logo
Search
15+ mẫu nhà có tầng hầm chìm độc đáo và ấn tượng nhất 2025
KS Thanh Hải
KS Thanh Hải
28 Th03 2024
Trang chủ
Chia sẻ kiến thức
15+ mẫu nhà có tầng hầm chìm độc đáo và ấn tượng nhất 2025

15+ mẫu nhà có tầng hầm chìm độc đáo và ấn tượng nhất 2025

Khám phá những mẫu thiết kế nhà có tầng hầm chìm độc đáo, ấn tượng theo xu hướng 2025 với bản vẽ thiết kế chi tiết và phối cảnh 3D sống động

Chia sẻFacebook
Menu
Mục lục nội dung[xem]

Thay vì giới hạn không gian sống trong những khuôn khổ truyền thống, xu hướng thiết kế nhà hiện đại 2025 đang hướng đến những giải pháp tối ưu và sáng tạo, điển hình là việc ứng dụng tầng hầm chìm. Những ngôi nhà sở hữu thiết kế độc đáo này không chỉ mở rộng diện tích sử dụng mà còn mang đến vẻ đẹp sang trọng, hiện đại, tạo nên dấu ấn riêng biệt cho kiến trúc nhà ở.

Hãy cùng khám phá những mẫu thiết kế nhà có tầng hầm chìm độc đáo và ấn tượng trong bài viết sau đây. Với bản vẽ thiết kế tầng hầm chìm chi tiết và phối cảnh 3D sống động, kết hợp các gam màu tương phản tuyệt đẹp, bạn sẽ dễ dàng hình dung về không gian sống tiện nghi, hiện đại và đẳng cấp. Cùng theo dõi nhé!

1. Thiết kế nhà có tầng hầm chìm là gì?

Tầng hầm chìm được hiểu là tầng dưới cùng của ngôi nhà, có toàn bộ diện tích chìm xuống mặt đất, sàn nhà tầng trệt ngang với vỉa hè. Do nằm sâu dưới lòng đất, tầng hầm chìm thường thiếu ánh sáng tự nhiên và có độ dốc nhất định. Vì vậy, cần trang bị hệ thống chiếu sáng và thoát nước phù hợp.

Tầng hầm chìm là gì?
Tầng hầm chìm là gì?

Tầng hầm chìm là gì?

Thiết kế nhà có tầng hầm chìm thường được dùng làm gara để xe, kho chứa đồ, không gian cho các hoạt động giải trí, thư giãn hoặc là nơi trú ẩn cho các trường hợp khẩn cấp. Mẫu nhà có hầm chìm sẽ phù hợp cho những công trình có diện tích đất hạn hẹp muốn mở rộng không gian sử dụng, giải quyết vấn đề thiếu chỗ đậu xe nếu gia đình đông người, hay gia chủ có nhiều đồ đạc, tài sản quan trọng cần lưu trữ.

Trong những năm gần đây, xây nhà có tầng hầm chìm rất được yêu thích và ngày càng phổ biến, đặc biệt tại các thành phố, đô thị nơi có mật độ dân số cao và diện tích đất hạn chế. Bởi mẫu nhà này giúp không gian sinh hoạt của gia đình rộng thoáng hơn mà vẫn đảm bảo về thẩm mỹ, đồng thời thể hiện đẳng cấp của gia chủ.

2. Đặc điểm của mẫu nhà có tầng hầm chìm

2.1 Ưu điểm

Thiết kế nhà có tầng hầm chìm đang ngày càng được ưa chuộng bởi những lượi ích vượt trội sau:

Tăng diện tích sử dụng: Tận dụng tối đa diện tích đất, đặc biệt hữu ích cho nhà phố có diện tích nhỏ. Đồng thời mở rộng không gian sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của gia đình.

Tiết kiệm chi phí xây dựng: So với việc xây thêm tầng lầu, chi phí cho tầng hầm chìm có thể thấp hơn, giảm chi phí xây dựng móng và phần khung cho tầng hầm.

Công năng đa dạng: Tầng hầm chìm có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như kho chứa đồ, hầm rượu, nhà để xe,... hoặc trang trí thành không gian giải trí, xem phim, thư giãn cùng bạn bè, người thân.

An toàn và tiện lợi: Xe được cất giữ an toàn trong nhà, tránh được các tác động bên ngoài như mưa nắng, trộm cắp.

Tăng tính thẩm mỹ: Thiết kế hầm chìm tạo điểm nhấn độc đáo cho kiến trúc nhà ở, thể hiện sự sang trọng và hiện đại, mang đến không gian sống tiện nghi và đẳng cấp.

Chống ẩm cho nhà phố: Thời tiết Việt Nam có nhiều mưa, dễ gây ẩm thấp nếu không bố trí biện pháp thông gió cho tầng hầm, và phương án thoát nước hợp lý. Xây dựng tầng hầm chìm để xe lúc đi vào nhà ám khói bụi, đọng nước đi xuống thay vì để xe ở tầng trệt là giải pháp chống ẩm tuyệt vời.

2.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu thế rõ ràng ở trên, nhà xây tầng hầm chìm đòi hỏi kỹ thuật thi công cao và mức chi phí cao hơn so với nhà thông thường không có hầm. Ngoài ra, gia chủ cũng sẽ tốn một khoản phí định kỳ để bảo dưỡng hệ thống cấp thoát nước hay đèn điện, thông gió dưới hầm. Không gian tầng hầm khá tối tăm, bí bách và ẩm thấp tạo điều kiện cho vi khuẩn, côn trùng và chuột sinh sôi phát triển. Do đó, gia chủ cần vệ sinh hầm chìm, và kiểm tra chống thấm tầng hầm thường xuyên.

Có thể thấy, những điều kể trên đều là những điểm yếu dễ khắc phục. Vì lẽ đó, những mẫu nhà có hầm chìm đẹp, hiện đại và độc đáo vẫn luôn thu hút được nhiều người.

3. Khám phá mẫu nhà có tầng hầm chìm đẹp ấn tượng nhất hiện nay

Cùng tham khảo những mẫu nhà thiết kế có hầm chìm đang được ưa chuộng nhất hiện nay để có thêm lựa chọn phù hợp cho ngôi nhà của bạn nhé!

3.1 Biệt thự có tầng hầm chìm

Mẫu biệt thự hiện đại các đường nét đơn giản, tinh tế tạo nên sự sang trọng và đẳng cấp cho ngôi nhà. Tầng hầm chìm có thể được sử dụng làm hầm rượu, phòng trưng bày nghệ thuật hoặc thư viện. Kết hợp với kiến trúc cổ điển với các chi tiết hoa văn cầu kỳ, tinh xảo mang đến vẻ đẹp sang trọng và quý phái.

Nhà 1 tầng có tầng hầm chìm
Nhà 1 tầng có tầng hầm chìm

Mẫu nhà 1 tầng 1 hầm

Mẫu biệt thự nhà vườn có tầng hầm chìm
Mẫu biệt thự nhà vườn có tầng hầm chìm

Mẫu biệt thự nhà vườn có tầng hầm chìm

Biệt thự hiện đại có hầm chìm
Biệt thự hiện đại có hầm chìm

Chiêm ngưỡng biệt thự hiện đại với thiết kế hầm chìm

Biệt thự có hầm chìm
Biệt thự có hầm chìm

Hầm chìm làm nơi để xe

Biệt thự 2 tầng có hầm chìm
Biệt thự 2 tầng có hầm chìm

Biệt thự 2 tầng sử dụng hầm chìm

Biệt thự tân cổ điển có tầng hầm
Biệt thự tân cổ điển có tầng hầm

Biệt thự tân cổ điển với tầng hầm làm điểm nhấn kiến trúc

Theo phong thủy, cầu thang tầng hầm là nơi lưu thông khí trong nhà, vì thế bố trí cầu thang hợp phong thủy sẽ mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Cầu thang lên xuống tầng hầm có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, bê tông, thép, kính,... Gia chủ nên lựa chọn kiểu dáng phù hợp với phong cách kiến trúc của ngôi nhà, và sử dụng tay vịn để đảm bảo an toàn khi di chuyển. Tránh đặt cầu thang ở vị trí khuất, tối tăm hoặc ẩm ướt.

Cầu thang tầng hầm
Cầu thang tầng hầm

Cầu thang lên xuống tầng hầm bố trí hợp lý

3.2 Thiết kế nhà phố có tầng hầm chìm

Tầng hầm chìm thường được sử dụng làm gara hoặc kho lưu trữ trong các mẫu nhà phố hiện nay. Kiến trúc hiện đại giúp tối ưu hóa diện tích sử dụng và tạo cảm giác thông thoáng cho ngôi nhà. Trong khi kiến trúc tân cổ điển kết hợp hài hòa giữa nét hiện đại và cổ điển tạo nên sự thanh lịch, sang trọng và tinh tế.

Mẫu nhà 2 tầng 1 hầm hiện đại
Mẫu nhà 2 tầng 1 hầm hiện đại

Mẫu nhà 2 tầng 1 hầm hiện đại

Nhà phố có hầm chìm tân cổ điển
Nhà phố có hầm chìm tân cổ điển

Nhà phố có tầng hầm chìm tân cổ điển

Nhà phố có tầng hầm chìm cổ điển
Nhà phố có tầng hầm chìm cổ điển

Thiết kế biệt thự tân cổ điển có hầm chìm

Phối cảnh 3D thiết kế nhà có tầng hầm 5x20
Phối cảnh 3D thiết kế nhà có tầng hầm 5x20

Mẫu nhà ống có tầng hầm chìm kích thước 5x20m

Mẫu nhà ống có tầng hầm
Mẫu nhà ống có tầng hầm

Mẫu nhà phố có hầm để xe

3.3 Hình phối cảnh 3D nhà xây hầm chìm

Hình phối cảnh 3D của mẫu nhà ống có tầng hầm chìm là hình ảnh mô phỏng không gian 3 chiều của ngôi nhà, giúp bạn hình dung rõ ràng về kiến trúc, bố cục và không gian của ngôi nhà trước khi thi công. Các hình ảnh 3D sống động, chân thực sẽ giúp bạn lựa chọn được mẫu nhà phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình. Ngoài ra, nhìn vào phối cảnh bạn có thể dễ dàng chính sửa, thay đổi thiết kế theo ý muốn.

Phối cảnh nhà cấp 4 có hầm chìm
Phối cảnh nhà cấp 4 có hầm chìm

Hình ảnh phối cảnh nhà cấp 4 có hầm chìm

Thiết kế nhà có tầng hầm chìm
Thiết kế nhà có tầng hầm chìm

Phối cảnh 3D nhà mái Nhật có hầm chìm

Mẫu nhà có tầng hầm chìm 2 tầng mái bằng
Mẫu nhà có tầng hầm chìm 2 tầng mái bằng

Hình ảnh phối cảnh nhà mái bằng có hầm chìm

3.4 Bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm chìm

Bản vẽ thiết kế là tập hợp các bản vẽ kỹ thuật thể hiện chi tiết về cấu trúc, kích thước, vị trí của các khu vực trong nhà, bao gồm cả tầng hầm chìm.

Bản vẽ mặt bằng thể hiện bố trí các phòng, khu vực chức năng trên từng tầng.

Bản vẽ mặt cắt thể hiện cấu trúc, chiều cao của các tầng.

Bản vẽ chi tiết thể hiện chi tiết các cấu kiện, vật liệu xây dựng.

Bản vẽ thiết kế cung cấp thông tin chính xác, chi tiết về ngôi nhà và khu vực tầng hầm, từ đó giúp đảm bảo thi công đúng kỹ thuật, an toàn và hiệu quả. Dựa vào bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm chìm, gia chủ có thể dễ dàng dự trù kinh phí xây dựng.

Bản vẽ nhà mặt tiền 5m có tầng hầm 1
Bản vẽ nhà mặt tiền 5m có tầng hầm 1

Bản vẽ tầng trệt nhà mặt tiền 5m có tầng hầm

Bản vẽ nhà có tầng hầm chìm 100m2
Bản vẽ nhà có tầng hầm chìm 100m2

Bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm chìm 5x20m

Bản vẽ thiết kế nhà có hầm chìm
Bản vẽ thiết kế nhà có hầm chìm

Mặt cắt thiết kế nhà có tầng hầm chìm

4. Xây tầng hầm chìm ở thành phố có cần phải xin phép không?

Pháp luật hiện hành quy định, việc xây dựng nhà ở, công trình tại đô thị bao gồm cả việc xây dựng tầng hầm chìm, đều cần phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc xây nhà có tầng hầm chìm cần tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn xây dựng, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh môi trường,... Nếu xây tầng hầm chìm không phép, chủ đầu tư có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Căn cứ để cấp phép xây dựng tầng hầm chìm ở thành phố:

Nếu trong quy hoạch chi tiết tuyến phố hoặc khu nhà ở được cấp thẩm quyền phê duyệt, mà có quy định có tầng hầm, quy định chiều cao tầng hầm, có mấy tầng hầm, thì người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng căn cứ vào quy hoạch để cấp giấy phép xây dựng.

Trong trường hợp tại khu vực nhà ở xin giấy phép xây dựng chưa có quy hoạch chi tiết được cấp thẩm quyền phê duyệt, thì phải căn cứ vào quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để cấp giấy phép xây dựng.

5. Quy định về diện tích và độ dốc khi xây hầm chìm gia chủ cần biết

Không phải công trình nào cũng có thể xây hầm chìm, bởi việc thi công hầm chìm (thi công top down) không đơn giản giống như xây tầng trên mặt đất. Bên cạnh việc xin giấy phép xây dựng thì thiết kế hầm chìm cần tuân thủ tất cả các quy định và luật pháp liên quan đến việc xây dựng tầng hầm.

Diện tích: Chiều rộng hầm tối thiểu là 3m và chiều dài tối thiểu là 5m.

Độ dốc: Độ dốc của các lối ra vào tầng hầm không lớn hơn 15% so với chiều sâu của tầng hầm.

Chiều cao: Chiều cao tối thiểu mà hầm chìm nhà phố, biệt thự phải đạt được là 2,2m

Độ sâu: Chiều sâu tầng hầm phải đạt từ 1,5m trở lên, tùy theo điều kiện địa chất và thiết kế của hầm.

5.1. Chống thấm – yếu tố then chốt của tầng hầm chìm

Tầng hầm chìm thường nằm sâu dưới mặt đất, tiếp xúc trực tiếp với nước ngầm và áp lực đất. Nếu không chống thấm tốt, nước sẽ thấm ngược vào bên trong gây ẩm mốc, hư hại kết cấu, ảnh hưởng đến sức khỏe và công năng sử dụng.

Vật liệu chống thấm thường dùng bao gồm màng bitum tự dính, sika chống thấm, màng nhựa PVC hoặc composite.

Quy trình thi công chống thấm phải được thực hiện kỹ càng, đảm bảo phủ kín các vị trí nối, khe co giãn, góc tường, chân móng,...

Ngoài ra, lớp bảo vệ chống thấm cần được thi công kỹ để tránh bị tổn hại khi đổ đất hoặc lắp đặt hệ thống kỹ thuật.

5.2. Hệ thống thông gió và chiếu sáng

Tầng hầm chìm thiếu ánh sáng tự nhiên và không khí lưu thông nên rất dễ bị ẩm thấp, mùi hôi, nấm mốc. Vì vậy, cần thiết kế hệ thống thông gió cơ khí và chiếu sáng hợp lý:

Thông gió cưỡng bức: Sử dụng quạt hút hoặc hệ thống hút khí thải để duy trì không khí trong lành, tránh tích tụ khí độc và hơi ẩm.

Chiếu sáng: Lắp đặt đèn chiếu sáng đầy đủ, ưu tiên sử dụng đèn LED tiết kiệm điện và có ánh sáng trắng hoặc vàng nhạt để tạo cảm giác dễ chịu.

Có thể bố trí giếng trời hoặc cửa sổ kỹ thuật nếu điều kiện cho phép để lấy sáng và đối lưu không khí.

5.3. Độ dốc và cốt nền

Độ dốc nền tầng hầm và đường dẫn nước rất quan trọng để đảm bảo nước mưa, nước sinh hoạt không bị đọng lại hoặc chảy ngược gây ngập úng:

Độ dốc thoát nước thường từ 1-2% về phía cống thu nước hoặc hố ga.

Sàn tầng hầm nên có rãnh thu nước dọc theo các vị trí dễ tích nước như gần cửa ra vào hoặc khu vực để xe.

Cốt nền tầng hầm cần được tính toán phù hợp với cao độ khu vực xung quanh để tránh ảnh hưởng móng và tạo điều kiện thoát nước tự nhiên.

5.4. Hệ thống thoát nước và bơm chống ngập

Do tầng hầm chìm nằm thấp hơn mực nước ngầm và khu vực xung quanh, nên cần thiết kế hệ thống thoát nước hoàn chỉnh:

Lắp đặt hố thu nước (hố ga) để thu gom nước mưa, nước rửa xe, nước sinh hoạt chảy vào tầng hầm.

Sử dụng bơm nước tự động (bơm chìm) để hút nước ra ngoài khi mực nước tầng hầm vượt mức cho phép, tránh ngập úng.

Hệ thống thoát nước phải đảm bảo vận hành liên tục, dễ bảo trì và có nguồn điện dự phòng khi mất điện.

Ngoài ra, gia chủ cần lưu ý một số quy định khác khi xây hầm chìm như hệ thống thoát hiểm, đèn chiếu sáng, thông gió, hệ thống chữa cháy và các tiêu chuẩn an toàn khác (Tham khảo chi tiết tại: Quy định chung về việc xây nhà có tầng hầm). Tầng hầm chìm cần có kết cấu vững chắc, đảm bảo chịu được tải trọng của toàn bộ công trình, đặc biệt là phần móng phải được gia cố kỹ lưỡng để tránh bị sụt lún.

Việc tuân thủ các quy định khi xây hầm chìm sẽ đảm bảo an toàn cho công trình và người sử dụng. Tốt nhất, gia chủ nên tham khảo ý kiến của kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng để được tư vấn cụ thể về việc xây dựng tầng hầm chìm phù hợp với nhu cầu và điều kiện của bạn.

>> Gia chủ đang có ý định xây nhà có tầng hầm, tham khảo ngay: Mẫu nhà bán hầm đẹp nhất

6. Cách tính diện tích và chi phí xây dựng nhà phố có tầng hầm chìm

Chi phí xây nhà phố có hầm chìm thường sẽ tốn kém hơn so với những công trình không có hầm. Đồng thời, cách tính diện tích và chi phí xây dựng hầm sẽ khác nhau tùy theo mỗi đơn vị thi công. Giá thành xây dựng hầm có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: địa hình, địa chất, kết cấu công trình, vật liệu xây dựng,... Nên tham khảo ý kiến của kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng để có được bản vẽ thiết kế và dự toán chi phí chính xác nhất.

Gia chủ có thể tham khảo cách tính thường dùng sau đây để có phương án cân đối tài chính thích hợp.

Cách tính diện tích hầm

Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.5m so với cao độ đỉnh ram hầm: Diện tích hầm được tính bằng 135% diện tích sàn nhà.

Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.8m so với cao độ đỉnh ram hầm: Diện tích hầm được tính bằng 170% diện tích sàn nhà.

Hầm có độ sâu nhỏ hơn 2.0m so với cao độ đỉnh ram hầm: Diện tích hầm được tính bằng 200% diện tích sàn nhà.

Hầm có độ sâu lớn hơn 2.0m so với cao độ đỉnh ram hầm: Diện tích hầm được tính bằng 250% diện tích sàn nhà.

Cách tính chi phí xây thô

Chi phí xây thô = Diện tích hầm x Đơn giá xây thô

Đơn giá xây thô dao động từ 3.000.000 - 4.000.000 VNĐ/m2 tùy vào khu vực, thời điểm thi công, yêu cầu kỹ thuật và chất lượng vật liệu.

Chi phí hoàn thiện

Chi phí hoàn thiện sẽ được tính chi tiết trong báo giá sau khi có bản vẽ thiết kế chi tiết của hầm và nhu cầu hoàn thiện của gia chủ. Bao gồm:

Hệ thống điện nước, thông gió, chống thấm, ...

Lát nền, ốp tường, sơn bả, ...

Trang thiết bị nội thất (nếu có)

7. Bỏ túi 9 lưu ý quan trọng giúp tối ưu chi phí khi xây nhà có tầng hầm chìm

Bên cạnh việc thiết kế hầm chìm phù hợp với nhu cầu sử dụng, đảm bảo an toàn, thông thoáng và thẩm mỹ và bố trí công năng và nội thất khoa học thì gia chủ nên lưu ý một số vấn đề sau để có được công trình như ý nhé!

Vị trí xây dựng

Chọn vị trí không nằm trong khu vực cấm xây dựng tầng hầm theo quy định pháp luật. Vị trí có nền đất tốt, khả năng chịu lực cao, tránh sạt lở và ít nguy cơ ngập lụt.

Giao thông trước cửa hầm thuận tiện

Đường dẫn vào tầng hầm phải đảm bảo được độ ma sát, tránh tình trạng trơn trượt và hạn chế tối đa đường uốn lượn hoặc cắt ngang lối đi bộ vào nhà. Gia chủ có thể lựa chọn gạch chống trơn trượt hoặc thiết kế các rãnh chống trơn,...

Vật liệu xây dựng hầm chìm

Chọn vật liệu có khả năng chống thấm, chống ẩm tốt và vật liệu chịu lực cao để đảm bảo an toàn cho công trình. Nên chọn vật liệu có chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện địa chất, khí hậu nơi thi công và tài chính của gia chủ.

Cấu tạo của tường và trần tầng hầm

Tường và trần hầm cần được thiết kế kiên cố, đảm bảo khả năng chịu lực cao. Sử dụng bê tông chống thấm, vữa chống thấm, sika chống thấm hoặc các loại vật liệu chống thấm chuyên dụng khác.

Hệ thống thoát nước trong tầng hầm

Gồm các đường ống dẫn nước, các rãnh thu nước, hố thu nước được bố trí trên sàn hầm và hệ thống bơm thoát nước. Dù công trình có địa hình cao hay trũng thì gia chủ vẫn nên bố trí thêm hệ thống thoát nước cho hầm chìm, nhằm hạn chế tình trạng ngập úng hay đọng nước. Nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,...

Thoát nước tầng hầm chìm
Thoát nước tầng hầm chìm

Hệ thống thoát nước cho tầng hầm

Hệ thống đèn điện chiếu sáng, thông gió

Cần được thiết kế hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng và không khí cho hầm. Nên sử dụng đèn led tiết kiệm điện, có khả năng chống nước và chống bụi. Bố trí ô cửa, quạt thông gió giúp cung cấp khí tươi, loại bỏ khí độc hại, tạo không khí thông thoáng. Cần bảo trì hệ thống đèn điện và thông gió định kỳ để đảm bảo hoạt động tốt.

Cửa hầm

Sử dụng cửa khả năng chống thấm, chống cháy tốt. Gia chủ có thể cân nhắc chọn cửa cuốn sẽ phù hợp cho gara xe, tiết kiệm diện tích, hoặc cửa mở cánh dùng cho kho lưu trữ, dễ dàng di chuyển đồ đạc.

Chọn cửa tầng hầm
Chọn cửa tầng hầm

Chọn cửa tầng hầm

Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy

Cần bố trí hệ thống báo cháy, camera giám sát và hệ thống báo động cho tầng hầm để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công uy tín, giàu kinh nghiệm

Vì tầng hầm khó thi công, yêu cầu kỹ thuật cao để đảm bảo độ bền, độ an toàn, dễ thoát nước,... nên cần có đội ngũ thi công vững tay nghề, giàu kinh nghiệm để xử lý tốt những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình xây dựng.

>> Nếu đang có dự định xây dựng ngôi nhà với tầng hầm chìm, hãy liên hệ ngay với GreenHN theo hotline 0967.212.388 để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá xây dựng nhà có tầng hầm chìm.

Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và thi công xây dựng GreenHN là đơn vị uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công nhà phố, biệt thự, bao gồm cả nhà có tầng hầm chìm. Khi hợp tác với GreenHN, bạn sẽ được:

Tư vấn miễn phí về các giải pháp thiết kế phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.

Đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn về các vấn đề kỹ thuật liên quan đến xây dựng hầm chìm, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

GreenHN hỗ trợ tư vấn về các thủ tục pháp lý cần thiết để xây dựng nhà có tầng hầm chìm.

GreenHN cam kết mang đến cho bạn một thiết kế tối ưu về công năng sử dụng, thẩm mỹ và phù hợp với điều kiện địa chất khu vực.

Cung cấp chính sách bảo hành chu đáo, dài hạn cho công trình.

Hầm chìm là một giải pháp hữu hiệu để tăng diện tích sử dụng cho ngôi nhà, đặc biệt là trong những khu vực có diện tích đất hạn hẹp. Tuy nhiên, việc xây dựng hầm chìm cần được thực hiện một cách cẩn thận và khoa học để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình cân nhắc xây dựng hầm chìm cho ngôi nhà của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

KS Thanh Hải

KS Thanh Hải

Kỹ sư Lý Thanh Hải, sinh năm 1988, tốt nghiệp Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự chuyên ngành Xây dựng. Hiện tại, anh làm việc với vai trò kỹ sư xây dựng tại GreenHN, chuyên thiết kế và quản lý các dự án nhà ở. Với 10 năm kinh nghiệm, anh đam mê tạo ra không gian sống tối ưu, tiện nghi và thân thiện với người sử dụng, luôn cập nhật công nghệ và xu hướng mới trong ngành.

Xem thêm bài viết từ tác giả
Background

Tư vấn miễn phí

Quý khách muốn thiết kế công trình tương tự hay đang cần tư vấn.
Liên hệ với GreenHN miễn phí tại đây:

Bài viết mới nhất

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy là hạng mục phức tạp, đòi hỏi quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt Quá trình thi công bắt đầu từ dựng tường vây, đào đất, đổ bê tông lót hầm, thi công hố PIT, đến đổ sàn, dựng cột, chống thấm và lắp đặt hệ thống kỹ thuật thang máy.

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Khám phá mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm hiện đại, tối ưu diện tích, công năng và chi phí, phù hợp với nhà phố mặt tiền hẹp tại đô thị.

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

Khám phá các mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp, tối ưu không gian cho mặt tiền hẹp, phù hợp gia đình hiện đại tại khu đô thị đông đúc.

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Khám phá mẫu nhà ngang 5m có hầm 4 tầng đẹp, tiện nghi, tối ưu công năng – kèm dự toán chi phí, cảnh báo rủi ro và tư vấn kỹ thuật chuyên sâu.

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Tầng hầm có bắt buộc với nhà cao tầng không? Giải đáp từ góc độ pháp lý, kỹ thuật và thực tế xây dựng hiện nay.

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Đừng bỏ lỡ loạt mẫu nhà nghỉ có tầng hầm đang được nhiều chủ đầu tư lựa chọn nhờ thiết kế thông minh, dễ vận hành và khai thác.

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

Khám phá những mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển đẹp sang trọng, thiết kế tối ưu công năng, hài hòa giữa cổ điển và tiện nghi hiện đại.

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi là sự cố nghiêm trọng do nước ngầm và sai kỹ thuật. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả ngay từ đầu.

Chi nhánh toàn quốc

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

BT1-16 Khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57- Tổng cục V, Bộ Công An - X.Tân Triều - H.Thanh Trì - TP Hà Nội.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD TP HCM

Số 65 Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Đà Nẵng

Số 463 đường 29/3 phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Bình Dương

Tầng 2, 3MCM+6RX, Đường Bùi Thị Xuân, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương.

GreenHN

Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng GreenHN

GreenHN DMCA
Copyright © 2025 GREENHN