Thi công móng cọc đang được ứng dụng rất phổ biến hiện nay bởi khả năng chịu tải trọng lớn đảm bảo kỹ thuật và an toàn trong xây dựng, bởi móng là một hạng mục quan trọng cần được thi công chuẩn xác. Đối với cọc khoan nhồi thì sau khi thi công bắt buộc phải đập đầu cọc, vậy tại sao phải đập đầu cọc khoan nhồi, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về cọc khoan nhồi và phân tích xem lý do tại sao phải đập đầu cọc khoan nhồi nhé.
Tại sao phải đập đầu cọc khoan nhồi
Cọc khoan nhồi là gì? Ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi
Cọc khoan nhồi là một loại cọc có đường kính từ 60 – 300 cm, với mỗi công trình lớn nhỏ khác nhau sẽ ứng dụng cọc khoan nhồi có kích thước khác nhau. Cọc khoan nhồi sử dụng phương pháp khoan hiện đại bởi có đường kính rộng và điều chỉnh độ sâu lớn.
Thi công cọc khoan nhồi rất được ứng dụng rất phổ biến hiện nay, nhất là đối với những công trình nhà cao tầng có quy mô lớn đòi hỏi sức chịu tải lớn như: trường học, bệnh viện, tòa nhà cao ốc, trung tâm thương mại…
Có thể bạn quan tâm:
Ưu điểm và nhược điểm của cọc khoan nhồi
Tại sao cọc khoan nhồi lại được ứng dụng phổ biến như vậy? Dưới đây là ưu điểm và nhược điểm của cọc khoan nhồi, hãy cùng phân tích và có sự cân đối để đưa ra đánh giá về loại cọc này và ứng dụng sao cho hợp lý nhé.
Ưu điểm của cọc khoan nhồi
Cọc khoan nhồi có rất nhiều ưu điểm nổi bật, trong đó phải kể đến những ưu điểm sau
- Tiết kiệm thời gian và chi phí thi công do các khâu đúc cọc được rút ngắn đi rất nhiều.
- Ứng dụng với nhiều công trình khác nhau do có thể thay đổi kích thước hình học của cọc (bao gồm chiều dài và chiều rộng) sao cho phù hợp với thực trạng đất nền.
- Khả năng tận dụng hết khả năng của vật liệu, giảm được số cọc trong móng.
- Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn khi thi công, không gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
- Đánh giá chính xác điều kiện địa chất từ mẫu đào
Nhược điểm của cọc khoan nhồi
Đi đôi những ưu điểm của cọc khoan nhồi thì cũng sẽ có một số nhược điểm bạn cần phải cân nhắc khi sử dụng như sau:
- Khó để kiểm soát bởi cọc trong suốt quá trình thi công đều nằm sâu trong lòng đất, có thể xảy ra các hiện tượng sự cố dẫn đến hiện tượng co thắt, hẹp cục bộ, bê tông quanh thân cọc bị rửa trôi, rỗ mặt thân cọc do nước mưa,…
- Ảnh hưởng bởi tác động ngoại cảnh, thời tiết
Trong quá trình thi công cọc khoan nhồi nếu trời mưa lớn gây ngập úng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cọc, gây tốn kém chi phí.
Ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi
Tại sao phải đập đầu cọc khoan nhồi
Như chúng ta đã biết, một công trình chất lượng là một công trình có phần móng tốt, thi công cọc khoan nhồi được đánh giá là một trong những phương pháp giải quyết được được những vấn đề tại các vùng đất yếu, đảm bảo đủ độ sâu, đủ chịu tải của trọng lực và các lực địa chấn nếu có.
Đối với những công trình cao tầng hoặc các công trình giao thông lớn thì các cọc khoan nhồi thường có đường kính lớn là 1000 đến 1200mm. Sau khi đã hoàn tất công tác khoan cọc đ và định vị cao độ thì cần phải đập đầu cọc dư ra để thép chờ nối với kết cấu phía trên của công trình.
Những lý do sao phải đập đầu cọc khoan nhồi
Các phương pháp đập đầu cọc khoan nhồi
Nếu đã phân tích được lý do tại sao phải đập đầu cọc khoan nhồi thì chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về các phương pháp đập đầu cọc. Vậy đập bỏ đầu cọc khoan nhồi như thế nào cho hiệu quả? Hiện nay người ta thường sử dụng thiết bị phá đầu cọc bê tông chuyên dùng hoặc xe cơ giới để thực hiện đập đầu cọc. Tuy nhiên sẽ nảy sinh ra một số vấn đề như chất lượng bê tông, cốt thép sau khi đập, phải đảm bảo không sứt cạnh cọc lớn dưới phần đánh dấu cao độ. Dưới đây là một số phương pháp đập đầu cọc khoan nhồi hiệu quả, hạn chế rủi ro nhất.
Cắt tiện cọc tại cao độ đánh dấu
Tiến hành cắt tiện xung quanh cọc sau khi đánh dấu cao độ trên từng cọc bê tông. Điều này giúp cọc sẽ không bị sứt mẻ khi đục.
Hiện nay thiết bị được sử dụng phổ biến để cắt tiện cọc mang đến hiệu quả và an toàn là máy diesel với lưỡi cắt đĩa 500mm.
Đập phá đầu cọc bê tông bằng xe cơ giới
Đập phá đầu cọc bê tông bằng xe cơ giới được đánh giá là phù hợp và hiệu quả cũng như giảm thiểu chi phí thi công nhất.
Về cơ chế hoạt động xe cơ giới đã được gắn đầu búa thủy lực, sử dụng đầu búa phá toàn bộ phần cọc bê tông dư ở đầu cọc.
Lưu ý để đảm bảo an toàn cho phần cọc còn lại thì cần phải đánh dấu khoảng 300mm cách cao độ đầu cọc để đảm bảo danh giới mà xe cơ giới đập phá phần đầu cọc.
Công tác đập đầu cọc khoan nhồi
Đục tỉa bằng thiết bị cầm tay
Sau khi đã thi công đập đầu cọc bằng xe cơ giới thì công việc tiếp theo là đục tỉa đầu cọc hoàn thiện bằng thiết bị cầm tay như: máy bắn điện hoặc máy bắn hơi.
Như vậy sau khi phân tích tại sao phải đập đầu cọc khoan nhồi và tìm ra những phương pháp đập đầu đọc hiệu quả hy vọng bạn có thể ứng dụng nó để được phương án thi công phù hợp nhất cho công trình nhà mình. Cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô công trình, điều kiện kinh tế, thiết bị và kinh nghiệm thi công của từng nhà thầu mà công tác này sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Nếu thắc mắc và góp ý có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0967 212 388 hoặc truy cập website Greenhn.vn để chúng tôi – GreenHN để được giải đáp nhanh nhất nhé.