Chi phí thi công xây dựng là một trong những yếu tố hàng đầu được các chủ đầu tư quan tâm khi quyết định lựa chọn đầu tư vào một dự án. Nhất là đối với một không trình không phải để ở mà dùng để kinh doanh, sản xuất hàng hóa. Vậy chi phí xây nhà xưởng cần có bao nhiêu? Hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn cách tính chi phí để có thể dự trù được kinh phí xây nhà xưởng.
Chi phí xây nhà xưởng hết bao nhiêu?
Nhà xưởng là gì?
Nhà xưởng hay còn gọi là nhà máy, nhà công nghiệp được thiết trong không gian rộng lớn, đây là nơi tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản, kho lưu trữ và vận chuyển hàng hóa cho các ngành công nghiệp.
Nhà xưởng gồm mấy loại?
Phân loại nhà xưởng theo vật liệu xây dựng
Nhà xưởng thi công bằng bê tông cốt thép
Nhà xưởng thi công bằng bê tông cốt thép
Đây là nhà xưởng được xây dựng bằng composite kết hợp với bê tông cốt thép giúp nâng cao khả năng chịu lực và giúp công trình bền với thời gian.
Nhà xưởng thi công bằng kèo thép
Nhà xưởng này còn được gọi là nhà tiền chế và được lắp dựng hoàn toàn bằng các kết cấu thép.
Phân loại nhà xưởng theo chức năng
Nhà xưởng không có văn phòng
Đây là nhà xưởng chỉ phục vụ cho mục đích sản xuất, nhằm tạo ra các sản phẩm.
Nhà xưởng kết hợp với văn phòng
Nhà xưởng được chia làm 2 khu: 1 là khu văn phòng, còn lại là xưởng sản xuất.
Phân loại theo số tầng
Tùy thuộc vào diện tích đất và nhu cầu sử dụng mà xây nhà xưởng có số tầng phù hợp. Với nhà xưởng 1 tầng là những kiểu nhà xưởng truyền thống được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, diện tích đất ngày càng hẹp việc xây nhà xưởng kiểu truyền thống cũng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, xây nhà xưởng cao tầng sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng và phù hợp với diện tích hạn chế.
Phân loại nhà xưởng theo số tầng
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây nhà xưởng
Thiết kế ảnh hưởng đến chi phí xây nhà xưởng
Thiết kế nhà xưởng dù đơn giản hay phức tạp thì đều quyết định chi phí xây nhà xưởng. Kiểu thiết kế càng phức tạp, cầu kỳ thì càng tốn nhiều chi phí bởi cần nhiều nguyên vật liệu và phải thuê nhân công có trình độ, tay nghề cao.
Công năng nhà xưởng
Công năng nhà xưởng sẽ quyết định đến phương án kết cấu và vật liệu thi công để có thể giải quyết được giải pháp chống sụt, lún cho nền, chống nóng cho công trình. Với nhà xưởng chỉ để đồ vật nhẹ thì yêu cầu không cao. Nhưng nếu nhà xưởng để máy móc, thiết bị có giá trị thì nền xưởng phải chắc chắn, đảm bảo không xảy ra hiện tượng sụt lún, cần có giải pháp chống nóng cho nhà xưởng bởi nhiệt độ cao lâu ngày sẽ ảnh hưởng chất lượng máy móc và có thể phải thiết kế thêm trục để thuận tiện cho việc nâng hạ, di chuyển chuyển máy móc.
Địa điểm xây dựng
Nhiều người sẽ cho rằng địa điểm xây dựng không ảnh hưởng gì đến chi phí xây nhà xưởng. Tuy nhiên, nếu giữ lối suy nghĩ đó trong thời gian dài thì chi phí phải mất khi xây dựng là rất lớn.
Nếu vị trí xây dựng xưởng ở trên vùng đất tốt không bị sụt lún, hay bị trũng thì sẽ giảm chi phí cho việc gia cố móng, nâng nền.
Nếu vị trí xưởng đặt ở gần đường lớn, thuận tiện cho việc di chuyển nguyên vật liệu trong quá trình thi công thì sẽ giảm bớt chi phí thuê nhân công, phương tiện nhỏ để chuyển nguyên vật liệu vào trong công trình.
Bên cạnh đó, địa điểm xây dựng có sẵn điện nước phục vụ sinh hoạt hay không? Vì nếu không thuận lợi, không có sẵn sẽ mất thêm chi phí để mua ống nước hay dây điện để phục vụ thi công và sinh hoạt.
Quy mô xây dựng
Đơn giá xây dựng nhà xưởng được tính theo đơn vị m2 vì vậy nhà xưởng có quy mô rộng thì sẽ tốn chi phí hơn so với nhà xưởng có quy mô vừa và nhỏ. Nhà xưởng có nhiều tầng thì chi phí cao hơn nhà xưởng có 1 hay 2 tầng. Do đó, tùy thuộc vào tổng diện tích xây dựng thì sẽ có chi phí khác nhau.
Nguyên vật liệu thi công
Hiện nay, nguyên vật liệu để thi công được chia làm 3 mức độ là vật liệu tầm trung, vật liệu khá và vật liệu tốt. Tùy thuộc vào chất liệu và hãng vật liệu thì sẽ có giá khác nhau. Thi công nhà xưởng nên chọn vật liệu khá hoặc vật liệu tốt để đảm bảo độ bền chắc với thời gian, giảm thiểu thiệt hại không mong muốn sau thời gian sử dụng.
Trình độ nhân công
Với nhà xưởng có thiết kế cầu kỳ, chi tiết sẽ cần thuê nhân công, kiến trúc sư, kỹ sư có kinh nghiệm để có thể đưa ra phương án, biện pháp, kỹ thuật thi công đạt chuẩn. Tuy nhiên, khi thuê đội ngũ có kinh nghiệm, tay nghề cao thì chi phí xây dựng không hề rẻ.
Tiến độ thi công
Quá trình thi công nhà xưởng diễn ra trong vòng 3 đến 6 tháng, 3 tháng đối với công trình đơn giản còn 6 tháng đối với công trình có thiết kế phức tạp. Một công trình có dự án thi công gấp rút thì buộc phải thuê thêm nhân công có tay nghề thì mới kịp tiến độ mà vẫn đảm bảo chất lượng của công trình không thay đổi.
Những vật liệu cần có khi xây nhà xưởng
Trước khi thi công, người thiết kế cần thống kê bảng vật liệu cần cho thi công nhà xưởng.
- Vật liệu làm móng, cọc: móng cọc D250, bê tông – cọc thép, xi măng, cát, ván khuôn,…
- Vật liệu xây tường nhà xưởng: gạch tuynel, gạch ống,..
- Vật liệu sơn tường: bột bả, sơn nước chống thấm, sơn tường nội – ngoại thất,…
- Vật liệu làm vách tường ngăn.
- Vật liệu làm sàn nhà xưởng.
- Vật liệu lợp mái nhà xưởng: tôn sáng, tôn lockseam,…
Cách tính chi phí xây nhà xưởng
- Chi phí thiết kế được tính theo công thức:
Chi phí thiết kế = Đơn giá thiết kế x diện tích đất thi công xây dựng
Diện tích đất xây dựng = diện tích của khu đất được cấp phép xây dựng x số tầng của công trình.
Đơn giá thiết kế sẽ do đơn vị thi công báo giá.
Ví dụ: Nhà xưởng có diện tích 500m2, có đơn giá thi công là 30.000 VND/m2 và nhà xưởng có 3 tầng.
Diện tích đất xây dựng = 500 x 3 = 1500 m2.
Chi phí thiết kế = 30.000 x 1500 = 45.000.000 VND.
- Chi phí thi công xây dựng nhà xưởng:
Tùy thuộc vào diện tích đất sẽ có đơn giá khác nhau như:
Đơn giá xây dựng xưởng nhỏ: 1.400.000 – 1.700.000 VND/m2.
Đơn giá xây dựng nhà thép tiền chế: 1.600.000 – 2.500.000 VND/m2.
Đơn giá xây dựng xưởng bê tông cốt thép 1 trệt, 1-3 lầu: 2.500.000 – 3.000.000 VND/m2.
Cách tiết kiệm chi phí xây nhà xưởng
Không phải chọn vật liệu giá rẻ thì chi phí xây nhà xưởng sẽ giảm xuống mà ngược lại nó sẽ làm tăng chi phí và gây mất thời gian để sửa chữa, phục hồi.
Để tiết kiệm chi phí xây nhà xưởng các chủ đầu tư nên:
- Đối với giai đoạn thiết kế: trình bày phương án thiết kế kiến trúc mạch lạc, rõ ràng, phương án kết cấu hợp lý, chính xác.
- Đối với giai đoạn thi công: cần có phương án thi công tốt sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho chủ đầu tư.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về chi phí xây nhà xưởng dành cho các doanh nghiệp tham khảo khi có ý định xây nhà xưởng. Hy vọng bài viết này giúp các doanh nghiệp có thêm thông tin hữu ích và có thêm kinh nghiệm cho mình.