Xin giấy phép xây dựng xưởng là thủ tục bắt buộc khi muốn xây dựng công trình này. Việc nắm rõ các khoản chi phí liên quan và áp dụng giải pháp tối ưu sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí và đảm bảo tiến độ thi công dự án. Vậy chi phí xin giấy phép xây dựng nhà xưởng là bao nhiêu? Thủ tục xin giấy phép xây nhà xưởng như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn, đồng thời đưa ra giải pháp tối ưu để giúp quá trình xin giấy phép nhanh chóng, hiệu quả.
1. Giấy phép xây dựng nhà xưởng là gì?
Giấy phép xây dựng là một văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép. Giấy phép này xác nhận rằng việc xây dựng tuân thủ các quy định về quy hoạch, kiến trúc, an toàn, môi trường và các yêu cầu khác của pháp luật.
Nội dung chính của giấy cấp phép xây dựng xưởng gồm có các thông tin sau:
- Thông tin về chủ đầu tư, công trình
- Vị trí xây dựng công trình
- Diện tích khu đất, diện tích xây dựng
- Mật độ xây dựng
- Số tầng, chiều cao công trình
- Hình thức kiến trúc
- Các yêu cầu về an toàn xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường
- Thời hạn thi công
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, giấy cấp phép xây dựng gồm các loại sau:
- Giấy phép xây dựng mới: Cấp cho các công trình xây dựng mới từ đầu.
- Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo: Cấp cho các công trình đã có sẵn, khi chủ đầu tư muốn sửa chữa, cải tạo lại.
- Giấy phép xây dựng di dời công trình: Cấp khi cần di dời công trình từ vị trí này sang vị trí khác.
- Giấy phép xây dựng có thời hạn: Là giấy phép thi công, xây dựng cấp cho công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
Việc xin giấy cấp phép xây dựng cho công trình nhà xưởng sản xuất, nhà kho chính là việc xin một trong các loại giấy cấp phép xây dựng trên đây.
Để nhận tư vấn chi tiết về chi phí xin giấy phép xây dựng nhà xưởng, nhà kho, vui lòng liên hệ với GreenHN qua hotline 0967.212.388 - 0922.77.11.33 - 0922.99.11.33. Kỹ sư và kiến trúc sư của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các khoản chi phí cần thiết và quy trình xin giấy phép xây dựng cho công trình của bạn. Hoặc bạn có thể điền thông tin vào mẫu dưới đây để nhận tư vấn miễn phí và báo giá chính xác:2. Chi phí xin giấy phép xây dựng nhà xưởng hết bao nhiêu?
Chi phí xin giấy phép xây dựng nhà xưởng, nhà kho được tính toán dựa theo diện tích sàn xây dựng của nhà xưởng. Theo quy định hiện hành, mức phí cấp giấy phép xây dựng cho nhà xưởng như sau:
- Nhà xưởng có diện tích sàn xây dựng dưới 100m2: 50.000 đồng/bộ hồ sơ.
- Nhà xưởng có diện tích sàn xây dựng từ 100m2 đến 500m2: 100.000 đồng/bộ hồ sơ.
- Nhà xưởng có diện tích sàn xây dựng từ 500m2 đến 1.000m2: 200.000 đồng/bộ hồ sơ.
- Nhà xưởng có diện tích sàn xây dựng trên 1.000m2: 0,1%/diện tích sàn xây dựng (tính theo giá trị xây dựng quy định tại Quyết định 42/2017/QĐ-TTg).

3. Các khoản thuế cần nộp khi xin giấy phép xây dựng nhà xưởng
Sau khi hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà xưởng được thẩm định và phê duyệt, chủ đầu tư cần phải đóng thuế. Đối với các công trình tư nhân, chủ thầu khi nhận thi công sẽ phải thực hiện đăng ký hợp đồng xây dựng và kê khai nộp thuế môn bài, thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan quản lý thuế khu vực công trình xây dựng.
Nếu hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu quy định việc nộp thuế do chủ đầu tư thực hiện thì chủ đầu tư phải kê khai để nộp thuế cho ngân sách nhà nước.
- Trường hợp chủ đầu tư nhận khoán gọn (bao gồm cả nhân công và cung cấp vật liệu xây dựng) thì theo Công văn số 3700 TCT/DNK ngày 11/11/2004 của Tổng cục Thuế, chủ đầu tư cần kê khai nộp thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp trên toàn bộ giá trị công trình.
- Trường hợp chủ đầu tư tự mua vật liệu xây dựng và thuê nhân công lẻ (không ký hợp đồng), hoặc thuê nhà thầu xây dựng nhưng không cung cấp hợp đồng, hoặc có căn cứ để chứng minh đã thuê nhà thầu, thì chủ đầu tư sẽ phải tự chịu toàn bộ trách nhiệm nộp thuế.
4. Điều kiện để xin giấy phép xây dựng, thi công nhà xưởng, nhà kho
Để xin giấy cấp phép xây dựng xưởng, nhà kho, bạn cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể được quy định bởi pháp luật. Dưới đây là các điều kiện chính:
Về chủ đầu tư
Chủ đầu tư cần có đủ nguồn vốn hợp pháp để đảm bảo thực hiện dự án ổn định, không gặp phải tình trạng thiếu hụt nguồn lực trong quá trình thi công.Về đất đai
- Quyền sử dụng đất: Đất dự kiến xây dựng xưởng, nhà kho phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, không có tranh chấp.
- Phù hợp quy hoạch: Đất phải nằm trong khu vực được quy hoạch cho việc xây dựng xưởng, nhà kho theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
Hồ sơ thiết kế nhà xưởng
- Thiết kế công trình: Hồ sơ thiết kế phải được thực hiện bởi đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng.
- Bản vẽ thiết kế: Bao gồm bản vẽ mặt bằng tổng thể, bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu, bản vẽ hệ thống điện, nước và các hệ thống kỹ thuật khác.
Điều kiện về an toàn và môi trường
- An toàn xây dựng: Thiết kế và biện pháp thi công phải đảm bảo an toàn cho người lao động và công trình lân cận.
- Đánh giá tác động môi trường (ĐTM): Đối với các công trình có yêu cầu, phải có báo cáo ĐTM được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều kiện về phòng cháy chữa cháy
Phòng cháy chữa cháy (PCCC): Hồ sơ thiết kế phải có giải pháp phòng cháy chữa cháy được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt và phê duyệt.
5. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng thi công nhà xưởng, nhà kho
Việc xin giấy cấp phép xây dựng xưởng, nhà kho là bước bắt buộc trước khi khởi công xây dựng. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng thi công nhà xưởng, nhà kho cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác theo quy định của pháp luật để tránh những rắc rối về sau. Việc tìm hiểu kỹ các quy định và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác sẽ giúp quá trình xin cấp phép diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, đảm bảo dự án được triển khai đúng tiến độ.5.1 Thành phần hồ sơ
Để xin giấy phép xây dựng nhà xưởng, nhà kho, chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ với các loại giấy tờ cụ thể như:
- Đơn xin cấp giấy phép thi công, xây dựng (theo mẫu quy định về xây dựng nhà xưởng)
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thuê lại đất (bản sao có công chứng).
- Hồ sơ bản vẽ thiết kế nhà xưởng tiền chế
- Giấy tờ làm rõ năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đơn vị thiết kế, thi công
- Chứng chỉ chứng nhận hành nghề thiết kế của đơn vị thiết kế thi công
- Giấy thẩm định do cơ quan có chuyên môn cung cấp về công trình thiết kế
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy.
- Quyết định phê duyệt và báo cáo về đánh giá tác động của công trình đối với môi trường
- Quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt dự án
5.2 Mẫu đơn xin phép xây dựng, thi công nhà xưởng mới nhất
Đơn đề nghị xin phép xây dựng gửi Ban quản lý các khu công nghiệp (Ban hành kèm theo Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng) bao gồm các thông tin sau:
- Thông tin chủ đầu tư.
- Địa điểm xin giấy phép xây dựng.
- Quy mô từng hạng mục xin cấp phép xây dựng.
- Đơn vị hoặc tên người thiết kế bản vẽ xin cấp phép.
- Đơn vị hoặc tên người thẩm tra bản vẽ.
- Dự kiến thời gian hoàn thành.
>> Tải mẫu đơn đề nghị cấp phép xây dựng thi công nhà kho, nhà xưởng TẠI ĐÂY
6. Quá trình thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng
Trình tự thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà kho, nhà xưởng được tiến hành theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Quyết định phê duyệt xây dựng dự án nhà xưởng
Quyết định phê duyệt dự án là văn bản pháp luật phê duyệt đầu tư xây dựng, được chấp thuận bởi Ban Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Quyết định này cần nêu rõ tên dự án, chủ đầu tư, mục đích, địa điểm xây dựng, diện tích, quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian hoạt động, hình thức quản lý và tiến độ thực hiện.
Bước 2: Thực hiện khoan khảo sát địa chất
Tức là đến địa điểm dự kiến xây dựng để khảo sát và thu thập thông tin về tình hình địa chất. Điều này giúp đưa ra các giải pháp thi công phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng công trình.
Bước 3: Lên thiết kế xây dựng dự án
Hồ sơ bản vẽ xin phép xây dựng xưởng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và thẩm mỹ cho công trình. Bản vẽ xin phép xây dựng nhà xưởng phải được lập bởi đơn vị có đủ năng lực hành nghề theo quy định của nhà nước, đồng thời bản vẽ phải có đóng dấu của đơn vị thẩm tra.
Hồ sơ thiết kế xây dựng xưởng cần phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, thể hiện rõ các thông tin và đặc điểm của khu đất như: vị trí xây dựng, diện tích xây dựng, diện tích cho giao thông, cây xanh, quy mô từng hạng mục,... Thành phần của hồ sơ thiết kế nhà xưởng bao gồm:
- Quy hoạch tổng mặt bằng 1/500
- Bản vẽ thiết kế kiến trúc
- Bản vẽ kết cấu (kết cấu móng, kết cấu khung thép tiền chế)
- Bản vẽ ME
- Bản vẽ Phòng cháy chữa cháy
- Báo cáo khảo sát địa chất
- Thuyết minh tính toán kết cấu
- Dự toán thi công xây dựng

Bước 4: Thẩm định thiết kế
Quy trình thẩm định thiết kế được thực hiện bởi đơn vị thứ ba có chuyên môn và pháp lý theo quy định của Nhà nước. Thẩm định giúp kiểm tra và đảm bảo hồ sơ thiết kế đáp ứng các yêu cầu về quy mô, nguồn vốn, loại và cấp công trình, tuân thủ các quy định về xây dựng nhà xưởng hiện hành.
Bước 5: Xin giấy phép Môi trường và Phòng cháy chữa cháy
Trình bản thiết kế đã được thẩm định lên các cơ quan chuyên môn để xin cấp giấy phép môi trường và giấy phép phòng cháy chữa cháy. Đây là các loại giấy phép cần thiết để bổ sung vào hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà xưởng.
Bước 6: Nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà xưởng
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và hồ sơ xây dựng theo nội dung ở phần trên, sau đó nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xin giấy phép thi công, xây dựng, thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố nơi thực hiện xây dựng. Đơn vị tiếp nhận kiểm tra sơ bộ và thụ lý hồ sơ, đồng thời xác nhận thông tin thụ lý bằng giấy hẹn trả kết quả.
Bước 7: Kiểm tra hồ sơ
Phòng Quản lý đô thị của tỉnh/thành phố tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ theo quy định về xây dựng nhà xưởng hiện hành. Nếu hồ sơ không phù hợp, nhà đầu tư sẽ nhận được văn bản trả lời chi tiết về những thiếu sót cần bổ sung.
Bước 8: Cấp phép xây dựng
Sau khi hồ sơ được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy Phép Xây Dựng (có xác nhận bởi người đứng đầu đơn vị cấp phép). Chủ đầu tư xây dựng xưởng mang giấy hẹn trả lời kết quả để nhận quyết định cấp phép tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xin giấy phép thi công, xây dựng, thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố nơi nộp hồ sơ.
7. Giải đáp một số câu hỏi liên quan thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng
7.1 Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thi công xây dựng xưởng?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà kho, nhà xưởng theo tuyến hoặc không theo tuyến đối với các công trình thuộc đối tượng bắt buộc phải cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp, ủy quyền cho các cơ quan sau cấp giấy phép xây dựng nhà kho, nhà xưởng thuộc chức năng và phạm vi quản lý như: Sở Xây Dựng, Ban Quản lý khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu chế xuất, Khu kinh tế, UBND cấp huyện.
Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép xây dựng đối với công trình nhà kho, nhà xưởng thuộc cấp III, cấp IV trên địa bàn do mình quản lý.
7.2 Giấy phép thi công xây dựng xưởng có thời hạn trong bao lâu?
Mỗi giấy cấp phép xây dựng xưởng, nhà kho có thời hạn trong 12 tháng và chỉ được gia hạn tối đa 2 lần. Hết thời hạn này mà chủ đầu tư chưa khởi công xây dựng thì phải tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thi công, xây dựng mới theo quy định của pháp luật.

7.3 Thời gian nhận được giấy cấp phép xây dựng xưởng là bao lâu?
Theo quy định, thời gian cấp phép xây dựng mới sẽ từ 12 - 20 ngày với các công trình xin cấp giấy phép xây dựng nhà xưởng trong khu công nghiệp, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp gian hạn hoặc cấp lại Giấy cấp phép xây dựng thì thời gian cấp phép không quá 05 ngày làm việc.
7.4 Có bắt buộc xin giấy phép xây dựng nhà xưởng, nhà kho không?
Nếu việc xây dựng xưởng, nhà kho thuộc một các trường hợp được miễn giấy phép thi công, xây dựng quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 sửa đổi năm 2020, thì bạn không cần xin giấy cấp phép xây dựng. Nếu không thuộc các trường hợp kể trên thì bắt buộc phải xin giấy cấp phép xây dựng xưởng, nhà kho.
7.5 Xử lý các công trình không có giấy phép thi công xây dựng như thế nào?
Trong trường hợp bạn xây dựng xưởng không có giấy phép thì sẽ bị xử phạt hành chính và cưỡng chế tháo dỡ. Mức phạt hành chính từ 60 - 140 triệu đồng tùy từng trường hợp (Theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
7.6 Nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà xưởng qua dịch vụ công có được không?
Câu trả lời là "Có". Nộp hồ sơ thông qua dịch vụ công là một hình thức bổ sung nhằm hỗ trợ cho người xin giấy cấp phép xây dựng có thể lựa chọn cách thức thuận tiện nhất. Ngoài ra, chủ đầu tư có thể nộp trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép mà không cần phải nộp qua dịch vụ công
7.7 Có phải thực hiện hoàn công nhà xưởng không?
Sau khi xin cấp phép và hoàn thành việc xây dựng xưởng, chủ đầu tư cần thực hiện công tác hoàn công để đưa công trình vào sử dụng. Mỗi công trình nhà xưởng sau khi hoàn thành phải làm hồ sơ hoàn công. Đơn vị cấp phép thi công cũng là đơn vị phát hành biên bản hoàn công. Hồ sơ hoàn công bao gồm:
- Giấy báo đề nghị kiểm tra công trình sau khi hoàn thành thi công (theo mẫu có sẵn).
- Bản sao giấy cấp phép xây dựng.
- Bản sao hợp đồng thi công với chủ thầu xây dựng có tư cách pháp nhân (có thị thực)
8. Những lưu ý khi xin cấp phép xây dựng, thi công nhà xưởng
Để đảm bảo thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
- Lập kế hoạch chi tiết: Xác định rõ loại hình, quy mô và ngành nghề nhà xưởng trước khi xin giấy phép. Tham khảo ý kiến chuyên gia về thủ tục và hồ sơ xin giấy phép.
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác: Hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật, tránh sai sót dẫn đến việc phải bổ sung, sửa chữa, tốn thời gian và chi phí.
- Nộp hồ sơ đúng thời hạn và quy trình: Nộp hồ sơ tại cơ quan thẩm quyền có thẩm quyền. Nên nộp sớm và tránh thời điểm nghỉ Lễ, nghỉ Tết để không bị trì hoãn thời gian trong dịp nghỉ lễ.
- Theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ: Theo dõi sát sao quá trình thẩm định hồ sơ và bổ sung thông tin khi cần thiết. Giữ gìn hồ sơ cẩn thận để có thể sử dụng cho các mục đích khác sau này.
- Sử dụng dịch vụ tư vấn uy tín: Sử dụng dịch vụ tư vấn xin giấy phép uy tín, có kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực xin cấp phép xây dựng thi công nhà xưởng. Giải pháp tối ưu nhất là lựa chọn nhà thầu xây dựng trọn gói có hỗ trợ xin giấy cấp phép xây dựng.

9. Căn cứ pháp lý
Để đảm bảo thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà kho, nhà xưởng được thực hiện đúng quy trình và hợp pháp, các chủ đầu tư cần tuân theo các quy định tại:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Quyết định 20/2014/QĐ-TTg quy định về các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về chi phí xin giấy phép xây dựng nhà xưởng, nhà kho. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn. Hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo trên greenhn.vn nhé!
Liên hệ ngay với GreenHN để được tư vấn chi tiết và nhận báo giá miễn phí!- CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG GREENHN
- Hotline: 0967.212.388 - 0922.77.11.33 - 0922.99.11.33
- Fanpage Xây Nhà Trọn Gói GreenHN
- Youtube: Xây Nhà Trọn Gói - Greenhn
- Tiktok: Xây nhà trọn gói Greenhn