Trong ngành xây dựng hiện đại, việc lựa chọn vật liệu và phương pháp thi công phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu quả, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng công trình. Sàn Span với những ưu điểm vượt trội về khả năng chịu tải, thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và tính thẩm mỹ cao là một lựa chọn đáng thử trong xây dựng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn sàn Span là gì, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp cho công trình của mình.
1. Sàn Span là gì?
Sàn Span là công nghệ do người Việt Nam cải tiến từ hệ sàn bóng cổ điển, với thiết kế mặt sàn nhẹ hiện đại giúp các chủ đầu tư giảm thiểu vật liệu bê tông sử dụng, giảm trọng lượng lại tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Có hai loại sàn Span phổ biến trên thị trường xây dựng hiện nay đó là sàn bóng Span (sàn bóng SB, sàn bóng SBL, sàn bóng SBU) và sàn hộp Span (sàn hộp SH39, sàn hộp SH52).
Mỗi loại sàn có những đặc điểm riêng, cụ thể như sau:
Sàn bóng Span
Sàn bóng Span là loại sàn phẳng kết nối trực tiếp với hệ khung bê tông cột vách. Sàn bóng ra đời cách đây gần một thập kỷ và phát triển ở các quốc gia châu Âu. Mặt sàn sử dụng hệ dầm L đan xen liên tục theo 2 phương với khoảng cách gần nhau thay vì sử dụng dầm chính và phụ qua đầu cột.



Cấu tạo 3 lớp chính:
- Lưới thép: Bao gồm lưới thép mặt trên và lưới thép mặt dưới
- Bóng nhựa bơm hơi chịu lực nằm ở giữa, thay thế lớp bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa bản sàn. Hai hệ lưới thép trên và dưới khi kết nối với nhau qua các quả bóng dẹt nằm ở giữa. Bóng nhựa Span là từ nhựa tái chế có kích thước 18.5 x 24.5 cm
- Bê tông: xi măng pooc lăng tiêu chuẩn

Sàn hộp Span
Sàn hộp Span được thiết kế theo 2 lớp lưới thép trên và dưới giống với sàn bóng, tuy nhiên sử dụng hộp nhựa rỗng làm bằng nhựa tái chế thay thế cho hệ thống bóng nhựa.


2. Ưu nhược điểm của sàn Span
2.1 Ưu điểm
Sàn bóng Span với cấu tạo độc đáo từ bóng hình cầu rỗng và thép định vị mang đến những ưu điểm vượt trội, đáp ứng mọi nhu cầu xây dựng hiện đại:
- Kết cấu vững chắc, an toàn: Bóng hình cầu rỗng cùng thép định vị giúp cố định chắc chắn, loại bỏ hiện tượng xô lệch, đẩy nổi, đảm bảo kết cấu đúng theo thiết kế và tăng khả năng chịu cắt cho sàn, nâng cao độ an toàn cho công trình. Sàn bóng Span có hai phương chịu lực, nên giảm áp lực cho mặt sàn tăng khả năng chịu lực
- Thiết kế hiện đại, tối ưu: Áp dụng công nghệ thiết kế mặt sàn nhẹ hiện đại, tối ưu hóa diện tích sử dụng, giảm thiểu cột và dầm, tạo không gian mở rộng rãi, thẩm mỹ cao với bề mặt sàn phẳng mịn, có thể lát nhiều loại vật liệu khác nhau.
- Tiết kiệm chi phí hiệu quả: Giảm giá thành công trình tối đa 15% so với sàn bê tông truyền thống, tiết kiệm 35% lượng bê tông sử dụng. Thi công nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và nhân công.
- Độ bền vượt trội: Chịu được lực nén cao (286,8 kg), chống chọi tốt với axit, kiềm, muối mà không phát sinh khí độc. Chịu nhiệt tốt, chống tia UV, chống cháy nổ hiệu quả vì sản phẩm bóng nhựa SPAN không bắt lửa. Khả năng chống động đất vượt trội nhờ trọng lượng nhẹ.
- Khả năng thi công linh hoạt: Thi công theo kiểu sàn phẳng, dễ dàng lắp đặt và vận chuyển vật liệu. Vượt nhịp lên đến 50% so với sàn thông thường, thích hợp cho nhiều diện tích xây dựng. Khả năng cách âm và cách nhiệt tốt.
- Thân thiện với môi trường: Sử dụng vật liệu tái chế, góp phần bảo vệ môi trường sống.
2.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, sàn Span cũng có một số nhược điểm cần được cân nhắc trước khi lựa chọn thi công như:
- Chi phí thi công cao: Việc sử dụng hệ thống lưới thép để liên kết các quả bóng cố định với nhau làm tăng chi phí thi công so với sàn bê tông truyền thống. Chi phí vận chuyển và lắp đặt cũng cao hơn do cấu trúc phức tạp.
- Yêu cầu kỹ thuật thi công cao: Quá trình lắp đặt hệ thống lưới thép và cố định các quả bóng cần được thực hiện cẩn thận và chính xác để đảm bảo chất lượng công trình. Do đó đòi hỏi đội ngũ thi công tay nghề chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
3. Sàn nhẹ Span phù hợp với những công trình nào?
Nhờ đặc tính linh hoạt, sàn Span có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng, phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau như: công trình dân dụng và công nghiệp, từ nhà thấp đến tòa nhà cao tầng, nhà ở dân dụng, nhà xưởng công nghiệp, villa, khách sạn, cao ốc, trường học, bãi đậu xe,... Đặc biệt phù hợp với các công trình có nhu cầu cơi nới không gian, muốn tùy ý thiết kế vị trí tường.

4. Hướng dẫn thi công sàn Span đúng kỹ thuật
Để đảm bảo chất lượng, đồ bền và an toàn cho công trình, khi thi công sàn Span cần thực hiện theo đúng quy trình như sau:
Bước 1: Vận chuyển, lưu kho sàn Span tại công trường
- Vận chuyển sàn nhẹ Span đến công trường theo đúng số lượng, chủng loại và kích thước đã được thiết kế.
- Kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng sàn trước khi đưa vào sử dụng, đảm bảo không có hư hỏng hay nứt vỡ.
- Bảo quản sàn Span tại khu vực khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và các tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Bước 2: Lắp đặt cốp pha, thép lớp dưới và thép gia cường
- Lắp đặt cốp pha theo đúng kích thước và vị trí đã được thiết kế, đảm bảo độ phẳng và chắc chắn.
- Buộc thép lớp dưới, lắp đặt thép gia cường theo bản vẽ thiết kế, đảm bảo khoảng cách, độ uống và vị trí chính xác.
Bước 3: Lắp đặt bóng nhựa vào từng rọ thép định vị
Mỗi đoạn rọ được lắp đặt 10 quả/rọ và yêu cầu cần tuân thủ theo đúng bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Cần tuân thủ theo đúng bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt, bố trí các quả bóng nhựa đều đặn và cân đối trong rọ thép. Kiểm tra kỹ lưỡng vị trí và độ cao của các quả bóng nhựa trước khi tiến hành thi công bước tiếp theo.
Bước 4: Gia công và lắp đặt thép lớp trên, thép mũ cột, thép chống cắt.
Gia công thép lớp trên, thép mũ cột và thép chống cắt vào vị trí chính xác theo bản vẽ thiết kế. Buộc chặt các thanh thép lại với nhau bằng dây thép hoặc sử dụng máy hàn.
Bước 5: Đổ bê tông
Chuẩn bị hỗn hợp bê tông theo đúng tỷ lệ và mác bê tông đã được thiết kế. Đổ hỗn hợp bê tông vào sàn, đảm bảo độ sệt và độ lèn chặt theo yêu cầu kỹ thuật. Sử dụng máy đầm rung để đầm chặt bê tông, loại bỏ bọt khí và đảm bảo độ rắn chắc cho sàn.
Quá trình thi công cần được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên có chuyên môn và kinh nghiệm, đảm bảo an toàn lao động và chất lượng công trình. Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ thiết kế và hướng dẫn thi công của nhà sản xuất.
5. Hình ảnh thực tế thi công sàn nhẹ Span



6. Một số vấn đề thường gặp khi thi công sàn Span
Sàn Span ngày càng được ưa chuộng bởi những ưu điểm vượt trội về khả năng chịu tải, thi công nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, một số vấn đề có thể xảy ra nếu không tuân thủ đúng kỹ thuật, ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ của công trình. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp và giải pháp khắc phục:
Vấn đề | Nguyên nhân | Biểu hiện | Giải pháp khắc phục |
Hiện tượng đẩy nổi | - Hệ thống bóng/hộp không được cố định chắc chắn trong quá trình thi công. - Chất lượng cốp pha chưa được kiểm soát tốt. - Lực đẩy nổi của bê tông tác động lên các quả bóng nhựa do đổ bê tông quá nhanh hoặc sử dụng bê tông có cường độ cao. | - Chiều dày mặt sàn tăng nhiều so với kích thước dự kiến ban đầu. | - Kiểm tra và đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng cốp pha, quy cách các ty neo theo thông số bản vẽ. - Cố định chắc chắn hệ thống bóng/hộp trước khi đổ bê tông bằng cách gia cố thêm thép, sử dụng dây buộc hoặc thanh giằng. - Sử dụng bê tông có cường độ phù hợp với thiết kế và đổ bê tông với tốc độ vừa phải. - Trong quá trình đổ bê tông, nếu phát hiện bóng bị đẩy nổi, có thể chọc thủng bóng và đổ bê tông rồi đầm chặt lại để cố định. Hoặc đợi đến khi bê tông đông và ngồi thêm vào vị trí quả bóng đó. |
Hiện tượng rỗ đáy | - Thợ thi công bỏ qua bước đầm hoặc đầm non tay trong quá trình đổ bê tông. | - Nhìn thấy vị trí đáy của quả bóng sau khi tháo khuôn ván cốp pha. - Gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng và làm giảm chất lượng sàn theo thời gian sử dụng. | - Đảm bảo thợ thi công có chuyên môn, thực hiện đúng kỹ thuật, không bỏ qua bước đầm hoặc đầm ẩu. - Sau khi dỡ khuôn cốp pha, nếu xuất hiện tình trạng rỗ, cần đục hết phần bê tông yếu đi. - Rửa sạch bề mặt bằng lực nước và sử dụng vữa bê tông có trộn phụ gia để lấp đầy những vết rỗ. |
Hiện tượng nứt bê tông đáy sàn | - Bê tông có khả năng chịu lực kém. - Tác động cơ học. - Sự chênh lệch về nhiệt độ, độ ẩm. - Bê tông có các thành phần không tương thích. | - Xuất hiện các vết nứt trên bề mặt bê tông đáy sàn. | - Sử dụng dòng keo epoxy chuẩn ASTM. - Bơm keo trực tiếp vào trong các vết nứt. |
Việc thi công sàn Span cần được thực hiện cẩn thận và tuân thủ đúng kỹ thuật để tránh xảy ra các vấn đề như đẩy nổi, rỗ đáy, nứt bê tông đáy sàn. Việc khắc phục các vấn đề này có thể tốn kém và mất thời gian, do đó, cần chú trọng phòng ngừa ngay từ khi thi công. Lựa chọn nhà thầu uy tín và đội ngũ thi công có chuyên môn cao sẽ góp phần đảm bảo chất lượng và độ bền đẹp cho công trình sàn Span của bạn
7. So sánh Sàn Span và sàn hộp GreenBox
Sàn Span và Sàn Hộp GreenBox đều là những giải pháp thi công sàn hiện đại ngày càng được ưa chuộng bởi những ưu điểm vượt trội so với các loại sàn truyền thống. Tuy nhiên, mỗi loại sàn cũng có những điểm riêng biệt về cấu tạo, ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết để giúp bạn lựa chọn loại sàn phù hợp cho công trình của mình:
Tiêu chí | San Span | Sàn GreenBox |
Khả năng cố định | Bóng/hộp nhựa dễ bị xô lệch và khó cố định vị trí do thiết kế chưa tối ưu. | Có khả năng đứng yên một vị trí, dễ dàng cố định nhờ những sợi thép đơn được thiết kế khoa học. |
Chi phí | Chi phí tăng lên đáng kể bởi phần khung thép cố định số bóng có cấu tạo cồng kềnh và phức tạp. | Chi phí giảm đáng kể do công nghệ hiện đại đơn giản, thi công dễ dàng, tiết kiệm vật liệu và nhân công. |
Vận chuyển | Bóng có cấu tạo cồng kềnh, khó khăn khi vận chuyển, tốn nhiều diện tích lưu trữ. | Hộp nhựa vuông vắn, có khả năng xếp chồng, tiết kiệm diện tích lưu trữ và vận chuyển dễ dàng hơn. |
Nguy cơ sự cố | Bề mặt bê tông không đầm kỹ có thể gây nên hiện tượng đẩy nổi, nứt, rỗ, ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ công trình. | Sử dụng các C móc kết hợp với ty neo ghim chặt vào ván khuôn sàn giúp chống đẩy nổi hiệu quả, hạn chế tối đa các sự cố nứt, rỗ. |
Chất lượng | Thiết kế tiết diện thay đổi liên tục của sàn bóng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sàn, độ cứng và khả năng chịu tải. | Sơ đồ tính toán thông minh đã được quy định trong tiêu chuẩn rõ ràng, đảm bảo chất lượng sàn đồng nhất, độ cứng cao và khả năng chịu tải vượt trội. |
Việc lựa chọn loại sàn nào phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng công trình. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp sàn phẳng lõi rỗng tốt nhất, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0967.212.388 để được tư vấn chi tiết về sàn hộp GreenBox nhé!
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sàn Span, từ đó làm cơ sở tham khảo để đưa ra lựa chọn phù hợp cho công trình của mình!