logo
Search
Sàn hộp - Giải pháp sàn phẳng tối ưu cho mọi công trình
KS Thanh Hải
KS Thanh Hải
17 Th01 2024
Trang chủ
Chia sẻ kiến thức
Sàn hộp - Giải pháp sàn phẳng tối ưu cho mọi công trình

Sàn hộp - Giải pháp sàn phẳng tối ưu cho mọi công trình

Sàn hộp là một giải pháp khoa học, công nghệ cao trong thi công và thiết kế nhà ở. Tìm hiểu sàn hộp là gì, ưu nhược điểm, giá sàn phẳng hộp rỗng

Chia sẻFacebook
Menu
Mục lục nội dung[xem]

Giải pháp sàn hộp là một giải pháp mang tính khoa học - công nghệ cao trong thi công và thiết kế nhà ở, công trình thương mại. Với những hiệu quả mang lại về kinh tế, rút ngắn thời gian thi công cũng như tính thẩm mỹ, độ bền và khả năng chịu tải tuyệt vời, sàn hộp vượt nhịp ngày càng được sử dụng phổ biến trong xây dựng hiện nay. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng GreenHN tìm hiểu sàn hộp là gì, ưu nhược điểm ra sao cùng với mức giá làm sàn hộp bao nhiêu để có nhận xét khách quan về loại sàn phẳng này nhé!

1. Tìm hiểu sàn hộp là gì?

Sàn hộp là hệ thống sàn phẳng bê tông cốt thép sử dụng các hộp nhựa để thay thế cho bê tông ít làm việc trong sàn. Sàn hộp vốn còn được biết đến với các tên là: sàn hộp không dầm, sàn hộp vượt nhịp, sàn bê tông hộp nhựa, sàn nhẹ sàn rỗng, sàn hộp nhựa,... và được phát minh bởi 1 người Ý Marco Il Grande trong những năm 199x.

san-hop-la-gi
Sàn hộp là gì?

Sàn phẳng hộp rỗng được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thương mại như nhà ở, nhà cao tầng, trường học, cao ốc văn phòng, xí nghiệp, nhà máy, bãi để xe, trung tâm thương mại,... Đặc biệt, loại sàn này được ưu tiên sử dụng cho các công trình có yêu cầu cao về độ bền, tính thẩm mỹ và hiệu quả kinh tế.

Một số loại sàn hộp được sử dụng nhiều tại Việt Nam hiện nay gồm có: sàn hộp Uboot (Daliform), sàn hộp Lform, sàn Tbox, sàn NEVO (Nautilus Evo), sàn hộp Greenbox,...

2. Nguyên lý chịu lực của sàn hộp

Các loại sàn hộp vượt nhịp tại Việt Nam có sự khác nhau ít nhiều về cấu tạo, nhưng đều theo nguyên lý chung: Sử dụng các hộp nhựa hở đáy để tiết kiệm bê tông tại vùng trung hòa.

Đây là giải pháp vận dụng nguyên lý sàn ô cờ, trong đó hộp nhựa được đưa vào đặt ở vùng trung hòa - vùng ít có tác dụng chịu lực, ở giữa 2 lớp bê tông trên dưới. Các hộp nhựa xếp song song với nhau, khoảng cách các hộp từ 8-20cm cố định tạo thành các dầm âm chìm trong sàn trực giao theo 2 phương vuông góc. Qua đó làm giảm trọng lượng của sàn mà không ảnh hưởng tới độ cứng sàn, giúp sàn vượt nhịp tốt hơn.

hop-nhua-rong
Các hộp nhựa rỗng được xếp song song tạo thành hệ dầm chữ I

3. Cấu tạo của sàn hộp không dầm

Sàn phẳng hộp rỗng được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là: Bê tông, cốt thép, hộp nhựa tạo rỗng. Sàn hộp sử dụng các thanh nối nhựa để kết nối giữ ổn định theo 2 phương.

Thành phần Mô tả
Bê tông Có mác bê tông từ 300-350, cốt liệu có kích thước lớn nhất là 2cm, độ sụt bê tông đổ lớp dưới 17+-2
Cốt thép Cường độ từ CB400 - Cb500, cốt thép trên dưới phân bố đều với gia cường (D10-D12), bổ sung thêm thép mô men âm lớp trên (D14-D18) và thép C chống chọc thủng ở đầu cột.
Hộp nhựa rỗng - Sản xuất từ nhựa PP (Polypropylene). Chất liệu nhựa tái chế, có trọng lượng nhẹ, cấu tạo xếp chồng dễ dàng vận chuyển và lắp đặt. - Kích thước phổ biến 50x50cm, chiều cao hộp thay đổi từ 10cm - 28cm. - Chân côn hộp có chiều cao từ 6cm - 9cm, đảm bảo việc khoan treo dễ dàng. - Có 2 dạng hộp phổ biến biến hiện nay là hộp đơn và hộp đôi. Giữa các hộp được liên kết bởi các thanh nối tạo thành 2 phương vuông góc với nhau.

4. Ưu nhược điểm của sàn hộp

Sự xuất hiện và phát triển rộng rãi của sàn hộp vượt nhịp, với những cải tiến và hiệu quả đã mang lại những lợi ích không thể bàn cãi so với sàn truyền thống thông thường. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì sàn hộp vẫn còn tồn tại một số hạn chế, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và loại nhựa cụ thể được sử dụng. Dưới đây là một số ưu nhược điểm thường thấy:

4.1 Ưu điểm

  • Khả năng vượt nhịp lớn: Trong khi đó sàn truyền thống chỉ vượt nhịp 5-6m thì sàn hộp có thể vượt nhịp lên đến 20m, tạo không gian thoáng rộng, tận dụng tối đa diện tích sử dụng của công trình.
  • Khối lượng nhẹ: Sàn phẳng hộp rỗng có thể triệt tiêu tới 30% tải trọng so với sàn thông thường, giúp giảm tải trọng cho móng, cột, tường,...
  • Cách âm, cách nhiệt tốt: Sàn hộp có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt hơn sàn thông thường, mang lại nhiều tiện nghi cho công tình.
  • Tiết kiệm chi phí: Sàn hộp sử dụng hộp nhựa rỗng thay thế cho bê tông ở vùng lõi, do đó lượng bê tông cần sử dụng sẽ giảm đi, tiết kiệm thép, chi phí nhân công cũng như thời gian thi công.
  • Linh hoạt trong bố trí công năng: Sàn hộp không có dầm, dễ dàng xây tường ngăn bất kỳ giúp người dùng dễ dàng chia phòng, đem lại hiệu quả về thẩm mỹ và phong thủy. Việc đi đường dây điện và ống nước trong các không gian bên trong khung cũng trở nên dễ dàng.
  • Tiêu chí xanh cho công trình: Công nghệ sàn hộp sử dụng nhựa tái chế, tiết giảm khí thải C02 nên thân thiện với môi trường.
ung-dung-san-hop
Công nghệ sàn phẳng hộp rỗng mang lại nhiều lợi ích so với sàn dầm truyền thống

4.2 Nhược điểm

  • Thiết kế và thi công sàn phẳng lõi rỗng dạng hộp cần có kỹ thuật cao, đòi hỏi đội ngũ thi công có tay nghề và kinh nghiệm.
  • Trong quá trình thi công, nếu không đảm bảo kỹ thuật, có thể xảy ra tình trạng rỗ đáy, đẩy nổi, bê tông chui vào trong hộp, ảnh hưởng đến chất lượng sàn.

5. Hiệu quả kinh tế của sàn hộp vượt nhịp

Sàn phẳng hộp rỗng sử dụng các hộp nhựa rỗng được xếp song song với nhau, tạo thành hệ dầm chữ I. Do các hộp nhựa rỗng có cấu tạo rỗng nên trọng lượng của sàn phẳng hộp rỗng nhẹ hơn sàn dầm truyền thống. Điều này giúp tiết kiệm khối lượng bê tông và cốt thép, đồng thời giảm diện tích và chi phí cốp pha.

Theo một số nghiên cứu, sàn phẳng hộp rỗng có thể giảm từ 10% - 15% khối lượng bê tông, 15-25% chi phí thép, tiết kiệm 20-30% chi phí cốp pha cùng với nhiều chi phí nhân công. từ 12% đến 32% tổng chi phí thi công sàn so với sàn dầm truyền thống. Từ đó, sàn hộp có thể giúp tiết kiệm tổng chi phí thi công sàn từ 12% đến 32% so với sàn dầm truyền thống.

Ví dụ: Với một công trình có diện tích sàn 1000 m2, nhịp sàn 6m, tải trọng sàn 300kg/m2, sử dụng sàn phẳng hộp rỗng sẽ giúp tiết kiệm được khoảng 100 tấn bê tông và 20 tấn cốt thép. Theo giá thành hiện nay, số tiền tiết kiệm được khoảng 300 triệu đồng.

>> Xem thêm:

Các loại sàn phẳng phổ biến trong xây dựng hiện nay Top các loại sàn vượt nhịp được sử dụng nhiều nhất

Click ngay vào video để tìm hiểu chi tiết và cập nhật mới nhất về sàn phẳng không dầm!

6. Quy trình thi công sàn hộp

Việc xây dựng và thi công sàn hộp cũng tương tự các bước thi công sàn phẳng. Quý khách hàng có thể tham khảo quy trình thi công sàn phẳng như sau:

Bước 1: Thi công cốp pha và lắp đặt con kê

Cốp pha sàn hộp cần được thi công chắc chắn, đảm bảo độ phẳng, độ thẳng để tránh tình trạng bê tông bị rỗ, nứt. Con kê cần được lắp đặt đúng vị trí, đảm bảo cốp pha sàn hộp được cố định chắc chắn.

Bước 2: Lắp đặt thép sàn lớp dưới và thép gia cường lớp dưới

Thép lớp dưới cần được thi công đúng quy cách, đảm bảo chịu lực tốt. Các chi tiết, thiết bị kỹ thuật chờ sẵn cần được lắp đặt chính xác, đảm bảo thuận tiện cho việc thi công và sử dụng sau này.

Bước 3: Lắp đặt hộp nhựa rỗng

Hộp nhựa rỗng là thành phần chính của sàn hộp, có tác dụng thay thế bê tông ở vùng lõi. Hộp nhựa rỗng được làm bằng nhựa PP, có nhiều kích thước khác nhau vì vậy cần chuẩn bị hộp nhựa rỗng theo kích thước thiết kế. Khi thi công hộp nhựa rỗng cần được lắp đặt đúng vị trí, đảm bảo chắc chắn.

thi-cong-sàn-hop
Thi công lắp đặt hộp nhựa rỗng

Bước 4: Thi công lắp dựng thép lớp trên, thép mũ cột, thép chống cắt, thép chống chọc thủng và một vài loại thép gia cường khác.

Bước 5: Đổ bê tông lớp đầu, lưu ý sử dụng đầm dùi để dàn đều và phủ kín bê tông dưới đáy hộp. Cần làm cẩn thận để tránh việc rỗ đáy, đẩy nổi bê tông.

Bước 6: Đổ tiếp lớp bê tông thứ hai. Bê tông cần được đổ đều, đảm bảo không bị vón cục. Dùng đầm dùi đầm chặt và cào phẳng bề mặt sàn.

Bước 7: Sau khi bê tông đông kết hoàn toàn, tiến hành tháo dỡ cốp pha sàn từ từ, nhẹ nhàng để tránh làm bê tông bị nứt. Sau đó vệ sinh mặt sàn sạch sẽ.

7. Chi phí sàn không dầm dạng hộp

Giá sàn hộp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: diện tích sàn, khẩu độ, loại vật liệu sử dụng, đơn vị thi công,... Cụ thể như:

  • Diện tích sàn: Diện tích sàn càng lớn thì chi phí sàn hộp càng cao.
  • Khẩu độ: Khẩu độ càng lớn thì chi phí sàn hộp càng cao.
  • Loại vật liệu sử dụng: Sử dụng vật liệu cao cấp thì chi phí sàn hộp càng cao.
  • Đơn vị thi công: Đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm thì chi phí sàn hộp càng cao.

Ví dụ: Đối với một công trình nhà ở có diện tích sàn 100m2, nhịp sàn 6m, sử dụng hộp nhựa có kích thước 50x50cm, mác bê tông 300, điều kiện thi công thuận lợi, thi công bởi đơn vị thi công có kinh nghiệm, chi phí sàn hộp khoảng 1.200.000đ/m2.

Còn đối với một công trình nhà ở có diện tích sàn 200m2, nhịp sàn 10m, sử dụng vật liệu cao cấp, thi công bởi đơn vị thi công uy tín, chi phí sàn hộp khoảng 2.000.000đ/m2.

Lưu ý: Để có được báo giá chính xác, người dùng nên liên hệ với đơn vị thi công sàn hộp uy tín để được tư vấn và báo giá cụ thể. Chi phí sàn hộp thường cao hơn sàn dầm cổ điển từ 10-20%. Tuy nhiên, sàn hộp có nhiều ưu điểm như khả năng vượt nhịp lớn, tiết kiệm chi phí,... nên vẫn được nhiều người lựa chọn.

8. 4 lưu ý quan trọng khi lựa chọn sàn hộp

Việc lựa chọn sàn phẳng hộp nhựa đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo phù hợp với mục đích sử dụng và yêu cầu cụ thể của bạn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi bạn đang xem xét sàn phẳng hộp nhựa:

Thứ nhất, dự trù ngân sách

Chi phí xây dựng sàn phẳng không dầm hộp nhựa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại vật liệu sử dụng, độ dày sàn, khẩu độ, đơn vị thi công,.... Vì thế, gia chủ cần cân đối ngân sách để lựa chọn loại sàn hộp phù hợp với nhu cầu gia đình. Chẳng hạn như:

  • Nếu công trình có diện tích nhỏ, ngân sách hạn hẹp, có thể lựa chọn loại sàn hộp có kích thước nhỏ hơn, độ dày sàn mỏng hơn,...
  • Nếu công trình có diện tích lớn, ngân sách dư dả, có thể lựa chọn loại sàn hộp có kích thước lớn hơn, độ dày sàn dày hơn,...
  • Nếu công trình có yêu cầu cao về cách âm, cách nhiệt, có thể lựa chọn loại hộp nhựa có kích thước lớn hơn, độ dày sàn dày hơn, hoặc sử dụng loại hộp nhựa có kết cấu đặc biệt.

Thứ hai, tìm hiểu thông tin chi tiết về sản phẩm

Thiết kế và kích thước hộp rỗng cần đảm bảo các yếu tố kỹ thuật như:

  • Sàn hộp cần có độ cứng đủ để chịu lực và tải trọng của công trình.
  • Khả năng chịu tải tốt để đảm bảo an toàn cho người và vật dụng trong công trình.
  • Sàn hộp cần có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt để mang lại sự thoải mái cho người sử dụng.
  • Sàn phẳng nên có độ dày phù hợp với mục đích sử dụng. Đối với việc chịu tải trọng nặng, bạn cần chọn sàn có độ dày lớn hơn.

Bên cạnh đó, cũng cần lựa chọn loại sàn hộp phù hợp với kiến trúc tổng thể của công trình và điều kiện thực tế tại địa phương (địa chất, khí hậu,...).

lua-chon-san-hop-phu-hop
Lựa chọn sàn hộp phù hợp ngân sách và nhu cầu của gia đình

Thứ ba, chế độ bảo hành

Sàn phẳng không dầm hộp nhựa là loại sàn có tuổi thọ cao, tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, sàn hộp có thể bị hư hỏng do các yếu tố khách quan. Vì thế, gia chủ cần lựa chọn loại sàn hộp có chế độ bảo hành tốt để đảm bảo quyền lợi. Chẳng hạn như, thời gian bảo hành càng dài và phạm vi bảo hành càng rộng càng tốt.

Thứ tư, lựa chọn nhà thầu uy tín

Để thi công được sàn phẳng sàn hộp rỗng đúng chuẩn và mang lại hiệu quả cao cho công trình bạn cần lựa chọn đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Thi công sàn phẳng không dầm hộp nhựa cần được thực hiện bởi các đội ngũ thợ có tay nghề cao, tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thi công sàn bê tông rỗng hàng đầu tại Việt Nam, hãy liên hệ ngay với GreenHN. Sử dụng công nghệ thi công sàn phẳng không dầm dùng hộp tạo rỗng với mức giá cạnh tranh, GreenHN mang đến giải pháp sàn hộp GreenHN với nhiều ưu điểm vượt trội, đáp ứng mọi yêu cầu của các công trình xây dựng hiện nay. Sàn phẳng GreenHN chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một công trình chất lượng, bền vững và tiết kiệm chi phí.

> Quý khách hàng muốn tìm hiểu chi tiết và nhận báo giá thi công sàn phẳng không dầm, hãy liên hệ trực tiếp GreenHN theo hotline 0967.212.388 để nhận tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Hoặc bạn có thể để lại thông tin ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết về giải pháp sàn phẳng không dầm.

KS Thanh Hải

KS Thanh Hải

Kỹ sư Lý Thanh Hải, sinh năm 1988, tốt nghiệp Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự chuyên ngành Xây dựng. Hiện tại, anh làm việc với vai trò kỹ sư xây dựng tại GreenHN, chuyên thiết kế và quản lý các dự án nhà ở. Với 10 năm kinh nghiệm, anh đam mê tạo ra không gian sống tối ưu, tiện nghi và thân thiện với người sử dụng, luôn cập nhật công nghệ và xu hướng mới trong ngành.

Xem thêm bài viết từ tác giả
Background

Tư vấn miễn phí

Quý khách muốn thiết kế công trình tương tự hay đang cần tư vấn.
Liên hệ với GreenHN miễn phí tại đây:

Bài viết mới nhất

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy là hạng mục phức tạp, đòi hỏi quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt Quá trình thi công bắt đầu từ dựng tường vây, đào đất, đổ bê tông lót hầm, thi công hố PIT, đến đổ sàn, dựng cột, chống thấm và lắp đặt hệ thống kỹ thuật thang máy.

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Khám phá mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm hiện đại, tối ưu diện tích, công năng và chi phí, phù hợp với nhà phố mặt tiền hẹp tại đô thị.

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

Khám phá các mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp, tối ưu không gian cho mặt tiền hẹp, phù hợp gia đình hiện đại tại khu đô thị đông đúc.

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Khám phá mẫu nhà ngang 5m có hầm 4 tầng đẹp, tiện nghi, tối ưu công năng – kèm dự toán chi phí, cảnh báo rủi ro và tư vấn kỹ thuật chuyên sâu.

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Tầng hầm có bắt buộc với nhà cao tầng không? Giải đáp từ góc độ pháp lý, kỹ thuật và thực tế xây dựng hiện nay.

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Đừng bỏ lỡ loạt mẫu nhà nghỉ có tầng hầm đang được nhiều chủ đầu tư lựa chọn nhờ thiết kế thông minh, dễ vận hành và khai thác.

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

Khám phá những mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển đẹp sang trọng, thiết kế tối ưu công năng, hài hòa giữa cổ điển và tiện nghi hiện đại.

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi là sự cố nghiêm trọng do nước ngầm và sai kỹ thuật. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả ngay từ đầu.

Chi nhánh toàn quốc

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

BT1-16 Khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57- Tổng cục V, Bộ Công An - X.Tân Triều - H.Thanh Trì - TP Hà Nội.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD TP HCM

Số 65 Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Đà Nẵng

Số 463 đường 29/3 phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Bình Dương

Tầng 2, 3MCM+6RX, Đường Bùi Thị Xuân, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương.

GreenHN

Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng GreenHN

GreenHN DMCA
Copyright © 2025 GREENHN