Chia sẻ kinh nghiệm Xây dựng, Chia Sẻ Kiến Thức, Thi Công Xây Dựng Nhà Ở

Bạn có biết chi phí xây nhà lắp ghép dân dụng hết bao nhiêu không?

Nhà lắp ghép dân dụng

Mẫu nhà lắp ghép được xem như một loại hình nghệ thuật với tính thẩm mỹ cao bởi chúng không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong nhà ở mà còn được sử dụng làm lớp học, nhà hàng, nhà xưởng, nhà trong các khu resort,… Nhà lắp ghép mang lại tính linh hoạt trong ứng dụng cuộc sống thường ngày nên ngày càng phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Và loại hình nhà lắp ghép được sử dụng nhiều nhất có lẽ là nhà lắp ghép dân dụng. Vậy nhà lắp ghép này là gì? Quy trình thi công có khác với những loại nhà lắp ghép khác không? Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để hiểu rõ hơn về loại hình nhà này nhé!

Nhà lắp ghép dân dụng

Nhà lắp ghép dân dụng

Nhà lắp ghép dân dụng là gì?

Bắt nguồn từ châu Âu và du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, nhà lắp ghép dân dụng sử dụng kết cấu khung thép định hình và sự kết hợp giữa các tấm panel để tạo thành khung vững chắc. Các tấm panel ghép lại với nhau bằng cột, kèo, xà gồ, tấm tường, tấm mái,..và sử dụng ốc vít và bulong để các tấm ghép được cố định, chắc chắn hơn. Tất cả các kết cấu, phụ kiện của ngôi nhà đều được tính toán chính xác và sản xuất theo công nghệ Nhật Bản.

Nhà lắp ghép được sản xuất nhằm mục đích giúp người dùng tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng mà vẫn đảm bảo độ chắc chắn và an toàn cho người ở.

Nhà lắp ghép dân dụng có những đặc tính nào?

Bảo ôn

Vật liệu lắp ghép nhanh có hệ số dẫn nhiệt ổn định là 0.018 nên khả năng cách nhiệt cao, giúp giảm thiểu chi phí tiêu thụ điện năng, nhất là vào mùa hè.

Chống cháy

Do được làm từ vật liệu vô cơ, không bắt cháy và kết cấu của vật liệu có nhiều lỗ khí nhỏ có khả năng cách nhiệt cao nên ngôi nhà hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao, khí nóng hay khi bị cháy thì ngôi nhà cũng không bị cháy lan sang cạnh.

Cách âm

Được thiết kế với nhiều lỗ khí nên khả năng cản âm của tấm panel rất tốt, giúp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn giúp các người ở trong ngôi nhà không bị làm phiền hay thấy khó chịu vì tiếng ồn bên ngoài.

Cấu tạo của nhà lắp ghép dân dụng

Để ngôi nhà lắp ghép có tuổi thọ cao, không bị ảnh hưởng bởi sự khắc nghiệt của thời tiết thì cần có một kết cấu vững chắc, thiết kế riêng biệt.

Nền móng

Có rất nhiều loại nền móng, tùy thuộc vào kết cấu của địa hình, của đất mà chọn loại móng phù hợp cho ngôi nhà. Vì sử dụng toàn bộ là vật liệu nhẹ nên tải trọng của ngôi nhà không quá lớn, do đó không cần phải đào nền móng sâu như công trình truyền thống.

Khung thép

Khung thép được làm từ loại thép chấn định hình, sơn tĩnh điện, hệ thống cột thép dạng chữ C, xà gồ làm bằng thép hộp và có các giằng tường, giằng đáy bao quanh không chỉ giúp định hình ngôi nhà mà còn giúp cho kết cấu của ngôi nhà được chắc chắn hơn, chịu được bão giông.

Tấm tường bao

Tường bao có độ dày dao động trung bình từ 50mm đến 100mm được làm bằng tấm EPS có 2 mặt là tôn sơn tĩnh điện, lõi giữa là xốp nên có khả năng cách nhiệt, cách âm rất tốt. Tấm tường này rất bền với thời tiết và đặc biệt phù hợp với thời tiết ở Việt Nam.

Tấm mái

Hệ thống mái nhà lắp ghép thường được làm bằng tôn lạnh, khả năng chống sét cao, ở giữa là tôn PU có độ dày dao động từ 50mm đến 100mm nên khả năng chống nóng tốt và giúp giảm bức xạ nhiệt.

Hệ thống cửa đi và cửa sổ

Hệ thống cửa đi và cửa sổ của nhà lắp ghép thường được dùng loại cửa có chất liệu như kính cường lực, tôn, sắt, gỗ,…tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích và nguồn ngân sách của gia chủ mà chọn loại cửa thích hợp.

Quy trình xây nhà lắp ghép

Quy trình thi công nhà lắp ghép dân dụng

Quy trình thi công nhà lắp ghép dân dụng

Bước 1: lên ý tưởng thiết kế

Việc lên ý tưởng thiết kế cho ngôi nhà là không thể thiếu bởi mỗi phong cách, nguyên vật liệu sẽ có chi phí khác nhau. Hay khi bạn chọn lựa màu sắc cho ngôi nhà ngay từ đầu sẽ giúp bạn …..

Bước 2: xác định ngân sách

Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây nhà lắp ghép như nguyên vật liệu, kết cấu nền móng, hệ thống điện nước, chất liệu cửa, đồ dùng nội thất,… Việc xác định vật liệu cần dùng, chi phí cho từng công đoạn sẽ giúp kiểm soát được nguyên vật liệu và chi phí thi công công trình.

Bước 3: chọn nhà sản xuất và nhà thầu thi công uy tín

Đây là bước vô cùng quan trọng bởi nhà lắp ghép dân dụng cần phải được thi công bởi thợ có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm.

Bước 4: chuẩn bị mặt bằng và nguyên vật liệu thi công

Mặt bằng sau khi được dọn sạch sẽ cần tiến hành vận chuyển nguyên vật liệu đến hiện trường thi công để việc thi công được diễn ra dễ dàng, nhanh chóng.

Bước 5: tiến hành thi công xây nhà lắp ghép

Việc thi công xây dựng nhà lắp ghép dân dụng được tiến hành theo các bước sau: làm móng => dựng khung thép => sử dụng ốc vít và bulong để lắp ghép các cột và xà lại với nhau => lắp tấm panel => lắp mái => lắp hệ thống cửa đi và cửa sổ.

Bước 6: tiến hành nghiệm thu công trình

Sau khi công trình được hoàn thành cần tiến hành nghiệm thu để đảm bảo không có khe hở giữa các tấm ván và các mối nối phải có sự chắc chắn.

Chi phí xây nhà lắp ghép dân dụng

Chi phí xây nhà là vấn đề mà rất nhiều gia chủ quan tâm mỗi khi có ý định xây nhà. Nhất là đối với những loại công trình có hình thức thi công mới. Giá xây dựng của nhà lắp ghép phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Giá vật tư lắp ráp như khung thép, cửa, mái,…
  • Diện tích xây dựng
  • Địa hình thi công: vùng đồng bằng có điều kiện thuận lợi thì giá thành thi công sẽ thấp hơn những nơi có địa hình hiểm trở.
  • Thời gian thi công xây dựng: thời gian thi công càng ngắn thì chi phí thi công càng thấp và ngược lại.
STT HẠNG MỤC GIÁ THI CÔNG/M2
1 Thi công phần thô căn bản: móng, nền, bể phốt, hệ thống cấp thoát nước, khung nhà, vách ngăn,… 2.000.000 – 3.000.000 VNĐ (đã bao gồm nhân công)
2 Thi công phần hoàn thiện căn bản: gồm phần thô, lót gạch nền, thiết bị nhà vệ sinh, hệ thống cửa,… 4.000.000 – 6.000.000 VNĐ (đã bao gồm nhân công)
3 Thi công hoàn thiện đầy đủ thêm khoảng 30% trên tổng chi phí hoàn thiện căn bản

Nhà lắp ghép dân dụng không chỉ có sự đa dạng về tính thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian và chi phí thi công mà còn rất bền chắc, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về nhà lắp ghép sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại hình nhà này và có những lựa chọn phù hợp nhất cho mình.

Click to rate this post!
[Total: 8 Average: 5]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *