Đầm móng nhà là một trong những bước vô cùng quan trọng trong xây dựng quyết định chất lượng của móng nhà. Nếu quy trình đầm móng nhà không được thực hiện đúng kỹ thuật sẽ gây ra hậu quả vô cùng nguy hiểm khi sử dụng. Thực tế cho thấy rằng có rất nhiều công trình bị sụt lún, nghiêng, nứt sàn vì quy trình đầm móng nhà không đạt tiêu chuẩn. Dưới đây là kỹ thuật đầm móng nhà hiệu quả bạn không nên bỏ qua, hãy cùng theo dõi nhé!

Đầm móng nhà là gì?
Đầm móng nhà là quá trình tác động lực vào phần đất nền giúp làm phần đất trên mặt chặt hơn, tạo độ nén nhất định và đảm bảo độ vững chắc cho nền nhà. Vật liệu để đầm móng nhà thường là đất sét, đất cát, cát mịn hoặc bê tông nhẹ...
Để đầm móng nhà đạt hiệu quả cần phải có những phương pháp đầm phù hợp với vật liệu đắp nền như đã kể trên. Việc đầm móng nhà phải được thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật giúp móng nhà đạt được hiệu quả tốt nhất trong thi công xây dựng, tránh tình trạng sụt lún, nghiêng, nứt nền nhà gây nguy hiểm cho gia chủ khi sử dụng. Đối với các công trình có quy mô lớn như biệt thự, dinh thự... thì việc đầm móng nhà lại càng quan trọng.
Tầm quan trọng của việc đầm móng nhà
Móng nhà đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định tính kiên cố, độ vững chắc của ngôi nhà và đầm móng nhà là một khâu không thể thiếu khi thi công phần móng. Nếu không thực hiện tốt đầm móng nhà sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nguy hiểm khi công trình được đưa vào hoạt động.
Đảm bảo công trình không bị sụt lún
Sau một thời gian sử dụng, công trình bị sụt lún chính là điều không gia chủ nào mong muốn, tuy nhiên đây là một hiện tượng khá phổ biến nếu quy trình thi công móng nhà không đảm bảo đúng kỹ thuật cũng như đầm móng nhà không được thực hiện một cách kỹ lưỡng.
Sụt lún là hiện tượng vô cùng nguy hiểm, dẫn đến tình trạng nhà bị nghiêng, thậm chí là đổ, vì vậy gia chủ cần phải có một phương án thi công móng và đầm móng chuẩn kỹ thuật để đảm bảo công trình đạt hiệu quả và an toàn nhé.
Tiết kiệm phí sửa chữa.
Như chúng ta đã biết, chi phí sửa chữa thường rất tốn kém, thậm chí là cao hơn chi phí thi công ban đầu. Nếu đầm móng nền không đạt chuẩn sẽ dẫn tình trạng nền nhà bị vỡ, khi đó cách giải quyết là phải tôn lại nền vô cùng tốn kém.
Dịch vụ thiết kế và xây nhà trọn gói với quy trình chuyên nghiệp, thiết kế và xây dựng dự trên khảo sát địa chất kèm gói bảo hành dài hạn lên đến 10 năm chính là giải pháp mang đến sự an tâm cho gia chủ. 👉 Xem ngay: 📖 báo giá thiết kế và xây nhà trọn gói

Các cách đầm móng nhà phổ biến hiện nay
Hiện nay có nhiều cách đầm móng nhà khác nhau, cũng tuỳ thuộc vào quy mô và diện tích công trình mà có những phương pháp đầm móng nhà phù hợp. Tuy nhiên có 2 loại đầm được sử dụng phổ biến là đầm thủ công và đầm bằng máy móc hiện đại, dưới đây sẽ là một số cách đầm nền nhà đạt hiệu quả bạn không nên bỏ qua.
Đầm nện
Đúng như tên gọi của nó, phương pháp này sử dụng một lực lớn từ vật rơi nện chặt xuống nền đất tạo độ nén nhất định cho nền móng, đảm bảo sự vững chắc của công trình.
Đầm thủ công:
Phương pháp này thường được sử dụng cho những công trình có quy mô không quá lớn hoặc những phạm vi không thể đưa máy đầm tới được do chật hẹp hoặc khó di chuyển. Đầm thủ công hoàn toàn sử dụng sức người nên thường được đầm bằng gỗ, bê tông, đầm ngang với trọng lượng khoảng 8-10kg, vì vậy hiệu quả không cao cũng như thời gian đầm thường kéo dài hơn so với máy đầm.
Đầm chày cơ giới:
Là phương pháp đầm nện, tuy nhiên phương pháp này có sự can thiệp của máy móc hiện đại và được dùng cho những công trình lớn. Đầm chày cơ giới sử dụng chày đầm có trọng lượng lên đến 4 tấn bằng bê tông cốt thép được treo trên trục có trọng tải 5 tấn ở độ cao 3-5m rồi rơi tự do xuống nền móng, tạo độ nén vô cùng lớn cho nền nhà.
Điểm hạn chế của phương pháp này là khá nguy hiểm và chỉ thực hiện ở không gian rộng.
Để đầm móng nhà đạt hiệu quả cao cần phải đảm bảo đúng kỹ thuật sau. Không nên đầm từ giữa tỏa sang 2 mép mà phải được thực hiện từ 2 mép dồn vào giữa.
Việc đầm móng nhà trong điều kiện khó khăn, chật hẹp cần phải tiến hành đầm bằng các phương tiện cơ giới, còn đối với những chỗ khó đầm, không thể đưa máy móc đến được vị trí cần đầm thì phải đầm thủ công và đảm bảo thực hiện chuẩn kỹ thuật xây dựng.
Đầm lăn
Đầm lăn là phương pháp sử dụng các bánh lăn tại vị trí cần đầm tạo sức nén cố định cho nền móng. Hiện này có các loại: Lu bánh cứng trơn, lu chân cừu, lu bánh lớp.
Trong đó Lu bánh cứng trơn hay còn gọi là đầm lăn mặt nhẵn là phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Còn đầm lu chân cừu thường được dùng trong thuỷ lợi nhiều hơn.
Đầm rung
Đầm rung là phương pháp tạo ra lực rung tác động trực tiếp lên thành ván của khuôn chứa hỗn hợp bê tông bằng máy đầm rung. Nhờ vào lực rung mà tác động xuống ván khuôn bê tông tạo nên độ nén cho nền móng vô cùng hiệu quả. Một lưu ý khi sử dụng máy đầm rung là độ ẩm trong đất phải cao và chỉ đạt hiệu quả tốt nhất cho các loại đất cát, đá cát, đá dăm nhỏ, không thích hợp cho các loại đất dính và khô.

Lưu ý về kỹ thuật đầm móng nhà đạt hiệu quả
Lưu ý khi đắp đất nền
Đắp đất nền là yêu cầu bắt buộc trước khi đầm móng nhà, trước khi đầm móng cần thực hiện đắp đất nền chuẩn kỹ thuật
- Nạo vét sạch sẽ hết bùn hoặc đất hữu cơ trước khi đắp đất nền. Tuy nhiên cũng phải tuỳ thuộc vào thực tế mà có những phương án nạo vét với độ sâu, độ sệt và độ ẩm phù hợp, đồng thời đảm bảo nước ngầm và nước mặt được tiêu thoát.
- Trong quá trình đắp đất nền phải đánh xờm bề mặt nếu nền bằng phẳng hoặc có độ dốc 1:10 đến 1:5.
- Không rải đất đầm từ giữa sang 2 biên mà phải tiến hành rải từ 2 biên vào giữa, chỉ được tiến hành cách rải này đối với nền đất yếu.
- Nếu lớp đất dưới chưa đạt được độ chặt chuẩn thì không được rải lớp đất tiếp theo. Tuỳ thuộc vào quy mô cũng như diện tích công trình khác nhau mà đắp đất nền được tiến hành theo loại đất và cách thức khác nhau.
Lưu ý về lực tác dụng
Khi đầm móng nhà cần đảm bảo lực tác động phù hợp và chuẩn kỹ thuật cho từng phương pháp khác nhau. Cụ thể ở phương pháp đầm động và tĩnh phải sử dụng lực vừa đủ để đất được lèn chắc, nếu lực quá lớn sẽ phá vỡ cấu trúc của nền đất, còn nếu lực quá nhỏ lại không đảm bảo đất được lèn chặt.
Lưu ý về thời gian đầm
Thời gian đầm cũng là một lưu ý quan trọng không nên bỏ qua khi đầm móng nhà bởi khi đầm móng, thời gian chính là yếu tố quyết định móng nền đã đạt được độ chắc hay chưa. Đất đầm sẽ ở những trạng thái khác nhau trong quá trình đầm, vì vậy cần phải chú ý đến vấn đề thời gian đầm sao cho tác dụng lực trong phạm vi quy định:
Lưu ý về độ ẩm
Để việc đầm móng nhà diễn ra và đạt hiệu quả tốt nhất thì cần lưu ý đến độ ẩm hợp lý của nền đất. Nếu đất đạt được độ ẩm tối ưu thì quá trình đầm móng sẽ diễn ra vô cùng thuận lợi. Vì vậy cần phải có sự can thiệp kịp thời nếu độ ẩm của đất không đạt tiêu chuẩn, đất quá khô phải tiến hành tưới nước và đất quá ẩm phải đợi đến khi đất đủ ẩm để quá trình lèn đạt hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý công tác tưới ẩm hoặc giảm độ ẩm cho đất phải được thực hiện bên ngoài mặt bằng thi công để tránh ảnh hưởng đến công trình bạn nhé.
Xem thêm:
- Cách thi công móng cọc
- Thi công móng cọc khoan nhồi
- Thi công móng băng
- Xây nhà từ móng đến mái
- Kỹ thuật đầm móng nhà
- Dấu hiệu móng nhà yếu
- Chi phí đào móng nhà
- Quy trình thi công móng nhà cao tầng
- Thi công móng cọc ly tâm
- Thi công móng bè
- Quy trình thi công móng đơn
- Nghiệm thu công tác móng
Trên đây là kỹ thuật đầm móng nhà mà mà chúng tôi đã tổng hợp và phân tích vô cùng kỹ lưỡng. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn nắm được những kiến thức và kinh nghiệm cơ bản khi đầm móng nhà. Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng chúng tôi trong những phút vừa qua.
Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức xây dựng hữu ích tại:
- Website: https://greenhn.vn/
- Fanpage chính thức: Xây Nhà Trọn Gói GreenHN
- Youtube: Xây Nhà Trọn Gói GreenHN
- Tiktok: Xây nhà trọn gói GreenHN