Dù không phải là không gian chính của ngôi nhà nhưng phòng tắm lại đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong sinh hoạt đời sống thường ngày của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, nhiều gia chủ chỉ quan tâm vẻ bề ngoài, tính thẩm mỹ mà quên đi tính hợp lý trong không gian. Vậy những sai lầm khi thiết kế phòng tắm mà bất kỳ gia chủ nào cũng cần tránh là gì? Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để có câu trả lời nhé!

Những sai lầm khi thiết kế phòng tắm
Một số sai lầm khi thiết kế phòng tắm
Những sai lầm khi thiết kế phòng tắm mà rất nhiều ra chủ mắc phải khiến cho không gian phòng tắm không chỉ gây mất thẩm mỹ và còn khó khăn khi sử dụng và ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí sau này.
Không đủ không gian cho cánh cửa
Nhiều gia chủ tận dụng khoảng không gian thừa để làm khu vực phòng tắm, do đó diện tích của cánh cửa không được lớn. Chính vì vậy, cánh cửa là nơi dễ “ăn cắp không gian” nhất.
Cánh cửa thường được thiết kế mở vào trong để tránh nước bắn ra ngoài làm ảnh hưởng không gian bên ngoài nhà. Vì vậy, nếu không tính toán diện tích cho cánh cửa phù hợp sẽ gặp phải những tình huống khó khăn khi sử dụng như: khi mở cửa bị vướng lavabo hay khó khăn khi đóng lại vì cửa chạm vừa khít với lavabo.
Bố trí các thiết bị vệ sinh không hợp lý
Ngay cả những kỹ sư, người có chuyên môn cao cũng gặp khó khăn trong việc thiết kế các thiết bị vệ sinh sao cho hợp lý mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian phòng tắm.
Nhiều người đặt bồn cầu gần bệ rửa mặt, đối diện với cửa ra vào cửa phòng tắm gây mất thẩm mỹ.
Không hệ thống thông gió
Không thể phủ nhận rằng, hệ thống thông gió có vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi không khí giữa căn phòng kín với môi trường bên ngoài.
Hệ thống thông gió giúp thoát hơi ẩm và mùi hôi bên trong phòng ra bên ngoài giúp cho không gian được thông thoáng, khô ráo. Tuy nhiên, rất nhiều gia chủ xây phòng tắm mà không có bản thiết kế nên không có hệ thống thông gió khiến hơi ẩm mốc và mùi hôi có cơ hội phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Hệ thống quạt thông gió giúp phòng tắm được khô thoáng, tránh mùi ẩm mốc
Sai lầm khi thiết kế phòng tắm là không dùng gạch chống trơn
Nhà tắm là nơi thường xuyên có nước trên sàn nên nếu không dùng gạch chống trơn sẽ rất nguy hiểm khi di chuyển và sử dụng.
Nhiều gia đình có điều kiện chỉ quan tâm đến thẩm mỹ của phòng tắm nên chọn một số loại đá tự nhiên hoặc đá cẩm thạch để lắp đặt. Mặc dù những loại đá này vô cùng sang trọng nhưng không phù hợp để dùng cho nhà tắm bới nó không có chất chống trơn gây mất an toàn.
Diện tích quá nhỏ hoặc quá lớn
Một trong những sai lầm mà nhiều người mắc phải đó là tỷ lệ phòng vệ sinh quá nhỏ hoặc quá lớn so với diện tích thực tế của căn nhà.
Đối với các nhà phố có diện tích hẹp, không ít gia chủ tận dụng góc nhỏ để làm phòng vệ sinh bởi họ luôn nghĩ nó không quan trọng, mỗi ngày chỉ sử dụng có một vài lần nên không quá quan tâm đến nó. Đây là quan niệm sai lầm, bởi phòng tắm có nhỏ đến đâu cũng cần chứa đựng được những đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân.
Ngược lại, có rất nhiều gia đình thiết kế phòng tắm quá rộng để tạo cảm giác thoải mái khi tắm, nhưng có những diện tích không sử dụng đến gây lãng phí diện tích phòng vệ sinh mà các không gian khác lại quá nhỏ.
Không dùng chất chống thấm chuyên nghiệp
Sai lầm thường thấy khi thiết kế nhà tắm là sử dụng vật liệu chống thấm không đúng cách hoặc không sử dụng chúng.
Bên cạnh đó, chọn sai vật liệu chống thấm tức là vật liệu này không chống thấm với lượng nước lớn và thường xuyên. Hoặc quy trình tiến hành chống thấm bị sai gây ra các tình trạng vữa dần bị hư hại, ẩm mốc, bong tróc, nước ngấm vào các mạch gạch sau thời gian sử dụng.
Trải sỏi dưới sàn
Việc trải sỏi dưới sàn vừa có tính thẩm mỹ vừa mang lại hiệu quả bám dính tốt. Tuy nhiên, hình thức này chỉ phù hợp với những khu du lịch, nghỉ dưỡng, còn với phòng tắm gia đình sẽ khiến gia chủ mất nhiều công sức để vệ sinh do trải sỏi dưới sàn dễ bám bụi bẩn và làm đọng nước.
Thiếu ánh sáng
Khu vực phòng tắm có ánh sáng không đủ tốt sẽ gây khó khăn khi sử dụng và không tốt trong phong thủy.
Phòng vệ sinh tối tăm, u ám sẽ gây cảm giác khó chịu và đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh cho các thành viên trong gia đình.
Một số lưu ý khi thiết kế phòng tắm
Để thiết kế được phòng tắm vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đảm bảo không gian, công năng sử dụng và tránh những sai lầm khi thiết kế phòng tắm cần lưu ý một số điều sau:
- Làm cửa lùa, cửa trượt hoặc cửa mở ra để tăng diện tích cho không gian phòng tắm nhưng vẫn chắn nước được cho phòng tắm.
- Đặt bồn cầu ở nơi sử dụng thoải mái nhất hoặc để trong góc tránh gây cảm giác vướng víu khi đi lại trong nhà tắm. Hoặc có thể thiết kế bồn cầu cạnh bồn rửa mặt nhưng có vách ngăn ngăn cách 2 khu vực, vừa tăng không gian chứa đồ mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn phòng.
- Nên thiết kế hệ thống thông gió trong nhà vệ sinh, bởi như vậy ánh nắng và gió mới có thể lọt qua được giúp nhà vệ sinh được khô thoáng.
- Nếu phòng vệ sinh nằm trong khu tối thì cần có hệ thống quạt hút đẩy gió ra ngoài.
- Nên để quạt thông gió hoặc quạt hút mùi ở gần sát trên trần nhà tắm bởi hơi nước hay sau khi đi vệ sinh hơi sẽ bốc lên trên để thoát mùi.
- Cần phải tính toán độ trơn, độ dốc của nhà tắm và chọn loại gạch nhám phù hợp để dễ dàng vệ sinh mà vẫn đảm bảo khả năng chống trơn trượt.
- Nên thiết kế tủ âm tường hay tận dụng các vách ngăn làm tủ đựng đồ vừa tiết kiệm không gian vừa tăng tính thẩm mỹ và tạo sự thuận tiện cho người sử dụng.
- Dựa vào diện tích của căn nhà để cân đối diện tích phòng vệ sinh cho phù hợp mà vẫn đảm bảo sự thoải mái, thuận tiện khi sử dụng.
- Chọn hóa chất chống thấm dành cho nhà tắm và thực hiện đúng quy trình chống thấm để phòng vệ sinh được bền.

Những lưu ý quan trọng tránh sai lầm khi thiết kế phòng tắm
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những sai lầm khi thiết kế phòng tắm và những lưu ý quan trọng khi thiết kế. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các gia chủ có thêm những kinh nghiệm trong việc thiết kế để có một phòng tắm hoàn hảo.