Chia Sẻ Kiến Thức, Chia sẻ kinh nghiệm Xây dựng, Thi Công Xây Dựng Nhà Ở, Thiết Kế Kiến Trúc

Bí quyết xây tầng hầm không bị thấm mà bạn không nên bỏ qua

Bí quyết chống thấm tầng hầm

Hiện tượng bị thấm là hiện tượng xảy ra ở hầu hết các công trình xây dựng do không được chống thấm đúng cách. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng. Vậy nguyên nhân nào khiến cho công trình bị thấm nhất là tầng hầm. Hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ bí quyết xây tầng hầm không bị thấm đến bạn đọc để các bạn có được công trình chất lượng tốt, chắc chắn. Còn chần chừ gì mà không theo dõi ngay bài viết của chúng tôi.

Bí quyết chống thấm tầng hầm

Bí quyết chống thấm tầng hầm

Nguyên nhân nào khiến tầng hầm bị thấm?

Tầng hầm bị thấm làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình, khiến thời gian sử dụng bị giảm xuống là do một số nguyên nhân sau:

  • Bản thiết kế chưa phù hợp, không thiết kế rõ những lớp cần có để chống thấm.
  • Quy trình chống thấm chưa được thực hiện đúng, hầu hết là đổ bê tông xong mới chống thấm khiến các công trình phải xử lý chống thấm lại gây tốn chi phí và thời gian.
  • Trong quá trình thi công, nhà thầu đổ bê tông kém chất lượng gây ra độ rỗng và bị nứt làm công trình dễ dàng bị thấm.
  • Xử lý chống thấm theo kiểu đối phó hay sử dụng chất chống thấm kém chất lượng, thi công không đúng quy trình.
  • Việc thay đổi thiết kế hay sửa chữa công trình không đúng cách cũng là nguyên nhân chính khiến tầng hầm bị thấm bởi khi thay đổi kết cấu sẽ khiến liên kết giữa các
  • Một nguyên nhân không thể thiếu khiến tầng hầm bị thấm là do tầng hầm nằm dưới đất, chịu tác động của các mạch nước ngầm cũng như hệ thống cấp thoát nước làm tăng nguy cơ bị thấm.
  • Đường ống nước của công trình bị rò rỉ lâu ngày không phát hiện và được xử lý kịp thời cũng khiến tầng hầm dễ thấm.
  • Bên cạnh đó, Việt Nam ta thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên có thời điểm sàn nhà bị nồm, ẩm kéo dài dễ phá hủy bề mặt và cấu trúc vật liệu.

Các vị trí gây thấm tầng hầm

Tầng hầm bị thấm ở các bề mặt thì cần thời gian dài, tuy nhiên có những vị trí làm tăng tốc độ thấm tầng hầm làm ảnh hưởng đến cấu tạo. 

  • Thấm ở mạch ngừng: hầu hết các công trình đều bị thấm ở đây do quá trình đổ bê tông không được diễn ra liên tục hoặc kỹ thuật đổ bị lỗi hay không đặt các băng cản nước ở vị trí mạch ngừng.
  • Ở khe co giãn, khe nhiệt: bê tông không được đổ đúng theo quy trình nên tạo ra các khe, vì vậy nước cũng có thể thấm qua các vị trí này.
  • Sàn và vách tầng hầm do bị nứt bê tông: quá trình thi công không đúng làm kết cấu của công trình không ổn định khiến công trình dễ xảy ra tình trạng bị nứt, vì vậy nước cứ theo đường nứt ngấm dần vào bên trong làm công trình bị xuống cấp.

Bí quyết xây tầng hầm không bị thấm

Để công trình có thể sử dụng trong thời gian dài thì bí quyết xây tầng hầm không bị thấm là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với tất cả các gia chủ cũng như chủ đầu tư cần phải biết.

Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng

Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng

Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng

Dùng màng khò nóng để chống thấm cho tầng hầm nên chọn màng chống thấm Bitum. Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng cần được làm theo thứ tự:

  • Quét lớp tạo dính bằng cách lu sơn mỏng và đều phủ kín bề mặt bê tông.
  • Khi lớp quét khô thì tiến hành dán màng chống thấm sao cho bề mặt khò phải được úp xuống dưới, sau đó đặt đèn khò thổi lên tấm trải.
  • Cuốn ngược lại và làm như bước trên để bề mặt tan chảy giúp lớp màng dính vào đề mặt đã tạo lót.
  • Nếu có bong bóng sau khi khò thì đâm thủng đến khi thoát hết khí rồi dán đè tấm khác lên với biên độ chồng là 50mm.

Bí quyết xây tầng hầm không bị thấm bằng cách sử dụng màng chống thấm tự dính

Chống thấm tầng hầm bằng màng tự dính

Chống thấm tầng hầm bằng màng tự dính

Đây là cách đơn giản nhất để chống thấm tầng hầm. Bạn chỉ cần trải màng chống thấm lên toàn bộ bề mặt cần thi công rồi bóc hết lớp nilon ra.

Màng chống thấm tự dính là màng chống thấm nguội nên không cần tác dụng nhiệt, biên độ chồng giữa các lần là 70mm đến 100mm.

Sau khi dán xong thì tiến hành trái lớp bê tông dày từ 3cm đến 4cm lên bề mặt thi công để bảo vệ bề mặt màng.

Chống thấm bằng sản phẩm dạng quét

Chống thấm bằng sản phẩm dạng quét

Chống thấm bằng sản phẩm dạng quét

Chống thấm bằng sản phẩm dạng quét cần được tiến hành và đạt yêu cầu như sau:

  • Bão hòa nước để tránh bê tông háo nước dẫn đến chất chống thấm không thấm sâu vào bê tông. 
  • Sau đó tiến hành thi công quét từ 2 đến 3 lớp để phủ kín bề mặt thi công. Mỗi lớp quét phải cách nhau từ 2 đến 24h (tức là lớp trước khô mới có thể quét lớp sau) như vậy mới đảm bảo chất lượng khi chống thấm. Độ dày của mỗi lớp chống dính là 1mm và khoảng 2 đến 6kg/m2.

Những lưu ý khi xây tầng hầm để không bị thấm

Để tầng hầm không bị thấm cần lưu ý những điều sau:

  • Cấu tạo các lớp chống thấm từ dưới lên gồm: lớp bê tông lót, lớp láng vữa  xi măng cát chống thấm, lớp sơn chống thấm và lớp giấy cao su dày từ 3 đến 5cm.
  • Khi thi công, bê tông tường và nền cần được đầm kỹ để tăng độ kết dính, chặt chẽ tránh bị rỗng.
  • Khi láng vữa xi măng chống thấm cần phải làm liên tục, không được dừng tránh bị đứt đoạn sẽ không có sự liên kết.
  • Lớp sơn chống thấm cần đạt đủ tiêu chuẩn về độ dày của thiết kế.
  • Xây tường gạch trên bê tông cách nhau khoảng 15 đến 20cm. Phía trên sàn rỗng cần đổ lớp bê tông chống thấm dày 6 đến 8cm.
  • Bên cạnh đó cần phun ép hồ xi măng để lắp chặt khe tiếp giáp.
  • Sau khi đổ bê tông nền xong cần kiểm tra lại xem có bị thấm nước không, nếu có cần tiến hành hoạt phụt hồ xi măng để đảm bảo nền bê tông không bị thấm.

Trên đây là những chia sẻ về bí quyết xây tầng hầm không bị thấm của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các gia chủ cũng như chủ đầu tư đã có tầng hầm có thể biết được nguyên nhân tầng hầm của nhà mình bị thấm và có cách xử lý kịp thời để đảm bảo chất lượng công trình. Đối với những gia chủ chuẩn bị xây công trình có tầng hầm sẽ có kinh nghiệm để có thể chống thấm tốt cho công trình của mình.

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]