Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một số công trình lại có chất lượng vượt trội so với các công trình khác? Bí quyết nằm ở đâu? Câu trả lời chính là ở khâu giám sát xây dựng. Giám sát thi công không chỉ đơn thuần là kiểm tra, mà còn là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, từ chủ đầu tư, nhà thầu đến đơn vị tư vấn giám sát. Vậy giám sát xây dựng là gì và vai trò của các bên liên quan như thế nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết sau.
Giám sát xây dựng là gì?
Giám sát xây dựng (Construction Supervision) là hoạt động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện thi công công trình xây dựng, nhằm đảm bảo công trình được thi công đúng theo: bản vẽ thiết kế, hợp đồng thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công, quy định của pháp luật về xây dựng. Giám sát xây dựng được diễn ra từ khi dự án mới bắt đầu và trong suốt quá trình triển khai thi công của nhà thầu.
Việc giám sát xây dựng sẽ do các kỹ sư xây dựng có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tế dày dặn phụ trách. Người này sẽ thực hiện công việc kiểm soát chất lượng, khối lượng, theo dõi tiến độ, quản lý an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công tại công trình. Mục đích để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót, sự cố có thể xảy ra trước hoặc trong quá trình thi công.

Vai trò của giám sát xây dựng trong công trình
Giám sát xây dựng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng và an toàn. Họ là cầu nối giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các bên liên quan khác, góp phần quan trọng tạo nên thành công cho dự án.
Dưới đây là các vai trò cụ thể của họ:
- Quản lý, kiểm tra và giám sát toàn diện: Giám sát viên đảm bảo nhà thầu thi công đúng theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Đồng thời theo dõi chặt chẽ tiến độ thi công, chất lượng vật liệu, tay nghề nhân công và trang thiết bị thi công.
- Tham mưu cho chủ đầu tư: Đánh giá những điểm hạn chế, bất hợp lý và sai sót trong bản vẽ thiết kế rồi phối hợp với đơn vị thiết kế để chỉnh sửa. Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện dự án, nâng cao chất lượng công trình và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, giám sát viên cũng có thể đóng góp ý kiến về việc lựa chọn nhà thầu, vật liệu thi công và các hạng mục công việc khác.
- Phát hiện và xử lý sai sót: Giám sát xây dựng có nhiệm vụ phát hiện sớm những sai sót, vi phạm trong bản vẽ thiết kế, dự toán, hoặc trong quá trình thi công. Sau đó báo cho chủ đầu tư và nhà thầu để sửa chữa, khắc phục kịp thời, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình.
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường: Quản lý, giám sát chặt chẽ công nhân, đảm bảo nhà thầu tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Giám sát xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng của dự án, từng kết cấu hạng mục trên công trình, nắm bắt chính xác và kịp thời những sự việc xảy ra trên công trường.
- Nghiệm thu công trình: Giám sát viên có trách nhiệm nghiệm thu từng hạng mục công trình theo đúng quy định. Họ kiểm tra chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công của từng hạng mục và ký xác nhận nghiệm thu khi đạt yêu cầu.
Với sự phát triển của ngành xây dựng hiện nay, việc đảm bảo chất lượng công trình ngày càng được đặt lên hàng đầu. Nhà nước và các cơ quan quản lý đã ban hành nhiều quy định chặt chẽ về giám sát xây dựng, nhằm nâng cao chất lượng công trình và bảo vệ quyền lợi của người dân. Chính vì vậy, vai trò của người giám sát xây dựng ngày càng được đề cao không chỉ trong các dự án lớn mà trong các công trình xây dựng dân dụng cũng được Nhà nước khuyến khích thực hiện giám sát thi công.

Yêu cầu công việc đối với cán bộ giám sát xây dựng
Kỹ sư xây dựng muốn được hành nghề tư vấn giám sát công trình cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
Trình độ chuyên môn
- Có trình độ chuyên môn về xây dựng, kiến trúc hoặc các ngành liên quan.
- Đã tham gia các lớp bồi dưỡng giám sát thi công công trình
- Nắm vững kiến thức về hệ thống quy trình giám sát thi công và tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Hiểu biết về các văn bản, quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản.
- Khả năng đọc bản vẽ thiết kế và sử dụng các phần mềm kỹ thuật phục vụ công việc.
- Khả năng phân tích và đánh giá chất lượng công trình hoàn thành.
Bằng cấp, chứng chỉ
- Bằng cấp chuyên môn liên quan đến ngành xây dựng.
- Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát trong lĩnh vực xây dựng.
- Quyết định bổ nhiệm của đơn vị giám sát.
Kinh nghiệm thực tế
- Có ít nhất 5 - 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giám sát xây dựng.
- Ngoài ra, do yêu cầu công việc cần giám sát liên tục trong quá trình xây dựng nên cán bộ giám sát cần có sức khỏe tốt, có khả năng làm việc trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Về kỹ năng
- Kỹ năng tổ chức và quản lý tốt.
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
- Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt
- Thành thạo tin học văn phòng và phần mềm chuyên ngành.
Về phẩm chất
- Trung thực, liêm chính, khách quan.
- Tận tâm và có trách nhiệm trong việc giám sát.
- Có tinh thần học hỏi, cầu tiến.
- Có khả năng chịu áp lực cao.

Có thể thấy, để trở thành một cán bộ tư vấn giám sát xây dựng công trình là điều không hề đơn giản. Người tư vấn giám sát công trình giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng và tuổi thọ công trình.
Do đó, ngoài các yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật giỏi, kinh nghiệm thực tế dày dặn thì phẩm chất đạo đức là không thể thiếu. Bởi chỉ cần lòng tham, thiếu trách nhiệm thì người giám sát dễ nhắm mắt trước những bất hợp lý khi thi công. Thậm chí nhiều trường hợp vì lợi ích cá nhân mà móc nối với nhà thầu để qua mặt chủ đầu tư. Bản thân các gia chủ khi thuê giám sát cho công trình của mình cũng cần tìm đến đơn vị uy tín, làm việc có tâm, trách nhiệm với công trình.
>> Đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình với quy trình giám sát xây dựng chuyên nghiệp từ GreenHN! Chúng tôi cam kết giám sát chặt chẽ, phát hiện và xử lý kịp thời mọi vấn đề để công trình luôn đạt chuẩn. Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ!
Các bên liên quan có vai trò gì trong công tác giám sát xây dựng?
Công tác giám sát xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn cho công trình. Để thực hiện hiệu quả công tác này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm:
Các bên liên quan | Quyền | Nghĩa vụ |
Chủ đầu tư |
Quyền của chủ đầu tư được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 121 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), bao gồm: - Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình; - Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; - Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định; - Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật; - Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. |
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 121 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau: - Lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng; - Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát; - Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát; - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; - Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình; - Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do mình gây ra; - Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. |
Nhà thầu thi công |
- Nhà thầu thi công có quyền được cung cấp đầy đủ hồ sơ thiết kế, tài liệu thi công, dự toán, quy trình thi công và các thông tin liên quan khác. - Đề xuất ý kiến, giải pháp thi công cho cán bộ giám sát. - Được thông báo về các quyết định của chủ đầu tư và cán bộ giám sát liên quan đến thi công công trình, bao gồm: quyết định về khối lượng thi công, chất lượng thi công, tiến độ thi công, an toàn lao động,... - Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ giám sát. |
Là đơn vị thi công công trình, nhà thầu có trách nhiệm: - Phối hợp chặt chẽ với cán bộ giám sát trong quá trình thi công. - Cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ liên quan đến công tác thi công cho cán bộ giám sát. - Thi công đúng theo thiết kế, kỹ thuật, quy trình thi công và các tiêu chuẩn xây dựng. - Đảm bảo an toàn lao động cho người lao động trong quá trình thi công. - Khắc phục các sai sót, vi phạm do cán bộ giám sát phát hiện. |
Cán bộ giám sát |
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 122 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020),cán bộ giám sát có các quyền sau - Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng; - Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết; - Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận; - Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý; - Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan; - Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. |
Khoản 2 Điều 122 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) quy định về nghĩa vụ của cán bộ giám sát như sau: - Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng; - Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình; - Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng; - Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng; - Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường; - Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử lý và hành vi vi phạm khác do mình gây ra; - Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. |
Giám sát xây dựng là một ngành nghề đặc thù và tương đối phức tạp, với các nhiệm vụ chính: giám sát hoạt động thi công của nhà thầu chính; giám sát công việc của nhà thầu phụ, phối hợp nghiệm thu công trình và một số công việc khác. Nội dung giám sát thi công xây dựng công trình được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
👉 Quý bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn về các công việc thực hiện giám sát công trình tại bài viết: Kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng mà ai cũng cần biết
Giám sát xây dựng tại GreenHN có gì đặc biệt?
GreenHN nổi bật trong việc giám sát xây dựng nhờ sự chuyên nghiệp và hệ thống quản lý đạt chuẩn quốc tế ISO 9001:2015, đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình. Khách hàng hoàn toàn an tâm khi mọi công đoạn từ thiết kế đến hoàn thiện đều được giám sát chặt chẽ và đúng kỹ thuật, đúng quy định của Nhà nước.

Chúng tôi sở hữu đội ngũ kỹ sư giám sát với kinh nghiệm lâu năm, chuyên môn cao, có đầy đủ chứng chỉ hành nghề sẽ trực tiếp thay mặt gia chủ theo sát từng hạng mục công trình. Từ kiểm tra chất lượng vật liệu, giám sát tiến độ thi công, đến xử lý các sự cố phát sinh, đảm bảo công trình hoàn thành đúng yêu cầu và an toàn. Ngoài ra, GreenHN còn chú trọng đến việc tư vấn chi tiết cho khách hàng ngay từ giai đoạn thiết kế, giúp khách hàng hiểu rõ về quy trình và có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi khởi công.
Một số hình ảnh giám sát thi công xây dựng tại công trình của GreenHN:
Quy trình tư vấn giám sát thi công xây dựng tại GreenHN
Các bước tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình tại GreenHN được thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ thiết kế
GreenHN tiếp nhận hồ sơ thiết kế, hợp đồng từ khách hàng, sau đó xây dựng kế hoạch giám sát chi tiết, bao gồm các mốc thời gian, hạng mục kiểm tra và tiêu chuẩn chất lượng.
Bước 2: Đánh giá hồ sơ thiết kế
Đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ thiết kế, thẩm tra về dự toán đồng thời kiểm tra các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng trong suốt quá trình thi công để phát hiện và khắc phục các thiếu sót kịp thời.
Bước 3: Giám sát thi công theo hạng mục
Đội ngũ giám sát thường xuyên kiểm tra các hạng mục thi công để đảm bảo chúng được thực hiện đúng thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nếu phát hiện sai sót hoặc không đạt yêu cầu, đội ngũ giám sát sẽ yêu cầu đơn vị thi công khắc phục ngay lập tức.
Bên cạnh đó, chủ nhà có thể tham gia giám sát quá trình thi công xây dựng bất cứ lúc nào, thông qua hệ thống camera 24/7 được GreenHN lắp đặt tại công trường. Với 3 lớp giám sát, chủ nhà hoàn toàn an tâm về quy trình thi công cũng như sự minh bạch trong tất cả các hạng mục thi công của GreenHN.



Bước 4: Báo cáo công việc hàng ngày
Định kỳ báo cáo về tiến độ, chất lượng và các vấn đề phát sinh cho khách hàng. Các thông tin được cung cách một cách đầy đủ, minh bạch về quá trình thi công.


Bước 5: Nghiệm thu từng giai đoạn
Kiểm tra và nghiệm thu từng giai đoạn thi công trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đảm bảo mọi nguyên vật liệu, máy móc và nhân công đều đạt yêu cầu.

Bước 6: Bàn giao dự án
Sau khi hoàn thành nghiệm thu cuối cùng, GreenHN bàn giao công trình và cung cấp các tài liệu liên quan đến quá trình giám sát và bảo hành cho khách hàng.
✅Bạn đang thắc mắc về giám sát xây dựng cũng như dự trù chi phí cho quá trình thi công xây nhà sát với thực tế, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0967.212.388 - 0922.77.11.33 - 0922.99.11.33 hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây. GreenHN sẵn sàng đồng hành cùng bạn!
Mẫu báo cáo định kỳ giám sát thi công xây dựng mới 2025
Báo cáo định kỳ giám sát thi công xây dựng công trình là một văn bản bắt buộc trong quá trình giám sát, được tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm giám sát thi công lập và gửi cho chủ đầu tư. Nội dung chính của báo cáo nhằm đánh giá các tiêu chí cần tuân thủ trong suốt quá trình thi công.
Báo cáo này giúp chủ đầu tư nắm rõ tình trạng công trình, phát hiện kịp thời các sai sót để yêu cầu nhà thầu khắc phục, và là cơ sở chứng minh việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. Chu kỳ báo cáo có thể theo tuần, tháng, quý,... tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư, từ đó đơn vị tư vấn giám sát sẽ điều chỉnh nội dung báo cáo cho phù hợp.
Dưới đây là một số mẫu báo cáo định kỳ giám sát thi công xây dựng công trình theo Phụ lục IVA ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ, được cập nhật mới nhất năm 2025 như sau:

👉 Tải Báo cáo giám sát xây dựng công trình TẠI ĐÂY
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về giám sát xây dựng
Ai có thể thực hiện giám sát xây dựng?
- Công ty tư vấn giám sát xây dựng được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Bộ phận giám sát xây dựng của nhà thầu hoặc chủ đầu tư (nếu có đủ năng lực).
Có những loại hình giám sát xây dựng nào hiện nay?
Trong một công trình thi công, thường có hai loại hình giám sát:
- Đơn vị tư vấn giám sát (bên A): Đây là đơn vị được chủ đầu tư thuê để tư vấn và giám sát toàn bộ công tác thi công, đảm bảo công trình được thực hiện theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Đơn vị này chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công trình.
- Giám sát thi công (bên B): Bên này chịu trách nhiệm triển khai bản vẽ thiết kế trên thực địa, chỉ đạo và kiểm tra công nhân thi công theo các hồ sơ đã được chủ đầu tư phê duyệt.
Các hình thức giám sát xây dựng phổ biến là gì?
- Giám sát trực tiếp: Cán bộ giám sát có mặt tại công trình để kiểm tra, theo dõi thi công.
- Giám sát gián tiếp: Sử dụng các biện pháp như báo cáo, hồ sơ, hình ảnh để theo dõi thi công.
- Giám sát định kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Giám sát đột xuất: Thực hiện kiểm tra đột xuất khi có nghi ngờ về chất lượng, tiến độ hoặc an toàn thi công.
Có các phương pháp giám sát xây dựng thường dùng nào?
- Phương pháp đo đạc: Sử dụng các dụng cụ đo đạc để kiểm tra kích thước, độ cao, độ dốc, ... của các hạng mục thi công.
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp để đánh giá chất lượng thi công, an toàn lao động, ...
- Phương pháp thử nghiệm: Lấy mẫu vật liệu, kết cấu công trình để thử nghiệm xác định chất lượng.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh kết quả thi công với bản vẽ thiết kế, các quy chuẩn xây dựng, ...
Giám sát công trình lương bao nhiêu?
Lương tư vấn giám sát dao động từ 5 - 20 triệu đồng/tháng, tùy theo năng lực và kinh nghiệm. Để tìm hiểu rõ hơn, quý bạn đọc có thể tham khảo thêm tại bài viết Giải đáp chi phí giám sát thi công nhà dân là bao nhiêu?
Cần lưu ý gì khi làm việc với giám sát xây dựng?
- Ký kết hợp đồng rõ ràng: Hợp đồng cần ghi rõ các quyền lợi, nghĩa vụ của cả hai bên, các điều khoản về thanh toán, bảo hành.
- Theo dõi sát sao quá trình thi công: Thường xuyên đến công trình để kiểm tra và giám sát.
- Không ngại đặt câu hỏi: Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi ngay giám sát.
Giám sát xây dựng đóng vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo thành công của một dự án. Các bên liên quan, từ đơn vị tư vấn giám sát đến giám sát thi công, đều giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện công trình đúng theo thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật. Hiểu rõ về quá trình này giúp chủ nhà và các bên liên quan phối hợp hiệu quả hơn, từ đó nâng cao chất lượng và an toàn cho mỗi công trình xây dựng.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG GREENHN
BT1-16 Khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57- Tổng cục V, Bộ Công An - X.Tân Triều - H.Thanh Trì - TP Hà Nội.
Hotline: 0967.212.388 - 0922.77.11.33 - 0922.99.11.33
Website: https://greenhn.vn/
Fanpage: Xây Nhà Trọn Gói GreenHN
Youtube: Xây Nhà Trọn Gói - GreenHN
Tiktok: Xây nhà trọn gói GreenHN