Những ngôi nhà phố thường có diện tích hạn chế, khả năng lấy sáng kém khiến gia chủ luôn cảm thấy khó chịu, ngột ngạt và bí bách. Do đó, nhà lệch tầng chính là một trong những giải pháp kiến trúc tuyệt vời cho những không gian có diện tích hạn chế. Lối kiến trúc này không chỉ tạo sự độc đáo, mới lạ cho ngôi nhà mà còn giúp gia chủ tận dụng tối đa diện tích xây dựng đồng thời mang lại không gian thoáng đãng. Chúng ta cùng điểm qua đặc điểm, công năng của loại hình kiến trúc này nhé!
Mẫu nhà lệch tầng – phong cách kiến trúc mới
Nhà lệch tầng là gì?
Không giống như những ngôi nhà cao tầng thông thường có các tấm sàn đổ dài xuyên suốt, nhà lệch tầng là công trình có các mặt sàn nhà nằm so le với nhau và không nằm trên cùng một mặt phẳng. Thông thường, đối với những ngôi nhà lệch tầng sẽ thiết kế cầu thang ở giữa nhà, các phòng bao xung quanh giúp việc di chuyển được thuận tiện, rút ngắn thời gian đi lại và tạo điểm nhấn cho không gian nội thất. Bên cạnh đó, phần cầu thang thường được thiết kế thêm giếng trời giúp không gian ngôi nhà đón được nhiều ánh sáng tự nhiên hơn khiến ngôi nhà trở nên đẹp, bắt mặt và thông thoáng hơn. Đồng thời, kiểu thiết kế này giúp việc đi lại trong nhà phố dễ dàng hơn, hạn chế sử dụng điện năng.
Nhà lệch tầng hiện nay được chia làm 2 nhóm chính:
- Nhà có phần bếp và nhà ăn nâng lên vài bậc nhằm chia không gian phía trước và sau của ngôi nhà.
- Nhà có một sàn lửng và có cầu thang đi lên, tầng dưới được dùng để làm nhà để xe, nhà kho hoặc nhà vệ sinh.
Có nên xây nhà lệch tầng không?
Nhà lệch tầng là khái niệm còn khá mới lạ đối với người dân Việt Nam. Bởi từ xa xưa, những ngôi nhà đều được thiết kế và xây dựng các tấm sàn đổ dài xuyên suốt, thẳng tắp. Chính vì vậy mà nó tạo cho người ở cũng như mọi người xung quanh cảm giác an toàn về độ chắc chắn, vững chãi. Còn khi nhìn vào kết cấu của nhà lệch tầng, cảm giác đầu tiên của mọi người chính là sự lỏng lẻo, không chắc chắn và lo sợ nó có thể đổ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, đây là khi mọi người chưa thực sự hiểu hết về kết cấu, công năng của nhà lệch tầng.
Ưu điểm của nhà lệch tầng
Mang đến không gian thoáng đãng
Khi nhìn từ trên cao xuống, kiểu thiết kế so le giữa các tầng giống như ống hút gió giúp không gian ngôi nhà luôn thoáng mát và tràn ngập ánh sáng. Thông qua giếng trời, mọi ánh sáng sẽ rọi xuống toàn bộ không gian ngôi nhà giúp gia đình tiết kiệm được chi phí sử dụng điện năng.
Tiết kiệm diện tích
Đối với những ngôi nhà lệch tầng, bạn hoàn toàn có thể linh hoạt trong việc thiết kế các không gian. Bởi độ cao của trần được phép tùy chọn, không cố định hay không cứng nhắc về chiều cao của tầng. Nhờ đó mà không gian của ngôi nhà trở nên rộng hơn, thông thoáng hơn. Ngoài ra, bạn có thể xây thêm lan can, gác lửng phía trên để làm nơi thư giãn hay làm nhà kho, phía dưới có thể tận dụng làm gara để xe. Nếu biết tận dụng chiếu nghỉ làm hành lang nối giữa 2 phòng thì diện tích của ngôi nhà sẽ được tiết kiệm hơn rất nhiều.
Tạo vẻ đẹp đa chiều, độc đáo, mới lạ
Các không gian trong nhà nằm so le với nhau nên tầm nhìn sẽ rất đa dạng, tạo cảm giác ngôi nhà có chiều sâu. Cứ khoảng 10 đến 15 bậc thang lại có thể nhìn thấy một không gian mới lạ, khác biệt hoàn toàn.
Tạo tầm nhìn đẹp
Một trong những ưu điểm của nhà lệch tầng chính là tầm nhìn đẹp. Dù đứng ở vị trí nào trong không gian ngôi nhà bạn vẫn có thể nhìn thấy những không gian mới lạ, tầm nhìn giữa các tầng vô cùng đa dạng, theo từng cung bậc khiến ta không bao giờ cảm thấy nhàm chán. Những ngôi nhà truyền thống vốn thẳng, đều nên sẽ tạo cảm giác đơn điệu, nên khi có sự thay đổi về cao độ, kiến trúc sẽ mang lại dáng vẻ lạ lẫm, mới mẻ cho không gian ngôi nhà.
Nhà lệch tầng 3 tầng 1 tum
Gần gũi với thiên nhiên
Do thiết kế kiểu kiến trúc lệch nên các tầng của ngôi nhà đều đón được nắng, ánh sáng tự nhiên. Nhờ đó đã mang ngôi nhà lại gần hơn với thiên nhiên, giúp cuộc sống trở nên tươi mới, ý nghĩa hơn. Các tấm sàn không được kéo dài thẳng suốt diện tích mà luôn thay đổi, tạo ra những ống hút gió xiên giữa các tầng, len lỏi vào khoảng không giúp con người cảm thấy dễ chịu hơn. Tại các khu vực chiếu nghỉ, bạn có thể tận dụng để trồng cây xanh làm tăng vẻ đẹp cho không gian ngôi nhà và tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Nhược điểm của nhà lệch tầng
Phụ thuộc vào quy hoạch
Về cao độ, nhà lệch tầng có thể không phù hợp với một số quy hoạch cụ thể về chiều cao từng tầng bởi thiết kế của nó có sự khác biệt so với công trình truyền thống. Bên cạnh đó, việc thiết kế nhà vệ sinh riêng cho từng tầng là không thể thiếu do kiểu kiến trúc này có nhiều bậc thang, khó đi lại. Việc để mỗi tầng có một nhà vệ sinh sẽ giúp thuận tiện cho việc đi lại và sử dụng.
Gây bất tiện cho người già, trẻ nhỏ
Tổng thể nhà lệch tầng được chia ra thành nhiều không gian với độ cao khác nhau nên sẽ gây khó khăn khi di chuyển cho người già và trẻ nhỏ. Bởi chỉ cần bước ra khỏi cửa phòng là sẽ thấy những bậc lên xuống cầu thang.
Đòi hỏi kiến trúc sư có chuyên môn cao khiến chi phí xây dựng tăng cao
Do nhà lệch tầng có kết cấu không đồng trục lên diện tích bức tường và vật tư cần dùng sẽ tăng lên. Điều này giúp tăng khả năng chống đỡ các tầng ở phía trên tránh xảy ra tình trạng không mong muốn.
Bên cạnh đó, việc thiết kế và thi công cũng đòi hỏi tính toán chính xác về độ cao, khả năng chịu lực, tải trọng của các tầng trên và số lượng bậc thang so với chiều cao,…Do đó, kiểu kiến trúc này đòi hỏi kiến trúc sư giàu chuyên môn và kinh nghiệm.
Dễ bị rườm rà, rối mắt
Có rất nhiều gia chủ thấy kiểu kiến trúc này giúp không gian ngôi nhà trở nên rộng hơn mà lựa chọn trang trí quá nhiều đồ nội thất sẽ khiến không gian của ngôi nhà trở nên chật chội, vướng víu và làm mất đi tính thẩm mỹ.
Qua những ưu và nhược điểm trên, có thể thấy việc nên xây nhà lệch tầng hay không còn phụ thuộc vào mặt bằng xây dựng, nhu cầu sử dụng và nguồn ngân sách của gia chủ. Trên thực tế, kiểu nhà này sẽ phù hợp với công trình có diện tích nhỏ, chiều rộng mặt tiền hạn chế nhưng chiều sâu tốt. Còn với những công trình có diện tích rộng rãi, đất hình vuông thì nên xây theo kiểu truyền thống. Bởi nếu xây nhà lệch tầng sẽ khiến công trình không đẹp mắt, tạo cảm giác thô cứng.
Chi phí xây nhà lệch tầng
Chi phí xây nhà luôn là vấn đề mà mọi gia chủ quan tâm khi có ý định xây cho mình một ngôi nhà mới. Bởi mỗi kiểu kiến trúc, phong cách khác nhau thì chi phí thiết kế và xây dựng sẽ có sự chênh lệch. Chi phí xây nhà lệch tầng sẽ có chi phí cao hơn so với những ngôi nhà ống truyền thống do nhu cầu vật tư hoàn thiện cũng như diện tích xây tường tăng lên khó nhiều.
Ví dụ: một ngôi nhà lệch tầng có diện tích 5 x 20m (3 tầng). Chi phí kết khoảng bao nhiêu?
Chi phí xây nhà lệch tầng hết bao nhiêu?
Diện tích xây dựng
- Móng = 5 x 20 x 50% = 50m2
- Diện tích tầng trệt = 5 x 20 x 100% = 100m2
- Diện tích lầu 1 = 5 x 20 x 100% = 100m2
- Diện tích lầu 2 = 5 x 20 x 100% = 100m2
- Diện tích mái = 5 x 20 x 50% = 50m2
=> Tổng diện tích xây dựng = 50 + 100 + 100 + 100 + 50 = 400m2
Tuy nhiên, 400m2 sàn xây dựng chưa phải là con số chính xác vì diện tích này chưa bao gồm sân trước, sau, gara,…
Chi phí thiết kế
Nhà lệch tầng có cấu trúc rườm rà nên đòi hỏi kỹ thuật cao. Do đó, chi phí thiết kế nhà 3 tầng trên thị trường là 150.000 VNĐ/m2.
Do đó, chi phí thiết kế tính theo m2 = 150.000 x 400 = 60.000.000 VND.
Chi phí xây dựng
Đơn giá phần thô và nhân công hoàn thiện dao động từ 2.800.000 VNĐ/m2 đến 3.200.000 VNĐ/m2.
Đơn giá trọn gói dao động từ 5.500.000 VNĐ/m2 đến 6.500.000 VNĐ/m2.
Tổng chi phí phần thô và nhân công hoàn thiện = 400 x 3.000.000 = 1.200.000.000 VNĐ.
Chi phí xây nhà trọn gói = 400 x 6.000.000 = 2.400.000.000 VNĐ.
=> Chỉ với 2.400.000.000 VNĐ bạn sẽ sở hữu được ngôi nhà lệch tầng với 3 tầng, mặt tiền 5m2 và đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình.
Những lưu ý khi xây nhà lệch tầng
Nhà lệch tầng ngày càng được ưa chuộng trong thi công xây dựng công trình nhà ở bởi kiểu kiến trúc này không chỉ giúp tiết kiệm diện tích mà còn là điểm nhấn trong kiến trúc. Tuy nhiên, theo phong thủy, kiểu kiến trúc này không phải nhà tốt vì xây không khéo sẽ biến thành các luồng khí xung từ mặt sàn tác động vào đời sống, sinh hoạt con người. Do đó, bạn cần lưu ý một số điều sau khi xây nhà lệch tầng để đảm bảo đời sống của các thành viên trong gia đình và có thể đón được may mắn, tài lộc và thành công.
Mẫu nhà lệch tầng giúp ngôi nhà đón được nhiều ánh sáng và gió tự nhiên
- Số tầng liên quan đến ngũ hành của ngôi nhà nên sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của gia chủ. Số tầng của ngôi nhà tương ứng với các hành sau: nhà 1 tầng tương ứng với hành Thủy, nhà có 2, 5 và 8 tầng tương ứng với hành Thổ, nhà 3, 4 tầng tương ứng với hành Mộc,…Do đó, bạn nên dựa vào số tuổi của mình để chọn số tầng phù hợp. Tuy nhiên, nhiều gia chủ không thể xây nhà đúng với số tầng phù hợp với tuổi mệnh của mình được bởi nó còn phụ thuộc và nguồn ngân sách của gia đình. Vì vậy, gia chủ nên làm gian nhà theo số lẻ để tránh những cột trụ nằm ngay khu vực giữa nhà hay còn gọi là trung cung, đây là cung phạm phong thủy.
- Cầu thang được đánh giá là một trong những vị trí quan trọng trong phong thủy nhà ở. Bởi đây không chỉ là nơi đi lại của các thành viên trong gia đình mà còn là nơi ảnh hưởng đến vận khí, sức khỏe và thành công của gia chủ. Do đó, hướng của cầu thang không nên quay ra phía trước cửa nhà sẽ khiến tài lộc, của cải đi mất. Bên cạnh đó, cũng không nên đâm thẳng vào bếp hay nhà vệ sinh vì đây là nơi không sạch sẽ sẽ làm tổn hao năng lượng. Ngoài ra, số lượng bậc cầu thang phải theo đúng công thức 4n+1 tức bậc cuối cùng sẽ rơi vào cung sinh.
- Chiều cao tầng không nên quá thấp để giúp không gian trong nhà được thông thoáng, sinh khí cũng tốt hơn.
- Ngoài ra, khi thiết kế cầu thang, tuyệt đối không được bố trí ở giữa nhà bởi cầu thang được xem là mệnh Mộc, giữa nhà được xem là mệnh Thổ mà Mộc khắc Thổ khiến mọi điều trong cuộc sống của gia đình đều không tốt.
Nhà lệch tầng không chỉ giúp giải quyết vấn đề về diện tích, độ thông thoáng mà còn tạo nên sự độc đáo, mới lạ trong kiến trúc nhà ở. Hy vọng, những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm lựa chọn về kiểu dáng cho ngôi nhà trong tương lai của mình.
Chi phí xây nhà lệch tầng 3 tầng diện tích 6×20 hết bao nhiêu?