Việc dự trù kinh phí xây nhà chính xác không chỉ giúp bạn kiểm soát ngân sách mà còn đảm bảo dự án diễn ra suôn sẻ, tránh những khoản chi phí phát sinh không mong muốn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tính giá xây dựng nhà phố một cách chi tiết và dễ hiểu. Từ việc lựa chọn vật liệu, xác định diện tích xây dựng, cho đến cách tính chi phí nhân công và các yếu tố khác, tất cả sẽ được giải thích một cách rõ ràng giúp bạn tự tin hơn trong việc lập kế hoạch và xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình.

Các khoản chi phí cần để hoàn thiện một ngôi nhà phố
Xây dựng nhà ở là một trong những việc trọng đại nhất trong cuộc đời mỗi người. Để đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra suôn sẻ, đúng kế hoạch và tránh phát sinh chi phí không mong muốn, việc áp dụng cách tính giá xây dựng nhà phố một cách chính xác là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, muốn dự toán chi phí xây dựng nhà phố chuẩn nhất thì bạn cần biết các khoản chi phí cơ bản cần có là gì.
Để thi công xây dựng một ngôi nhà hoàn thiện cần các khoản chi phí cơ bản sau:
- Chi phí phá dỡ nhà cũ (nếu có): Bao gồm chi phí thuê nhân công, máy móc, vận chuyển phế thải,... Chi phí này phụ thuộc vào diện tích, kết cấu và tình trạng của nhà cũ.
- Chi phí gia cố nền móng (nếu có): Với những khu vực có nền đất yếu, muốn xây nhà kiên cố, đặc biệt là nhà phố cao tầng thì nhà thầu sẽ phải thực hiện gia cố nền đất. Chi phí này phụ thuộc vào diện tích, độ sâu cần gia cố, loại vật liệu và phương pháp thi công.
- Chi phí xin giấy phép xây dựng: Bao gồm chi phí lệ phí hồ sơ, phí thẩm định, phí cấp giấy phép,... Chi phí này thay đổi tùy theo diện tích, loại hình nhà ở và địa phương.
- Chi phí tư vấn thiết kế: Gồm chi phí thuê kiến trúc sư, kỹ sư thiết kế bản vẽ chi tiết cho công trình, phụ thuộc vào diện tích, độ phức tạp của công trình và từng đơn vị thiết kế.
- Chi phí thi công xây thô và hoàn thiện: Đây là khoản chi phí chính chiếm phần lớn tổng chi phí xây dựng nhà ở. Bao gồm chi phí nguyên vật liệu (gạch, xi măng, thép, cát, đá,...), vận chuyển vật tư, nhân công thi công (thợ xây, thợ điện, thợ nước,...), chi phí máy móc thiết bị, chi phí giám sát thi công,... Chi phí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích, kết cấu, chất liệu thi công, khu vực thi công, thời điểm thi công,...
- Chi phí nội thất (nếu có): Bao gồm chi phí mua sắm các vật dụng nội thất như giường, tủ, bàn ghế, sofa, thiết bị bếp,... Chi phí này phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích và khả năng tài chính của gia chủ.

Đây chỉ là các khoản chi phí cơ bản, trong quá trình xây dựng luôn có khả năng xảy ra những sự cố không lường trước được như thay đổi thiết kế, điều chỉnh vật liệu hay khắc phục sự cố. Do đó, gia chủ nên có kế hoạch dự trù ngân sách chi tiết cho việc xây dựng.
>> Xem thêm: Xây nhà trọn gói gồm những gì? Kinh nghiệm xây nhà trọn gói chất lượng
Những vấn đề chủ nhà thường gặp phải khi tính toán chi phí xây nhà là gì?
Dự toán chi phí xây dựng một công trình không hề đơn giản, nhất là với những gia chủ lần đầu xây nhà thường không nắm rõ các hạng mục chi phí cần thiết, dẫn đến việc ước tính thiếu sót hoặc không chính xác. Vì thế, trong quá trình tính toán khó tránh khỏi những vấn đề cản trở như:
- Không nắm rõ giá thị trường: Giá nguyên vật liệu và nhân công thay đổi thường xuyên tùy thuộc vào thời điểm và tình hình cung cầu. Việc cập nhật giá cả trên thị trường là điều không dễ dàng, đặc biệt là với những người không chuyên.
- Tính toán thủ công dễ gây sai sót: Quá trình tính toán thủ công phức tạp và dễ gây nhầm lẫn, dẫn đến chi phí bị ước tính sai.
- Khó quản lý chi phí phát sinh: Các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng rất khó lường trước và có thể dẫn đến việc vượt quá ngân sách dự kiến. Chẳng hạn như thay đổi thiết kế trong quá trình thi công, thay đổi vật tư dẫn đến phát sinh chi phí.
- Thiếu công cụ so sánh giá cả: Khó khăn trong việc so sánh giá từ các nhà cung cấp khác nhau để chọn ra phương án tối ưu.
- Báo giá không rõ ràng: Các đơn vị thi công đưa ra báo giá chung chung, không chi tiết từng hạng mục.
- Khó lập kế hoạch chi tiết: Không có công cụ hỗ trợ chi tiết có thể khiến việc lập kế hoạch xây dựng không đầy đủ, dẫn đến chi phí bị đội lên ngoài dự tính.

Có những cách tính giá xây dựng nhà phố nào phổ biến hiện nay?
Hiện nay, có hai phương pháp tính toán chi phí xây dựng nhà phố thường được áp dụng là: Cách tính giá xây dựng nhà phố theo m2 và cách tính giá xây dựng nhà phố theo bóc tách khối lượng vật tư.
Cách tính giá xây dựng nhà phố theo mét vuông
Đây là phương pháp phổ biến nhất do tính đơn giản và dễ hiểu. Chủ nhà chỉ cần xác định diện tích xây dựng và nhân với đơn giá trên mỗi mét vuông là ra được chi phí xây nhà tổng quan. Cách tính này phù hợp với công trình có thiết kế đơn giản, không yêu cầu quá cao về chất lượng hoàn thiện, nhằm mang đến cho chủ nhà cái nhìn khái quát tổng thể về mặt chi phí cho căn nhà của mình một cách nhanh nhất.
Để tính diện tích xây dựng nhà ở nhanh chóng và chính xác, bạn có thể tham khảo cụ thể cách tính trong bài viết ⭐️ Cách tính đơn giá xây dựng theo m2 của chúng tôi.
>> Đơn giá xây dựng sẽ do nhà thầu cung cấp, dựa trên những kinh nghiệm tính toán chi phí và phương án thi công khác nhau. Muốn biết đơn giá xây nhà trọn gói bao nhiêu một m2, quý bạn có thể tìm hiểu trên các website báo giá của đơn vị thi công, hoặc tham khảo mức giá khái toán xây dựng của GreenHN như sau:
Đơn giá xây dựng nhà phố phần thô
Diện tích xây dựng | Hiện đại (VNĐ/m2) | Tân cổ điển (VNĐ/m2) | Cổ điển (VNĐ/m2) |
<200m2 | 3.750.000 - 4.290.000 | 3.950.000 - 4.390.000 | 4.090.000 - 4.590.000 |
200 - 350m2 | 3.650.000 - 3.950.000 | 3.750.000 - 4.050.000 | 3.850.000 - 4.350.000 |
350 - 500m2 | 3.500.000 - 3.850.000 | 3.500.000 - 3.950.000 | 3.750.000 - 4.250.000 |
>500m2 | 3.300.000 - 3.750.000 | 3.450.000 - 3.850.000 | 3.650.000 - 4.150.000 |
Đơn giá xây dựng nhà phố phần hoàn thiện
Diện tích xây dựng | Hiện đại (VNĐ/m2) | Tân cổ điển (VNĐ/m2) | Cổ điển (VNĐ/m2) |
<200m2 | 2.750.000 - 2.950.000 | 2.950.000 - 3.390.000 | 3.950.000 - 3.590.000 |
200 - 350m2 | 2.990.000 - 3.150.000 | 3.150.000 - 3.590.000 | 3.590.000 - 3.790.000 |
350 - 500m2 | 3.090.000 - 3.290.000 | 3.290.000 - 3.890.000 | 3.890.000 - 4.290.000 |
>500m2 | 2.750.000 - 2.950.000 | 2.950.000 - 3.390.000 | 3.950.000 - 3.590.000 |
Đơn giá xây dựng nhà phố trọn gói phần thô + hoàn thiện
Diện tích xây dựng | Hiện đại (VNĐ/m2) | Tân cổ điển (VNĐ/m2) | Cổ điển (VNĐ/m2) |
<200m2 | 5.950.000 - 6.299.000 | 6.990.000 - 7.680.000 | 7.990.000 - 8.590.000 |
200 - 350m2 | 6.190.000 - 6.500.000 | 7.380.000 - 7.790.000 | 8.380.000 - 8.790.000 |
350 - 500m2 | 6.399.000 - 6.790.000 | 7.550.000 - 7.999.000 | 8.580.000 - 8.990.000 |
>500m2 | 5.950.000 - 6.299.000 | 6.990.000 - 7.680.000 | 7.990.000 - 8.590.000 |
Lưu ý: Mức giá trên chỉ mang tính tham khảo, đơn giá sẽ thay đổi tùy theo thời điểm và điều kiện cụ thể của mỗi công trình. Để được tư vấn và báo giá chi tiết, hãy liên hệ ngay GreenHN theo hotline 0967.212.388 - 0922.77.11.33 - 0922.99.11.33. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng bạn!
✅ Tham khảo: Báo giá xây nhà trọn gói mới nhất

Cách tính giá xây dựng nhà phố theo bóc tách vật tư
Một ngôi nhà hoàn thiện cần hàng trăm chủng loại vật tư và hàng ngàn chi tiết nhỏ cần lưu ý. Do đó, khi xây nhà gia chủ không chỉ quan tâm tới giá xây nhà bao nhiêu tiền 1m2 xây dựng mà còn cần biết nhà mình làm vật liệu gì, chủng loại và chất lượng ra sao, làm như thế nào,....
Hiểu đơn giản, lập dự toán chi tiết theo bóc tách lượng vật tư tức là dùng gì thì tính đó (bóc tách khối lượng bê tông cho móng, tường sàn, bóc tách lượng gạch, đá, cát, xi măng,....). Sau khi bóc tách khối lượng từng hạng mục công việc, bạn sẽ tính toán tổng chi phí cho từng hạng mục đó dựa trên đơn giá thị trường. Cuối cùng, cộng dồn tổng chi phí của tất cả các hạng mục lại sẽ cho ra tổng chi phí xây dựng nhà phố.
Đây được xem là cách tính giá xây dựng nhà phố sát với thực tế nhất, phù hợp cho mọi loại nhà, kể cả những nhà có thiết kế phức tạp. Quá trình tính toán được thể hiện rõ ràng, minh bạch, linh hoạt điều chỉnh theo nhu cầu của gia chủ. Phương pháp này cho phép tính toán chi phí xây dựng một cách chính xác nhất, bao gồm cả chi phí vật tư, nhân công, thiết bị, vận chuyển,... từ đó hạn chế rủi ro cho cả nhà thầu và chủ đầu tư.
Tuy nhiên, để có thể bóc tách vật tư chính xác, bạn cần có bản vẽ kiến trúc, kết cấu chi tiết của công trình. Ngoài ra, việc bóc tách vật tư, tính toán khối lượng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, cần có kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu nên phương pháp này là thách thức cho chủ nhà và các đơn vị thi công nhỏ lẻ. Do đó, khi lựa chọn đơn vị thi công thì báo giá chi tiết, minh bạch là phần quan trọng thể hiện năng lực của nhà thầu.
>> Để tiết kiệm thời gian và hạn chế việc sai sót, gia chủ có thể sử dụng công cụ tính chi phí xây dựng của GreenHN. Chỉ với vài thao tác đơn giản, nhập đầy đủ thông tin liên quan đến công trình, công cụ dự toán sẽ đưa ra kết quả nhanh chóng và chuẩn xác.
Hướng dẫn chi tiết cách tính giá xây dựng nhà phố đơn giản, chính xác
Nội dung sau đây, GreenHN chia sẻ các bước cơ bản trong cách tính giá xây dựng nhà phố theo phương pháp bóc tách khối lượng và lập bảng dự toán chi tiết. Quy trình này diễn ra sau khi chủ đầu tư đã có hồ sơ thiết kế xây dựng hoàn chỉnh với đầy đủ thông số kỹ thuật về kích thước, diện tích, mẫu mã của từng hạng mục công trình (nền móng, dầm, sàn, mái, cửa,...). Bản vẽ càng chi tiết, việc tính toán chi phí càng chính xác.
Bước 1: Xác định danh mục khối lượng công việc Căn cứ vào Bản vẽ thiết kế kỹ thuật để tính toán, đo bóc khối lượng và Định mức của công việc để lập bảng danh mục liệt kê các hạng mục cần thực hiện cùng đơn vị tính tương ứng. Ví dụ, khi đo bóc khối lượng cho một móng bê tông, cần liệt kê các công tác như sau: Đào đất (m³, 100m³), Lắp đặt và tháo dỡ ván khuôn (m², 100m²), Lắp đặt cốt thép (kg, tấn), Đổ bê tông (m³), và cuối cùng là Lấp đất, đầm chặt (m³, 100m³).
Bước 2: Tham khảo giá vật tư và chi phí nhân công
Tìm hiểu giá thị trường của từng loại vật tư, nhân công từ các nhà cung cấp, đối tác tại thời điểm dự toán. Tham khảo giá vật liệu xây dựng của nhiều đơn vị cung cấp khác nhau để có được mức giá tốt nhất. Thông tin giá cả cần được cập nhật thường xuyên để có được thông tin chính xác nhất.
✅ Xem thêm:
Bảng báo giá vật liệu xây dựng cập nhật mới nhất Hướng dẫn cách tính giá vật tư đơn giản, chính xác
Bước 3: Lập bảng dự toán chi tiết
- Nhập liệu: Nhập các thông tin về khối lượng, đơn giá vào phần mềm dự toán hoặc bảng tính.
- Tính toán chi phí: Phần mềm hoặc bảng tính sẽ tự động tính toán tổng chi phí cho từng hạng mục và tổng chi phí của toàn bộ công trình.
- Phân tích chi phí: Phân tích chi phí để xác định các hạng mục chiếm tỷ lệ lớn và tìm kiếm giải pháp tối ưu hóa.
Bước 4: Cộng dồn chi phí cho từng hạng mục để ra được tổng chi phí xây nhà
Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh dự toán
Sau khi lập bảng dự toán, cần kiểm tra lại để đảm bảo không bỏ sót hạng mục nào và điều chỉnh nếu cần thiết, tùy thuộc vào ngân sách của chủ nhà.
Bước 6: Trình duyệt và thống nhất với chủ nhà
Cuối cùng, bảng dự toán cần được trình bày cho chủ đầu tư để thống nhất về các khoản chi phí và hạng mục thi công. Sau khi được phê duyệt, bảng dự toán này sẽ là cơ sở để triển khai thi công.
>> Chuyên gia GreenHN chia sẻ bí kíp tính giá xây nhà chuẩn xác tới 99%. Mời quý bạn cùng theo dõi!
Ví dụ về cách tính giá xây dựng nhà phố
Giả sử gia chủ muốn xây dựng một ngôi nhà phố 5 tầng 1 tum với diện tích sàn mỗi tầng là 50m2, tổng diện tích xây dựng khoảng 300m2. Công năng tầng 1 làm khu vực để xe, tầng 2 và 3 cho thuê kinh doanh, tầng 4, 5 để ở và tầng tum là phòng thờ, nhà kho và sân phơi.
Sau khi có bản vẽ thiết kế chi tiết, đội ngũ GreenHN đã tiến hành bóc tách khối lượng vật tư và tìm hiểu đơn giá thị trường, bảng dự toán chi phí xây nhà phố 5 tầng 1 tum tại thời điểm dự toán tham khảo như sau:
Chi phí thi công xây dựng phần thô

Chi phí thi công xây dựng phần hoàn thiện

🔶 Tìm hiểu thêm:
Các tính chi phí xây nhà 2 tầng chính xác không thể bỏ qua Xây nhà 3 tầng giá bao nhiêu? Dự toán chi phí xây nhà 6 tầng chuẩn xác 99% Báo giá chi phí xây chung cư mini cho thuê mới nhất
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá xây dựng nhà phố
Chi phí xây dựng nhà phố bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm:
- Vị trí xây dựng: Giá đất, chi phí vận chuyển vật liệu, chi phí nhân công ở các khu vực khác nhau sẽ khác nhau. Nếu bạn xây dựng ở khu vực đô thị lớn, giá cả có thể cao hơn nhiều so với vùng quê.
- Kiểu dáng, kiến trúc: Thiết kế phức tạp, nhiều chi tiết trang trí sẽ làm tăng chi phí thi công và vật liệu. Do vậy, nếu bạn có ý định xây dựng một công trình độc đáo và mới lạ, hãy chuẩn bị cho ngân sách lớn hơn.
- Chất lượng vật liệu: Vật liệu xây dựng cao cấp, nhập khẩu thường có giá thành cao hơn so với vật liệu thông thường. Tuy nhiên, chất lượng vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của công trình.
- Kết cấu nhà: Nhà có nhiều tầng, diện tích lớn, có hầm, tầng tum... sẽ có chi phí xây dựng cao hơn. Mỗi tầng thêm vào đồng nghĩa với việc phải đầu tư thêm vào các hệ thống điện nước và an toàn.
- Thời điểm xây dựng: Giá vật liệu, nhân công có thể thay đổi theo mùa vụ và thời điểm. Để tiết kiệm chi phí, bạn nên chọn thời điểm xây dựng phù hợp.
- Báo giá của nhà thầu thi công: Mỗi đơn vị thi công có mức giá và chất lượng dịch vụ khác nhau. Do đó, việc chọn nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng công trình và tiết kiệm chi phí.

Cẩn trọng khi lựa chọn nhà thầu thi công xây nhà phố
Câu nói "tiền nào của nấy" luôn đúng trong ngành xây dựng. Việc lựa chọn nhà thầu không chỉ đơn thuần là so sánh giá cả, bởi những nhà thầu uy tín thường cung cấp mức giá hợp lý, tức là giá cả tương xứng với chất lượng công trình và dịch vụ.
Nhiều chủ đầu tư thường bị hấp dẫn bởi những mức giá "hời" mà không để ý đến những chi tiết nhỏ. Một số nhà thầu có thể đưa ra báo giá thấp để thu hút khách hàng nhưng lại chưa tính nhiều hạng mục quan trọng. Sau khi ký hợp đồng, các khoản chi phí phát sinh sẽ được tính thêm cho những hạng mục này, như chi phí vệ sinh công trình, xử lý các vấn đề kỹ thuật, đổ bê tông,... Điều này khiến chủ đầu tư phải đối mặt với những khoản chi phí phát sinh không mong muốn.
Ngoài ra, một số nhà thầu khác lại cố tình báo giá thấp để cạnh tranh, sau đó sử dụng vật liệu kém chất lượng để bù lại. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình và tuổi thọ của ngôi nhà.
Để tránh gặp phải những rủi ro trên, chủ đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn nhà thầu. Hãy tìm hiểu kỹ về năng lực, kinh nghiệm, uy tín của các đơn vị thi công, so sánh báo giá từ nhiều nguồn khác nhau và đặc biệt chú ý đến các điều khoản trong hợp đồng.
>> Hãy để GreenHN giúp bạn khái toán và báo giá chi tiết theo vật tư dự kiến chi tiết và minh bạch. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi 0967.212.388 - 0922.77.11.33 - 0922.99.11.33 để được hỗ trợ tận tình nhất!
Một số mẹo giúp tiết kiệm chi phí xây dựng nhà phố
Xây dựng nhà ở là một khoản đầu tư lớn, vì vậy việc tiết kiệm chi phí là điều mà nhiều gia chủ quan tâm. Dưới đây là một số mẹo hữu ích để bạn có thể giảm thiểu chi phí xây dựng nhà phố mà vẫn đảm bảo chất lượng:
- Lựa chọn nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm: Một nhà thầu có kinh nghiệm sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn từ khâu thiết kế đến thi công, tránh các lỗi phát sinh và giảm thiểu chi phí không cần thiết. Hãy dành thời gian để tìm hiểu và lựa chọn một nhà thầu xây nhà trọn gói phù hợp trước khi bắt đầu xây dựng.
- Lựa chọn thiết kế đơn giản, tối ưu hóa công năng: Thiết kế nhà đơn giản, tránh thiết kế quá cầu kỳ, phức tạp, tập trung vào các không gian chức năng cần thiết sẽ giúp tiết kiệm chi phí vật liệu và thi công. Bạn có thể tham khảo những mẫu thiết kế nhà phố tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng.
- Sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp: Không cần chọn những vật liệu cao cấp đắt đỏ nếu không cần thiết. Hãy tìm kiếm những loại vật liệu chất lượng tốt với giá cả phải chăng để tối ưu hóa chi phí. Ưu tiên sử dụng vật liệu tại địa phương, hay vật liệu xây dựng sản xuất trong nước thường có giá thành rẻ hơn và dễ tìm mua.
- Lên kế hoạch chi tiết, quản lý chi phí chặt chẽ: Việc lên kế hoạch chi tiết từ khâu thiết kế, chọn vật liệu đến giám sát thi công sẽ giúp bạn kiểm soát chi phí tốt hơn, tránh được các phát sinh không đáng có.
- Chọn thời điểm xây dựng hợp lý: Nếu có thể, hãy xây nhà vào mùa khô, tránh mùa mưa bão để giảm chi phí phát sinh liên quan đến thời gian thi công kéo dài và thiệt hại do thời tiết.
- Tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có: Sử dụng lại một số vật liệu cũ hoặc tự làm một số hạng mục đơn giản để giảm chi phí. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Việc tính toán giá xây dựng nhà phố một cách chính xác là vô cùng quan trọng để chủ nhà quản lý tốt chi phí, tránh phát sinh rủi ro trong quá trình thi công. Đừng để những con số làm khó bạn trong hành trình xây dựng tổ ấm! Hãy để GreenHN - đơn vị thiết kế và thi công uy tín, đồng hành cùng bạn từ bước lên ý tưởng đến hoàn thiện công trình. Liên hệ ngay hôm nay để nhận tư vấn chi tiết cho công trình của bạn!
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG GREENHN
BT1-16 Khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57- Tổng cục V, Bộ Công An - X.Tân Triều - H.Thanh Trì - TP Hà Nội.
Hotline: 0967.212.388 - 0922.77.11.33 - 0922.99.11.33
Website: https://greenhn.vn/
Fanpage Xây Nhà Trọn Gói GreenHN
Youtube: Xây Nhà Trọn Gói GreenHN
Tiktok: Xây nhà trọn gói GreenHN
Với những thông tin và hướng dẫn cụ thể trong bài viết này, hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về cách tính giá xây dựng nhà phố. Chúc bạn thành công trong dự án xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình!