Trong mỗi công trình xây dựng, sàn là một trong những bộ phận chiếm diện tích lớn với kết cấu đa dạng và phải chịu lực phức tạp. Sàn nấm là một giải pháp xây dựng hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội, mang lại nhiều lợi ích về thẩm mỹ, kỹ thuật và kinh tế. Vậy sàn nấm là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Ưu nhược điểm sàn nấm ra sao? Hãy cùng giải đáp trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
1. Sàn nấm là gì?
Sàn nấm (Flat Slab) là sàn không dầm có cấu tạo khá đặc biệt khi bản sàn dựa trực tiếp trên các cột. Hiểu đơn giản, sàn nấm là một loại sàn không có dầm, nghĩa là phần sàn được đổ trực tiếp lên các cột đỡ.

Tại sao lại gọi là sàn nấm? Khi nhìn từ trên xuống, cấu tạo của sàn giống như một cái nấm có phần mũ rộng và chân cột, phần mũ rộng chính là bản sàn, còn chân cột là phần đỡ. Dùng sàn nấm giúp giảm được chiều cao kết cấu tầng, ván khuôn đơn giản và dễ dàng bố trí cốt thép.
2. Các loại sàn nấm phổ biến hiện nay
Trong xây dựng hiện nay có 4 loại sàn nấm thông dụng đó là:
- Sàn nấm phẳng không có mũ nấm
- Sàn nấm có mũ cột
- Sàn nấm có bản đầu cột
- Sàn nấm có cả mũ cột và bản đầu cột

3. Cấu tạo sàn nấm
Sàn nấm có cấu tạo tương tự với các mẫu sàn phẳng không dầm đang được thi công phổ biến hiện nay, gồm có ba bộ phận chính gồm:
- Cốt thép: Thép được bố trí đều trong sàn, chịu lực kéo và uốn.
- Bê tông: Sử dụng bê tông chất lượng cao, đảm bảo khả năng chịu lực và độ bền.
- Nấm đầu cột: Phần mở rộng của cột ngay dưới bề mặt sàn, giúp tăng cường độ cứng và khả năng chịu tải.
Có thể thấy, điểm khác biệt khi thi công sàn nấm là có thêm mũ cột trong quá trình xây dựng. Vậy mũ cột là gì? Đây là một thành phần kiến trúc được xây trên đỉnh của một cột trụ với chức năng chính là tạo ra một tiết diện đỡ lớn hơn đầu trụ, nhằm gánh sức nặng của phần kiến trúc bên trên.
Mũ cột hay còn gọi là đầu cột, là phần kết nối giữa cột và sàn trong hệ thống sàn nấm. Mũ cột giúp phân tán đều lực từ sàn xuống cột, giảm thiểu ứng suất tập trung tại vị trí tiếp xúc giữa sàn và cột, giúp tăng cường khả năng chịu lực của kết cấu. Ngoài ra, mũ cột giúp tăng cường khả năng chịu cắt của sàn tại vị trí tiếp giáp với cột, ngăn ngừa hiện tượng nứt vỡ.
Tại vị trí sàn gối lên đầu cột sẽ có ứng suất cục bộ lớn, vì thế để chống thủng sàn thì phần mũ cột thường có cấu tạo loe to theo góc 45 độ, rộng 0.2 đến 0.3 bước cột. Hình dáng phổ biến của mũ cột trong kết cấu sàn nấm thường là hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn.

4. Sàn nấm chịu lực như thế nào?
Sàn nấm hoạt động dựa trên nguyên lý phân bố tải trọng đều qua bề mặt sàn và các cột đỡ. Cụ thể:
- Phân phối tải trọng: Tải trọng từ bề mặt sàn được truyền xuống các đầu cột, sau đó lan tỏa xuống phần mở rộng (nấm) giúp giảm áp lực trực tiếp lên cột, giúp sàn không bị biến dạng hoặc võng xuống.
- Tương tác với cấu trúc khác: Sàn nấm kết nối chặt chẽ với các thành phần cấu trúc khác như tường, cột, nền móng, đảm bảo tính ổn định cho toàn bộ công trình.
>> Tham khảo thêm về thiết kế sàn phẳng không dầm chịu lực như thế nào tại đây
Hệ thống sàn nấm làm việc theo kiểu một hoặc hai phương với kết cấu mũ cột, làm tăng khả năng chịu lực cắt và độ cứng của hệ thống sàn dưới sự tác động của tải trọng thẳng đứng. Về phương diện chịu lực, mỗi cột chịu lực trong hệ thống sàn nấm phải chịu trọng tải của phần sàn nằm xung quanh cột, ngang bằng với ô sàn giữa bốn cột. Lực được truyền trực tiếp từ sàn vào đầu cột, chứ không truyền qua dầm rồi mới truyền xuống cột như loại sàn dầm truyền thống.
Sàn nấm là sàn bê tông cốt thép không có dầm, nên để phù hợp cấu tạo và phân bổ lực đều thì độ dày sàn khá lớn, khẩu độ cột theo hai phương tương đương nhau, vượt nhịp hiệu quả trong khoảng 6-8m.

5. Đặc điểm của sàn nấm trong thi công xây dựng
5.1 Ưu điểm sàn nấm
Sàn nấm là một giải pháp xây dựng hiện đại, tối ưu hóa cả về chi phí, kỹ thuật và thẩm mỹ với những ưu điểm vượt trội sau:
- Tiết kiệm chi phí: Giảm lượng bê tông cần dùng đến 20%, thép và ván khuôn giảm từ 30-40%, tiết kiệm chi phí xây dựng từ 10-30% so với sàn dầm truyền thống. Tiết kiệm chiều cao công trình, giảm chi phí xây tô và vỏ bao. Rút ngắn thời gian thi công, giảm chi phí nhân công và máy móc.
- Khả năng vượt nhịp: Có thể vượt nhịp lên đến 20m, hiệu quả nhất trong nhịp từ 8-12m, kinh tế nhất là 9m.
- Chịu lực tốt: Chịu được tải trọng lớn, chịu lực rung động và động đất tốt nhờ khả năng chịu lực theo hai phương, giảm nhẹ trọng lượng khi kết hợp với cột và vách chịu lực.
- Tính thẩm mỹ cao: Sàn nấm có mặt trần phẳng đẹp, không có dầm, giúp chịu lực rung động và trọng tải lớn. Cho phép xây tường ngăn ở bất kỳ vị trí nào trên mặt sàn, linh hoạt trong việc bố trí không gian.
- Linh hoạt trong thiết kế: Sàn nấm có khoảng thông thủy lớn ở giữa các mũ cột, giúp thiết kế linh hoạt. Sử dụng ván khuôn đơn giản, dễ chế tạo cốp pha và thi công, phù hợp cho nhiều loại công trình khác nhau.
- Cách âm, cách nhiệt tốt: Sàn nấm tạo lớp đệm không khí, giúp cách âm và cách nhiệt tốt hơn sàn truyền thống, tạo không gian sống thoải mái.
- Thân thiện môi trường: Sử dụng vật liệu xanh, giảm thiểu chất thải xây dựng.
5.2 Nhược điểm
Sàn nấm vẫn có một số hạn chế cần được cải thiện có thể kể đến như:
- Rỗ đáy: Hiện tượng rỗ đáy có thể xảy ra ở một số công trình mới sử dụng sàn nấm. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của sàn.
- Đẩy nổi: Khi không kiểm soát tốt chất lượng cốp pha, sàn có thể bị xô lệch hoặc đẩy nổi. Điều này dẫn đến việc chiều dày sàn tăng hơn so với thiết kế, ảnh hưởng tiêu cực đến kết cấu công trình.
- Thiết kế phức tạp: Quá trình thiết kế sàn nấm đòi hỏi sự tính toán chuyên sâu và chi tiết, đặc biệt đối với các công trình có tải trọng lớn như trường học, bệnh viện, và nhà máy.
- Thi công đòi hỏi kỹ năg cao: Thi công sàn nấm cần kỹ sư kết cấu có kỹ năng tính toán cẩn thận để đảm bảo chất lượng sàn, do các phương án chịu lực khá phức tạp.
- Giới hạn về khả năng vượt nhịp: Sàn nấm có những hạn chế về khả năng vượt nhịp lớn, chịu trọng lượng lớn, và lực tập trung ở đầu cột. Khối lượng bê tông và cốt thép cũng lớn. Để khắc phục, cần cấu tạo thêm nấm và mũ cột. Dù thêm nấm và mũ cột có thể giảm độ dày và tăng khả năng vượt nhịp, nhưng lại làm mất đi ưu điểm sàn phẳng của thiết kế ban đầu.
Kết luận: Dạng kết cấu sàn nấm đã không còn phổ biến nhiều trong những năm gần đây do tính kinh tế của nó bị hạn chế bởi những vấn đề kể trên.
6. Ứng dụng sàn nấm trong xây dựng
Sàn nấm được ứng dụng rộng rãi nhất là trong những công trình nhà cao tầng, từ nhà dân dụng đến các dự án lớn với khẩu độ cột 6 đến 9m như: trung tâm thương mại, bệnh viện, tòa nhà văn phòng, gara để xe, nhà máy, nhà xưởng, kho chứa, khách sạn, trường học,...
Một số hình ảnh sàn nấm trong các công trình:





7. Các bước thi công sàn nấm chuẩn kỹ thuật
Quy trình thi công sàn nấm tương tự như cách thi công sàn bê tông cốt thép truyền thống, bao gồm các bước sau:
Bước 1 - Chuẩn bị
Làm sạch bề mặt, lắp đặt cốt thép và ván khuôn. Cốt thép được bố trí theo dạng lưới, đặt trên bề mặt sàn để chịu lực kéo. Ván khuôn dùng để định hình bê tông và giữ cho sàn không bị biến dạng khi đổ bê tông.
Bước 2 - Đổ bê tông
Đổ bê tông vào ván khuôn theo thiết kế, đảm bảo độ dày và chất lượng bề mặt.
Bước 3 - Hoàn thiện
Sau khi bê tông đông cứng, tiến hành tháo cốp pha và hoàn thiện các công việc như xử lý bề mặt, lát gạch...

8. Báo giá thi công sàn nấm nhanh, tiết kiệm 2025
Giá thi công sàn nấm hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm: diện tích, vật liệu, thiết kế sàn, nhân công,... Theo ước tính, chi phí ban đầu cho sàn nấm có thể cao hơn 10-20% so với sàn truyền thống, nhưng giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa sau này.
Để có được báo giá chính xác nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với các đơn vị thi công sàn nấm. Họ sẽ đến khảo sát công trình của bạn và đưa ra báo giá cụ thể. Tuy nhiên, để bạn có một cái nhìn tổng quan, thông thường giá thi công sàn nấm sẽ bao gồm các hạng mục sau:
- Vật liệu: Bê tông, cốt thép, ván khuôn, phụ gia...
- Nhân công: Thợ thi công, kỹ sư giám sát.
- Máy móc thiết bị: Máy trộn bê tông, máy bơm bê tông...
- Chi phí khác: Vận chuyển, bảo hiểm, phí xin phép...
Chúng tôi khuyến nghị rằng trước khi quyết định sử dụng sàn nấm, quý khách hàng nên nghiên cứu kỹ về công nghệ này và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trong ngành xây dựng. Đồng thời, cần chú ý kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình thi công, cũng như đảm bảo rằng đội ngũ thiết kế và thi công được đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên môn đầy đủ.
GreenHN, với đội ngũ chuyên gia và kỹ sư giàu kinh nghiệm, có hiểu biết sâu sắc về công nghệ sàn phẳng không dầm, cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn và báo giá chính xác, đáng tin cậy cho quý khách hàng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline 0967.212.388 nhé. GreenHN luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!