logo
Search
Những thông tin về xây nhà trên đất nông nghiệp bạn cần biết
KS Đức Doãn
KS Đức Doãn
16 Th12 2021
Trang chủ
Chia sẻ kiến thức
Những thông tin về xây nhà trên đất nông nghiệp bạn cần biết

Những thông tin về xây nhà trên đất nông nghiệp bạn cần biết

Nếu bạn có nhu cầu muốn xây nhà trên đất nông nghiệp thì cần phải làm hồ sơ để chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Chia sẻFacebook
Menu
Mục lục nội dung[xem]

Dân số ngày một gia tăng khiến nhu cầu về xây dựng nhà ở ngày càng lớn. Cũng chính vì vậy mà diện tích đất ở trở nên khan hiếm, không đủ để đáp ứng nhu cầu của con người. Do đó, có rất nhiều người tiến hành xây nhà trên đất nông nghiệp để có diện tích sử dụng thoải mái cho gia đình. Vậy có được xây nhà trên đất này hay không? Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để tránh trường hợp mất tiền oan khi xây dựng nhé!

Xây nhà trên đất nông nghiệp có được không?
Xây nhà trên đất nông nghiệp có được không?

Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp là loại đất mà nhà nước giao cho người dân để phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi,... Ngoài việc trồng các loại cây quen thuộc như cây lúa, cây lấy gỗ,... thì đất nông nghiệp còn được sử dụng để xây nhà kính hay các nhà khác nhằm mục đích trồng trọt, chăn nuôi hoặc dùng làm nơi nghiên cứu, thí nghiệm để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới.

Xem ngay ⏭️🌟 5 ĐIỀU NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT KHI XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ Ở

Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không?

Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không? có lẽ là câu hỏi, thắc mắc của rất nhiều gia chủ khi có ý định xây nhà trên loại đất này.

Trong luật Đất đai năm 2013 thuộc khoản 1 điều 6 và khoản 1 điều 7, người sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa vụ phải sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng và đúng mục đích sử dụng. Người sử dụng đất nông nghiệp phải có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. Bên cạnh đó, người sử dụng đất phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất đã quy định theo luật đất đai của nhà nước.

Điều này có nghĩa là, nếu đất nông nghiệp của nhà bạn đang được sử dụng với mục đích trồng cây lâu năm thì sẽ không được dùng để trồng loại cây khác hay không được chuyển sang để chăn nuôi. Do đó, nếu bạn tự ý đổi mục đích sử dụng của đất để xây nhà là trái quy định của pháp luật.

Nếu bạn có nhu cầu muốn xây nhà trên đất nông nghiệp thì cần phải làm hồ sơ để chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Đây là điều bắt buộc phải thực hiện khi mục đích sử dụng đất của bạn thay đổi. Nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

GreenHN cung cấp dịch vụ tư vấn và thiết kế nhà trên đất nông nghiệp, giúp bạn đảm bảo tuân thủ đúng pháp lý và đạt được ngôi nhà hoàn hảo. Liên hệ ngay qua hotline 0967.212.388 - 0922.77.11.33 - 0922.99.11.33 để nhận tư vấn miễn phí và hỗ trợ chi tiết!

Hoặc điền thông tin vào form dưới đây để được hỗ trợ tận tình:

Xây nhà trên đất nông nghiệp bị phạt như thế nào?

Xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử phạt như thế nào?

Đối với những người xây dựng nhà ở trái phép trên đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Nếu như cố tình thực hiện xây nhà trên đất nông nghiệp mặc dù đã bị xử lý vi phạm hành chính thì công trình này sẽ bị phá dỡ theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào diện tích đất nông nghiệp mà mức xử phạt sẽ khác nhau. Khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với từng diện tích đất như sau:

  • Đối với diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0.02 héc ta thì mức phạt tiền dao động từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  • Đối với diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0.02 héc ta đến dưới 0.05 héc ta thì mức phạt tiền dao động từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
  • Đối với diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0.05 héc ta đến dưới 0.1 héc ta thì mức phạt tiền dao động từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
  • Đối với diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0.1 héc ta đến dưới 0.5 héc ta thì mức phạt tiền dao động từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
  • Đối với diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0.5 héc ta đến dưới 1 héc ta thì mức phạt tiền dao động từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
  • Đối với diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 1 héc ta đến dưới 3 héc ta thì mức phạt tiền dao động từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
  • Đối với diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 3 héc ta trở lên thì mức phạt tiền dao động từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Đối với những người muốn xây nhà trên đất nông nghiệp cần phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng của đất để đảm bảo đất được sử dụng đúng, tránh trường hợp mất một khoản lớn chi phí chỉ vì vi phạm.

Theo quy định tại khoản 1 điều 57 luật đất đai năm 2013, người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng cần được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở

Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp

Hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp gồm:

  • Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
  • Giấy chứng nhận (sổ đỏ).

Thủ tục xin chuyển nhượng

Thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng được thực hiện như sau:

Bước 1: chuẩn bị hồ sơ xin phép

Bước 2: nộp hồ sơ đến cơ quan tài nguyên và môi trường để được giải quyết theo thẩm quyền.

Bước 3: cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng và hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện theo nghĩa vụ tài chính .

Bước 4: cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ trình UBND có thẩm quyền để quyết định cho phép chuyển nhượng mục đích sử dụng đất, chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Bước 5: trả kết quả.

Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất
Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất

Thời gian chờ kết quả

Thời gian thực hiện việc xin phép chuyển nhượng không quá 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và không quá 25 ngày đối với những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, đi lại bất tiện. Thời gian xin phép không tính các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật, không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã hay thời gian xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật.

Cách tính chi phí sử dụng đất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất ở

Tùy thuộc vào từng loại đất nông nghiệp mà ta có cách tính tiền và mức tiền phải nộp là khác nhau.

Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất nhà ở

Theo khoản 2 điều 5 nghị định 45/2014.NĐ-CP quy định: "Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền".

Do đó, tiền sử dụng đất được tính theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở - Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

Cách tính chi phí chuyển mục đích sử dụng đất
Cách tính chi phí chuyển mục đích sử dụng đất

Chuyển từ đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng sang đất ở

Theo điểm b khoản 2 điều 5 nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định: "Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền".

Do đó, tiền sử dụng đất được tính theo công thức:

Tiền sử dụng đất phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở - Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

Trên đây là những thông tin về xây nhà trên đất nông nghiệp mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn có thể chuyển nhượng mục đích sử dụng trong thời gian nhanh nhất và tránh được mất một khoản chi phí lớn vì sử dụng sai mục đích đất.

Liên hệ ngay với GreenHN để được tư vấn chi tiết và nhận báo giá miễn phí!

KS Đức Doãn

KS Đức Doãn

CEO Đức Doãn (Doãn Văn Đức) là CEO & Fouder của GreenHN. Là một chuyên gia với 15 năm kinh nghiệm ngành Kỹ sư xây dựng (Construction Engineer) tốt nghiệp trường Đại Học Xây Dựng. Dẫn dắt GreenHN vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, trở thành một thương hiệu uy tín, được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây nhà trọn gói.

Xem thêm bài viết từ tác giả
Background

Tư vấn miễn phí

Quý khách muốn thiết kế công trình tương tự hay đang cần tư vấn.
Liên hệ với GreenHN miễn phí tại đây:

Bài viết mới nhất

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy là hạng mục phức tạp, đòi hỏi quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt Quá trình thi công bắt đầu từ dựng tường vây, đào đất, đổ bê tông lót hầm, thi công hố PIT, đến đổ sàn, dựng cột, chống thấm và lắp đặt hệ thống kỹ thuật thang máy.

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Khám phá mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm hiện đại, tối ưu diện tích, công năng và chi phí, phù hợp với nhà phố mặt tiền hẹp tại đô thị.

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

Khám phá các mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp, tối ưu không gian cho mặt tiền hẹp, phù hợp gia đình hiện đại tại khu đô thị đông đúc.

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Khám phá mẫu nhà ngang 5m có hầm 4 tầng đẹp, tiện nghi, tối ưu công năng – kèm dự toán chi phí, cảnh báo rủi ro và tư vấn kỹ thuật chuyên sâu.

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Tầng hầm có bắt buộc với nhà cao tầng không? Giải đáp từ góc độ pháp lý, kỹ thuật và thực tế xây dựng hiện nay.

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Đừng bỏ lỡ loạt mẫu nhà nghỉ có tầng hầm đang được nhiều chủ đầu tư lựa chọn nhờ thiết kế thông minh, dễ vận hành và khai thác.

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

Khám phá những mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển đẹp sang trọng, thiết kế tối ưu công năng, hài hòa giữa cổ điển và tiện nghi hiện đại.

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi là sự cố nghiêm trọng do nước ngầm và sai kỹ thuật. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả ngay từ đầu.

Chi nhánh toàn quốc

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

BT1-16 Khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57- Tổng cục V, Bộ Công An - X.Tân Triều - H.Thanh Trì - TP Hà Nội.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD TP HCM

Số 65 Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Đà Nẵng

Số 463 đường 29/3 phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Bình Dương

Tầng 2, 3MCM+6RX, Đường Bùi Thị Xuân, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương.

GreenHN

Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng GreenHN

GreenHN DMCA
Copyright © 2025 GREENHN