Bạn đang tìm kiếm thông tin về hợp đồng trọn gói trong xây dựng? Đây là loại hợp đồng phổ biến giúp chủ đầu tư kiểm soát chi phí hiệu quả, nhưng cũng có những điều cần cân nhắc trước khi lựa chọn. Vậy hợp đồng trọn gói là gì? Nó có đặc điểm gì nổi bật so với các loại hợp đồng khác và khi nào nên sử dụng? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ từ A đến Z về hợp đồng trọn gói, những lưu ý quan trọng cùng cách tối ưu hóa lợi ích khi áp dụng. Cùng tìm hiểu ngay để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng!
Hợp đồng trọn gói là gì?
Hợp đồng trọn gói là gì được giải thích chi tiết tại điểm a khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu 2013. Cụ thể:
Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.
Hiểu đơn giản, hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng có giá cố định, không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Các đặc điểm nổi bật của hợp đồng trọn gói
Để tìm hiểu rõ hơn hợp đồng trọn gói là gì, quý bạn đọc có thể tham khảo một số đặc trưng nổi bật của loại hình hợp đồng xây dựng này như sau:
Giá cả cố định
Hợp đồng trọn gói là một loại hợp đồng có giá trị cố định từ đầu đến cuối quá trình thực hiện, áp dụng cho toàn bộ công việc đã được quy định trong hợp đồng. Điều này có nghĩa là, dù có phát sinh những thay đổi nhỏ trong quá trình thực hiện, giá trị của hợp đồng vẫn không thay đổi trừ khi có những trường hợp đặc biệt như:
- Bất khả kháng: Những sự kiện ngoài tầm kiểm soát của cả hai bên như thiên tai, dịch bệnh,...
- Thay đổi phạm vi công việc: Có những công việc mới phát sinh hoặc bị loại bỏ, dẫn đến thay đổi đáng kể về khối lượng công việc.
Giá dự thầu phải bao gồm tất cả chi phí cho các yếu tố rủi ro về khối lượng công việc và trượt giá có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tương ứng với trách nhiệm của nhà thầu trong việc thực hiện gói thầu.

Phạm vi công việc rõ ràng
Tất cả các công việc cần thực hiện đều được liệt kê cụ thể trong hợp đồng. Bên nhận thầu phải hoàn thành toàn bộ công việc trong phạm vi đã định mà không phát sinh thêm chi phí cho chủ đầu tư.
Phương thức thanh toán
Có thể thanh toán một lần hoặc nhiều lần, nhưng tổng số tiền thanh toán không vượt quá giá trị hợp đồng đã ký. Việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ phần trăm của giá hợp đồng hoặc giá trị công trình, hạng mục công trình và khối lượng công việc tương ứng với từng giai đoạn thanh toán, theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, khi thanh toán không yêu cầu có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.
👉Bạn muốn thi công nhà ở chất lượng vượt trội? Đừng chần chừ, gọi ngay 0967212388 để nhận lời khuyên từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Hợp đồng trọn gói áp dụng với gói thầu nào?
Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 64 Luật Đấu thầu 2013, hợp đồng trọn gói được áp dụng với 02 loại gói thầu như sau:
- Gói thầu mà tại thời điểm lựa chọn nhà thầu, phạm vi công việc, yêu cầu kỹ thuật và thời gian thực hiện được xác định rõ ràng, ít có khả năng thay đổi về khối lượng hay yêu cầu kỹ thuật, và ít gặp phải các điều kiện không lường trước được.
- Gói thầu chưa thể xác định cụ thể khối lượng hay đơn giá, nhưng các bên tham gia hợp đồng vẫn có khả năng quản lý rủi ro, quản lý các thay đổi phát sinh hoặc xác định được tính chất, đặc điểm của sản phẩm đầu ra, bao gồm cả hợp đồng EPC và hợp đồng chìa khóa trao tay.

Quy định về áp dụng hợp đồng trọn gói
Dựa trên khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu 2013, quy định về việc áp dụng hợp đồng trọn gói được giải thích như sau:
Tính giá gói thầu và giá dự thầu
Khi sử dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả các chi phí cho rủi ro và dự phòng trượt giá có thể xảy ra trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Giá dự thầu cũng cần tính tất cả các chi phí liên quan đến rủi ro và trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản
Nếu chọn áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc theo đơn giá điều chỉnh (theo khoản 2 và 3 Điều 62 Luật Đấu thầu 2013), người phê duyệt kế hoạch phải đảm bảo rằng các loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói.
Các gói thầu quy mô nhỏ, bao gồm dịch vụ tư vấn, phi tư vấn đơn giản, mua sắm hàng hóa, xây lắp và hỗn hợp thì phải áp dụng hợp đồng trọn gói. Gói thầu quy mô nhỏ được định nghĩa theo Điều 63 Nghị định 63/2014/NĐ-CP là:
- Gói thầu phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị không quá 10 tỷ đồng.
- Gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị không quá 20 tỷ đồng.

Trách nhiệm về số lượng và khối lượng công việc
Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc đơn vị mua sắm phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng và khối lượng công việc. Nếu có sử dụng nhà thầu tư vấn để lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu, hợp đồng giữa các bên phải nêu rõ trách nhiệm trong việc xử lý và đền bù cho các sai sót về tính toán số lượng, khối lượng công việc.
Xem xét khối lượng công việc trong gói thầu xây lắp
Khi thương thảo và hoàn thiện hợp đồng, các bên cần kiểm tra kỹ bảng khối lượng công việc dựa trên thiết kế đã duyệt. Nếu nhà thầu hoặc bên mời thầu phát hiện sai sót trong bảng khối lượng so với thiết kế, bên mời thầu phải báo cáo cho chủ đầu tư để điều chỉnh cho phù hợp.
Quy định thanh toán đối với hợp đồng trọn gói
Bên cạnh việc tìm hiểu hợp đồng trọn gói là gì, bạn cũng cần biết hợp đồng trọn gói sẽ được thanh toán như thế nào. Căn cứ theo Điều 95 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP, cách thức thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được quy định cụ thể như sau:
Nguyên tắc thanh toán
- Thanh toán hợp đồng trọn gói có thể diễn ra nhiều lần sau mỗi lần nghiệm thu, với giá trị tương ứng với khối lượng công việc đã hoàn thành. Ngoài ra, thanh toán cũng có thể thực hiện một lần khi nhà thầu hoàn thành mọi trách nhiệm theo hợp đồng, giá trị thanh toán sẽ bằng giá trị hợp đồng trừ đi khoản tạm ứng (nếu có).
- Trong trường hợp không thể xác định chính xác giá trị hoàn thành cho từng hạng mục công việc hoặc giai đoạn nghiệm thu, có thể áp dụng hình thức thanh toán theo tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị hợp đồng.

Hồ sơ thanh toán đối với hợp đồng trọn gói
Hồ sơ thanh toán cần có các tài liệu sau:
- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc đã thực hiện trong giai đoạn thanh toán, có sự xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có). Biên bản này chỉ cần xác nhận công việc đã hoàn thành phù hợp với thiết kế mà không cần phải chi tiết hóa khối lượng cụ thể.
- Đối với việc mua sắm hàng hóa, hồ sơ thanh toán có thể bao gồm các tài liệu phù hợp với tính chất hàng hóa, như:
- Hóa đơn của nhà thầu
- Danh mục hàng hóa đóng gói
- Giấy chứng nhận chất lượng
- Chứng từ vận tải
- Đơn bảo hiểm
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Biên bản nghiệm thu hàng hóa
- Các tài liệu, chứng từ liên quan khác.
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về hợp đồng trọn gói
Mẫu hợp đồng xây nhà trọn gói là gì?
Mẫu hợp đồng xây nhà trọn gói là một bản giao kèo pháp lý giữa chủ nhà (chủ đầu tư) và đơn vị thi công (nhà thầu). Trong đó, nhà thầu đảm nhận toàn bộ công việc từ khâu thiết kế, thi công, hoàn thiện đến bàn giao công trình cho chủ nhà theo đúng yêu cầu đã thỏa thuận. Việc ký kết đồng xây dựng trọn gói sẽ đảm bảo không phát sinh chi phí sau khi các bên đã thống nhất được tất cả các vấn đề về đơn giá, khối lượng xây dựng và chủng loại thiết bị lắp đặt, cảnh quan công trình (nếu có).

Hợp đồng trọn gói có điều chỉnh được không?
Hợp đồng trọn gói chỉ điều chỉnh khi có bổ sung khối lượng công việc nằm ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết, không điều chỉnh giảm khối lượng công việc (Theo khoản 3 Điều 36 Nghị định 50/2021/NĐ-CP).
Căn cứ Khoản 12, Điều 1, Nghị định 50/2021/NĐ-CP, nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng xây dựng được quy định như sau:
- Việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ có thể thực hiện trong thời gian thực hiện hợp đồng, bao gồm cả thời gian gia hạn theo quy định.
- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, chỉ được phép điều chỉnh đơn giá trong một số trường hợp đặc biệt đã được quy định tại Điểm b, c, d, Khoản 2, Điều 143 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
- Đối với hợp đồng trọn gói, việc điều chỉnh chỉ áp dụng cho khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Giá hợp đồng sau khi điều chỉnh không được vượt quá giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu đã được phê duyệt, và khi đó chủ đầu tư có quyền quyết định việc điều chỉnh.
Gói thầu phát sinh thêm khối lượng và chi phí, nhà thầu có được chấm dứt hợp đồng trọn gói không?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BXD về hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng đối với hợp đồng trọn gói:
- Nếu việc điều chỉnh hợp đồng trọn gói không phải do lỗi của nhà thầu, nhà thầu có quyền đề nghị các bên thống nhất về việc thay đổi đơn giá hợp đồng trước khi thực hiện công việc.
- Nếu các bên không thể thống nhất về đơn giá cho công việc phát sinh, nhà thầu có quyền từ chối thực hiện phần công việc đó mà không bị xem là vi phạm hợp đồng.
Nếu nhà thầu không hoàn thành hết khối lượng công việc trong hợp đồng trọn gói, sẽ bị xử lý thế nào?
- Trường hợp 1: Có sự thỏa thuận giữa hai bên
Nếu nhà thầu không hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc nhưng được phía chủ nhà đồng ý, các bên có thể điều chỉnh khối lượng và ký phụ lục điều chỉnh hợp đồng theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BXD.
- Trường hợp 2: Nhà thầu từ chối thực hiện
Nếu nhà thầu từ chối thực hiện phần công việc còn lại, đây được coi là vi phạm hợp đồng. Nhà thầu sẽ bị ảnh hưởng trong các quá trình đấu thầu sau vì có tiền sử không hoàn thành hợp đồng.
👉 Tham khảo chi tiết về hợp đồng xây dựng giữa nhà thầu và chủ nhà, tránh gây tranh cãi nhau khi hợp đồng không rõ ràng.
Giá trọn gói là gì và có bị thay đổi khi giá vật liệu biến động không?
Theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP, giá trọn gói là đơn giá cố định không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Khi chọn hình thức này, giá thầu đã tính trước các yếu tố rủi ro liên quan đến biến động giá cả. Vì vậy, dù giá vật liệu có tăng hay giảm, giá trị hợp đồng xây nhà trọn gói vẫn giữ nguyên.
Thông thường, khi ký kết hợp đồng trọn gói, chủ nhà sẽ được chọn giữa hai loại giá: giá trọn gói và giá cố định.
- Nếu ký hợp đồng theo giá trọn gói: Đây là mức giá cố định, không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Giá trọn gói phù hợp với gia chủ không có năng lực dự báo chính xác biến động giá vật tư trong tương lai.
- Nếu ký hợp đồng xây nhà theo giá cố định: Là giá tạm tính theo thời điểm ký hợp đồng. Sau khi hoàn thành, giá trị thực tế mới được tính toán lại. Giá cố định phù hợp với gia chủ tự tin về khả năng dự báo vật tư sẽ giảm giá hoặc ổn định trong tương lai.
Đây cũng chính là lưu ý khi xây nhà trọn gói vô cùng quan trọng mà gia chủ cần nắm được để hạn chế rủi ro phát chi phí xây nhà. Nếu cần tư vấn thêm về hợp đồng xây nhà trọn gói và các điều khoản liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0967.212.388 - 0922.77.11.33 - 0922.99.11.33 hoặc để lại thông tin theo mẫu sau:
Trách nhiệm và rủi ro của các bên trong hợp đồng trọn gói là gì?
Trong hợp đồng trọn gói, việc phân chia trách nhiệm và tính toán những rủi ro có thể xảy ra giữa các bên là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của dự án. Vì thế, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng từ cả nhà thầu và chủ đầu tư. Một hợp đồng được soạn thảo chặt chẽ và sự hợp tác tốt giữa các bên sẽ giúp đảm bảo thành công của dự án.
Trách nhiệm | Rủi ro có thể xảy ra | |
Nhà thầu thi công trọn gói |
- Thực hiện đầy đủ các công việc: Nhà thầu phải thực hiện tất cả các công việc đã ghi trong hợp đồng. - Đảm bảo chất lượng: Sản phẩm hoặc dịch vụ bàn giao phải đạt chất lượng theo yêu cầu. - Bảo hành: Nhà thầu có trách nhiệm bảo hành sản phẩm hoặc dịch vụ trong thời gian đã cam kết. - Giải quyết tranh chấp: Nhà thầu phải hợp tác với chủ đầu tư để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. |
- Rủi ro về giá: Nhà thầu phải đảm bảo giá cả đã báo giá là đủ để hoàn thành công việc, bao gồm cả các chi phí phát sinh không lường trước được. - Rủi ro về tiến độ: Nhà thầu chịu trách nhiệm hoàn thành công việc đúng tiến độ đã cam kết trong hợp đồng. - Rủi ro về chất lượng: Nhà thầu phải đảm bảo chất lượng công việc đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đã quy định. - Rủi ro về an toàn: Nhà thầu chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công. |
Chủ đầu tư |
- Cung cấp thông tin đầy đủ: Chủ đầu tư phải cung cấp đầy đủ thông tin về dự án cho nhà thầu. - Thanh toán đúng hạn: Chủ đầu tư phải thanh toán cho nhà thầu đúng theo tiến độ và điều khoản đã thỏa thuận. - Hợp tác: Chủ đầu tư phải hợp tác với nhà thầu để đảm bảo dự án được thực hiện thành công. |
- Rủi ro về thay đổi thiết kế: Nếu chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế, điều này có thể dẫn đến tăng chi phí và kéo dài thời gian thực hiện dự án. - Rủi ro về pháp lý: Chủ đầu tư phải đảm bảo rằng dự án tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. - Rủi ro về thị trường: Những biến động của thị trường có thể ảnh hưởng đến giá cả vật liệu và nhân công. |
Hợp đồng trọn gói đòi hỏi sự chuẩn bị và thương lượng kỹ lưỡng để đảm bảo rằng cả bên nhận thầu và bên giao thầu đều đạt được lợi ích tối ưu. Việc làm rõ phạm vi công việc, chuẩn bị cho các biến động về chi phí, và xây dựng các điều khoản thanh toán hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát dự án tốt hơn và giảm thiểu rủi ro.
Mẹo để thương lượng hợp đồng trọn gói hiệu quả
Thương lượng hợp đồng trọn gói hiệu quả là một kỹ năng quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc, nơi các điều khoản hợp đồng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, chất lượng và thời gian hoàn thành dự án. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp thương lượng hợp đồng trọn gói thành công:
Tìm hiểu kỹ về nhà thầu thi công
Tìm hiểu về nhà thầu, nhà cung cấp hoặc đối tác mà bạn sắp ký kết hợp đồng. Điều này giúp bạn biết rõ khả năng tài chính, uy tín và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng.
Một số câu hỏi bạn nên đặt ra khi trao đổi với nhà thầu thi công:
- Nhà thầu có thể cung cấp cho tôi những thông tin tham khảo về các dự án đã thực hiện không?
- Nhà thầu có thể cho tôi biết về quy trình làm việc của mình như thế nào?
- Nhà thầu sử dụng loại vật liệu gì cho công trình của tôi?
- Thời gian dự kiến để hoàn thành công trình là bao lâu?
- Chi phí cho dự án của tôi là bao nhiêu?
- Chế độ bảo hành của nhà thầu như thế nào?
Rõ ràng trong các điều khoản hợp đồng
- Chi tiết các hạng mục công việc: Đảm bảo rằng hợp đồng liệt kê rõ ràng tất cả các công việc, vật liệu và trách nhiệm của mỗi bên. Điều này giúp tránh những hiểu lầm hoặc tranh cãi về sau.
- Thời gian và tiến độ thanh toán: Thương lượng lịch trình thanh toán phù hợp với tiến độ dự án, đảm bảo rằng không có rủi ro tài chính đối với cả hai bên.
- Điều khoản bảo hành và bảo trì: Đảm bảo có điều khoản bảo hành sau khi dự án hoàn thành và xác định rõ trách nhiệm bảo trì.

Linh hoạt và sẵn sàng đàm phán
- Linh hoạt trong các điều khoản phụ: Trong quá trình đàm phán, việc linh hoạt trong một số điều khoản phụ có thể giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đối tác.
- Thương lượng win-win: Mục tiêu là đạt được thỏa thuận mà cả hai bên đều có lợi. Điều này giúp tạo nền tảng cho sự hợp tác lâu dài.
👉 Xem thêm: Lưu ý khi ký hợp đồng xây nhà trọn gói bạn không nên bỏ qua
Sự minh bạch và hợp tác
- Giao tiếp rõ ràng: Giữ liên lạc thường xuyên với đối tác để cập nhật tiến độ, xử lý các vấn đề phát sinh và duy trì sự hợp tác tích cực.
- Đảm bảo tính minh bạch: Mọi điều khoản và cam kết cần được ghi chép rõ ràng, tránh các điều khoản không rõ ràng hoặc dễ gây hiểu lầm.
Thỏa thuận điều khoản về các rủi ro
- Điều khoản xử lý sự cố: Đưa vào hợp đồng các điều khoản xử lý khi phát sinh sự cố ngoài ý muốn hoặc các yếu tố bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh.
- Bảo hiểm: Đảm bảo rằng các bên liên quan đều có bảo hiểm đầy đủ để giảm thiểu rủi ro.
Kinh nghiệm thương lượng hợp đồng trọn gói thành công là kết hợp giữa sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hiểu biết rõ về dự án và đối tác, cùng với kỹ năng đàm phán để đạt được sự hài hòa giữa chi phí, chất lượng và tiến độ. Bạn cần nắm chắc các yêu cầu cũng như ngân sách và thời gian hoàn thành mong muốn. Điều này giúp bạn giữ vững lập trường trong suốt quá trình thương lượng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về hợp đồng trọn gói là gì và có thể đưa ra quyết định sáng suốt cho dự án của mình. Nếu bạn còn băn khoăn, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi giúp tối ưu hóa hiệu quả trong quá trình xây dựng.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG GREENHN
BT1-16 Khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57- Tổng cục V, Bộ Công An - X.Tân Triều - H.Thanh Trì - TP Hà Nội.
Hotline: 0967.212.388 - 0922.77.11.33 - 0922.99.11.33
Website: https://greenhn.vn/
Fanpage: Xây Nhà Trọn Gói GreenHN
Youtube: Xây Nhà Trọn Gói - GreenHN
Tiktok: Xây nhà trọn gói GreenHN