Nhà có tầng hầm là một trong những mô hình xây nhà trọn gói phổ biến hiện nay. Mẫu nhà tầng hầm mang đến những lợi ích tuyệt vời về công năng và thẩm mỹ thời thượng, nhất là những căn nhà phố hay biệt thự. Nếu bạn đang quan tâm đến việc xây tầng hầm cho ngôi nhà của mình thì đừng nên bỏ qua bài viết này. GreenHN sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về các quy định xây tầng hầm cùng các lưu ý quan trọng trong bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu tầng hầm là gì và phân loại
Tầng hầm là gì?
Theo quy định tại Mục 1.5.13 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành thì tầng hầm được định nghĩa như sau: Tầng hầm là tầng mà quá một nửa chiều cao được thi công thấp hơn so với cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
Tầng hầm tiếng Anh là Basement, được hiểu là một hoặc nhiều tầng của ngôi nhà hay tòa nhà được thiết kế nằm dưới cùng của công trình. Tầng hầm có thể nằm trên mặt đất, nằm hoàn toàn hoặc một phần ở dưới mặt đất.

Các loại tầng hầm
Nếu như ngày trước tầng hầm được biết đến là kiểu kiến trúc nằm hoàn toàn dưới mặt đất và không thể nhìn thấy từ bên ngoài thì ngày nay, theo nhu cầu sử dụng đã có nhiều loại hầm như sau:
- Tầng hầm chìm: Tầng hầm nằm hoàn toàn dưới lòng đất
- Tầng hầm nổi: Tầng hầm nằm hoàn toàn bên trên mặt đất và nằm sát ngay tầng trệt ngôi nhà hoặc sân nhà.
- Nhà Bán hầm/tầng hầm lửng: Là kiểu tầng hầm mà một nửa chiều cao nằm trên hoặc bằng với mặt đất, nửa còn lại nằm âm dưới lòng đất.
- Hầm rượu: Là một không gian được thiết kế để chứa rượu trong chai hoặc thùng, thường được xây dựng dưới mặt đất hoặc tại một không gian riêng biệt trong ngôi nhà.
2. Xu hướng phát triển nhà có tầng hầm
Không thể phủ nhận rằng, khi xã hội ngày càng phát triển và vấn đề tài chính không phải là mối bận tâm hàng đầu, thì nhu cầu xây dựng thêm các phần không gian để phục vụ cho đời sống sinh hoạt trong gia đình là rất hợp lý. Vì thế, việc xây dựng nhà có tầng hầm đã rất quen thuộc bởi những ưu việt mà không gian này mang lại. So với chi phí xây dựng thêm một tầng nữa thì việc làm tầng hầm không chỉ mang đến công năng sử dụng đa dạng, tính thẩm mỹ cho căn nhà mà về lâu dài còn là phương án tiết kiệm hiệu quả cho gia chủ.
Thiết kế nhà có tầng hầm là loại hình nhà ở đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và gần như đã trở thành thông lệ khi xây dựng nhà nhiều tầng. Đặc biệt, tại châu Âu là nơi có nhu cầu sử dụng hầm lớn, đồng thời sở hữu các đặc điểm tự nhiên phù hợp như nền đất tốt, mực nước ngầm thấp cùng với kỹ thuật xây dựng tiên tiến nên tầng hầm rất phổ biến. Công nghệ xây tầng hầm được dùng để thi công nhiều loại hình công trình từ nhà ở dân dụng, các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, siêu thị, ga ngầm dưới lòng đất, đường cao tốc ngầm,...

Tại châu Á, số lượng nhà có tầng hầm chưa phải là nhiều, tập trung đa số ở các nước phát triển và các vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,... Ở Việt Nam, nhà cao tầng có hầm cũng chỉ mới xuất hiện từ những năm 90 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và ngày càng phổ biến. Bắt đầu từ các công trình vốn nước ngoài hoặc liên doanh với ngoài, các tòa nhà chung cư, tòa nhà văn phòng và ngày nay được ứng dụng nhiều trong xây dựng nhà ở.
Nhiều người khi làm nhà đã thiết kế thêm tầng hầm để có chỗ đậu xe hoặc là kho đựng vật dụng. Tuy nhiên, việc xây dựng tầng hầm trong kiến trúc nhà ở cần cẩn thận khi thi công, vì những tác động trực tiếp lên công trình và ảnh hưởng đến cộng đồng xung quanh. Với sự phát triển của công nghệ vật liệu và kỹ thuật xây dựng, có thể kỳ vọng trong tương lai không xa việc xây hầm sẽ đảm bảo các yêu cầu và đạt chất lượng tốt nhất.
3. Lợi ích khi làm tầng hầm cho nhà ở
Xây nhà có tầng hầm hoặc bán hầm là giải pháp đang được khuyến khích xây dựng tại các thành phố, đô thị lớn, khi mà diện tích cho bãi đỗ xe ngày một hạn hẹp. Các công trình xây dựng có tầng hầm cũng thu hút được nhiều sự quan tâm của chủ đầu tư vì những tiện ích phục vụ cho khả năng sinh lời. Cùng điểm qua những lợi ích mà mẫu nhà có tầng hầm mang tới cho gia đình như sau:
- Tăng khả năng chịu lực
Về mặt kết cấu, nhà cao tầng có tầng hầm thì trọng tâm của công trình thay vì ở trên cao sẽ được hạ thấp, từ đó làm tăng tính ổn định của tổng thể công trình. Hơn nữa, tường - cột - dầm sàn của tầng sẽ làm tăng độ sâu ngàm vào đất, kéo theo việc gia tăng khả năng chịu lực ngang như động đất, bão lụt, gió giật,...

- Tăng diện tích sử dụng
Tầng hầm thường được dùng như một nhà kho lưu trữ đồ đạc, vật dụng cồng kềnh, dụng cụ không sử dụng thường xuyên hoặc đồ cần bảo quản tránh ánh nắng mặt trời. Nhờ vậy mà các khu vực khác trong nhà được rộng rãi, ngăn nắp và gọn gàng hơn.
Ngoài ra, tầng hầm còn được bố trí là trung tâm kỹ thuật như bố trí hệ thống cầu giao điện, hệ thống sưởi, điều hòa. Một số gia đình còn sử dụng hầm làm phòng giặt là, phòng tập thể dục, chơi bi-a, billard,... giúp tiết kiệm không gian sống ở các tầng cao hơn của ngôi nhà.
- Tầng hầm đỗ xe
Lợi ích lớn nhất khi gia chủ tại Việt Nam xây tầng hầm đó là dùng làm gara để ô tô, xe cộ. Đặc biệt là tại các thành phố lớn, đất chật người đông thì gia chủ cần phải để ô tô ngoài bến bãi. Đó là chưa kể nhiều khu vực diện tích đất hạn chế còn không có bãi đậu ô tô. Vì thế, việc xây nhà có tầng hầm để xe vừa giúp tạo không gian che mưa nắng, an toàn so với gửi ngoài lại vừa tiết kiệm chi phí gửi xe và thuận tiện di chuyển cho gia đình.

- Là giải pháp tuyệt vời giúp chống ẩm cho tầng trệt
Thiết kế nhà có tầng hầm sẽ giúp mặt bằng chung của căn nhà được nâng lên. Bởi vậy ngôi nhà trở nên cao ráo và thông thoáng hơn, đón nắng và gió tự nhiên, hạn chế ẩm mốc hoặc nồm khó chịu.
- Thể hiện sở thích và cá tính của gia chủ
Tầng hầm có thể được gia chủ sử dụng làm không gian để sưu tầm rượu (hầm rượu), trưng bày đồ cổ, phòng chơi nhạc hay giải trí, thư giãn,... góp phần thể hiện phong cách riêng và đẳng cấp của gia chủ.
- Là nơi trú ẩn, bảo vệ
Xây dựng tầng hầm tại các cơ quan, công sở sẽ được dùng làm nơi cất giữ tiền bạc, kim loại quý, tài liệu mật. Còn ở các khu dân cư có thể làm nơi trú ẩn tạm thời trong những trường hợp khẩn cấp như chiến tranh, thời tiết khắc nghiệt, thảm họa thiên nhiên,...
- Tăng giá trị bất động sản
Dễ thấy rằng, ngoài công năng sử dụng thì nhà có tầng hầm thường có giá trị cao hơn nhà không có hầm. Loại hình nhà có hầm rất phù hợp với những gia đình đông người hoặc xây nhà với mục đích vừa ở vừa kinh doanh.
Với thiết kế thông minh, tầng hầm có thể là điểm nhấn sang trọng cho ngôi nhà của bạn, đồng thời giải quyết vấn đề không gian hạn chế. Chắc chắn rằng bạn sẽ cần một đội ngũ chuyên nghiệp để đảm bảo sự an toàn và chất lượng. Hãy liên hệ với GreenHN để nhận tư vấn và thiết kế xây dựng tầng hầm phù hợp với ngôi nhà của bạn. Gọi ngay hotline 0967.212.388 hoặc điền thông tin vào form dưới đây để chúng tôi hỗ trợ bạn từ bước thiết kế đến thi công hoàn thiện.4. Quy định chung về việc xây nhà có tầng hầm
Không phải kiến trúc nhà ở tại vị trí nào cũng có thể xây tầng hầm. Bởi làm tầng hầm khá phức tạp, nếu không tuân thủ các quy định xây dựng và thi công tốt thì khi đào sâu sẽ dẫn tới sai sót về kỹ thuật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ tới toàn bộ kết cấu ngôi nhà mà còn liên đới đến một số nhà hàng xóm. Vì vậy, nếu có dự định xây nhà có tầng hầm thì gia chủ và các kiến trúc sư cần nắm rõ các quy định về xây tầng hầm như sau:
4.1 Quy định về số tầng hầm
Bộ Xây dựng quy định số tầng hầm cho phép xây không vượt quá 5 tầng. Số tầng hầm sẽ khác nhau phụ thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi loại công trình, nền đất và chiều cao công trình cũng như kỹ thuật xây dựng tầng hầm. Với công trình nhà ở thường sẽ xây 1 hầm là phù hợp. Còn các tòa nhà lớn, trung tâm thương mại, khu công nghiệp thì hầm thường có từ 2 - 3 tầng để làm nơi để xe phục vụ cho lượng người dùng đông đảo.

4.2 Quy định về chiều cao của tầng hầm
Chiều cao tối thiểu của tầng hầm là 2,2m và độ dốc tương ứng cũng phải phù hợp với chiều cao này để đảm bảo các phương tiện lưu thông lên xuống hầm dễ dàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý quá trình thiết kế cột, đà của tầng hầm. Nếu tầng hầm có nhiều cột và đà sẽ làm giảm độ cao xuống 20 - 30cm. Điều này có thể khiến cho tầng hầm bị chật hẹp, bí và kín khí, phương tiện lưu thông gặp nhiều khó khăn.
>> Xem thêm: Quy định chiều cao tầng hầm gia chủ cần biết

4.3 Độ dốc của tầng hầm
Trong công văn số 94/BXD-KHCN ban hành 09/03/2009 về việc hướng dẫn thiết kế độ dốc cho xe xuống tầng hầm, Bộ Xây dựng quy định rõ độ dốc của các lối ra vào tầng hầm không lớn hơn 15% so với chiều sâu của tầng hầm. Ví dụ, hầm có chiều sâu 1m thì chiều dài của dốc hầm tối thiểu là 6m.
Đối với tầng hầm có dốc cong thì độ dốc không vượt quá 13% và các đường dốc thẳng đạt 15%. Trường hợp xây dựng nhà phố diện tích hẹp, không có sân và sát ngay mặt đường thì độ dốc khoảng từ 20 - 25%. Với độ dốc này cứ đi vào 1m thì nền sẽ thấp xuống 25cm.

Vị trí đường dốc xuống tầng hầm (ram dốc) phải cách ranh lộ giới tối thiểu 3m, nhằm đảm bảo sự an toàn cho xe khi đi từ tầng hầm lên mặt đường. Đặc biệt là những mẫu nhà liền kề, mặt tiền giáp đường lộ giới nhỏ hơn 6m nên lưu ý thiết kế lối lên xuống hầm phải cách một đoạn đệm dừng xe, đủ để ô tô có tầm nhìn quan sát và thuận tiện di chuyển. Việc tuân thủ đúng theo quy định về độ dốc tầng hầm đảm bảo cho phương tiện lưu thông an toàn, nhất là các loại xem ô tô gầm thấp.
>> Tham khảo chi tiết tại:
4.4 Độ sâu của tầng hầm
Theo quy định, chiều sâu tầng hầm phải đạt từ 1,5m trở lên, còn với bán hầm thường sẽ đào xuống độ sâu tối đa là 1,5m so với mặt đất tự nhiên. Tùy vào điều kiện thực tế mảnh đất cũng như mức chi phí mà gia chủ thiết kế chiều dài của dốc hầm, miễn không vượt quá 15% như đã quy định.
Để thi công tầng hầm phải đào đất cả công trình và trung bình chiều sâu đào cho đến đáy móng đạt khoảng 3m. Bên cạnh việc đảm bảo quy định về độ sâu cũng cần chú ý thiết kế tầng hầm sao cho thông thoáng, tránh bí bách ngột ngạt gây khó chịu trong quá trình sử dụng.

4.5 Độ rộng tầng hầm
Chiều rộng tầng hầm có thể thay đổi tùy theo diện tích nhà, nhu cầu sử dụng, chiều cao hầm và kích thước xe. Thông thường chiều rộng tầng hầm nhà phố sẽ từ 3 - 5m và biệt thự là 3,5 - 5,5m. Với những căn nhà phố, nhà liền kề có diện tích nhỏ và mặt tiền hẹp thì tầng hầm chủ yếu chỉ cần chứa đủ phương tiện di chuyển. Như vậy, nếu gara để xe ô tô 4 chỗ thì kích thước hầm tối thiểu khoảng 5x5m hoặc 3.5x5.5m (đối với xe ô tô thân dài, xe 7 chỗ). Xe máy thì cần diện tích gara khoảng từ 1.5 - 2m.
4.6 Nền và vách hầm
Để đảm bảo an toàn và tuân thủ theo quy định, nền và vách hầm phải đổ bê tông cốt thép với độ dày 20cm. Phải tiến hành các biện pháp chống thấm cho nền và vách hầm bằng các vật liệu chuyên dụng, đảm bảo không thấm nước ngầm và nước mưa. Đồng thời, gia cố sàn hầm bằng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để chịu được tải trọng của tầng hầm và các tầng bên trên.
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn bố trí thép vách tầng hầm chuẩn kỹ thuật
4.7 Đảm bảo chống thấm, chống ngập
Tầng hầm là khu vực nằm dưới cùng trong thiết kế nhà nên dễ bị thiếu sáng và độ ẩm cao, đặc biệt là ở các vùng hay bị mưa ngập. Do đó, chống thấm và chống ngập là hai yếu tố quan trọng cần thi công đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng cũng như thẩm mỹ của công trình.
Công đoạn chống thấm cần được xử lý kỹ lưỡng và đúng kỹ thuật để tránh nước ngầm hoặc nước thải từ các nhà lân cận ngấm vào, đồng thời giúp hầm không bị ngập nước và thoát nước thải ra đường cống tốt nhất. Ngoài ra cũng nên trang bị sẵn máy bơm nước để thoát nước dễ dàng trong mùa mưa.
4.8 Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy
Khi thi công tầng hầm chung cư, tầng hầm nhà phố, nhà ống có tầng hầm, nhà cấp 4 có tầng hầm, nhà bán tầng hầm hay tầng hầm bí mật đều cần đảm bảo tuân theo các đúng quy định phòng cháy chữa cháy của chính quyền địa phương. Cần trang bị đầy đủ các thiết bị chống cháy nổ để đảm bảo sự an toàn cho người sinh sống trong căn nhà và xe cộ.

Những quy định xây dựng tầng hầm trên đây là mức tối thiểu cần phải tuân theo. Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi công trình mà kiến trúc sư sẽ tư vấn cho gia chủ chi tiết về chiều cao, chiều rộng, độ dốc, chiều sâu của tầng hầm sao cho phù hợp nhất. Tốt nhất gia chủ nên tìm một đơn vị nhà thầu am hiểu về các quy định về xây dựng tầng hầm, cũng như các quy định khác trong xây dựng nói chung để được tư vấn tốt nhất trước và trong quá trình làm nhà.
5. Nguyên tắc khi thiết kế tầng hầm
Để có được mẫu nhà có tầng hầm đẹp và hiện đại, tiện nghi thì ngoài việc tuân thủ theo các quy định pháp luật, kiến trúc sư và gia chủ cần lưu ý một số yếu tố về kỹ thuật, các vấn đề về không khí, ánh sáng khi thiết kế tầng hầm. Ngoài ra, bên trong hầm nên bố trí nội thất có màu sắc, trần và gạch lát phù hợp với kiến trúc tổng thể ngôi nhà. Cụ thể như sau:
Đảm bảo kỹ thuật và kích thước tầng hầm
Tầng hầm là tầng chịu lực của toàn bộ tòa nhà, đòi hỏi kỹ thuật thi công cao và tuân thủ theo các quy định về tiêu chuẩn xây dựng. Do đó, tầng hầm cho ngôi nhà cần phải được thiết kế bởi các kiến trúc sư có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm thực tế, đảm bảo các thông số kỹ thuật, kích thước hợp lý và an toàn cho tầng hầm và cả ngôi nhà. Đặc biệt, khi xây nhà tại các vùng đất yếu thì hầm chính là móng bè. Làm hầm kiên cố, các cột trụ vững chắc để nâng đỡ toàn bộ phần trên của căn nhà.
Kích thước hầm tối thiểu khoảng 5x5m hoặc 3.5x5.5m, xe máy thì cần diện tích gara khoảng từ 1.5 - 2m. Dốc xuống hầm có rãnh xẻ chống trơn kết hợp vật liệu hoàn thiện bề mặt. Chiều cao từ mép cửa tầng hầm phải vuông góc với mặt đường, để phương tiện di chuyển và có tầm nhìn rộng. Trước cửa hầm phải có không gian cho xe cộ và hạn chế uốn lượn, có độ ma sát để chống trơn trượt.
Chiều rộng của đường xuống hầm được thiết kế dựa vào kiểu kiến trúc của ngôi nhà và phù hợp với loại phương tiện mà gia đình sử dụng. Ví dụ, với nhà phố hoặc biệt thự mini thì chiều rộng tầng hầm từ 3 - 5m, với kiểu biệt thự 2 - 3 tầng thì đường dốc thường rộng từ 3.5 - 5.5m.
Vật liệu xây tầng hầm
Do nằm hoàn toàn hoặc một phần trong lòng đất nên vật liệu xây dựng tầng hầm phải là loại đặc biệt. Gạch lát nền phải chọn loại chống trượt, độ bền tốt, dễ cọ rửa và khả năng chịu ẩm cao (chẳng hạn như đá granite phun nhám, đá xẻ tự nhiên, đá tự nhiên đục nhám). Tường và trần nên trát phẳng, nên làm trần bằng nhôm hoặc thạch cao để thi công nhanh và giảm bớt chi phí. Cửa hầm nên chọn loại dễ sử dụng, đảm bảo an toàn và có thể điều khiển từ xa (ví dụ như cửa cuốn thủy lực)
Màu sắc tầng hầm
Tầng hầm tối và khá bí bách vì bị hạn chế về ánh sáng mặt trời và độ thoáng khí. Vì thế, lựa chọn màu sơn và loại sơn là điều rất quan trọng mà gia chủ cần lưu ý. Nên lựa chọn các màu sơn tông sáng nhẹ nhàng và đơn giản như màu trắng kem, vàng nhạt, màu nâu vàng, màu kem,... Ưu tiên chọn loại sơn chống thấm, chống bám bẩn và dễ lau chùi. Nếu có điều kiện thì nên ốp đá sần với bề mặt thô để hút ẩm và giảm thải tiếng ồn.

Chống thấm cho trần và tường hầm
Nhất là hầm chìm và hầm bán âm phải được tăng cường các biện pháp chống thấm cho hầm thật tốt. Ngoài ra, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước hợp lý để hạn chế tình trạng nước chảy từ ngoài vào gây ngập. Nên thiết kế rãnh âm để hứng nước mưa và dẫn nước ra lỗ ga. Tại lỗ ga nên thiết kế máy bơm nước để bơm ngược ra đường nếu mưa lớn, nhằm tránh tình trạng ngập lụt dưới hầm, giữ cho tầng hầm luôn được khô ráo.
>> Tìm hiểu thêm:
Kỹ thuật thông gió tầng hầm tránh ẩm mốc, khí độc
Thi công chống thấm ngược tầng hầm
Ánh sáng và độ thông thoáng
Do nằm hoàn toàn hoặc một phần ở dưới lòng đất nên việc đảm bảo ánh sáng và độ thoáng khí cho tầng hầm là cực kỳ quan trọng, đặc biệt đối với nhà có nhiều tầng hầm. Gia chủ cần bố trí hệ thống chiếu sáng phù hợp cho tầng hầm, chẳng hạn như lắp đặt đèn tầng hầm, đèn LED, đèn tiết kiệm năng lượng,... Khoảng giữa và phía sau tầng hầm nổi nên lắp hệ thống lọc không khí giúp thông gió, để không gian luôn thoáng đãng và không bị bí bách.
Tối ưu công năng sử dụng
Gia chủ nên lưu tâm bố trí và sắp xếp không gian tầng hầm nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu sử dụng. Đặc biệt là tầng hầm nổi, ngoài công năng cơ bản thì yếu tố thẩm mỹ cũng cần được quan tâm.
6. Quy trình thi công xây dựng tầng hầm
Thi công là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với mỗi công trình xây dựng, đặc biệt là khi có tầng hầm. Để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, quy trình thi công nhà tầng hầm hiện đại cần được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật. Hiện nay, có nhiều biện pháp thi công nhà có tầng hầm, một số biện pháp thường được đơn vị thi công áp dụng gồm có:
- Đào đất trước rồi thi công từ dưới lên.
- Biện pháp thi công tầng hầm bằng cách làm tường chắn đất.
- Biện pháp thi công tầng hầm từ trên xuống (thi công Top Down).
Mỗi biện pháp có những ưu nhược điểm riêng, tùy theo điều kiện thực tế của công trình mà lựa chọn phương án phù hợp. Sau đó, tiến hành quá trình thi công làm tầng hầm theo các bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu, đánh giá địa chất và đưa ra giải pháp chống sạt lở khu vực xung quanh.
- Bước 2: Gia cố nền móng cho công trình (ép cọc, khoan cọc nhồi với nền đất yếu,...)
- Bước 3: Đào đất tầng hầm và vận chuyển đất ra khỏi công trình.
- Bước 4: Thi công móng, sàn hầm (bê tông lót nền, lót móng, dựng cốp pha móng, cốt thép móng)
- Bước 5: Thi công vách tầng hầm kiên cố, chắc chắn và chống thấm
- Bước 6: Đậy nắp hầm và thi công phần thô trên mặt đất.
7. 10+ mẫu nhà có tầng hầm đẹp và hiện đại
Tại Việt Nam, hình ảnh nhà có tầng hầm đã trở nên rất quen thuộc và phổ biến, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,... Hãy cùng chiêm ngưỡng một số mẫu nhà có tầng hầm đẹp, thiết kế hiện đại được nhiều người ưa thích hiện nay nhé!








8. Lưu ý khi xây tầng hầm gia chủ cần biết
Gia chủ có ý tưởng xây nhà có hầm thường phân vân nên chọn kết cấu tầng hầm loại nào thích hợp và hữu ích cho công trình của mình. Phải xét trên nhiều yếu tố như loại nhà, địa chất mỗi khu vực là đất cứng hay mềm, diện tích công trình mà gia chủ biết được khu vực xây dựng có đáp ứng điều kiện để được phép xây hầm hay không. Từ đó lựa chọn loại tầng hầm phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện thời tiết tại Việt Nam.
- Nếu nhà có mặt tiền quá hẹp và diện tích sàn sử dụng nhỏ thì không nên làm tầng hầm. Vì lối vào hầm có thể chiếm gần hết diện tích hầm, dẫn đến công năng sử dụng không hiệu quả so với chi phí bỏ ra để làm hầm. Đặc biệt, tại các khu vực có triều cường hay lượng mưa hàng năm lớn, nếu làm hệ thống thoát nước kém sẽ dẫn đến tràn nước vào hầm, làm hư hỏng vật dụng trong hầm.
- Nhà có nhiều tầng và nhu cầu để xe cao thì xây hầm sẽ rất thuận tiện. Nếu diện tích rộng có thể làm hầm nổi sẽ tiết kiệm chi phí móng bè, cung cấp ánh sáng tự nhiên, thông thoáng và hạn chế ngập úng. Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều tại Việt Nam thì tầng hầm nửa nổi nửa chìm (bán hầm) rất được ưa chuộng. Tầng hầm lửng vừa đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, đầy đủ tiện ích lại vừa thông thoáng và đầy đủ ánh sáng.
- Trường hợp xây dựng tầng hầm làm gara để xe thì gia chủ nên cân đối diện tích hầm với số tầng nhà, tránh tình trạng quá tải số lượng xe.
- Trong quá trình xây dựng, nếu cơ quan chức năng quản lý phát hiện thấy các dấu hiệu của việc xây hầm gây ảnh hưởng nguy hiểm tới các khu nhà lân cận, thì gia chủ buộc phải tạm dừng công trình để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn.
9. FAQ - Các câu hỏi thường gặp
9.1 Xây dựng nhà có tầng hầm có cần phải xin phép không?
Pháp luật hiện hành không cấm xây dựng tầng hầm tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi xây tầng hầm cần phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật và tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng đã được Bộ Xây dựng ban hành.
9.2 Chi phí xây tầng hầm là bao nhiêu?
Chi phí xây nhà tầng hầm thường tốn kém hơn khoảng 120 - 150% so với những nhà không hầm, trung bình từ 300.000 - 4.000.000 VNĐ/m2. Mức chi phí sẽ thay đổi tùy thuộc vào kích thước hầm và vật liệu lựa chọn. Tốt nhất, gia chủ nên lựa chọn một đơn vị thiết kế, thi công xây nhà trọn gói uy tín và tham khảo bảng báo giá chi tiết, từ đó chuẩn bị ngân sách sử dụng hiệu quả.
9.3 Nhược điểm của tầng hầm là gì?
Tầng hầm trong kiến trúc nhà ở mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm như: chi phí xây tầng hầm khá cao vì tốn thêm chi phí chống thấm, đòi hỏi kỹ thuật tốt trong quá trình thi công, quy định nghiêm ngặt nên không phải ở đâu cũng xây hầm được, phải không gây ảnh ảnh tới các công trình lân cận,...
10. Nhà thầu thi công tầng hầm chuyên nghiệp GreenHN
Xây nhà trọn gói GreenHN là nhà thầu xây dựng uy tín trong 10 năm qua. Với hàng trăm công trình nhà phố, biệt thự, khách sạn, chung cư mini...Đặc biệt là các công trình có hầm (tầng hầm và bán hầm). Dựa trên quy trình thi công xây dựng theo tiêu chuẩn ISO, các quy định tại công trường luôn được giám sát chặt chẽ, các công trình nhà có hầm của GreenHN luôn đáp ứng được tiêu chuẩn về kết cấu, chiều cao, hay chống thấm....Chủ đầu tư có nhu cầu liên hệ nhà thầu xây dựng công trình có tầng hầm vui lòng liên hệ với GreenHN qua thông tin sau:- Trụ sở chính: BT1-16 khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57 - Tổng cục V, Bộ Công An - xã Tân Triều - huyện Thanh Trì - TP Hà Nội.
- Hotline: 0967.212.388 - 09.22.99.11.33
- Facebook: https://www.facebook.com/greenhn.vn
- Youtube: https://www.youtube.com/@XayNhaTronGoiGreenhn
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@xaynhatrongoigreenhn
Trên đây là những thông tin tổng hợp về tầng hầm là gì cũng như các quy định liên quan về việc xây nhà có tầng hầm. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn trong quá trình xây dựng ngôi nhà hoàn hảo. Nếu có thắc mắc về pháp lý xây dựng, quy trình thi công và đơn giá xây dựng hầm thì hãy liên hệ ngay với GreenHN nhé. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và giải đáp các câu hỏi của bạn để giúp bạn hoàn thành tổ ấm mơ ước một cách ưng ý và tiết kiệm chi phí nhất.
👉 Liên hệ ngay với GreenHN để được tư vấn chi tiết và nhận báo giá miễn phí!- CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG GREENHN
- Hotline: 0967.212.388 - 0922.77.11.33 - 0922.99.11.33
- Fanpage Xây Nhà Trọn Gói GreenHN
- Youtube: Xây Nhà Trọn Gói - GreenHN
- Tiktok: Xây nhà trọn gói GreenHN