logo
Search
[Giải đáp] Sàn phẳng là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng
KS Thanh Hải
KS Thanh Hải
11 Th12 2023
Trang chủ
Chia sẻ kiến thức
[Giải đáp] Sàn phẳng là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng

[Giải đáp] Sàn phẳng là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng

Sàn phẳng là gì? Tại sao ngày càng nhiều công trình lựa chọn loại sàn này? Khám phá ngay ưu nhược điểm và ứng dụng thực tế của sàn phẳng!

Chia sẻFacebook
Menu
Mục lục nội dung[xem]

Sàn phẳng là một trong nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng trong xây dựng và ngày càng xu thế thi công hiện nay. Vậy sàn phẳng là gì? Có đặc điểm và cấu tạo như thế nào mà được nhiều người sử dụng vậy? Hãy cùng GreenHN khám phá về loại sàn này cùng kinh nghiệm thi công và lưu ý khi lựa chọn loại sàn phẳng phù hợp trong bài viết sau, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Cùng bắt đầu nhé!

Sàn phẳng là gì? Ưu điểm vượt trội trong xây dựng hiện đại

Khái niệm về sàn phẳng

Theo thuật ngữ xây dựng, sàn phẳng được định nghĩa là loại sàn bê tông cốt thép hai phương toàn khối mà không sử dụng dầm cao, toàn bộ tải trọng tác dụng lên sàn được truyền trực tiếp qua cột hoặc tường chịu lực. Sàn phẳng (Flat Plate) hay còn được biết đến với các tên sàn không dầm, sàn vượt nhịp, sàn phẳng không dầm.

Kết cấu sàn phẳng sẽ giúp cho trần nhà phẳng hơn (không vướng dầm), tạo không gian rộng hơn, khả năng vươn nhịp lớn, chịu tải tốt hơn so với sàn truyền thống. Sàn phẳng giúp xây tường hoặc vách ngăn linh hoạt, thuận lợi cho bố trí kiến trúc, đặc biệt là có thể sử dụng trần mộc mà không cần phải sử dụng trần giả.

Đặc điểm của sàn phẳng

Sàn phẳng là dạng kết cấu rất phổ biến trong xây dựng hiện nay bởi mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục. Vậy đặc điểm của sàn phẳng là gì? Ưu nhược điểm ra sao? Chúng tôi sẽ giải đáp trong nội dung dưới đây:

  • Bề mặt phẳng, nhẵn, không có dầm hoặc xà ngang.
  • Kết cấu liền khối, thường được thi công bằng bê tông cốt thép.
  • Có thể được sử dụng cho cả sàn mái và sàn nhà.

Thi công xây dựng sàn phẳng giúp cho không gian bên dưới không bị chia cắt nhiều bởi các kết cấu nổi như cột và dầm truyền thống. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những công trình cần không gian thoáng lớn.

Sàn phẳng là gì?
Sàn phẳng là gì?

Cấu tạo sàn phẳng

Như chúng ta đã biết, sàn phẳng là loại sàn bê tông cốt thép, do bê tông và cốt thép cùng cộng tác chịu lực với nhau. Bê tông có khả năng chịu nén trong khi cốt thép chịu lực kéo tốt. Đặc trưng cấu tạo đem lại ưu việt cho sàn phẳng chính là kết quả phối hợp giữa: lưới thép, bê tông và các phần vật liệu rỗng. Còn gối đỡ sàn có thể là cột hoặc tường chịu lực.

Cấu tạo sàn phẳng là gì?
Cấu tạo sàn phẳng là gì? Bao gồm những thành phần nào?

Trong đó:

Cốt thép: Là thành phần chịu lực chính, chịu mô men uốn và cắt trong sàn. Thép được bố trí hai lớp (trên và dưới) để đảm bảo khả năng chịu tải và giới hạn độ võng. Ngoài ra, thép đai, thép móc được dùng để cố định vật liệu rỗng vào đúng vị trí trong khuôn sàn.

Vật liệu rỗng: Có thể là hộp nhựa, bóng nhựa, hoặc xốp EPS, được đặt vào giữa sàn nhằm:

  • Giảm khối lượng bản sàn.
  • Giảm lượng bê tông sử dụng.
  • Tăng hiệu quả tiết diện làm việc. Vật liệu này không tham gia chịu lực nhưng cần được định vị chính xác để không ảnh hưởng đến kết cấu.

Bê tông tươi: Sử dụng theo mác thiết kế (thường từ M250 đến M400). Sau khi bố trí cốt thép và vật liệu rỗng, bê tông được đổ đồng loạt lên toàn bộ khuôn sàn, bao phủ cả thép và vật liệu rỗng. Khi bê tông đông cứng, kết cấu tạo thành một sàn phẳng chịu lực tốt, nhẹ và hiệu quả kinh tế cao.

Ưu điểm của sàn phẳng là gì?

Sàn phẳng có độ dày sàn phổ biến từ 20 - 40cm, vượt được nhịp lớn từ 7m đến hơn 20m và có nhiều ưu điểm so với sàn dầm truyền thống.

  • Tính thẩm mỹ: Dễ nhận thấy nhất đó là mặt trần phẳng, sáng sủa, có thể không cần làm trần giả và đem lại hiệu quả cao về mặt thẩm mỹ. Khi hoàn thành có thể sơn trực tiếp và lắp đèn LED nhỏ trong sàn, đáp ứng yêu cầu về tính thẩm mỹ cao.
  • Tăng chiều cao thông thủy: Sàn không có dầm chiếm diện tích nên tăng tối đa chiều cao thông thủy. Nếu cùng 1 chiều cao thông thủy tầng sẽ giảm được chiều cao kết cấu tầng, do đó giảm được chiều cao công trình.
  • Giải phóng không gian: Sử dụng công nghệ sàn phẳng sẽ giảm khoảng 10% số lượng cột so với sàn dầm truyền thống, làm cho không gian cảm giác thông thoáng hơn. Việc sắp đặt tường ngăn và nội thất cũng dễ dàng hơn.
  • Cách âm, cách nhiệt tốt: Do sàn có lỗ rộng kín giữa nên khả năng cách âm cách nhiệt tốt hơn so với sàn truyền thống.
  • Tiết kiệm chi phí: Trần phẳng nên việc tô trát trần dễ dàng hơn, lắp đặt cốp pha và hệ thống ME đơn giản đi thẳng, không gãy khúc giảm chi phí. Việc sử dụng các vật liệu phần rỗng sẽ tiết kiệm lượng lớn bê tông cốt thép, từ đó giảm được chi phí về nguyên vật liệu, nhân công trong quá trình xây dựng và chi phí điều hòa thông gió trong quá trình sử dụng.
  • Thi công đơn giản: Thép sàn sử dụng toàn thép thẳng không bẻ uốn nên thi công đơn giản và nhanh chóng. Chỉ sử dụng tấm ván khuôn trải phẳng không cắt xẻ nhiều như sàn dầm nên lắp đặt khuôn nhanh chóng, ít công đoạn. Ngoài ra, việc sử dụng các lưới thép hàn sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công.
  • Thân thiện với môi trường: Sự tiết giảm bê tông dẫn đến sàn tiêu thụ ít vật liệu, ít thải CO2 ra môi trường xây dựng. Ngoài ra, các khối rỗng trong sàn phẳng được làm bằng chất liệu có thể tái chế, thân thiện với môi trường.
Ưu điểm sàn phẳng
Sàn phẳng có ưu điểm giúp tăng chiều cao sử dụng

Nhược điểm của sàn phẳng

Sàn phẳng tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại một số hạn chế cần cân nhắc. Công nghệ sàn phẳng đòi hỏi kỹ thuật cao trong thiết kế và thi công nên không phải ai cũng làm được. Đây cũng là công nghệ mới nên ít người biết và người dùng chưa sử dụng nhiều do tâm lý ngại áp dụng cái mới, đặc biệt là các công trình nhỏ thì chi phí sử dụng sàn phẳng thường khá cao.

Ngoài ra, so với sàn dầm truyền thống, sàn phẳng có thể có độ võng lớn hơn, do đó cần tính toán kỹ lưỡng về kết cấu để đảm bảo độ bền và an toàn. Tuy nhiên, nếu được thiết kế và thi công đúng kỹ thuật, sàn phẳng vẫn là một lựa chọn hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho công trình.

Sàn hộp GreenHN
Sàn phẳng hộp nhựa

So sánh sàn phẳng với sàn truyền thống (sàn dầm)

Có hai giải pháp kết cấu sàn được sử dụng cho công trình hiện nay đó là sàn dầm và sàn phẳng. Sàn dầm là loại sàn truyền thống đã được sử dụng ổn định, tuy nhiên trong nhiều trường hợp yêu cầu về công năng và thẩm mỹ lại không đáp ứng được. Lúc này, nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tăng nhanh, đòi hỏi ngày càng cao về thẩm mỹ và kỹ thuật. Vậy điểm khác nhau giữa xây nhà sàn bê tông truyền thống và xây nhà sàn phẳng là gì?

Các Tiêu Chí Sàn Phẳng Sàn Dầm
Kết cấu Liền khối, không dầm Có hệ thống dầm, xà ngang
Độ phẳng Bề mặt phẳng, nhẵn Có gờ nổi do dầm
Khả năng chịu lực Cao hơn Thấp hơn
Chi phí Cao hơn ban đầu, giảm về sau Thấp hơn ban đầu
Thời gian thi công Lâu hơn Nhanh hơn
Tính thẩm mỹ Hiện đại, sang trọng Truyền thống
Khả năng bố trí mặt bằng Linh hoạt Hạn chế

Về cơ bản thì khi thi công Sàn phẳng sẽ không có dầm nổi, giúp tối ưu không gian, tăng tính thẩm mỹ và khả năng chịu lực tốt hơn. Còn Sàn dầm (truyền thống): Dễ thi công hơn nhưng không gian bị chia cắt và thẩm mỹ kém hơn.

>> Xem chi tiết: Các loại sàn phẳng phổ biến hiện nay

Các loại sàn phẳng phổ biến hiện nay

Dựa vào đặc điểm cấu tạo và phương pháp thi công, sàn phẳng được phân thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những ưu điểm riêng phù hợp với từng nhu cầu sử dụng. Việc hiểu rõ các loại sàn phẳng sẽ giúp chủ đầu tư và đơn vị thiết kế lựa chọn giải pháp phù hợp, đảm bảo tính bền vững và hiệu quả cho công trình. Ngày nay, sàn phẳng được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam vì nhiều ưu điểm vượt trội so với sàn dầm truyền thống. Tùy theo cấu tạo, vật liệu và phương pháp thi công mà sàn phẳng được phân ra các loại khác nhau:

  • Theo cấu tạo: Sàn phẳng truyền thống, sàn phẳng không dầm, sàn phẳng lõi rỗng.
  • Theo phương pháp thi công: Sàn phẳng đổ bê tông toàn khối, sàn phẳng lắp ghép.
  • Theo vật liệu sử dụng: Sàn phẳng bê tông cốt thép, sàn phẳng bê tông cốt thép dự ứng lực, sàn phẳng bê tông sợi,...

Với việc áp dụng các công nghệ xây dựng mới, sàn phẳng được sử dụng tại Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm như: Sàn nấm (Flat Slab), Sàn cáp dự ứng lực, Sàn ô cờ (Waffle Slab), Sàn bóng nhựa, Sàn xốp, Sàn hộp.

>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa sàn phẳng và sàn dầm truyền thống

Sàn phẳng bê tông cốt thép toàn khối

Sàn phẳng bê tông cốt thép toàn khối là loại sàn được thi công bằng cách đổ bê tông kết hợp với lắp đặt cốt thép trên toàn bộ diện tích sàn, tạo thành một kết cấu thống nhất, không bị phân đoạn bởi hệ dầm truyền thống. Đây là giải pháp được sử dụng phổ biến trong các công trình dân dụng và công nghiệp nhờ vào tính ổn định và khả năng chịu tải tốt.

Đặc điểm sàn bê tông cốt thép toàn khối

- Kết cấu toàn khối: Đổ bê tông và thép toàn bộ sàn cùng lúc, tạo thành một khối thống nhất giúp tăng độ cứng tổng thể cho công trình.

- Không sử dụng hoặc giảm thiểu hệ dầm: Thay vì hệ dầm ngang và dọc truyền thống, sàn phẳng thường có độ dày lớn hơn để đảm bảo khả năng chịu lực. Điều này giúp mặt trần phẳng, dễ thi công hoàn thiện và bố trí hệ thống cơ điện (M&E).

- Độ dày sàn phụ thuộc vào khẩu độ và tải trọng: Thông thường, sàn có độ dày từ 120mm - 300mm tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế, trong đó:

  • Sàn nhà ở dân dụng thường dao động từ 120mm - 180mm.
  • Sàn công trình công nghiệp hoặc công trình có tải trọng lớn có thể lên đến 200mm - 300mm.

- Yêu cầu cốp pha chắc chắn: Do sàn phẳng không có dầm chịu lực cục bộ, hệ thống cốp pha và chống đỡ phải được thiết kế kỹ lưỡng để tránh võng sàn trong quá trình thi công.

- Thi công theo phương pháp đổ toàn khối: Cốt thép và bê tông được đổ cùng lúc trên toàn bộ diện tích sàn, đảm bảo tính đồng nhất và khả năng chịu lực cao.

Ưu điểm sàn bê tông cốt thép toàn khối

- Khả năng chịu lực vượt trội, tăng độ ổn định công trình: Nhờ kết cấu liền khối, sàn có khả năng chịu tải cao và phân bố lực đồng đều lên hệ thống cột, tường chịu lực. Điều này giúp giảm ứng suất tập trung, hạn chế hiện tượng nứt sàn và tăng độ bền cho công trình.

- Thi công nhanh chóng, tối ưu tiến độ xây dựng: Việc loại bỏ hoặc giảm thiểu hệ dầm giúp đơn giản hóa công tác lắp đặt cốp pha và cốt thép, đồng thời rút ngắn thời gian đổ bê tông. Nhờ đó, quá trình thi công diễn ra nhanh hơn, giảm thiểu các công đoạn phức tạp so với sàn truyền thống.

- Tạo không gian linh hoạt, tối ưu công năng sử dụng: Sàn phẳng giúp loại bỏ các dầm ngang cản trở, mang lại không gian rộng rãi, thông thoáng hơn. Điều này không chỉ giúp dễ dàng bố trí nội thất mà còn tối ưu việc lắp đặt hệ thống cơ điện như điều hòa, đèn chiếu sáng, ống nước mà không cần khoét dầm.

- Tăng tính thẩm mỹ, giảm chi phí hoàn thiện: Do bề mặt trần phẳng, không có dầm nhô ra nên không cần trát vữa che dầm, giúp giảm thiểu chi phí vật liệu và công hoàn thiện. Ngoài ra, trần phẳng cũng tạo cảm giác cao hơn, rộng rãi hơn, đặc biệt phù hợp với phong cách thiết kế hiện đại.

Nhược điểm của sàn phẳng bê tông cốt thép toàn khối

- Khó sửa chữa và thay đổi kết cấu: Do sàn được đổ toàn khối, nếu cần khoan cắt, mở lỗ kỹ thuật hoặc điều chỉnh kết cấu sau này sẽ gặp nhiều khó khăn. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, đòi hỏi giải pháp gia cố phức tạp, tốn kém chi phí và thời gian.

- Trọng lượng bản thân lớn, yêu cầu kết cấu chịu lực tốt: Sàn phẳng thường dày hơn so với sàn có dầm, làm tăng đáng kể tải trọng công trình. Điều này đòi hỏi hệ móng và cột phải được thiết kế phù hợp để đảm bảo khả năng chịu lực, tránh tình trạng lún hoặc nứt công trình.

- Tiêu hao nhiều vật liệu, chi phí xây dựng cao hơn: Vì phải tự chịu lực mà không có hệ dầm hỗ trợ, sàn phẳng cần một lượng lớn bê tông và cốt thép, dẫn đến chi phí nguyên vật liệu cao hơn so với các loại sàn truyền thống. Nếu không tối ưu thiết kế, chi phí xây dựng có thể tăng đáng kể.

Ứng dụng sàn bê tông cốt thép toàn khối

- Nhà ở dân dụng: Sàn phẳng được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhà phố, biệt thự hiện đại nhờ khả năng tạo không gian mở, thông thoáng. Đặc biệt, với những ngôi nhà có thiết kế trần cao hoặc phong cách tối giản, sàn phẳng giúp tăng tính thẩm mỹ và tối ưu công năng sử dụng.

- Công trình thương mại và công cộng: Trong các tòa nhà văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại hay bệnh viện, sàn phẳng giúp tối ưu chiều cao tầng, dễ dàng lắp đặt hệ thống kỹ thuật và cho phép bố trí không gian linh hoạt hơn. Điều này đặc biệt quan trọng với các công trình cần mặt bằng rộng, không bị chia cắt bởi hệ dầm.

- Nhà xưởng và công trình công nghiệp quy mô nhỏ: Sàn phẳng cũng được ứng dụng trong các nhà xưởng, kho bãi có tải trọng trung bình, nơi cần không gian rộng rãi và tối ưu chi phí hoàn thiện. Trong một số trường hợp, sàn phẳng có thể kết hợp với công nghệ sàn dự ứng lực để giảm trọng lượng bản thân mà vẫn đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực.

Sàn phẳng dự ứng lực

Sàn phẳng dự ứng lực là một loại sàn bê tông cốt thép được gia cường bằng hệ thống cáp dự ứng lực (căng trước hoặc căng sau) nhằm tăng cường khả năng chịu tải và giảm độ võng. Nhờ vào công nghệ này, sàn có thể vượt nhịp lớn mà vẫn đảm bảo độ bền, giảm thiểu kết cấu dầm, giúp không gian bên dưới trở nên thông thoáng hơn.

Đặc điểm sàn phẳng dự ứng lực

- Cáp dự ứng lực giúp tăng cường khả năng chịu lực: Hệ thống cáp thép có khả năng chịu kéo cao được đặt bên trong sàn và được căng ứng suất trước khi bê tông đông kết, giúp sàn chống lại biến dạng, nứt gãy và giảm độ võng đáng kể.

- Giảm hoặc loại bỏ hệ dầm, giúp mặt sàn phẳng hoàn toàn, tối ưu không gian sử dụng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi khi thi công hệ thống điện nước, điều hòa, thông gió.

- Giảm trọng lượng kết cấu, giúp giảm tải trọng xuống móng, tiết kiệm chi phí cho phần nền móng và các kết cấu chịu lực phía dưới.

- Vượt nhịp lớn: Sàn có thể đạt nhịp từ 8 - 15m phổ biến, một số trường hợp đặc biệt có thể vượt trên 20m, đảm bảo độ bền và ổn định của công trình. - Giảm độ dày sàn: Với khả năng chịu lực tốt, sàn phẳng dự ứng lực thường có độ dày dao động từ 200 - 350mm, mỏng hơn so với sàn bê tông cốt thép truyền thống có cùng tải trọng thiết kế.

Ưu điểm của sàn phẳng dự ứng lực

- Tăng khả năng chịu tải, vượt nhịp lớn: So với sàn bê tông thông thường, sàn dự ứng lực có thể chịu tải trọng cao hơn nhiều, giúp tối ưu hóa không gian trong các công trình thương mại và công nghiệp. - Giảm nứt sàn, hạn chế độ võng: Nhờ lực nén trước từ cáp dự ứng lực, sàn ít bị nứt và có độ võng nhỏ hơn so với sàn bê tông thông thường, giúp công trình có độ bền cao hơn. - Tạo không gian linh hoạt, tối ưu công năng sử dụng: Do không cần hoặc chỉ cần rất ít dầm, sàn phẳng giúp tạo không gian rộng rãi, dễ dàng bố trí nội thất và lắp đặt hệ thống cơ điện. - Tiết kiệm chi phí kết cấu: Nhờ giảm trọng lượng bản thân của sàn, có thể tiết kiệm chi phí cho móng và kết cấu chịu lực khác.

Nhược điểm của sàn phẳng dự ứng lực

- Chi phí đầu tư ban đầu cao: So với sàn bê tông truyền thống, sàn dự ứng lực có chi phí cao hơn do sử dụng cáp thép cường độ cao, công nghệ căng cáp và yêu cầu đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao.

- Thi công phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao: Quá trình thi công đòi hỏi sự chính xác trong tính toán và thực hiện, từ việc bố trí cáp, căng cáp đến kiểm soát chất lượng bê tông. Nếu thi công sai sót, sàn có thể không đạt được khả năng chịu tải như thiết kế.

- Cần bảo trì và kiểm tra định kỳ: Do đặc thù sử dụng cáp dự ứng lực, sàn cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo hệ thống cáp không bị ăn mòn hoặc mất ứng suất theo thời gian. Điều này đòi hỏi chi phí bảo trì cao hơn so với sàn thông thường.

Ứng dụng của sàn phẳng dự ứng lực

- Công trình nhà cao tầng: Sàn phẳng dự ứng lực là giải pháp lý tưởng cho các tòa nhà chung cư, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại nhờ khả năng vượt nhịp lớn, giảm số lượng cột và tối ưu không gian sử dụng.

- Cầu đường và công trình giao thông: Hệ thống dầm và bản mặt cầu bằng bê tông dự ứng lực giúp tăng khả năng chịu tải, kéo dài tuổi thọ công trình và giảm nguy cơ nứt vỡ do tải trọng động. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa sàn phẳng dự ứng lực và dầm cầu dự ứng lực trong hạ tầng giao thông. - Nhà xưởng, công trình công nghiệp: Với nhu cầu về mặt bằng rộng, sàn phẳng dự ứng lực giúp giảm số lượng cột, tạo không gian linh hoạt cho sản xuất và lưu trữ hàng hóa. - Bãi đỗ xe, tầng hầm: Nhờ khả năng vượt nhịp lớn và giảm số lượng cột, sàn phẳng dự ứng lực giúp tối ưu diện tích đỗ xe, tăng hiệu quả sử dụng không gian trong các bãi đỗ xe tầng hầm.

Sàn nấm

Sàn nấm là một loại sàn bê tông cốt thép phẳng, được đỡ bởi các cột có đầu cột mở rộng hình nấm. Thiết kế này giúp giảm số lượng dầm trong hệ kết cấu, tạo ra không gian rộng và thông thoáng hơn. Cấu trúc đặc biệt của sàn nấm giúp phân tán tải trọng đều hơn xuống cột, giảm lực cắt tập trung tại các nút cột - sàn.

Đặc điểm của sàn nấm

- Hệ kết cấu không dầm: Sàn nấm không cần hệ thống dầm truyền thống, giúp tiết kiệm chiều cao tầng và tăng tính linh hoạt trong thiết kế nội thất.

- Đầu cột mở rộng hình nấm: Đây là điểm nhấn quan trọng, giúp giảm ứng suất tập trung, phân bố tải trọng hiệu quả hơn.

- Không gian mở rộng: Do không có dầm ngang chắn, sàn nấm phù hợp với các thiết kế yêu cầu không gian mở, tối ưu diện tích sử dụng.

- Độ dày sàn: Sàn nấm thường có độ dày lớn hơn so với sàn có dầm để đảm bảo khả năng chịu lực.

Ưu điểm của sàn nấm

- Tăng tính thẩm mỹ: Do không có hệ dầm ngang, trần nhà có thể thiết kế phẳng, giúp không gian trở nên hiện đại và tinh tế hơn.

- Tạo không gian thông thoáng: Việc loại bỏ dầm ngang giúp trần cao hơn, không gian rộng rãi và dễ dàng lắp đặt hệ thống kỹ thuật như điện, nước, điều hòa.

- Tối ưu diện tích sử dụng: Sàn nấm giúp giảm thiểu các vách ngăn không cần thiết, tạo sự linh hoạt trong thiết kế mặt bằng, đặc biệt hữu ích cho không gian văn phòng và trung tâm thương mại.

- Tiết kiệm vật liệu hoàn thiện: Không cần trát trần do bề mặt sàn phẳng, giúp giảm chi phí vật liệu và nhân công hoàn thiện.

Nhược điểm của sàn nấm

- Khả năng chịu lực thấp hơn so với sàn có dầm: Do kết cấu phẳng, sàn nấm chịu lực kém hơn các hệ sàn có dầm truyền thống, đặc biệt khi tải trọng lớn hoặc nhịp sàn dài.

- Chi phí thi công cao hơn: Sàn nấm yêu cầu kỹ thuật thi công chính xác, sử dụng cốp pha phức tạp hơn, từ đó làm tăng chi phí so với sàn dầm thông thường.

- Yêu cầu độ dày sàn lớn hơn: Để đảm bảo khả năng chịu lực, sàn nấm thường có độ dày lớn hơn, làm tăng trọng lượng tổng thể công trình.

Ứng dụng của sàn nấm

Sàn nấm thường được áp dụng trong các công trình đòi hỏi không gian mở rộng và thiết kế hiện đại, bao gồm:

- Nhà ở cao cấp: Các biệt thự, căn hộ cao cấp có yêu cầu về tính thẩm mỹ và không gian thoáng đãng.

- Văn phòng: Sàn nấm giúp tối ưu hóa không gian làm việc, linh hoạt trong bố trí nội thất và hệ thống kỹ thuật.

- Trung tâm thương mại: Với yêu cầu không gian rộng, ít cột, sàn nấm là lựa chọn phù hợp để tạo sự thông thoáng và thuận tiện cho khách hàng.

Ngoài ra các công nghệ như sàn phẳng Panel 3D, sàn rỗng bóng nhựa, sàn xốp, sàn phẳng hộp rỗng,... được áp dụng nhằm tạo ra những không gian sàn phẳng có độ vượt nhịp lớn mà vẫn đảm bảo tính chịu lực của kết cấu sàn. Với khả năng linh hoạt từ kiến trúc, thi công cho tới tối ưu chi phí, sàn phẳng ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong ngành xây dựng.

Ứng dụng sàn phẳng trong xây dựng tại Việt Nam

Thiết kế sàn phẳng được nhiều đơn vị xây dựng đánh giá cao và ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình xây dựng dân dụng cũng như công nghiệp. Với nhiều ưu điểm nổi bật so với sàn dầm truyền thống, sàn phẳng thích hợp cho những công trình yêu cầu cao về tính thẩm mỹ, khả năng chịu tải, tăng chiều cao thông thủy và không gian sử dụng. Sàn phẳng được ứng dụng rộng rãi trong các công trình:

Nhà ở dân dụng

Quy trình lắp đặt sàn phẳng được áp dụng cho rất nhiều công trình dân dụng như Nhà phố, biệt thự, shophouse, Villa, chung cư, tòa nhà cao tầng, tòa văn phòng, sàn nhà tiền chế,...

  • Tạo không gian sống hiện đại, sang trọng, dễ dàng bài trí nội thất.
  • Tăng khả năng chịu lực, độ bền vững cho công trình.

Anh Toàn - Thanh Hóa

Công trình công nghiệp

Nhà xưởng, kho, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, khách sạn, sân vận động, ga tàu,...

  • Tăng khả năng chịu tải trọng lớn, phù hợp với hoạt động sản xuất.
  • Dễ dàng vệ sinh, bảo trì, đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ.
Ứng dụng công nghệ sàn phẳng là gì? Ứng dụng sàn phẳng trong thi công nhà xưởng 1000m2
Ứng dụng công nghệ sàn phẳng là gì? Ứng dụng sàn phẳng trong thi công nhà xưởng 1000m2

Công trình công cộng

Sàn phẳng được ứng dụng trong rất nhiều công trình công cộng như: cầu cảng, cầu đường, trường học, bệnh viện, Trung tâm thương mại... trong xây dựng giao thông, xây dựng thủy điện, thủy nông

  • Tạo không gian rộng rãi, thông thoáng, phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Đảm bảo an toàn, tiện nghi cho người sử dụng.

Chi phí thi công sàn phẳng

Ngoài ra, sàn phẳng được ứng dụng trong các công trình xây dựng các mặt bằng kiến trúc có bố cục không đồng đều, chẳng hạn như đường dốc, tầng có hình dạng uốn cong trong các không gian công cộng như nhà hát, ga điện ngầm, nhà để xe, tòa nhà chọc trời,...

Ứng dụng sàn phẳng là gì?
Sàn phẳng ứng dụng phổ biến trong xây dựng các tòa nhà cao tầng

Một vài hình ảnh công trình thực tế ứng dụng sàn phẳng

Tại Việt Nam từ năm 2006, công nghệ sàn phẳng được một số công ty nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng thí điểm vào một số công trình tiêu biểu như:

  • Công nghệ sàn bóng nhựa Bubbledesk: Chung cư Ligoci 13 tại Thanh Xuân, Hà Nội (năm 2010, gồm 27 tầng nổi, 3 tầng hầm và 30.600m2 sàn); Tòa nhà 28A Lê Trọng Tấn tại Hà Đông, Hà Nội (năm 2010 gồm 28 tầng nổi, 2 tầng hầm và 25.000m2 sàn); Chung cư cao cấp Ocean View Manor năm 2010 tại Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu gồm 24 tầng nổi, 1 tầng hầm với 30.129m2 sàn.
  • Công nghệ sàn 3D như: Trường THPT Phú Bài, khách sạn Xanh - TP.Huế, khách sạn Hải Đăng - Nha Trang,...
  • Công nghệ sàn dự ứng lực: Thư viện trường Đại học Quốc gia Hà Nội 7 tầng, Tòa nhà 63 Lý Thái Tổ nhịp 11m, Tháp đôi Vincom nhịp 10m, Trung tâm thương mại Thanh Trì nhịp 13,2m, Trụ sở Viettel số 1 Giang Văn Minh nhịp 8,5m,...

Việc ứng dụng kết cấu sàn phẳng vào xây dựng các công trình lớn là tiền đề để triển khai rộng rãi các công trình nhà ở, biệt thự trên toàn quốc. Trung bình mỗi năm có hàng trăm nghìn m2 sàn thi công sử dụng công nghệ sàn phẳng vượt nhịp.

Công nghệ sàn hộp
Công nghệ sàn hộp được sản xuất từ nhựa tái chế
Công nghệ sàn phẳng lõi xốp
Công nghệ sàn phẳng lõi xốp

Sàn phẳng lõi rỗng

Công nghệ sàn bóng BubbleDeck
Công nghệ sàn bóng BubbleDeck phẳng, nhẹ
Lắp đặt sàn phẳng
Lắp đặt sàn phẳng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và nhân công
Sàn vượt nhịp Ubot
Sàn vượt nhịp Ubot
Sàn phẳng TBOX
Kết cấu sàn phẳng TBOX
Sàn phẳng TBOX
Sàn phẳng TBOX

Thi công sàn phẳng - sàn hộp GreenHN là một giải pháp thi công sàn nhà tiên tiến, được ứng dụng rộng rãi cho nhiều loại công trình nhà ở khác nhau, từ nhà phố, biệt thự đến chung cư,... Với nhiều ưu điểm vượt trội, công nghệ này đang ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu của các gia chủ.

=> Xem thêm: Thi công sàn phẳng GreenHN

Để khắc phục những nhược điểm thường gặp ở sàn phẳng, sàn hộp GreenHN hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội như tất cả linh kiện sàn được tiền chế với độ chính xác cao, modul hóa giảm thời gian, nhân lực tại công trường. Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian và chi phí, GreenHN chuẩn hóa các khâu từ thiết kế, sản xuất, chuyển giao công nghệ. Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư giàu kinh nghiệm, tay nghề cao, am hiểu về đặc điểm cấu tạo của các loại sàn phẳng, GreenHN sẽ tư vấn cụ thể và giúp bạn có được chọn lựa phù hợp nhất.

> Để hiểu rõ hơn về sàn phẳng không dầm hay thiết kế nhà không cần cột giữa nhà, mời quý bạn đọc theo dõi video sau:

Quy trình thi công lắp đặt sàn phẳng

Nhìn chung, việc thi công và xây dựng sàn phẳng cũng tương tự các bước thi công sàn dầm truyền thống, nhưng bỏ qua 1 số bước nên đơn giản hơn. Do mặt sàn không có dầm, cốp pha phẳng, thép thẳng, một số phụ kiện modul hóa, tiền chế trước nên giảm chi phí và thời gian thi công tại công trường.

Đối với mỗi loại sàn phẳng sẽ có những đặc điểm khác nhau nên khi thi công cần lưu ý. Quý đọc giả có thể tham khảo quy trình thi công xây dựng sàn phẳng như sau:

Quy trình thi công lắp đặt sàn phẳng là gì?
Các bước thi công lắp đặt sàn phẳng là gì?
  • Bước 1: Lắp đặt cốp pha sàn theo thiết đế đã được duyệt.
  • Bước 2: Lắp đặt hệ thép dưới sàn lớp dưới, lắp đặt con kê bên dưới để đảm bảo chiều dày lớp bê tông đúng theo thiết kế.
  • Bước 3: Vận chuyển và lắp đặt hệ thống phần rỗng đúng kỹ thuật, cố định vị trí bằng các thanh thép, đảm bảo đúng vị trí và khoảng cách theo yêu cầu.
  • Bước 4: Gia công thép lớp trên, thép mũ cột, thép chống cắt, thép chống chọc thủng và một vài loại thép gia cường khác.
Quy trình thi công sàn phẳng là gì?
Quy trình thi công sàn phẳng là gì? Các bước thi công lắp đặt sàn phẳng chuẩn kỹ thuật
  • Bước 5: Đổ bê tông lớp đầu, lưu ý sử dụng đầm dùi để dàn đều và phủ kín bê tông dưới đáy hộp. Cần làm cẩn thận để tránh việc rỗ đáy, đẩy nổi bê tông
  • Bước 6: Đợi lớp bê tông thứ nhất dần se cứng thì tiến hành đổ tiếp lớp bê tông thứ hai. Dùng đầm dùi đầm chặt và cào phẳng bề mặt sàn.
  • Bước 7: Sau khi bê tông đông kết hoàn toàn, tiến hành tháo dỡ cốp pha sàn và vệ sinh mặt sàn sạch sẽ.

Chi phí lắp đặt sàn phẳng

Thông thường, chi phí sàn không dầm dao động từ 800.000 - 5.000.000 đồng/m2 sàn, tùy theo bản vẽ thiết kế và yêu cầu của mỗi công trình. Giá sàn phẳng không bao gồm cột và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: diện tích sàn, khẩu độ, loại vật liệu sử dụng, đơn vị thi công,...

Chi phí làm sàn phẳng là gì?
Chi phí làm sàn phẳng là gì?

Dưới đây là báo giá thi công lắp đặt sàn phẳng theo khẩu độ:

  • Khẩu độ dưới 5m: 800.000đ/m2 sàn
  • Khẩu độ dưới 7m: 900.000đ/m2 sàn
  • Khẩu độ dưới 9m: 1.000.000đ/m2 sàn
  • Khẩu độ dưới 11m: 1.100.000đ/m2 sàn
  • Khẩu độ dưới 13: 1.250.000đ/m2 sàn
  • Khẩu độ dưới 15: 1.450.000đ/m2 sàn

Mức giá trên chỉ mang tính tham khảo, để được tư vấn và báo giá thi công sàn vượt nhịp cụ thể và chi tiết nhất, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với GreenHN. Sử dụng công nghệ thi công xây dựng sàn phẳng dùng hộp tạo rỗng với mức giá cạnh tranh, GreenHN cam kết cung cấp đầy đủ các dụng cụ để phục vụ cho quá trình thi công lắp đặt sàn theo đúng thỏa thuận hợp đồng.

>> Xem thêm: Báo giá thi công sàn phẳng GreenHN 2025

Tiêu chuẩn kỹ thuật khi thiết kế và thi công lắp đặt sàn phẳng là gì?

Sàn phẳng là giải pháp kết cấu hiện đại được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng nhờ tính thẩm mỹ cao, tối ưu không gian và khả năng chịu lực tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng công trình, việc thiết kế và thi công lắp đặt sàn cần tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt. Để đảm bảo chất lượng công trình, cần tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như sau:

Tải trọng tác động lên sàn

Trong thiết kế công trình xây dựng, việc xác định tải trọng tác động lên sàn là một bước quan trọng nhằm đảm bảo độ bền, khả năng chịu lực và an toàn sử dụng.

Xác định chính xác tải trọng tĩnh, động tác động lên sàn

a.Tải trọng tĩnh (Dead Load - DL)

Tải trọng tĩnh là những lực tác động liên tục và không đổi trong suốt vòng đời của công trình. Loại tải trọng này bao gồm:

  • Tự trọng của sàn: Đây là tải trọng quan trọng nhất trong nhóm tải trọng tĩnh, bao gồm trọng lượng của chính sàn bê tông cốt thép, lớp hoàn thiện như gạch lát, lớp vữa trát... Các giá trị này có thể được tính toán dựa trên mật độ vật liệu và chiều dày lớp sàn.
  • Tải trọng từ các kết cấu cố định khác: Ngoài bản thân sàn, các yếu tố như tường xây, vách ngăn cũng tác động lên kết cấu sàn, đặc biệt là ở các công trình nhiều tầng hoặc nhà có kết cấu tường chịu lực.
  • Hệ thống kỹ thuật đi kèm: Các công trình hiện đại có rất nhiều hệ thống kỹ thuật được lắp đặt cố định như đường ống cấp thoát nước, đường dây điện, điều hòa trung tâm, hệ thống cứu hỏa... Mặc dù khối lượng này không quá lớn nhưng vẫn cần được tính toán chính xác để tránh gây quá tải cho sàn.
  • Tải trọng từ thiết bị cố định: Một số công trình có các thiết bị cố định như bồn nước, máy phát điện, hệ thống pin năng lượng mặt trời đặt trên sàn. Những thiết bị này tạo ra tải trọng tập trung, có thể ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của sàn và cần được tính toán chi tiết.
b.Tải trọng động (Live Load - LL)

Khác với tải trọng tĩnh, tải trọng động thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào mục đích sử dụng của công trình. Các yếu tố tạo ra tải trọng động bao gồm:

  • Tác động từ con người: Mỗi người có trọng lượng trung bình từ 50 - 100kg. Khi nhiều người cùng hoạt động trên một mặt sàn, tải trọng này có thể tăng cao, đặc biệt trong các không gian công cộng như trung tâm thương mại, nhà thi đấu hay hội trường lớn.
  • Tác động từ nội thất và thiết bị di chuyển: Trong một ngôi nhà hoặc văn phòng, bàn ghế, tủ, giường, thiết bị điện tử đều tạo ra tải trọng đáng kể. Đối với nhà kho, siêu thị hoặc thư viện, tải trọng này càng lớn do phải chứa hàng hóa nặng.
  • Tải trọng do xe cộ và máy móc: Trong các tầng hầm, bãi đỗ xe hoặc nhà máy công nghiệp, xe ô tô, xe tải hoặc máy móc sản xuất có thể tạo ra tải trọng lớn. Việc thiết kế sàn cần tính đến tải trọng bánh xe và khả năng chống rung động để đảm bảo an toàn.
  • Tác động của các yếu tố tự nhiên: Mặc dù không trực tiếp tác động lên sàn, nhưng gió bão, động đất hoặc rung động từ môi trường xung quanh có thể truyền lực vào kết cấu công trình và gây ra ứng suất phụ lên sàn nhà.

Tính toán, thiết kế kết cấu sàn phù hợp với tải trọng cho phép

a.Xác định tải trọng theo tiêu chuẩn kỹ thuật

Trong thiết kế kết cấu sàn, các kỹ sư cần tham khảo các tiêu chuẩn kỹ thuật như TCVN 2737:2020 (Tiêu chuẩn Việt Nam về tải trọng và tác động). Mỗi loại công trình sẽ có mức tải trọng cho phép khác nhau:

  • Nhà ở: 200 - 300 kg/m²

  • Văn phòng: 250 - 500 kg/m²

  • Thư viện, kho hàng: 500 - 1000 kg/m²

  • Bãi đỗ xe: 2000 - 3000 kg/m²

Các giá trị này giúp xác định mức chịu tải cần thiết của sàn, đảm bảo độ bền lâu dài.

b. Chọn loại sàn phù hợp với tải trọng

Tùy theo mức tải trọng và yêu cầu thiết kế, có thể lựa chọn các loại sàn khác nhau:

  • Sàn bê tông cốt thép toàn khối: Loại sàn này chịu tải tốt, phù hợp với các công trình nhà ở, chung cư cao tầng.

  • Sàn bê tông dự ứng lực: Có khả năng chịu tải cao hơn, phù hợp với các công trình có nhịp lớn như trung tâm thương mại hoặc nhà xưởng.

  • Sàn lắp ghép, sàn nhẹ: Sử dụng vật liệu nhẹ giúp giảm tải trọng bản thân, tối ưu chi phí xây dựng.

c. Kiểm tra khả năng chịu lực của sàn

Sau khi xác định tải trọng và loại sàn, các kỹ sư sẽ tiến hành kiểm tra khả năng chịu lực theo các tiêu chí:

  • Mô men uốn và lực cắt: Xác định nội lực trong sàn để tính toán tiết diện bê tông và lượng cốt thép cần thiết.

  • Kiểm tra độ võng: Độ võng quá lớn có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng sử dụng. Tiêu chuẩn giới hạn độ võng thường nằm trong khoảng L/250 - L/500 (trong đó L là nhịp sàn).

  • Tính toán cốt thép chịu lực: Đảm bảo sàn có đủ khả năng chống nứt, tránh hiện tượng sàn bị võng hoặc nứt gãy do tải trọng quá lớn.

Tiêu chuẩn về vật liệu: Bê tông, cốt thép

Trong thiết kế kết cấu sàn, việc lựa chọn vật liệu bê tông và cốt thép phù hợp có vai trò quan trọng, quyết định đến khả năng chịu lực, độ bền và tuổi thọ công trình. Để đảm bảo chất lượng, các vật liệu này cần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Để đảm bảo kết cấu sàn bền vững, an toàn và chịu được tải trọng thiết kế, việc lựa chọn bê tông và cốt thép phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Sử dụng bê tông đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bê tông sử dụng trong kết cấu sàn cần đáp ứng các yêu cầu về cường độ chịu lực, độ bền và tính ổn định theo thời gian. Các tiêu chuẩn áp dụng gồm:

  • TCVN 5574:2018 - Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép.

  • TCVN 3105:1993, TCVN 3118:1993 - Phương pháp xác định cường độ chịu nén của bê tông.

  • TCVN 9340:2012 - Quy định về bảo dưỡng bê tông.

Lựa chọn mác bê tông phù hợp:

Mác bê tông thể hiện cường độ chịu nén của bê tông, được xác định theo đơn vị MPa hoặc kg/cm². Mỗi loại công trình sẽ yêu cầu mác bê tông khác nhau:

  • Nhà ở dân dụng: M200 - M250 (B15 - B20).

  • Nhà cao tầng, chung cư: M300 - M400 (B25 - B30).

  • Công trình công nghiệp: M350 - M450 (B30 - B35).

  • Bãi đỗ xe tải trọng lớn, cầu đường: M500 trở lên (B40 - B50).

Kiểm soát chất lượng bê tông:

  • Đảm bảo bê tông đạt đúng mác thiết kế bằng việc lấy mẫu kiểm tra cường độ tại 7 và 28 ngày.

  • Kiểm soát tỷ lệ cấp phối, độ sụt để đảm bảo khả năng thi công và chất lượng bê tông.

  • Áp dụng phương pháp bảo dưỡng đúng kỹ thuật để tránh rạn nứt, giảm cường độ.

Sử dụng cốt thép đạt tiêu chuẩn kỹ thuật

Cốt thép là thành phần quan trọng giúp gia tăng khả năng chịu kéo của sàn bê tông cốt thép. Các tiêu chuẩn áp dụng gồm:

  • TCVN 1651-1:2018 - Tiêu chuẩn thép thanh tròn trơn.

  • TCVN 1651-2:2018 - Tiêu chuẩn thép vằn dùng trong kết cấu bê tông.

  • TCVN 6285:1997 - Quy định nghiệm thu chất lượng cốt thép.

Lựa chọn đường kính cốt thép phù hợp:

  • Cốt thép chịu lực chính: Sử dụng thép vằn, đường kính phổ biến Φ10 - Φ22 mm, tùy theo nhịp sàn và tải trọng.

  • Cốt thép phân bố, cốt đai: Sử dụng thép tròn trơn hoặc thép vằn nhỏ, đường kính Φ6 - Φ10 mm.

Kiểm soát chất lượng cốt thép:

  • Lựa chọn thép có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn về giới hạn chảy, độ bền kéo.

  • Bảo quản thép ở nơi khô ráo, tránh rỉ sét ảnh hưởng đến khả năng bám dính với bê tông.

  • Gia công và lắp đặt đúng kỹ thuật để đảm bảo khả năng chịu lực tối ưu.

Quy định về độ võng, độ rạn nứt

Độ võng của sàn là sự biến dạng theo phương thẳng đứng dưới tác dụng của tải trọng. Nếu độ võng vượt mức cho phép, sàn có thể gây mất an toàn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng sử dụng của công trình.

Tiêu chuẩn kiểm soát độ võng

Theo TCVN 5574:2018, độ võng sàn được kiểm soát dựa trên tỷ lệ giữa chiều dài nhịp và độ võng tối đa:

  • Sàn bê tông cốt thép thông thường: Độ võng tối đa ≤ L/250.

  • Sàn có yêu cầu thẩm mỹ cao (ốp lát, trần thạch cao...): Độ võng tối đa ≤ L/350.

  • Sàn chịu tải trọng động lớn (sàn nhà máy, cầu bê tông...): Độ võng tối đa ≤ L/500.

(Với L là chiều dài nhịp sàn tính bằng mm)

Ví dụ:

- Nếu sàn có nhịp 5m (5000 mm), độ võng tối đa không được vượt quá 20 mm (L/250).

- Nếu sàn có nhịp 6m (6000 mm) trong công trình yêu cầu cao về thẩm mỹ, độ võng tối đa không được vượt quá 17 mm (L/350).

Các biện pháp kiểm soát độ võng:

  • Tăng chiều cao dầm hoặc tăng độ dày sàn để tăng độ cứng tổng thể.

  • Bố trí thép gia cường hợp lý, đặc biệt là tại vùng giữa nhịp.

  • Sử dụng sàn dự ứng lực hoặc sàn phẳng không dầm, giúp giảm thiểu độ võng đáng kể.

  • Kiểm soát tải trọng sử dụng, tránh chất tải quá mức so với thiết kế ban đầu.

Quy định về độ rạn nứt trong sàn bê tông cốt thép

Rạn nứt trong sàn bê tông cốt thép có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, làm giảm khả năng chịu lực và thậm chí gây thấm dột. Do đó, tiêu chuẩn thiết kế quy định các giới hạn để kiểm soát vết nứt trong sàn.

Tiêu chuẩn kiểm soát vết nứt:

Theo TCVN 5574:2018, vết nứt trong bê tông phải đảm bảo:

- Độ rộng vết nứt không vượt quá 0,3 mm đối với sàn trong điều kiện thông thường.

-Đối với công trình có yêu cầu cao về chống thấm (bể chứa, tầng hầm, mái nhà...), độ rộng vết nứt tối đa là 0,2 mm.

-Trong môi trường ăn mòn cao (công trình ven biển, nhà máy hóa chất...), độ rộng vết nứt không được vượt quá 0,1 mm.

Nguyên nhân gây rạn nứt sàn:

- Co ngót bê tông khi khô (do mất nước nhanh, bảo dưỡng không đúng cách).

- Thi công không đảm bảo chất lượng, thép gia cường không đúng vị trí.

- Tải trọng tác động vượt mức thiết kế.

- Lún nền móng gây biến dạng kết cấu sàn.

Giải pháp hạn chế rạn nứt sàn:

Dùng bê tông có phụ gia giảm co ngót để hạn chế nứt do khô.

Bảo dưỡng bê tông đúng kỹ thuật (giữ ẩm trong ít nhất 7 - 14 ngày đầu).

Gia cường cốt thép đúng tiêu chuẩn, đảm bảo thép chịu lực đủ và được đặt đúng vị trí.

Dùng sàn dự ứng lực hoặc sàn có kết cấu giằng hợp lý để giảm căng kéo trong bê tông.

Lưu ý quan trọng khi lựa chọn và thi công lắp đặt sàn phẳng

Sàn phẳng là giải pháp thi công hiện đại tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và độ bền lâu dài, quá trình lựa chọn đơn vị thi công và giám sát thi công sàn cần được thực hiện chặt chẽ. Chất lượng thi công không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, an toàn mà còn quyết định tính thẩm mỹ và hiệu suất sử dụng của sàn. Dưới đây là những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua:

Chọn đơn vị thi công uy tín, kinh nghiệm

Việc lựa chọn đơn vị thi công đóng vai trò quyết định đến chất lượng và độ bền của sàn. Một đơn vị chuyên nghiệp không chỉ đảm bảo kỹ thuật thi công chính xác mà còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa về sau. Khi chọn nhà thầu thi công sàn phẳng, cần lưu ý các yếu tố sau:

+) Kiểm tra kinh nghiệm và năng lực của đơn vị thi công

  • Số năm hoạt động: Nên ưu tiên các đơn vị có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công sàn phẳng.

  • Dự án thực tế: Xem xét các công trình đã thi công để đánh giá chất lượng hoàn thiện, khả năng đáp ứng tiến độ và mức độ hài lòng của khách hàng.

  • Đội ngũ nhân sự: Một đơn vị uy tín cần có đội ngũ kỹ sư, giám sát viên và công nhân lành nghề, nắm vững tiêu chuẩn kỹ thuật thi công sàn phẳng.

+) Xác minh uy tín thông qua đánh giá thực tế

  • Xem xét đánh giá từ khách hàng cũ: Đọc các đánh giá trên website, fanpage, diễn đàn xây dựng để có cái nhìn tổng quan về chất lượng dịch vụ.

  • Tham khảo trực tiếp từ công trình thực tế: Nếu có điều kiện, nên đến tận công trình mà đơn vị đó đã thi công để kiểm tra chất lượng thực tế.

+) Xem xét năng lực tài chính và bảo hành

  • Năng lực tài chính: Đảm bảo đơn vị có đủ nguồn lực để hoàn thành dự án đúng tiến độ, tránh tình trạng công trình bị đình trệ do thiếu vốn.

  • Chính sách bảo hành: Lựa chọn nhà thầu có chế độ bảo hành rõ ràng, thường từ 5 - 10 năm đối với sàn phẳng.

  • Lựa chọn đơn vị thi công có uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây dựng sàn phẳng.
  • Tham khảo các dự án đã thực hiện, năng lực tài chính, đội ngũ kỹ sư, công nhân.

Giám sát chặt chẽ từng công đoạn thi công

Dù lựa chọn được đơn vị thi công uy tín, chủ đầu tư vẫn cần giám sát kỹ lưỡng quá trình thi công để đảm bảo tuân thủ đúng kỹ thuật. Một sai sót nhỏ trong quá trình thi công có thể ảnh hưởng đến kết cấu toàn bộ công trình.

+) Kiểm soát chất lượng vật liệu đầu vào

  • Bê tông: Kiểm tra đúng mác bê tông theo thiết kế, không pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng.

  • Cốt thép: Đảm bảo cốt thép đúng quy cách, không bị cong vênh hoặc thiếu liên kết.

  • Phụ gia: Kiểm tra xem có sử dụng đúng loại phụ gia chống thấm, phụ gia đông cứng hay không.

+) Tuân thủ đúng quy trình thi công

Mỗi bước thi công đều cần được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng sàn:

  • Lắp đặt cốp pha và giàn giáo: Phải chắc chắn, không bị xô lệch trong quá trình đổ bê tông.

  • Gia công và lắp đặt cốt thép: Cốt thép phải đúng vị trí, không bị chồng chéo hay sai lệch kích thước.

  • Đổ bê tông: Thực hiện liên tục, không để bê tông đông cứng giữa chừng gây nứt sàn.

  • Bảo dưỡng bê tông: Giữ ẩm trong vòng 7 - 14 ngày để tránh hiện tượng nứt do mất nước quá nhanh.

+) Kiểm tra và điều chỉnh độ võng của sàn

  • Đo độ võng ngay sau khi thi công để đảm bảo không vượt quá giới hạn cho phép.

  • Xử lý ngay nếu phát hiện sai lệch bằng cách gia cố kết cấu trước khi bê tông đông cứng hoàn toàn.

Kiểm tra chất lượng trước khi nghiệm thu

Trước khi bàn giao công trình, cần thực hiện nghiệm thu kỹ lưỡng để đảm bảo sàn đạt chất lượng cao nhất.

+) Kiểm tra bề mặt sàn

  • Kiểm tra độ phẳng: Sử dụng thước đo chuyên dụng để xác định độ phẳng có nằm trong giới hạn cho phép không.

  • Phát hiện vết nứt: Kiểm tra toàn bộ bề mặt để phát hiện vết nứt hoặc dấu hiệu bong tróc.

+) Kiểm tra độ bền của sàn

  • Kiểm tra độ cứng của bê tông: Dùng thiết bị đo cường độ bê tông để xác định độ chịu lực có đạt yêu cầu không.

  • Kiểm tra khả năng chịu tải: Thử nghiệm chịu tải để đảm bảo sàn có thể chịu lực đúng như thiết kế.

+) Đánh giá hệ thống chống thấm

  • Kiểm tra lớp chống thấm: Đảm bảo lớp chống thấm hoạt động hiệu quả, không bị bong tróc hay hư hại.

  • Thử nghiệm chống thấm: Đổ nước lên bề mặt sàn và quan sát trong 24 - 48 giờ để xem có hiện tượng thấm nước không.

+) Lập biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình

  • Lập hồ sơ nghiệm thu: Bao gồm các báo cáo kiểm tra chất lượng, biên bản nghiệm thu và hình ảnh thực tế.

  • Bàn giao công trình: Chỉ khi tất cả các tiêu chí đều đạt yêu cầu mới tiến hành bàn giao.

Liên hệ tư vấn thi công nhà sàn phẳng Nhằm bắt kịp xu thế phát triển của lĩnh vực xây dựng, GreenHN là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ sàn phẳng dạng hộp vào trong quá trình thi công xây dựng. Sử dụng hộp nhựa tái chế để thay thế bê tông bị thiếu, có độ bền cao, chống thấm và chịu nhiệt tốt. Từ đó góp phần giảm trọng lượng đồng thời tăng giá trị sàn phẳng vượt nhịp, mang lại hiệu quả kinh tế và thẩm mỹ cao. Khách hàng/chủ đầu tư có nhu cầu thiết kế, thi công nhà sử dụng công nghệ sàn phẳng giúp tối ưu không gian xây dựng vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được tư vấn cụ thể nhất: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG GREENHN Trụ sở chính: BT1-16 khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57 - Tổng cục V, Bộ Công An - xã Tân Triều - huyện Thanh Trì - TP Hà Nội. Hotline: 0967.212.388 - 09.22.99.11.33 Facebook: https://www.facebook.com/greenhn.vn Youtube: https://www.youtube.com/@XayNhaTronGoiGreenhn Tiktok: https://www.tiktok.com/@xaynhatrongoigreenhn Kết cấu sàn phẳng là công nghệ mới giúp tối ưu hóa không gian, đặc biệt các công trình nhịp lớn, yêu cầu tiến độ nhanh, linh hoạt trong thiết kế và tiết kiệm chi phí. Sàn phẳng đã trở thành một giải pháp phổ biến, thuận tiện và an toàn, đáp ứng nhu cầu của các công trình hiện đại. Với những thông tin trên, GreenHN hy vọng đã giúp quý đọc giả giải đáp được sàn phẳng là gì cũng như những ứng dụng cụ thể. Hẹn gặp lại các bạn tại các bài viết bổ ích tiếp theo!

KS Thanh Hải

KS Thanh Hải

Kỹ sư Lý Thanh Hải, sinh năm 1988, tốt nghiệp Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự chuyên ngành Xây dựng. Hiện tại, anh làm việc với vai trò kỹ sư xây dựng tại GreenHN, chuyên thiết kế và quản lý các dự án nhà ở. Với 10 năm kinh nghiệm, anh đam mê tạo ra không gian sống tối ưu, tiện nghi và thân thiện với người sử dụng, luôn cập nhật công nghệ và xu hướng mới trong ngành.a

Xem thêm bài viết từ tác giả
Background

Tư vấn miễn phí

Quý khách muốn thiết kế công trình tương tự hay đang cần tư vấn.
Liên hệ với GreenHN miễn phí tại đây:

Bài viết mới nhất

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy là hạng mục phức tạp, đòi hỏi quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt Quá trình thi công bắt đầu từ dựng tường vây, đào đất, đổ bê tông lót hầm, thi công hố PIT, đến đổ sàn, dựng cột, chống thấm và lắp đặt hệ thống kỹ thuật thang máy.

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Khám phá mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm hiện đại, tối ưu diện tích, công năng và chi phí, phù hợp với nhà phố mặt tiền hẹp tại đô thị.

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

Khám phá các mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp, tối ưu không gian cho mặt tiền hẹp, phù hợp gia đình hiện đại tại khu đô thị đông đúc.

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Khám phá mẫu nhà ngang 5m có hầm 4 tầng đẹp, tiện nghi, tối ưu công năng – kèm dự toán chi phí, cảnh báo rủi ro và tư vấn kỹ thuật chuyên sâu.

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Tầng hầm có bắt buộc với nhà cao tầng không? Giải đáp từ góc độ pháp lý, kỹ thuật và thực tế xây dựng hiện nay.

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Đừng bỏ lỡ loạt mẫu nhà nghỉ có tầng hầm đang được nhiều chủ đầu tư lựa chọn nhờ thiết kế thông minh, dễ vận hành và khai thác.

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

Khám phá những mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển đẹp sang trọng, thiết kế tối ưu công năng, hài hòa giữa cổ điển và tiện nghi hiện đại.

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi là sự cố nghiêm trọng do nước ngầm và sai kỹ thuật. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả ngay từ đầu.

Chi nhánh toàn quốc

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

BT1-16 Khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57- Tổng cục V, Bộ Công An - X.Tân Triều - H.Thanh Trì - TP Hà Nội.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD TP HCM

Số 65 Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Đà Nẵng

Số 463 đường 29/3 phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Bình Dương

Tầng 2, 3MCM+6RX, Đường Bùi Thị Xuân, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương.

GreenHN

Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng GreenHN

GreenHN DMCA
Copyright © 2025 GREENHN