờ đó mà tiết kiệm được nguyên vật liệu và chi phí thi công.
-
Có thể tăng thêm số lượng tầng chức năng trong công trình có chiều cao của tầng giảm.
-
Do không sử dụng hệ dầm nối giữa các cột nên số lượng và tiết diện cột giảm mang đến không gian kiến trúc thông thoáng, rộng rãi.
-
Khả năng chống cháy tốt, an toàn và thân thiện với môi trường do sử dụng nhựa tái chế.
-
Dễ dàng thi công nên rút ngắn được thời gian thi công, giúp đẩy nhanh tiến độ và tiết kiệm được nguồn nhân lực.
-
Các hộp Ubot dễ dàng chồng xếp lên nhau tạo sự thuận tiện cho việc di chuyển dù ở bất kỳ địa hình nào.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm mà sàn vượt nhịp Ubot mang lại thì còn những hạn chế như:
-
Quá trình đổ bê tông 2 pha của sàn cần có sự kiểm soát kỹ càng, cẩn thận.
-
Đòi hỏi thợ thi công phải có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm.
Quá trình thi công sàn vượt nhịp Ubot
Bước 1: gia công lắp dựng thép dưới lưới và coppha sàn.
Bước 2: định vị và lắp hộp Ubot, liên kết với nhau bằng thanh nối.
Bước 3: gia công lắp đặt thép lớp trên, thép mũ cột và các loại thép khác.
Bước 4: đổ lớp bê tông thứ nhất vào giữa 2 khe hộp và dùng đầm dùi vừa đủ để bê tông chèn.
Bước 5: tiến hành đổ lớp bê tông thứ 2 và dùng đầm bàn để đảm bảo chất lượng và hạn chế đẩy nổi.
Bước 6: tiến hành bảo dưỡng lớp bê tông.
Bước 7: tháo dỡ coppha
Sàn nấm
Sàn nấm
Thông tin chung
Sàn nấm là loại sàn có hệ thống làm việc theo kiểu một hoặc hai phương với một bản dày hơn ở vị trí cột và tường. Sàn nấm không dầm có cấu tạo khá đặc biệt, bán sàn dựa trực tiếp vào các cột. Hệ thống làm việc của loại sàn này có tác dụng làm tăng khả năng chịu lực cắt và độ cứng của hệ thống sàn.
Ưu điểm và nhược điểm của sàn nấm
Ưu điểm
Mặc dù còn khá mới lạ trong ngành xây dựng ở Việt Nam nhưng sàn nấm đã bắt đầu được sử dụng ở các công trình lớn như bệnh viện, trung tâm thương mại,…
-
Sử dụng sàn nấm giúp giảm được chiều cao kết cấu.
-
Quá trình làm ván khuôn diễn ra đơn giản và dễ dàng hơn.
-
Tiết kiệm nguyên vật liệu xây dựng, giảm lượng lớn chất thải rắn và tiết kiệm thời gian thi công hơn so với phương pháp thi công truyền thống.
-
Sàn có mặt dưới phẳng nên việc chiếu sáng và thông gió tốt giúp công trình luôn được thông thoáng, mát mẻ.
-
Khả năng phân chia các phòng vô cùng linh hoạt và thích hợp với tường ngăn di động.
-
Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, giảm khả năng ảnh hưởng của động đất.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì sàn nấm vẫn còn những hạn chế như:
-
Không phù hợp với tường xây bằng gạch.
-
Mũ cột cản trở các hệ thống cơ điện có kích thước lớn.
-
Cần tránh hệ thống kỹ thuật theo phương đứng.
-
Do có nhịp trung bình nên độ võng giữa sàn tương đối lớn.
Sàn phẳng
Sàn phẳng
Thông tin chung
Sàn phẳng là loại sàn có hệ thống chịu lực theo một hoặc hai phương, được kê trực tiếp lên cột hoặc tường mà không sử dụng dầm cao. Đây là một trong những dạng kết cấu sàn phổ biến được sử dụng trong các tòa nhà cao tầng hiện nay.
Ưu điểm và nhược điểm của sàn phẳng
Ưu điểm
-
Chiều dày của sàn phẳng không đổi hoặc gần như không đổi.
-
Làm đơn giản hóa việc làm coppha và tiến hành thi công bằng cách tạo mặt phẳng phía dưới sàn.
-
Linh hoạt trong việc tạo các vách ngăn và không cần sử dụng phương pháp trần giả.
-
Dễ dàng tạo ra nhiều kiểu thiết kế, bố trí phòng cho các chủ đầu tư.
-
Ván khuôn được lắp đặt nhanh chóng do không phải cắt xẻ nhiều như sàn dầm nên rút ngắn các công đoạn.
-
Chiều cao của sàn tăng lên do không sử dụng biện pháp dầm.
-
Do rút bớt được khối lượng bê tông cốt thép nên giảm được khoảng 10% số lượng cột và giúp tải trọng móng.
-
Tiến độ thi công nhanh chóng do tối ưu lắp đặt thép, ván khuôn và sử dụng lưới thép hàn.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì sàn phẳng vẫn còn một số hạn chế như:
-
Do nhịp kinh tế của sàn chỉ có tải trọng từ nhỏ đến trung bình nên bị giới hạn việc kiểm soát độ võng dài hạn.
-
Khả năng chịu tải trọng còn nhiều hạn chế.
-
Tốn kém chi phí khi không sử dụng công nghệ sàn.
-
Không phù hợp với các loại sàn có vách ngăn bằng gạch và không phù hợp với tải trọng lớn.
Sàn sườn, sàn ô cờ
Sàn ô cờ
Thông tin chung
Sàn sườn hay sàn ô cờ là loại sàn phẳng được làm từ bê tông cốt thép với nhiều dầm phụ được đặt theo vuông góc tạo thành những ô vuông giống như trên bàn cờ. Thông thường, chỉ làm sàn ô cờ khi cạnh bé của lưới cột có chiều dài lớn hơn hoặc bằng 6m và cạnh lớn gấp 1.5 lần cạnh bé.
Với tải trọng nhẹ, độ xung nhịp lớn và có chiều dày chưa đến 50mm nên sàn sườn hay sàn ô cờ khi thi công sẽ giúp tiết kiệm được tối đa chi phí về nguyên vật liệu so với các sàn truyền thống trước đây. Đối với sàn 120mm thì sườn phải dày tối thiểu 125mm và có khả năng chống lửa trong 2 giờ. Còn sườn lớn hơn 125mm thường dùng để bố trí ở phía cốt thép chịu kéo và chống cắt.
Sàn sườn gồm nhiều sườn được bố trí ở các vị trí cố định với khoảng cách bằng nhau và được đỡ trực tiếp bởi cột. Việc bố trí từng vị trí sườn giúp giả, được một phần bê tông cốt thép giúp giảm tải trọng của sàn cũng như công trình.
Ưu điểm và nhược điểm của sàn vượt nhịp – sàn sườn, sàn ô cờ
Ưu điểm
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà đầu tư lựa chọn sàn ô cờ cho công trình của mình mà bởi vì những ưu điểm nổi bật mà nó mang lại như:
-
Tải trọng của sàn ô cờ nhẹ hơn rất nhiều so với sàn truyền thống bởi nó được thiết kế theo nguyên tắc sàn không dầm nên lượng bê tông cốt thép sử dụng cũng tiết kiệm hơn rất nhiều.
-
Nhờ sử dụng sàn ô cờ mà tải trọng của công trình giảm, áp lực lên kết cấu móng giảm giúp hạn chế nguy hiểm của động đất đối với công trình.
-
Lựa chọn loại sàn này giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình bởi nó có bề mặt sàn phẳng, mịn, tạo một hệ trần đẹp mà không cần phải trát.
-
Dễ dàng bố trí các lỗ kỹ thuật theo phương đứng xuyên qua các sườn.
-
Do tiết kiệm được phần lớn lượng bê tông cốt thép nên tiết kiệm được một khoản chi chí xây dựng.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời thì sàn ô cờ vẫn còn tồn tại những hạn chế như:
-
Khả năng chống cháy thấp do chiều dày sàn chưa đạt mức yêu cầu.
-
Khó xử lý các lỗ kỹ thuật lớn theo phương đứng.
-
Hình thức thi công phức tạp, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đội ngũ giám sát, quản lý chặt chẽ.
Quy trình thi công sàn ô cờ
Quy trình thi công sàn ô cờ gồm 7 bước sau:
Bước 1: chuẩn bị bản thiết kế và nguyên vật liệu cần thiết
Bước 2: lắp xà gồ, đà giáo
Bước 3: tạo cốp pha phẳng
Bước 4: xếp cốp pha
Bước 5: lắp dựng cốt thép
Bước 6: đổ bê tông
Bước 7: tháo cốp pha và bảo dưỡng
Xem thêm:
Mặc dù là vật liệu xây dựng còn khá mới lạ trong ngành xây dựng của Việt Nam nhưng sàn vượt nhịp đang ngày càng khẳng định vị trí của mình. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi về loại sàn này sẽ giúp bạn đọc có thêm những lựa chọn tốt hơn cho công trình của mình.
Nếu cần tư vấn và hỗ trợ thêm thông tin về các loại sàn vượt nhịp được sử dụng phổ biến hiện nay hãy liên hệ với chuyên viên của chúng thôi theo số 0967.21.23.88 – 0922.99.11.33 – 0922.77.11.33.
sử dụng sàn ubot cho công trình 150m2 hết tầm bao nhiêu