Trong thiết kế và thi công xây dựng công trình, nhà ở. Móng nhà đóng một vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự kiên cố, bền vững cho ngôi nhà. Móng nhà là bộ phận nâng đỡ tải trọng mang lại sự ổn định, kiên cố và an toàn cho ngôi nhà. Vì vậy biện pháp thi công móng nhà là yếu tố quan trọng trong xây dựng, bài viết này của chúng tôi sẽ đưa ra những biện pháp thi công móng nhà liền kề chuẩn xác nhất hiện nay. Cùng theo dõi nhé.
Biện pháp thi công móng nhà liền kề
Nhà liền kề là gì?
Tại các khu đô thị lớn hiện nay, nhà liền kề trở nên rất phổ biến. Đây là mô hình bao gồm những ngôi nhà được xây dựng và bố trí theo kết cấu cố định nằm liền kề nhau trên một diện tích, tạo thành dãy nhà liền kề. Phụ thuộc vào số lượng và diện tích đất xây dựng mà từng ngôi nhà sẽ có diện tích cụ thể.
Nhà liền kề với kết cấu cố định nên các hộ phải sử dụng chung một hệ thống điện, nước, giao thông, cơ sở hạ tầng chính.
Hiện nay, nhà liền kề thường được xây dựng tại các đô thị, thị trấn. Các hộ thường bị hạn chế về quy mô xây dựng cũng như số tầng thường không quá 4 tầng.
Những rủi ro tiềm ẩn khi thi công móng nhà liền kề
Trong xây dựng, thi công móng nhà là công đoạn vô cùng quan trọng bởi nó quyết định sự kiên cố của ngôi nhà theo năm tháng. Tuy nhiên, móng nhà lại thường gặp rất nhiều hiện tượng ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mỹ của ngôi nhà. Dưới đây là một số hiện tượng có thể xảy ra khi thi công móng nhà liền kề:
- Hiện tượng tường và vách bị nứt, gây thấm dột, gây ra những tác động không nhỏ đến kết cấu và thẩm mỹ ngôi nhà.
- Ngôi nhà bị sụt lún nghiêm trọng sau một thời gian sử dụng do dầm móng bị hở.
- Hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn do quá trình xây dựng phải sử dụng máy móc, phương tiện vận chuyển.
- Hệ thống điện nước rò rỉ, đường ống cấp thoát nước vỡ, dây điện âm tường bị rò rất nguy hiểm khi sử dụng.
- Khi thi công móng nhà liền kề, một hiện tượng không thể tránh khỏi là ảnh hưởng tới móng nhà của hộ dân liền kề trong quá trình ép cọc. Nếu móng nhà liền kề thi công lâu năm, nền đất bị yếu thì khối đất nhô lên trong quá trình ép cọc xuống đất. Gây tình trạng long mạch.
- Hậu quả quả xảy ra vô cùng nghiêm trọng đối với ngôi nhà bên cạnh, có thể bị nghiêng đổ, sụt lún, nứt…
Việc thiếu kiến thức chuyên môn xây dựng gây ra nhiều khó khăn trong việc giám sát, thi công xây dựng. Thi công móng phải đập đi sửa lại nhiều lần, công trình có tuổi thọ ngắn, nhanh chóng xuống cấp, gãy nứt.
Dịch vụ👉xây nhà trọn gói tại GreenHN với quy trình xây dựng chuyên nghiệp cùng 3 lớp kỹ sư giám sát và chế độ bảo hành dài lên đến 10 chắc chắn mang đến sự hài lòng cho quý khách hàng
Biện pháp thi công móng nhà liền kề
Biện pháp thi công móng nhà liền kề an toàn
Khi thi công móng nhà cao tầng hay thi công móng nhà liền kề cần phải có biện pháp tiêu chuẩn để tránh những trường hợp nghiêm trọng ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mỹ của ngôi nhà. Dưới đây là biện pháp thi công móng nhà liền kề chuẩn mà bạn không nên bỏ qua:
1. Tuân thủ luật xây dựng
Trong bất kỳ ngành nghề nào cũng có luật lệ riêng bắt buộc chúng ta phải tuân theo để đảm bảo sự an toàn đối với cá nhân và cộng đồng. Đặc biệt là trong xây dựng, phải tuân thủ những nguyên tắc được đặt ra như các quy định về chiều cao của ngôi nhà, khoảng cách với hộ liền kề cũng như các quy định liên quan đến an toàn trong xây dựng. Đảm bảo được những yếu tố đó sẽ giúp công trình tránh được những hiện tượng xấu khi thi công móng nhà liền kề.
Công tác khảo sát địa chất và đánh giá mặt bằng là một trong những nguyên tắc cơ bản trước khi khởi công xây dựng. Nó đảm bảo chủ nhà và KTS có thể đưa ra phương án kỹ thuật tốt nhất cho việc thi công móng nhà cũng như hiện trạng của các ngôi nhà liền kề, nhằm đưa ra những giải pháp hợp lý giải quyết trong các trường hợp xấu có thể xảy ra.
Một quy tắc vô cùng quan trọng trong thi công móng nhà liền kề là phải có trách nhiệm với công trình nhà bên cạnh. Khi thi công móng nếu gặp phải sự cố ảnh hưởng tới công trình nhà kế bên cần phải dừng lại mọi hoạt động để cơ quan có thẩm quyền thực hiện giám định. Bất kể thiệt hại nào xảy ra dù nhỏ hay nghiêm trọng, chủ nhà bắt buộc phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Đưa ra những giải pháp thiết kế an toàn
Trong xây dựng, việc đưa ra những giải pháp thiết kế an toàn là vô cùng cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thi công và chất lượng công trình. Trước khi lên kế hoạch thiết kế cần phải khảo sát mặt bằng nhằm đưa ra những giải pháp thiết kế, cũng như thi công móng nhà liền kề phù hợp.
Trong quá trình thi công móng nhà liền kề cần có sự giám sát chặt chẽ của KTS xây dựng và thanh tra xây dựng từ cơ quan có thẩm quyền nhằm hạn chế và phát hiện kịp thời những ảnh hưởng đến công trình nhà kế bên. Từ đó có thể đưa ra hướng giải quyết kịp thời.
3. Thi công móng nhà liền kề bằng phương pháp hợp lý nhất
Không chỉ với thiết kế, việc đưa ra những phương pháp thi công phù hợp với công trình sẽ đem đến hiệu quả nhất định và hạn chế hiện tượng hay sự ảnh hưởng tới công trình kế bên. Điều đó cũng giúp chúng ta có thể đưa ra những biện pháp xử lý hiệu quả không có những ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đối với móng nhà liền kề thì biện pháp thi công hợp lý mang đến hiệu quả tốt nhất và được sử dụng phổ biến hiện nay là dùng móng cọc khoan nhồi để gia cố nền móng.
Biện pháp thi công móng nhà liền kề
Lỗi sai thường gặp khi thi công móng nhà liền kề
Với việc bố trí theo kết cấu cố định nằm liền kề nhau và thường nằm tại các đô thị nên quỹ đất xây dựng không được lớn, các ngôi nhà thường được xây sát vách nhau, không có khoảng trống giữa 2 ngôi nhà nên trong quá trình thi công không thể tránh khỏi những ảnh hưởng liên quan.
Theo khảo sát địa chất thì tại các đô thị và các thành phố lớn tại Việt Nam thường có địa chất yếu, tầng bùn sâu rất dày sau lớp đất sét mỏng trên bề mặt khu đất. Vì vậy, việc thi công móng thường gặp rất nhiều khó khăn và phải có những biện pháp kỹ thuật chuẩn xác để không ảnh hưởng tới ngôi nhà kế bên.
Với những kỹ thuật truyền thống, các ngôi nhà cũ thường được xây dựng với móng nông, không ép cọc, thêm vào đó là phần địa chất không được tốt nên sau khoảng thời gian sử dụng, móng nhà đạt được sự cân bằng. Tuy nhiên chỉ với một tác động không lớn từ việc thi công móng nhà kế bên cũng có thể mang đến ảnh hưởng không nhỏ, nó phá vỡ đi trạng thái ổn định của móng nền gây ra những trường hợp nghiêm trọng cho ngôi nhà như sụt lún, nứt vách.
Khi xây dựng thì việc tháo dỡ và xây dựng công trình mới là điều tất yếu, việc đó ảnh hưởng đến sự trồi, lún của đất. Hiện tượng này xảy ra gây một hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trường hợp nhẹ có thể là nứt vách, lún nhẹ. Tuy nhiên về lâu dài sẽ là nghiêng, nứt tường, vỡ dầm, sàn…và sụp đổ nhà.
Những hiện tượng khi thi công móng nhà liền kề ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình cũng như sự tác động đến móng nhà kế bên. Vậy nên nó đòi hỏi các KTS phải có những biện pháp tiêu chuẩn thi công móng nhà liền kề để đạt được sự an toàn cho công trình.
Biện pháp thi công móng nhà liền kề
Lưu ý quan trọng khi thi công móng nhà liền kề
Thực hiện khảo sát địa chất và đánh giá mặt bằng là điều bắt buộc không thể thiếu khi thi công móng nhà liền kề bởi nó sẽ giúp gia chủ đưa ra những phương án thiết kế và thi công đem đến hiệu quả tối ưu và hạn chế những ảnh hưởng tới hộ kế bên.
Cần phải đặc biệt quan tâm đến hồ sơ thiết kế, bản vẽ thiết kế hệ thống cấp thoát nước, đường điện âm, bản vẽ móng công trình để hạn chế được những rủi ro và có phương án khắc phục hợp lý khi có trường hợp xấu xảy ra. Đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng phát sinh.
Một trong những lưu ý quan trọng khi thi công móng nhà liền kề là chủ nhà và đơn vị xây dựng phải tuân thủ theo đúng những quy định của luật xây dựng về chiều cao ngôi nhà, khoảng cách với hộ xung quanh. Đặc biệt là phải có trách nhiệm với hộ dân xung quanh, nếu trường hợp xấu xảy ra phải đền bù theo đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình thi công móng nhà liền kề, nếu có sự cố xảy ra phải dừng ngay tất cả các hoạt động, thực hiện công tác giám định của cơ quan có thẩm quyền và thực hiện đền bù nếu gây ảnh hưởng tới hộ kế bên
Tìm một đơn vị xây dựng uy tín, có kinh nghiệm thi công móng nhà liền kề để việc thi công diễn ra thuận lợi cũng như đạt được hiệu quả.
Xem thêm:
- Cách thi công móng cọc
- Thi công móng cọc khoan nhồi
- Thi công móng băng
- Xây nhà từ móng đến mái
- Kỹ thuật đầm móng nhà
- Dấu hiệu móng nhà yếu
- Chi phí đào móng nhà
- Quy trình thi công móng nhà cao tầng
- Thi công móng cọc ly tâm
- Thi công móng bè
- Quy trình thi công móng đơn
- Nghiệm thu công tác móng
Trên đây là toàn bộ những biện pháp thi công móng nhà liền kề tiêu chuẩn được ứng dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn có được những kinh nghiệm để thi công móng nhà liền kề diễn ra thuận lợi và sớm hoàn thiện công trình như mong muốn.Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức xây dựng hữu ích tại:
- Website: https://greenhn.vn/
- Fanpage chính thức: Xây Nhà Trọn Gói GreenHN
- Youtube: Xây Nhà Trọn Gói – Greenhn
- Tiktok: Xây nhà trọn gói Greenhn