Thi công nhà xưởng tiền chế 500m2 là lựa chọn phổ biến cho các chủ đầu tư có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ với nguồn kinh phí trung bình. Chi phí xây dựng nhà xưởng 500m2 thường dao động từ 920.000.000 VNĐ đến 1.895.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào đặc điểm từng công trình và yêu cầu của chủ đầu tư. Muốn dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng 500m2 sát với thực tế nhất cần làm như thế nào? Trong bài viết sau, GreenHN sẽ giải đáp giúp bạn đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích giúp xây nhà xưởng nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
1. Công năng phù hợp với xây nhà xưởng 500m2
Nhà xưởng có diện tích 500m2 - 600m2 thường phù hợp cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh các thể sản xuất quy mô vừa và nhỏ như gia công cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng,... Hoặc làm kho lưu trữ hàng hóa, nguyên vật liệu, trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất. Một số công năng khác thích hợp cho nhà xưởng 500m2 có thể kể đến như: lắp ráp và gia công chi tiết, sửa chữa máy móc thiết bị; làm xưởng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy; trung tâm phân phối hàng hóa hoặc kết hợp với không gian văn phòng,....

Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, việc xây dựng nhà xưởng tiền chế với diện tích 500m2 - 600m2 là lựa chọn vô cùng hợp lý và hiệu quả trong việc tối ưu không gian và tiết kiệm chi phí. Đây là kiểu nhà xưởng có kết cấu chính bằng khung thép, sử dụng thêm một số vật liệu hỗ trợ để hoàn thiện. Loại nhà xưởng này thi công rất đơn giản, nhanh chóng, và chi phí rẻ hơn nhiều so với nhà xưởng bê tông cốt thép truyền thống.
Với diện tích 500m2 - 600m2, các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều kiểu nhà xưởng tiền chế khác nhau: nhà xưởng tiền chế một mái, nhà khung thép tiền chế hai mái, nhà xưởng khung thép mái tôn, nhà xưởng mái vòm tiền chế, và nhà xưởng tiền chế nhiều tầng,... Tùy theo nhu cầu sử dụng mà lựa chọn thiết kế nhà xưởng phù hợp.
>> Tìm hiểu về Các đơn vị thi công nhà xưởng trọn gói uy tín hiện nay
2. Cách tính chi phí xây nhà xưởng 500m2
Dự toán chính xác chi phí xây dựng nhà xưởng 500m2 không phải là điều dễ dàng, bởi chi phí thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tính toán sơ bộ sau khi có đầy đủ thông tin về diện tích xây dựng, loại hình nhà xưởng, và địa điểm thi công. Việc sử dụng đúng phương pháp tính chi phí cho nhà xưởng 500m2 sẽ quyết định tỷ lệ chính xác của quá trình dự toán.
Hiện nay, có hai phương pháp phổ biến để dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng 500m2:
- Tính chi phí xây nhà xưởng 500m2 theo m2
- Tính chi phí xây dựng nhà xưởng 500m2 dựa trên khối lượng vật tư dự kiến.
2.1 Cách tính chi phí xây nhà xưởng 500m2 theo mét vuông
Sử dụng công thức:
Chi phí xây dựng (VNĐ) = Đơn giá hoàn thiện 1m2 (VNĐ/m2) x Diện tích xây dựng (m2)
Trong đó:
- Đơn giá hoàn thiện 1m2 gồm có đơn giá thiết kế và đơn giá thi công xây dựng nhà xưởng. Đơn giá hoàn thiện sẽ khác nhau tùy theo thời điểm và nhà thầu thi công.
Ví dụ: Xây dựng nhà xưởng 500m2 có đơn giá thiết kế là 70.000 VNĐ/m2, đơn giá thi công là 2.500.000 VNĐ/m2 thì Đơn giá hoàn thiện 1m2 là 2.500.000 + 70.000 = 2.570.000 VNĐ/m2.
- Diện tích xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích khác (phần móng, mái, sân,...)
Như vậy, muốn ước tính chi phí xây dựng chi tiết và chính xác cho nhà xưởng 500m2, bạn cần xác định diện tích xây dựng từng hạng mục sàn, móng, mái, sân,... Để tính diện tích xây dựng từng hạng mục, bạn lấy diện tích thực tế nhân với hệ số % để có được con số diện tích chính xác nhất. Dưới đây là cách tính diện tích xây dựng từng hạng mục:
+ Diện tích sàn sử dụng = Chiều dài sàn x Chiều rộng sàn
Chiều dài và chiều rộng nhà xưởng được tính từ mép ngoài tường bên này đến mép ngoài tường bên còn lại. Nếu nhà xưởng có nhiều tầng thì diện tích sàn sử dụng sẽ được tính bằng tổng diện tích sàn các tầng.
+ Loại móng và diện tích móng
- Móng đơn: 25 - 30% diện tích
- Móng cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi: 35 - 45% diện tích móng
- Móng băng: 50 - 65% diện tích móng
+ Diện tích sàn và diện tích các tầng (nếu có) = 100% diện tích đất sử dụng x số tầng
+ Loại mái và diện tích mái
- Mái tôn: 25 - 30% diện tích mái
- Mái bằng: 40 - 50% diện tích mái
- Mái bê tông cốt thép kết hợp ngói: 90 - 100% diện tích mái
+ Khu vực sân (nếu có) = 50% diện tích
Lưu ý: Xác định diện tích xây dựng nhà xưởng 500m2 càng chi tiết càng tốt, như vậy sẽ tăng độ chính xác khi dự toán chi phí. Nếu chỉ xác định đại khái theo diện tích đất mà không có sự chi tiết theo từng hạng mục thì khi dự toán chi phí hầu hết đều có sự chênh lệch lớn với chi phí xây dựng thực tế.
Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể sử dụng công cụ dự toán sau đây của GreenHN:
2.2 Cách tính chi phí xây nhà xưởng 500m2 theo khối lượng vật tư dự kiến
Phương pháp này được xem là sát với thực tế nhất hiện nay, nhờ tính chính xác và khả năng điều chỉnh linh hoạt. Phương pháp này đang được GreenHN và nhiều đơn vị thi công lớn trên toàn quốc áp dụng.
Cách tính chi phí xây nhà xưởng 500m2 theo khối lượng vật tư dự kiến được thực hiện như sau:
- Bước 1: Dựa vào bản vẽ thiết kế nhà xưởng, tính toán khối lượng từng loại vật liệu cần thiết cho các hạng mục công việc như móng, khung, mái, tường, điện nước, cửa, sơn,...
- Bước 2: Tính toán chi phí cho từng hạng mục công việc bằng cách nhân khối lượng vật tư dự kiến với giá vật liệu tương ứng được cập nhật mới nhất.
- Bước 3: Cộng chi phí các hạng mục công việc lại để ra tổng chi phí xây dựng nhà xưởng 500m2.
Chủ đầu tư có thể linh hoạt điều chỉnh bảng dự toán chi phí theo nhu cầu và ngân sách của mình. Ví dụ, nếu muốn sử dụng vật liệu cao cấp hơn hoặc tiết kiệm hơn, chủ đầu tư có thể điều chỉnh bảng dự toán chi phí cho phù hợp.
Dù có độ chính xác cao, phương pháp này đòi hỏi phải có bản vẽ thiết kế chi tiết, khả năng cập nhật giá vật tư liên tục và năng lực dự đoán biến động giá. Đối với các chủ đầu tư nhỏ lẻ hoặc đơn vị xây nhà trọn gói nhỏ, đây là phương pháp dự toán chi phí phức tạp và khó thực hiện.
>> Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi khi bạn có bất kỳ câu hỏi nào. GreenHN sẵn sàng giải đáp và đồng hành cùng bạn.
3. Chi phí xây dựng nhà xưởng 500m2 hết bao nhiêu?
Tổng chi phí xây nhà xưởng 500m2 khung thép tiền chế dao động khoảng 920.000.000 VNĐ đến 1.895.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào diện tích, loại hình nhà xưởng, mẫu thiết kế của từng công trình, giá nguyên vật liệu, nhân công, thời điểm thi công,...
Trong đó, chi phí xây nhà xưởng 500m2 - 600m2 theo từng hạng mục được dự toán tham khảo như sau:
Hạng mục chi phí | Công việc | Thành tiền |
Thiết kế nhà xưởng | Bao gồm khảo sát thực địa, tư vấn thiết kế, bản vẽ thiết kế kiến trúc, bản vẽ kết cấu, thiết kế hệ thống điện nước,... Chi phí thiết kế khác nhau tùy theo báo giá mỗi đơn vị thiết kế cũng như yêu cầu của chủ đầu tư. | 50.000 - 90.000 VNĐ/m2 |
Thuê nhân công | Ngoài việc thuê đội thợ có tay nghề tốt thì khi tự xây xưởng, chủ đầu tư nên thuê giám sát công trình, nhân viên bảo vệ trông coi vật tư, chi phí cơm nước, nơi ở cho nhân công,.... Chi phí hạng mục này tùy theo lượng nhân công, tay nghề cũng như độ phức tạp của dự án. | 220.000 - 400.000 VNĐ/m2 |
Thi công nhà xưởng | Thi công móng, nền nhà xưởng: Tùy thuộc theo loại móng, địa chất khu vực,... Nếu nền đất yếu, dễ sụt lún thì móng nền cần làm kiên cố hơn, kéo theo chi phí cũng cao hơn. | 200.000.000 - 440.000.000 VNĐ |
Thi công khung thép nhà xưởng: Gồm có làm khung kèo, giằng xà cột, mái, các bu lông liên kết móng và liên kết các bộ phận trong hệ thống khung,... Mức giá có thể thay đổi tùy theo loại thép sử dụng. | 280.000.000 - 450.000.000 VNĐ | |
Thi công tường bao nhà xưởng 500m2: Bằng gạch bê tông hoặc tấm panel làm vách tường, tùy theo nhu cầu của chủ đầu tư. Vật liệu tấm panel được ưa chuộng nhiều bởi chi phí rẻ, khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy tốt và có thể tái sử dụng khi tháo dỡ công trình. | 210.000 - 350.000 VNĐ/m2 | |
Thi công hệ thống cửa nhà xưởng: Gồm cửa ra vào, cửa sổ, cửa phụ, cửa sổ chớp,... Chi phí làm cửa sẽ thay đổi tùy theo số lượng cửa trên bản vẽ thiết kế và vật liệu làm cửa. | 35.000.000 - 50.000.000 VNĐ | |
Chi phí thi công mái tôn: Phụ thuộc vào loại tôn sử dụng, thương hiệu sản xuất, chiều cao của hệ thống mái tôn. Các hạng mục thi công gồm có: lợp tôn mái, ống thoát nước, máng thoát nước, hệ thống xà gồ thưng tường, tôn thưng tường, xà gồ khung cửa sổ chớp,... | 200.000.000 - 260.000.000 VNĐ | |
Chi phí hoàn thiện nội thất | Bao gồm lắp đặt thiết bị đèn điện chiếu sáng, hệ thống nước, vách ngăn phân chia khu vực, lắp đặt camera an ninh, internet, mua sắm bàn ghế, máy tính cho nhân viên văn phòng (nếu có),... Khoản phí này sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu của chủ đầu tư. | 50.000.000 - 150.000.000 VNĐ |
Chi phí khác | Các khoản chi phí xin giấy phép xây dựng nhà xưởng, chi phí thẩm duyệt PCCC, chi phí lán trại cho công nhân, chi phí tháo dỡ mặt bằng,... Ngoài ra, một số chi phí khác có thể phát sinh nấu mặt bằng thi công không thuận lợi. | 60.000.000 - 100.000.000 |
Lưu ý: Mức giá trên chỉ mang tính tham khảo, để biết chính xác chi phí xây nhà xưởng 500m2, bạn nên liên hệ với đơn vị thi công. Sau khi tìm hiểu nhu cầu, tư vấn, khảo sát thực tế và tính toán kỹ lưỡng các phương án thi công, đơn vị thi công xây nhà xưởng sẽ cung cấp báo giá chi tiết và tốt nhất cho bạn.
>> Tham khảo thêm: Dự trù chi phí xây nhà xưởng bao nhiêu là đủ?
4. Báo giá xây nhà xưởng 500m2 - 600m2 trọn gói mới nhất
Dưới đây là báo giá chi phí xây nhà xưởng 500m2 trọn gói được GreenHN cập nhật mới nhất theo từng loại hình. Mức giá có thể thay đổi tùy theo điều kiện thực tế của công trình và nhu cầu của chủ đầu tư. Mời quý bạn cùng tham khảo để có căn cứ dự toán chi phí cho công trình của mình:
Loại hình | Vật liệu chủ yếu | Đơn giá (VNĐ/m2) |
Nhà xưởng thông dụng | Sử dụng tôn, tấm panel cách nhiệt,... | 1.500.000 - 1.800.000 |
Nhà khung thép tiền chế | Sử dụng các trụ thép lớn đan xen thanh thép nhỏ, tạo thành khung kim loại | 1.800.000 - 2.700.000 |
Nhà xưởng thép bê tông | Sử dụng thép làm khung, đổ bê tông để gia cố độ bền | 2.700.000 - 3.200.000 |
>> Gọi ngay 0967212388 hoặc để lại thông tin để GreenHN giúp bạn khái toán và báo giá chi tiết theo vật tư dự kiến:
5. Những yếu tố ảnh hưởng tới chi phí xây nhà xưởng 500m2 - 600m2
- Công năng nhà xưởng: Mỗi loại hình nhà xưởng (sản xuất linh kiện điện tử, may mặc, lương thực, kho hàng...) có yêu cầu về thiết kế, kết cấu, vật liệu riêng biệt, dẫn đến sự khác biệt về chi phí thi công. Ví dụ: nhà xưởng sản xuất linh kiện điện tử cần tiêu chuẩn cao về độ sạch bụi, hệ thống điện chuyên dụng, dẫn đến chi phí cao hơn nhà xưởng may mặc.
- Địa điểm thi công: Giá nhân công, vật liệu xây dựng có thể khác nhau tùy theo khu vực. Vị trí thi công thuận lợi về giao thông, có nguồn cung vật liệu dồi dào sẽ giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển. Ngược lại, thi công ở địa hình khó khăn, thiếu hụt vật liệu sẽ dẫn đến giá thành cao hơn.
- Mẫu mã nhà xưởng: Nhà xưởng tiền chế có đa dạng kiểu dáng như mái vòm, 1 mái, 2 mái, tầng lầu,... Mỗi mẫu mã có ưu điểm, nhược điểm và mức giá riêng. Ví dụ: nhà xưởng mái vòm tiết kiệm chi phí nhưng hạn chế về không gian sử dụng, trong khi nhà xưởng tầng lầu tối ưu diện tích nhưng giá thành cao hơn.
- Vật liệu xây dựng: Chất lượng và chủng loại vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí. Sử dụng vật liệu cao cấp, nhập khẩu sẽ dẫn đến giá thành cao hơn so với vật liệu thông thường. Tuy nhiên, vật liệu tốt đảm bảo độ bền, an toàn và thẩm mỹ cho công trình, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo trì về lâu dài.
- Mức độ hoàn thiện: Nhà xưởng cơ bản chỉ bao gồm khung thép, mái tôn, trong khi nhà xưởng đầy đủ tiện nghi có thêm hệ thống điện, nước, PCCC, văn phòng, nhà vệ sinh,... Mức độ hoàn thiện càng cao, chi phí càng tăng.
- Thời điểm thi công: Mùa cao điểm xây dựng (cuối năm, đầu năm) thường có giá nhân công, vật liệu cao hơn so với mùa thấp điểm. Ngoài ra, việc thi công đúng tiến độ giúp tránh phát sinh chi phí do chậm trễ.
- Nhà thầu thi công: Mỗi nhà thầu có quy trình thi công, mức giá và uy tín khác nhau. Lựa chọn nhà thầu uy tín, giàu kinh nghiệm thi công nhà xưởng sẽ đảm bảo chất lượng công trình và tối ưu hóa chi phí.

6. Giải đáp thắc mắc khách hàng thường gặp
Xây nhà xưởng 500m2 có cần xin giấy phép xây dựng không?
Nếu việc xây dựng nhà xưởng, nhà kho 500m2 thuộc một các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 sửa đổi năm 2020, thì bạn không cần xin giấy phép xây dựng. Nếu không thuộc các trường hợp kể trên thì bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng nhà xưởng, nhà kho.
>> Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết: Chi phí xin giấy phép xây dựng nhà xưởng, nhà kho mới nhất
Nên xây nhà xưởng 500m2 cao mấy tầng?
Nên xây nhà xưởng 500m2 1 tầng nếu diện tích mặt bằng rộng rãi, cần không gian làm việc thoáng mát. Xây 2 tầng nếu cần tối ưu diện tích mặt bằng, phân chia khu vực riêng biệt. Số tầng của nhà xưởng phụ thuộc vào mục đích sử dụng, loại hình sản xuất, chi phí đầu tư,... Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến kiến trúc sư để có giải pháp phù hợp nhất.

Chi phí xây nhà xưởng 100m2 là bao nhiêu?
Chi phí xây dựng nhà xưởng 100m2 thường dao động từ 165.000.000 VNĐ đến 350.000.000 VNĐ, tùy vào quy mô, loại hình và thiết kế nhà xưởng, giá cả vật tư, nhân công,...
Chi phí xây nhà xưởng 200m2 là bao nhiêu?
Dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng 200m2 thường nằm trong khoảng 270.000.000 VNĐ đến 560.000.000 VNĐ. Mức giá có thể thay đổi tùy theo diện tích cụ thể, loại hình nhà xưởng, mẫu thiết kế, thời điểm xây dựng,....
Chi phí xây nhà xưởng 300m2 là bao nhiêu?
Tham khảo mức chi phí xây dựng nhà xưởng 300m2, bạn có thể thấy giá dao động từ 450.000.000 VNĐ - 960.000.000 VNĐ. Mức giá này có thể khác nhau tùy từng thời điểm thi công, địa điểm thi công, loại hình nhà xưởng, diện tích xây dựng,...
Chi phí xây nhà xưởng 1000m2 là bao nhiêu?
Giá xây dựng nhà xưởng có diện tích 1000m2 dao động từ 1.500.000.000 - 3.400.000.000 VNĐ tùy thuộc vào quy mô, diện tích, loại hình, mẫu thiết kế, giá cả nguyên vật liệu, nhân công,....
>> Xem chi tiết: Chi phí xây nhà xưởng 1000m2
7. Chiêm ngưỡng những mẫu thiết kế nhà xưởng 500m2 tuyệt đẹp
8. Bí quyết tiết kiệm chi phí xây dựng nhà xưởng 500m2
Làm sao để tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng khi xây dựng nhà xưởng 500m2? Đây là vấn đề hầu như chủ đầu tư nào cũng quan tâm, đặc biệt là những người thuê đất xây nhà xưởng để sử dụng trong thời gian ngắn từ 5 - 10 năm. Với kinh nghiệm tích lũy và đạo đức nghề nghiệp, GreenHN xin đưa ra lời khuyên như sau:
Khảo sát địa hình thực tế
Trước khi thiết kế và thi công xây dựng nhà xưởng, công tác khảo sát thực tế là điều vô cùng cần thiết. Mục đích để xác định đặc điểm địa chất, địa hình khu vực xây dựng nhà xưởng và đưa ra phương án thiết kế móng nhà phù hợp, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí.
Chú trọng chất lượng vật liệu
Sử dụng vật liệu xây dựng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng và phù hợp với môi trường nhà xưởng. Nên lựa chọn các vật liệu bền, ít phải bảo trì để giảm chi phí vận hành dài hạn. Ưu tiên sử dụng thép tấm tổ hợp thay vì thép đúc sẵn, vì thép tấm tổ hợp cho phép điều chỉnh độ dày, chiều cao linh hoạt theo yêu cầu thiết kế, từ đó tối ưu các thông số cần thiết để tăng khả năng chịu lực mà vẫn tiết kiệm vật liệu.
Bên cạnh đó, so với thép hình đúc sẵn, thép tấm tổ hợp giúp giảm khối lượng kết cấu thép đáng kể, tiết kiệm chi phí xây dựng. Lựa chọn vật liệu phụ thông minh, chẳng hạn như tôn mái, tôn vách, xà gồ, bu lông, tấm cemboard,... có độ dày và tải trọng chịu lực phù hợp với nhu cầu sử dụng, yêu cầu kết cấu và điều kiện địa chất, khí hậu.
Tối ưu thiết kế
Thiết kế nhà xưởng phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng mở rộng trong tương lai. Cần tận dụng tối đa diện tích, hạn chế các khu vực trống không cần thiết.
- Thiết kế phần nền móng: Xác định tải trọng công trình tác động lên nền đất, từ đó thiết kế phần móng có kích thước, độ sâu và cấu tạo phù hợp. Tránh trường hợp móng quá nhỏ dẫn đến nguy cơ sụt lún, nứt vỡ hoặc móng quá lớn gây lãng phí chi phí. Lựa chọn vật liệu xây dựng móng có chất lượng đảm bảo, phù hợp với điều kiện địa chất khu vực.
- Thiết kế hệ khung kết cấu thép phải tối ưu hóa tải trọng. Yêu cầu kỹ sư giàu kinh nghiệm và năng lực tính toán chính xác tải trọng thực tế tác động lên công trình. Từ đó, thiết kế hệ khung thép có khả năng chịu lực đáp ứng nhu cầu sử dụng mà không dư thừa, lãng phí vật liệu.
- Thiết kế hệ thống mái che, thông gió hợp lý để tiết kiệm năng lượng, hay giảm chi phí điện năng bằng cách tận dụng ánh sáng và thông gió tự nhiên.

Thi công sàn phẳng không dầm
Sàn phẳng không dầm là một trong những công nghệ sàn vượt nhịp tiên tiến hiện nay, đã và đang được ứng dụng trong nhiều công trình từ nhà ở dân dụng đến công trình quy mô lớn như nhà xưởng, trung tâm thương mại,...
Việc sử dụng sàn phẳng không dầm trong xây dựng nhà xưởng mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, thẩm mỹ và kỹ thuật, giúp tối ưu hóa quá trình xây dựng và vận hành nhà xưởng. Sàn phẳng vượt nhịp giúp loại bỏ hệ thống dầm truyền thống, tạo mặt sàn rộng rãi, linh hoạt cho bố trí máy móc, thiết bị và nâng cao tính thẩm mỹ cho nhà xưởng. Khả năng chịu lực tốt, đáp ứng nhu cầu tải trọng của các loại máy móc, thiết bị.
Trồng cây xanh
- Giảm chi phí làm mát: Cây xanh giúp điều hòa nhiệt độ tự nhiên, giảm thiểu lượng nhiệt truyền vào nhà xưởng, từ đó tiết kiệm chi phí cho hệ thống làm mát.
- Cải thiện chất lượng không khí: Cây xanh hấp thụ CO2, bụi bẩn, cung cấp oxy, tạo bầu không khí trong lành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Tăng tính thẩm mỹ: Cây xanh tạo cảnh quan xanh mát, tăng tính thẩm mỹ cho nhà xưởng.
Sử dụng năng lượng mặt trời
- Tiết kiệm chi phí điện năng: Hệ thống điện năng lượng mặt trời cung cấp điện năng cho nhà xưởng, giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng điện lưới, tiết kiệm chi phí điện năng hàng tháng.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, không phát thải khí độc hại, góp phần bảo vệ môi trường.
- Tăng tính tự chủ về năng lượng: Sử dụng năng lượng mặt trời giúp nhà xưởng giảm phụ thuộc vào lưới điện, đảm bảo nguồn cung cấp điện năng ổn định.
Vật liệu mái xanh
Mái xanh giúp giảm thiểu lượng nhiệt truyền vào nhà xưởng, giảm tải cho hệ thống điều hòa, tiết kiệm chi phí điện năng. Đồng thời, mái xanh chống thấm dột tốt, giúp bảo vệ mái nhà khỏi tác động của thời tiết, tăng tuổi thọ cho mái nhà, giảm chi phí sửa chữa.
> Mời quý bạn cùng theo dõi những chia sẻ từ anh Khánh - chủ đầu tư xây dựng nhà xưởng tại Hà Nam đã tin tưởng lựa chọn GreenHN làm nhà thầu thi công trọn gói:
Chọn đơn vị thi công có khả năng tính kết cấu tốt
Nhà xưởng là công trình chịu tải trọng lớn do máy móc, thiết bị và sản phẩm lưu kho. Lựa chọn đơn vị thi công có năng lực tính toán kết cấu tốt sẽ đảm bảo nhà xưởng có khả năng chịu được tất cả các tải trọng tác dụng lên nó. Đồng thời có độ ổn định cao, tránh nguy cơ sập đổ, nứt vỡ do biến dạng hoặc do tác động ngoại lực.
Việc tính toán kết cấu chính xác sẽ giúp xác định lượng vật liệu cần thiết cho công trình, tránh lãng phí vật liệu xây dựng. Kết cấu được thi công đúng kỹ thuật sẽ hạn chế tối đa các lỗi kỹ thuật, giảm thiểu chi phí sửa chữa sau này, góp phần gia tăng tuổi thọ cho công trình. Do vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm và năng lực để đảm bảo công trình của bạn được thi công đúng kỹ thuật và đáp ứng mọi yêu cầu.
Thị trường xây dựng hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công nhà xưởng. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng công trình và giảm thiểu rủi ro trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư cần chọn đơn vị uy tín với báo giá chi tiết và cụ thể. Tại GreenHN, khách hàng sẽ nhận được báo giá chi phí xây dựng nhà xưởng 500m2 - 600m2 rõ ràng cho từng hạng mục.

Tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong thiết kế và thi công trọn gói các công trình nhà ở dân dụng, nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng, trường học, bệnh viện,... GreenHN cung cấp dịch vụ thi công nhà xưởng trọn gói, bao gồm tất cả các hạng mục công việc từ tư vấn thiết kế, xin cấp phép xây dựng, thi công, hoàn thiện đến bảo hành, bảo trì. Khách hàng không cần phải lo lắng về bất kỳ vấn đề gì trong quá trình thi công.
Bạn có thể tham khảo chi tiết về quy trình thiết kế nhà xưởng 500m2 và thi công xây nhà xưởng trọn gói của GreenHN TẠI ĐÂY
Với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư và công nhân lành nghề, cùng quy trình thi công chuyên nghiệp chuẩn ISO 9001:2015, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những công trình chất lượng cao và đảm bảo tiến độ. Sau khi tìm hiểu nhu cầu, tư vấn, khảo sát thực tế và tính toán kỹ lưỡng các phương án thi công, GreenHN sẽ cung cấp báo giá chi tiết và tối ưu nhất cho bạn. Chúng tôi chú trọng tính toán và quản lý chi phí để tối ưu ngân sách và hạn chế phát sinh không đáng có trong suốt quá trình xây dựng.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về chi phí xây nhà xưởng 500m2 hay bất kỳ diện tích nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0967.212.388 - 0922.77.11.33 - 0922.99.11.33 GreenHN luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Trên đây là giải đáp toàn bộ về chi phí xây nhà xưởng 500m2. Việc xây dựng một nhà xưởng 500m2 đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về nhiều yếu tố từ chi phí vật liệu, thiết kế, đến các giải pháp công nghệ và tiết kiệm năng lượng. Dù mức đầu tư ban đầu có thể khá lớn, nhưng nếu được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả, những chi phí này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo trên greenhn.vn nhé!