Chia Sẻ Kiến Thức, Chia sẻ kinh nghiệm Xây dựng, Dự toán chi phí

Cách tính chi phí xây nhà tiền chế chính xác, nhanh nhất

Chi phí xây nhà tiền chế

Nhà tiền chế ngày càng được ưa chuộng, nhất là với những chủ đầu tư muốn kinh doanh bởi nó tiết kiệm chi phí, thi công nhanh chóng, độ bền cao,…Tuy nhiên chi phí xây nhà tiền chế hết bao nhiêu vẫn là câu hỏi lớn đối với những chủ đầu tư. Vì vậy, Green Hanoi muốn chia sẻ đến bạn đọc cách tính chi phí xây nhà tiền chế chính xác và nhanh nhất.

Chi phí xây nhà tiền chế

Chi phí xây nhà tiền chế

Nhà tiền chế là gì?

Nhà tiền chế ( nhà khung thép) được làm từ khung thép và được lắp đặt theo bản vẽ kỹ thuật. Các công trình sử dụng kiểu nhà này thường là chủ quần áo, quán cà phê, nhà xưởng hay thậm chí là nhà ở.

Những ưu điểm và nhược điểm của nhà tiền chế

Ưu điểm

  • Tiết kiệm vật liệu phụ, không lãng phí trong quá trình thi công nên khắc phục được hết nhược điểm của xây nhà kiểu truyền thống.
  • Có trọng lượng nhẹ nên giảm bớt tải trọng khi xây dựng.
  • Lắp đặt nhanh chóng, đơn giản.
  • Giá cả phải chăng.
  • Linh hoạt trong việc mở rộng và bảo trì.
  • Độ bền cao và tiết kiệm năng lượng.
  • Có tính đồng bộ cao trong xây dựng.

Nhược điểm

  • Khả năng chịu lửa kém: ở nhiệt độ 500 đến 600 độ C, thép dễ dàng bị nóng chảy, mất đi khả năng chịu lực khiến kết cấu dễ dàng sụp đổ.
  • Dễ bị ăn mòn trong điều kiện nóng ẩm.
  • Độ bền tương đối.
  • Chi phí bảo dưỡng cao.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây nhà tiền chế

Chi phí xây nhà tiền chế - nhà xưởng

Chi phí xây nhà tiền chế – nhà xưởng

Chi phí xây nhà tiền chế cao hay thấp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây nhà:

Quy mô nhà khung thép

Quy mô nhà tiền chế rất đa dạng, không chỉ sử dụng để ở mà còn được dùng làm quán cà phê, bệnh viện, siêu thị,…Tùy thuộc vào quy mô xây dựng nhiều hay ít, 1 tầng hay 2 tầng trở lên sẽ có chi phí khác nhau.

Địa điểm xây dựng 

Địa điểm xây dựng có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây nhà tiền chế. Nếu vị trí xây dựng ở khu đất yếu thì cần phải tốn tiền hơn cho việc thi công móng xuống sâu bên dưới. Hay những nơi dễ xảy ra tình trạng sụt lún cần phải gia cố móng, điều này cũng làm tăng chi phí.

Ngoài ra, địa điểm xây dựng xa hay trong ngõ nhỏ thì cũng làm tăng chi phí nhân công vận chuyển.

Công năng sử dụng của nhà tiền chế

Công năng của ngôi nhà là yếu tố quyết định đến phương án, kết cấu và vật liệu thi công như là kết cấu khung thép, thiết kế kiểu mái, vật liệu chống nóng,… Do vậy, trước khi xây nhà cần có những tính toán thật hợp lý tránh vừa tốn tiền mà không sử dụng đến.

Mẫu thiết kế nhà khung thép

Việc lựa chọn mẫu nhà là do sở thích và nhu cầu của mỗi người. Những mẫu thiết kế hiện đại, nhiều chi tiết và sử dụng những loại vật liệu mới sẽ làm tăng chi phí xây dựng công trình. Nên chọn những mẫu thiết kế đơn giản mà vẫn đảm bảo được công năng của ngôi nhà, tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên, như vậy cũng là cách giảm thiểu chi phí xây dựng.

Vật liệu xây dựng

Tùy vào mục đích sử dụng của ngôi nhà mà chọn loại vật liệu phù hợp. Nếu chọn vật tư tốt thì sẽ có giá cao nhưng chất lượng công trình được bền lâu. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí chọn vật liệu có chất lượng không tốt thì công trình nhanh xuống cấp, có thể còn tốn thêm tiền để sửa sang, thay đổi.

Tiến độ thi công

Thời gian thi công của nhà tiền chế thường ngắn hơn xây nhà truyền thống, do đó tiết kiệm được chi phí xây dựng. Nên chọn thi công nhà đầu năm vì thời tiết lúc này vô cùng thuận lợi, không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi công.

Nhà tiền chế

Nhà tiền chế

Cách tính chi phí xây nhà tiền chế 

Cách tính chi phí

Tùy thuộc vào loại vật liệu mà chi phí xây nhà tiền chế sẽ khác nhau. Dưới đây là cách tính chi phí xây nhà tiền chế mà bạn có thể tham khảo.

Công thức tính: Tổng chi phí xây dựng = Tổng diện tích x đơn giá xây dựng

Bạn có thể tham khảo chi phí các hạng mục xây nhà dưới đây:

  • Chi phí xây nhà thô có giá từ 2.200.000 – 2.500.000 VND.
  • Chi phí xây nhà trọn gói với mức vật tư trung bình có giá khoảng 5.500.000 VND/m2.
  • Chi phí xây nhà trọn gói với gói vật tư khá có giá khoảng 5.800.000 VND/m2.
  • Chi phí xây nhà trọn gói với gói vật tư tốt có giá khoảng 6.250.000 VND/m2.

Báo giá xây nhà tiền chế

STT THỨ TỰ CÔNG VIỆC DVT VẬT TƯ THI CÔNG NHÂN CÔNG VẬT TƯ TỔNG
1 Móng cọc D250 – bê tông cốt thép md Théo Việt Nhật, bản mã 6mm 40.000 210.000 250.000
2 Đóng cọc tràm chiều dài 4m, D8cm – 10cm cây Cọc tràm loại 1 – thẳng, đủ ĐK 12.000 40.000 52.000
3 Phá dỡ bê tông đầu cọc cái Máy cơ giới 50.000 50.000
4 Đào đất nền thủ công m3 Nhân công 145.000 145.000
5 Đào đất bằng cơ giới m3 Máy cơ giới 90.000 90.000
6 Đắp đất nền thủ công m3 Nhân công 145.000 130.000 275.000
7 Đắp đất bằn cơ giới m3 Máy cơ giới 35.000 130.000 165.000
8 Nâng nền bằng cát san lấp m3 Máy cơ giới 35.000 145.000 180.000
9 Nâng nền bằng cấp phối 0-4 m3 Máy cơ giới 35.000 21.000 56.000
10 San đổ đất dư m3 Máy cơ giới 35.000 35.000
11 Bê tông lót đá 1×2, M150 m3 HM, Holcim 250.000 1.050.000 1.300.000
12 Bê tông đá 1×2, mác 250 m3 HM, Holcim 220.000 1.250.000 1.470.000
13 Ván cotpha m2 Nhân công 120.000 120.000
14 Ván cotpha ( xiloo, vòm ) m2 Nhân công 150.000 150.000
15 Gia công lắp đặt cột I thép xây dựng md I đúc 100×200 275.000 35.000 310.000
16 Gia công lắp đặt cột thép xây dựng kg Thép Việt Nhật 2.500 15.500 18.000
17 Xây tường 10 gạch ống 8x8x18 Vữa mác 75 m2 Gạch tuynel Bình Dương 50.000 125.000 175.000
18 Xây tường 20 gạch ống 8x8x18 Vữa mác 75 m2 95.000 230.000 325.000
19 Xây tường 10 gạch thẻ 4x8x18 Vữa mác 75 m2 75.000 185.000 260.000
20 Xây tường 20 gạch thẻ 4x8x18 Vữa mác 75 m2 135.000 295.000 430.000
21 Trát tường ngoài, M75 m2 XM, Holcim cát hạt trung 50.000 40.000 90.000
22 Trát tường trong, M75 m2 XM, Holcim cát hạt trung 450.000 40.000 490.000
23 Bả bột sơn nước trong và ngoài nhà m2 Bột bả tường Jutun 13.000 15.000 28.000
24 Lăn sơn nước trong và ngoài nhà m2 Sơn Jutun + lót 15.000 15.000 30.000
25 Chống thấm seno bancon m2 Theo công nghệ Sika + CT1-11A 19.000 21.000 40.000
26 Vách ngăn thạch cao – 1 mặt m2 Tấm 12mm, khung Vĩnh Tường 85.000 45.000 130.000
27 Vách ngăn thạch cao – 2 mặt m2 Tấm 12mm, khung Vĩnh Tường 145.000 65.000 210.000
28 Khung (côt + khung + dầm + cửa trời + mái hắt) kg Thép I+V+2×4+CT3, TCXDVN 17.000 3.500 20.500
29 Giằng (mái + cột + xà gồ) kg Thép V+2×4 CT3, TCXDVN 19.000 3.500 22.500
30 Xà gồ C (thép đen + sơn dầu Bạch Tuyết) kg Thép CT3, TCXDVN 15.000 3.500 18.500
31 Tôn bắn vách m2 Tole DongA 95.000 25.000 120.000
32 Tole hoa (4mm) trải sàn m2 Thép CT3, TCXDVN 20.000 55.000 75.000
33 Sàn cemboard 20mm (100kg/m2) m2 Thái Lan 220.000 35.000 255.000
34 Lợp mái tole m2 Tole DongA 95.000 25.000 120.000

Sự khác biệt giữa nhà tiền chế và nhà bê tông

NHÀ TIỀN CHẾ NHÀ BÊ TÔNG
Giải pháp kiến trúc Do được lắp đặt bằng bulong nên sản phẩm được tiến hành thiết kế, chế tạo chi tiết. Tuy nhiên, khó có thể tạo hình phức tạp. Được lắp đặt bằng thép copha đổ tại chỗ nên việc tạo hình, kiến trúc linh hoạt.
Khả năng chịu lực  Dễ thiết kế, tải trọng nhẹ, khả năng chịu lực uốn, kéo, nén cao. Dễ thiết kế, khả năng chịu lực tốt nhưng khó kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Khả năng kết hợp vật liệu  Có khả năng kết hợp các vật liệu siêu nhẹ hay vật liệu thân thiện với môi trường. Kết hợp với nhiều vật liệu truyền thống như xi măng, cát,…
Phương án thiết kế Chế tạo và lắp ráp các cấu kiện ngay tại nhà máy, rút ngắn thời gian thi công công trình. Tạo hình bằng copha đổ tại chỗ nên việc tạo hình kiến trúc khá linh hoạt.
Tuổi thọ dự án  Có tuổi thọ từ 100 năm trở lên. Có tuổi thọ từ 40 đến 100 năm tùy thuộc vào chất lượng thi công công trình.
Chi phí đầu tư Kích thước nhỏ hơn kích thước tiêu chuẩn của nhà BTCT sẽ đắt hơn từ 10-20%. Tuy nhiên, có diện tích lớn hơn kích thước tiêu chuẩn lại tiết kiệm từ 10-15%. Dùng nhà 3 tầng x 70m2 làm tiêu chuẩn.
Linh hoạt trong nâng cấp Phần nâng cấp được sản xuất ngay tại công trình, kết cấu cũ được khoan sẵn để bắt bulong. Phải đục, đẽo, khoan, đổ cột mỗi khi mở rộng diện tích.

Những lưu ý khi xây nhà tiền chế

  • Để xây nhà tiền chế an toàn cần lắp dựng khoang giằng cứng. Nếu cần thiết phải lắp đủ cột, kèo, xà gồ, giằng mái,… và căng giằng cáp để kèo xuống các cọc dưới đất.
  • Kiểm tra và căn chỉnh độ chính xác của khung.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về chi phí xây nhà tiền chế. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn đọc có thêm kinh nghiệm, hiểu biết hơn về nhà tiền chế để có thể chuẩn bị tốt nhất khi chuẩn bị xây nhà trong tương lai.

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 3.5]