Nhiệt độ vào hè của các vùng miền Việt Nam thường tăng cao, có nơi nhiệt độ cao nhất lên đến hơn 40 độ, ngoài trời có thể lên trên 50 độ gây cảm giác nóng bức, khó chịu. Tuy nhiên, nếu sử dụng điều hòa 24/7 sẽ khiến hóa đơn tiền điện của các gia đình cao hơn nhiệt độ ngoài trời. Vậy làm thế nào để hạn chế sử dụng điều hòa mà ngôi nhà vẫn luôn mát mẻ? Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ những phương pháp chống nóng hữu hiệu đến bạn đọc. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Phương pháp chống nóng giúp ngôi nhà mát mẻ
Trồng cây xanh xung quanh nhà
Trống nóng cho ngôi nhà bằng cách trồng nhiều cây xanh xung quanh không gian nhà
Phương pháp chống nóng đầu tiên nên sử dụng cho ngôi nhà đó là trồng cây xanh để lấy bóng mát hay trồng thêm nhiều cây xanh nhỏ mở rộng khoảng xanh cho ngôi nhà.
Theo khoa học tự nhiên, nhiệt độ cao từ ánh nắng mặt trời sẽ được lá cây hấp thụ để quang hợp tạo ra oxi và hơi nước giúp nhiệt độ xung quanh giảm xuống mang đến không khí mát mẻ.
Đối với những ngôi nhà có diện tích lớn, bạn có thể trồng cây xanh trong nhà không chỉ làm mát mà còn tạo điểm nhấn cho ngôi nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết kế tiểu cảnh nước hay suối giả gần cây xanh vừa giúp chống nóng vừa tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Đối với những ngôi nhà có diện tích hạn chế không thể trồng cây to có thể trồng dây leo bám sát hay gần tường hoặc treo các chậu hoa vừa trang trí vừa để giảm nóng.
Ngoài ra, cây xanh còn giúp ngăn bụi, lọc không khí giúp không khí xung quanh nhà sạch sẽ, mát mẻ hơn.
Chống nóng cho mái nhà và tường nhà
Phương pháp chống nắng cần được tiến hành ngay khi thiết kế và xây dựng nhà là chống nắng cho mái nhà và tường nhà. Mái nhà và tường nhà là nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và là nơi giúp hạn chế lượng nhiệt vào nhà. Nếu tường quá mỏng hay không cách nhiệt được sẽ khiến ngôi nhà lúc nào cũng hừng hực, gây khó chịu cho người ở.
Để chống nóng cho tường nhà nên chọn gạch block vì có khả năng cách nhiệt tốt. Còn chống nắng cho mái nhà nên sử dụng gạch chống nóng chuyên dụng vừa làm giảm nhiệt độ tác động vào nhà vừa tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng gạch bông gió làm lớp bên ngoài vừa có khả năng chống nóng, cản những tác động của môi trường vào ngôi nhà vừa tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà nhờ vẻ đẹp độc đáo, khác lạ.
Thực hiện nguyên tắc đóng cửa vào ban ngày, mở cửa khi tối
Phương pháp chống nóng trong nhà hữu hiệu không kém các phương khác mà còn đơn giản hơn rất nhiều là đóng cửa vào ban ngày, mở cửa khi tối.
Ngôi nhà chiếm đến 90% nền nhiệt từ ban ngày và có 50% nhiệt độ đi qua cửa chính và cửa sổ. Do đó, bạn nên đóng kín cửa vào ban ngày khi vào hè bởi đây là thời điểm nắng nóng tiếp xúc nhiều nhất, lượng nhiệt cao nhất. Khi mặt trời lặn, nền nhiệt giảm xuống bạn nên mở hết các cửa để không khí được đối lưu trong nhà tạo ra những luồng gió mát, xua đi cái nóng của ban ngày.
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện không cần thiết
Nhiệt độ trong nhà tăng cao gây cảm giác nóng bức không chỉ do nhiệt độ ngoài trời tác động mà còn do nhiệt độ từ các thiết bị điện trong nhà tỏa ra.
Để không khí trong nhà được mát cần tắt những thiết bị điện không cần thiết, thay thế những bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang compact.
Thay vì mỗi người đều sử dụng điện ở phòng riêng thì các bạn nên tăng thời gian sinh hoạt chung của gia đình. Như vậy sẽ giảm được lượng nhiệt từ các thiết bị điện thải ra trong quá trình hoạt động.
Dùng quạt thông gió
Gió từ quạt điện thường khá nóng khi nhiệt độ tăng cao, do đó sử dụng quạt thông gió trong nhà giúp lưu thông không khí nhanh hơn, giữ cho nhà luôn thoáng đãng.
Vào những ngày nắng nóng, quạt thông gió đẩy không khí nóng trong nhà ra ngoài làm cho nhiệt độ trong nhà mát hơn.
Thiết kế 2 cửa sổ trong 1 phòng
Thiết kế 2 cửa sổ trong 1 phòng giúp không khí đối lưu được tốt hơn, đẩy khí nóng ra ngoài
Thông thường các phòng đều chỉ thiết kế 1 cửa sổ để lấy sáng và gió tự nhiên. Tuy nhiên, với những ngôi nhà ở hướng nóng thì nên thiết kế 2 cửa sổ trong 1 phòng để tạo điều kiện cho luồng gió tự nhiên có thể lưu thông trong nhà giúp đưa không khí mát vào nhà, khí nóng thoát ra ngoài.
Bên cạnh đó, thiết kế thêm cửa sổ còn giúp tăng khả năng lấy sáng, hạn chế sử dụng điện năng giúp tiết kiệm chi phí cho gia chủ.
Lựa chọn màu sắc của vật liệu, nội thất ngôi nhà
Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng quyết định vẻ đẹp của nội thất và ngoại thất của ngôi nhà. Bên cạnh đó nó còn giúp gia chủ thấy thoải mái và thư thái khi sinh sống và làm việc trong ngôi nhà thân yêu.
Với những vị trí nhận nhiều ánh nắng gắt, các bạn nên sử dụng những màu lạnh như xanh, kem, cốm, trắng xanh,… để đem đến cảm giác mát mẻ cho ngôi nhà.
Với vật liệu nội thất nên sử dụng những vật liệu tự nhiên như tủ gỗ, sàn gỗ hoặc bằng mây che đan.
Ngoại thất ngôi nhà nên sơn các màu nhạt như màu bã trầu, vàng đất hay xanh rêu vừa mát mẻ vừa gần gũi với thiên nhiên.
Phương pháp chống nóng đơn giản là dọn sạch sẽ ngôi nhà
Ông bà ta xưa kia có câu “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” tức là phương pháp chống nóng hiệu quả chính là giữ nhà ở sạch sẽ. Ngôi nhà luôn tinh tươm không chỉ mát mẻ mà còn giúp tan biến mọi mệt mỏi sau ngày dài làm việc.
Bên cạnh đó, việc dọn nhà còn giúp không gian nhà ở thông thoáng, cảm giác rộng rãi hơn.
Lắp đặt hệ thống phun nước, phun sương
Hệ thống phun nước hoặc phun sương giúp ngôi nhà được mát hơn
Không chỉ mát mẻ bằng cảm giác mà sự dễ chịu ngay khi nhìn thấy là phương pháp chống nóng bằng cách lắp đặt hệ thống phun nước hoặc phun sương.
Với những ngôi nhà lắp mái tôn bằng kim loại sẽ hấp thụ lượng nhiệt vô cùng lớn từ mặt trời, do đó lắp đặt hệ thống này sẽ giúp giảm nhiệt nhanh chóng. Tuy nhiên, chi phí lắp đặt, sử dụng và bảo dưỡng khá cao và khá tốn nước.
Để không lãng phí nước khi lắp đặt hệ thống phun nước, các bạn có thể để nước chảy vào bồn cây vừa làm mát vừa đảm bảo lượng nước cho cây xanh.
Thay đệm và ga giường theo mùa
Mỗi khi nhắc đến đệm và ga giường sẽ khiến ta cảm giác nóng nực khi mùa hè đến. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn muốn nằm đệm vào mùa hè do thói quen. Do đó, nếu bạn muốn nằm đệm vào mùa hè nên chọn loại đệm mỏng, chọn những ga giường màu tươi mát hoặc chọn đệm nước cũng tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu khi ngủ.
Bên cạnh đó, bạn có thể cất đệm và ga giường vào tủ, sử dụng chiếu trúc vừa giúp phòng ốc thông thoáng, vừa tránh tích tụ nhiệt.
Luôn kéo rèm, mành chống nắng khi mặt trời lên
Sử dụng rèm che 2 lớp vừa chống nóng vừa tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
Rèm kéo hay mành ngoài công dụng làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà thì còn có tác dụng chống nắng làm giảm nhiệt độ bên trong ngôi nhà.
Phương pháp chống nóng này được xem là cực kỳ hiệu quả vì dễ dàng áp dụng và chi phí vô cùng phù hợp với nhiều gia chủ.
Tuy nhiên, nên sử dụng rèm tối màu và 2 lớp, 1 lớp dày và 1 lớp mỏng để tăng khả năng che bớt ánh nắng mặt trời khi chiếu vào tạo cảm giác mát mẻ cho căn phòng.
Bố trí công năng hợp lý
Bố trí công năng hợp lý cũng là phương pháp chống nóng hữu hiệu cho ngôi nhà. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên hướng tây là hướng tiếp xúc nhiều nắng nóng và bức xạ từ mặt trời gây cảm giác khó chịu cho người ở. Do đó, nên thiết kế khoảng không phụ trợ ở hướng tây như thiết kế hành lang, cầu thang, nhà kho ở hướng tây bởi không gian này ít sử dụng, giúp giảm lượng nhiệt mặt trời tác động đến cuộc sống thường ngày.
Sử dụng logia thay vì ban công
Diện tích đất ngày càng bị thu hẹp, không ít gia chủ chọn xây nhà tầng để tăng diện tích sử dụng. Vì vậy các mẫu nhà này thường sử dụng ban công hoặc logia để con người gần hơn với thiên nhiên. Tuy nhiên, ban công thường tạo cảm giác nóng hơn so với logia do ban công được xây nhô ra ngoài trời còn logia xây thụt vào trong.
Thiết kế logia giúp cản bớt ánh nắng khi chiếu vào nhà làm giảm nhiệt độ môi trường bên ngoài tác động vào nhiệt độ bên trong nhà.
Ngoài tác dụng làm giảm nhiệt, bạn có thể trang trí đơn giản logia làm nơi để chill.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phương pháp chống nóng cho ngôi nhà khi vào hè. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp gia chủ có những cách chống nóng tốt nhất cho ngôi nhà đem đến không gian mát mẻ, dễ chịu cho cuộc sống.