logo
Search
Hướng dẫn cách ghép cốp pha cột chi tiết, an toàn, chất lượng cao
KS Thanh Hải
KS Thanh Hải
12 Th12 2021
Trang chủ
Chia sẻ kiến thức
Hướng dẫn cách ghép cốp pha cột chi tiết, an toàn, chất lượng cao

Hướng dẫn cách ghép cốp pha cột chi tiết, an toàn, chất lượng cao

Trước khi tiến hành cách ghép cốp pha cột cần phải chuẩn bị đầy đủ vật liệu, trang thiết bị thi công như kiểm tra các chi tiết của cốp pha, ghi chép số liệu

Chia sẻFacebook
Menu
Mục lục nội dung[xem]

Với các công trình có quy mô lớn hay thi công được thực hiện trên nền đất không quá lý tưởng thì việc sử dụng cốp pha để định hình bê tông nhão là điều không thể thiếu. Do đó, việc lắp ghép cốp pha cần phải đúng đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng công trình không bị ảnh hưởng. Hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc cách ghép cốp pha cột chi tiết, đúng kỹ thuật, hãy theo dõi bài viết nhé!

Cách ghép cốp pha cột
Cách ghép cốp pha cột

Lắp cốp pha cột là gì?

Lắp cốp pha là quá trình lắp ráp các tấm ván khuôn lại với nhau bằng các phụ kiện liên kết. Sau khi thi công cốt thép cột xong sẽ được tiến hành lắp ghép cốp pha cột. Tùy thuộc vào từng loại công trình mà có hình dáng cốp pha phù hợp như hình chữ nhất, hình vuông, hình đa giác, hình tròn,...

Cấu tạo của cốp pha cột chính là các tấm ván được ghép lại với nhau bằng nẹp. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các tấm ván được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như:

  • Cốp pha panel được nhập khẩu từ Hàn Quốc và sử dụng phổ biến để làm cốp pha cột, cốp pha dầm.
  • Cốp pha bằng thép định hình.
  • Cốp pha bằng nhôm.
  • Cốp pha bằng nhựa thường được sử dụng ở nhà hàng hoặc nhà phố.

Vai trò của ghép cốp pha cột đúng kỹ thuật

Không phải tự dưng người ta sử dụng cốp pha ở những công trình lớn hay công trình được xây dựng ở thổ nhưỡng không lý tưởng. Mà bởi cốp pha cột khi được lắp ghép đúng kỹ thuật sẽ mang lại những lợi ích như:

  • Cốp pha cột được lắp ghép đúng kích thước đã thiết kế thì khả năng chống lại sức đẩy của bê tông được tốt hơn.
  • Thực hiện lắp ghép đúng kỹ thuật sẽ hạn chế được những rủi ro trong quá trình thi công và đảm bảo sự an toàn cho công nhân xây dựng. Nếu việc lắp ghép không đúng kỹ thuật sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của công nhân. Bên cạnh đó, sử dụng cốp pha không đáp ứng yêu cầu về chất lượng thì khả năng chịu lực kém, dễ bị đổ dẫn đến nguy hiểm.

Cách tính cốp pha cột chuẩn xác

Trước khi tiến hành lắp ghép cốp pha cột, chúng cần phần phải tính toán tiết diện, chiều cao một cách hợp lý nhất và cần phải sắp xếp theo đúng quy trình nhất định.

  • Tính chiều cao cốp pha: cốp pha = chiều dài dầm - chiều cao sàn. Tiết diện cột phải lớn hơn dầm và cột cần tính hết chiều dài.
  • Tính tiết diện cốp pha: Tính toán tiết diện cột phải nhỏ hơn tiết diện dầm. Lấy chiều dài trừ đi chiều cao của dầm và sàn tính đến hết mép dưới dầm sẽ ra kích thước của cột.
  • Tính xà gồ và thanh chống: Nắm rõ tải trọng của cốp pha sàn và trọng lượng của xà gồ.
Nếu bạn đang có ý định xây nhà nhưng chưa đủ kiến thức xây dựng để giám sát và xây dựng hãy tham khảo thêm dịch vụ xây nhà trọn gói. Tham khảo bảng giá một số tỉnh thành dưới đây:

Cách ghép cốp pha cột chi tiết

Ghép cốp pha cột là quy trình tương đối cầu kỳ và phức tạp nên khi thực hiện cách ghép cốp pha cột cần tiến hành theo các bước sau:

Cách ghép cốp pha cột chi tiết
Cách ghép cốp pha cột chi tiết

Chuẩn bị trước khi ghép cốp pha cột

Để việc thi công được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và đảm bảo chất lượng cột cũng như công trình thì cần phải chuẩn bị trước khi thực hiện cách ghép cốp pha cột.

  • Kiểm tra thật kỹ các chi tiết của cốp pha để đảm bảo chúng đạt yêu cầu về kỹ thuật đối với từng loại công trình tương xứng.
  • Đo đạc và ghi lại chi tiết các thông số đã đo về cốp pha cũng như vị trí lắp ghép để đảm bảo tính khít kín của cốp pha, tránh làm mất nước bê tông trong quá trình đổ và đầm. Bên cạnh đó, phải đảm bảo chân của cốp pha cột được đặt đúng vị trí, chắc chắn tránh tình trạng bị xô lệch làm ảnh hưởng đến kết cấu của cột.
  • Tạo dưỡng và dựng ván khuôn bằng phương pháp đổ dầm.
  • Đặt sẵn các thép chờ trên sàn để khi cần có thể sử dụng nó để neo, liên kết các ván cốp pha lại với nhau.
  • Gia công ván thành từng mảnh phù hợp với kích thước của các mặt cột để các tấm có thể ghép với nhau một cách vừa khít.
  • Chuẩn bị miếng gông thép hoặc gỗ để định hình cốp pha cột.

Tiến hành cách ghép cốp pha cột

Thông thường, khi tiến hành ghép cốp pha cột sẽ được tiến hành theo các bước dưới đây.

Bước 1: xác định vị trí tim cột, trục cột một cách chính xác nhất bằng cách sử dụng máy vĩ tuyến. Khi xác định vị trí nên đặt đệm gỗ bên trong lòng khối móng để làm cữ giúp cố định chân cột.

Bước 2: tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo dưỡng dựng ván khuôn. Gia công thành từng mảng với kích thước bằng kích thước mặt cột sau đó ghép các mảng lại với nhau rồi dùng gông thép hoặc gỗ để cố định.

Bước 3: sau khi ghép cốp pha đúng tiêu chuẩn sẽ tiến hành đổ bê tông

  • Bê tông được đổ vào khối cốp pha thông qua cửa đổ hoặc máng đổ.
  • Chiều cao rơi tự do của bê tông khi đổ phải thấp hơn 2m để tránh trường hợp hỗn hợp bê tông có dấu hiệu đông trong quá trình rơi làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  • Đưa đầm dùi vào trong khối cốp pha theo phương pháp thẳng đứng, chiều sâu của mỗi lớp bê tông khi đầm khoảng từ 30cm đến 50cm. Điều này giúp việc đầm hỗn hợp được chắc chắn hơn.
  • Có thể đổ thêm lớp vữa xi măng với chiều dày khoảng 20cm ở đáy để khắc phục tình trạng bị rỗ của cột.

Một số nguyên tắc khi thực hiện ghép cốp pha cột

Một số nguyên tắc khi lắp ghép cốp pha cột
Một số nguyên tắc khi lắp ghép cốp pha cột

Để thực hiện cách ghép cốp pha cột chính xác, đúng kỹ thuật cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng:

  • Xác định vị trí tim ngang, dọc của cột, vạch mặt cắt của cột lên mặt nền một cách chi tiết.
  • Cần cố định chân cột bằng đệm gỗ đặt trong khối móng để làm cữ dựng ván khuôn.
  • Dựng các ván theo lần lượt từ trong ra ngoài và đảm bảo các tấm ván khớp với nhau, không có lỗ hở.
  • Dùng dây dọi để kiểm tra độ thẳng của cốp pha cột.
  • Khi thi công cốp pha phải thực hiện theo đúng thiết kế trong bản vẽ và chỉ dẫn của kỹ sư công trường tránh trường hợp cốp pha bị đổ, bê tông bị mất nước sau khi đổ, kết cấu bị thay đổi,...
  • Cốp pha khi thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, sạch sẽ, dễ tháo lắp.
Xem thêm: thi công cốp pha dầm sàn

Cách ghép cốp pha cột là phương pháp hữu ích giúp tạo hình bê tông đúng như thiết kế và mang đến sự bền vững, chắc chắn của cột cũng như công trình xây dựng. Vì vậy, giai đoạn này cần phải làm cẩn thận, nghiêm ngặt theo đúng quy trình. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về ghép cốp pha cột và có thêm kinh nghiệm khi tiến hành lắp ghép.

KS Thanh Hải

KS Thanh Hải

Kỹ sư Lý Thanh Hải, sinh năm 1988, tốt nghiệp Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự chuyên ngành Xây dựng. Hiện tại, anh làm việc với vai trò kỹ sư xây dựng tại GreenHN, chuyên thiết kế và quản lý các dự án nhà ở. Với 10 năm kinh nghiệm, anh đam mê tạo ra không gian sống tối ưu, tiện nghi và thân thiện với người sử dụng, luôn cập nhật công nghệ và xu hướng mới trong ngành.a

Xem thêm bài viết từ tác giả
Background

Tư vấn miễn phí

Quý khách muốn thiết kế công trình tương tự hay đang cần tư vấn.
Liên hệ với GreenHN miễn phí tại đây:

Bài viết mới nhất

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Khám phá mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm hiện đại, tối ưu diện tích, công năng và chi phí, phù hợp với nhà phố mặt tiền hẹp tại đô thị.

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

Khám phá các mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp, tối ưu không gian cho mặt tiền hẹp, phù hợp gia đình hiện đại tại khu đô thị đông đúc.

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Khám phá mẫu nhà ngang 5m có hầm 4 tầng đẹp, tiện nghi, tối ưu công năng – kèm dự toán chi phí, cảnh báo rủi ro và tư vấn kỹ thuật chuyên sâu.

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Tầng hầm có bắt buộc với nhà cao tầng không? Giải đáp từ góc độ pháp lý, kỹ thuật và thực tế xây dựng hiện nay.

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Đừng bỏ lỡ loạt mẫu nhà nghỉ có tầng hầm đang được nhiều chủ đầu tư lựa chọn nhờ thiết kế thông minh, dễ vận hành và khai thác.

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

Khám phá những mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển đẹp sang trọng, thiết kế tối ưu công năng, hài hòa giữa cổ điển và tiện nghi hiện đại.

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi là sự cố nghiêm trọng do nước ngầm và sai kỹ thuật. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả ngay từ đầu.

99+ Mẫu nhà ống có tầng hầm nổi đẹp nhất 2025

99+ Mẫu nhà ống có tầng hầm nổi đẹp nhất 2025

Nhà chật, xe nhiều, đồ đạc chất kín? Mẫu nhà ống có tầng hầm nổi sẽ giúp bạn giải quyết gọn gàng mà vẫn đẹp, thoáng và tiện nghi như mong muốn.

Chi nhánh toàn quốc

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

BT1-16 Khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57- Tổng cục V, Bộ Công An - X.Tân Triều - H.Thanh Trì - TP Hà Nội.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD TP HCM

Số 65 Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Đà Nẵng

Số 463 đường 29/3 phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Bình Dương

Tầng 2, 3MCM+6RX, Đường Bùi Thị Xuân, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương.

GreenHN

Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng GreenHN

GreenHN DMCA
Copyright © 2025 GREENHN