logo
Search
Cầu thang 11 bậc có tốt không?
KS Đức Doãn
KS Đức Doãn
22 Th08 2022
Trang chủ
Chia sẻ kiến thức
Cầu thang 11 bậc có tốt không?

Cầu thang 11 bậc có tốt không?

Theo quan niệm phong thủy thì cầu thang 11 bậc có tốt không? Đây chắc chắn là vấn đề mà rất nhiều gia chủ quan tâm trong quá trình xây dựng nhà ở

Chia sẻFacebook
Menu
Mục lục nội dung[xem]

Cầu thang được xem như là nguồn kết nối năng lượng và sinh khí lưu thông trong nhà, nên rất được các gia chủ quan tâm khi xây sửa nhà cửa. Số bậc cầu thang bao nhiêu là hợp lý, cầu thang 11 bậc có tốt không là câu hỏi mà khá nhiều người còn băn khoăn. Cùng GreenHN đi tìm câu trả lời và cách tính số bậc cầu thang chuẩn phong thủy trong bài viết này nhé!

Cầu thang 11 bậc có tốt không?
Cầu thang 11 bậc có tốt không?

Cách bố trí số bậc của cầu thang

Cầu thang được xem là phương tiện giao thông theo chiều đứng, dùng để di chuyển tới các sàn nên có độ cao thấp khác nhau. Trong phong thủy thì đây là nơi động khí mạnh và liên tục để đưa thực khí lan tỏa khắp các tầng, nên số bậc cầu thang có ý nghĩa quan trọng.

Trước khi tìm hiểu xem cầu thang 11 bậc có tốt không thì chúng ta cần phải nắm được cách bố trí cầu thang.

Hai vấn đề cơ bản nhất cần quan tâm khi bố trí cầu thang là tiếp khí và dẫn khí. Khoa học phong thủy chia tính chất cầu thang thành 2 phần là động khẩu (tiếp khí) và lai mạch (dẫn khí).

Động khẩu được tính trong khoảng từ 1-3 bậc đầu, phần còn lại là lai mạch (bao gồm cả thân thang và chiếu nghỉ). Đối với thang máy thì động khẩu là buồng thang tại mặt sàn còn lai mạch là phần không gian của buồng thang chuyển lên các tầng. Trong trường hợp chuyển động thẳng đứng thì động khẩu & lai mạch là một. Nguyên tắc bố trí cầu thang chú ý đến tiếp khí trước rồi mới đến dẫn khí.

Phép bố trí động khẩu

Để chuẩn phong thủy nhất thì phần động khẩu phải được bố trí ở vị trí của cung có khí tốt nhât. Căn cứ vào phương hướng khí vào nhà, cấu trúc nhà, tuổi gia chủ, có 3 cách bố trí động khẩu sơ bộ như sau:

  • Phép tiếp mạch: Dành cho nhà bố trí cầu thang ở trong cùng, phía sau, khuất lấp; phần động khẩu phải dùng tối thiểu 3 bậc nằm trọn vẹn trong cung tốt, mới có thể hấp thụ cát khí cho lai mạch.
  • Phép thừa khí: Dành cho nhà bố trí cầu thang ở phía ngoài thẳng hướng với nhà, gần cửa ra vào, chỉ cần dùng 1 bậc nằm trong cung tốt là được.
  • Phép khi mạch kiêm thu: Dành cho nhà bố trí cầu thang ở khoảng giữa, bố trí không trực hướng với cửa, cần dùng 2 bậc nằm trong cung vị tốt (một bậc thụ khí, một bậc chuyển mạch)

Phép bố trí lai mạch

Phần lai mạch không phải là yếu tố quá cốt yếu khi bố trí cầu thang, bởi lai mạch cầu thang thường chạy dài nên hiếm khi nào có thể đặt hoàn toàn trong các cung vị tốt. Người ta quan niệm vị trí cầu thang tốt hay không là nằm ở vị trí của phần động khẩu là chủ yếu.

Người ta thường dựa vào động khẩu để xem cầu thang có tốt hay không?
Người ta thường dựa vào động khẩu để xem cầu thang có tốt hay không?

Với câu hỏi mà nhiều người hay thắc mắc, cầu thang 11 bậc có tốt không hay cầu thang 13 bậc có được không thì cần dựa vào phép tính số bậc cầu thang để xem xét.

2 cách tính số bậc cầu thang phổ biến nhất hiện nay

Tính số bậc cầu thang theo vòng Trường sinh

Vòng Trường sinh là 12 sao thể hiện 12 giai đoạn bắt đầu từ quá trình sinh trưởng, tồn tại, phát triển và kết thúc của vạn vật trong đời sống tự nhiên. Đây là quy luật mà mọi loại sinh vật đều phải tuân theo.

Vòng trường sinh
Vòng trường sinh

12 Giai đoạn của vòng Trường sinh ứng với các vận thế cát - hung trong phong thủy như sau:

STT Giai đoạn Ý nghĩa Điềm
1 Trường sinh (Sinh ra) Giai đoạn mọi vật bắt đầu sinh sôi nảy nở Vượng
2 Mộc dục (tắm rửa) Vạn vật bắt đầu nhô lên & sống độc lập, con người như trẻ nhỏ có thể tự tắm rửa Vượng
3 Quan đới (phát triển) Trưởng thành, rèn luyện, kiến lập công danh thành tựu Vượng
4 Lâm quan (trưởng thành) Giai đoạn thịnh vượng, tài năng được công nhận Rất vượng
5 Đế vượng (cực thịnh) Muôn vật chín muồi, phát triển cực thịnh, hoàn thiện đầy đủ về thể chất, tinh thần, trí tuệ, tài năng Rất vượng
6 Suy (Suy yếu) Dấu hiệu già cỗi và suy nhược Xấu
7 Bênh (ốm đau) Sự lão hóa bắt đầu dẫn đến sự suy thoái của các cơ quan, kéo theo bệnh tật Xấu
8 Tử (chết) Kết thúc quá trình phát triển Rất xấu
9 Mộ (Nhập mộ) Giống như sau khi mất đi, con người quay lại với đất Rất xấu
10 Tuyệt (tan rã) Thể xác phân hủy, không còn hình hài ban đầu Rất xấu
11 Thai (phôi thai) Vạn vật được thụ thai, hấp thụ khí chất âm dương ngũ hành để hình thành sự sống Trung bình
12 Dưỡng (thai trưởng) Chuẩn bị chào đời Trung bình

Khi áp dụng vòng Trường sinh để chia bậc cầu thang thì quy ước như sau:

  • Nhà hình Thủy bậc thứ 1 là Trường sinh
  • Nhà hình Mộc bậc thứ 3 là Trường sinh
  • Nhà hình Thổ bậc thứ 5 là Trường sinh
  • Nhà hình Hỏa bậc thứ 7 là Trường sinh
  • Nhà hình Kim bậc thứ 9 là Trường sinh

Từ bậc trường sinh theo ngũ hành của ngôi nhà, ta đếm mỗi bậc là một sao kế tiếp trong vòng Trường Sinh, hết 12 sao lại đếm một vòng mới. Từ đó có thể dễ dàng suy ra:

  • Nhà hình Thủy thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23,...
  • Nhà hình Mộc thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25,...
  • Nhà hình Thổ thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27,...
  • Nhà hình Hỏa thì số bậc nên dùng là: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27,...
  • Nhà hình Kim thì số bậc nên dùng là: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25,...

Đến đây, tin rằng bạn đọc có thể tự trả lời câu hỏi "Cầu thang 11 bậc có tốt không?". Trừ nhà hình Thổ thì hoàn toàn có thể áp dụng 11 bậc cầu thang cho các nhà có hình dạng còn lại. Thậm chí con số hay được kiêng kị như 13 cũng hoàn toàn có thể dùng được nếu áp dụng cách tính số bậc cầu thang theo vòng Trường sinh như này.

Tuy nhiên, đối với tính số cầu thang theo quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử thì sao? Hãy cùng nghiên cứu ngay dưới đây.

Tính số bậc cầu thang theo quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử

Quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử cũng tương tự Vòng Trường sinh nhưng theo một cách rút ngắn hơn, cũng thể hiện quy luật vòng đời của một đời người. Đây là cách mà cha ông ta đã áp dụng từ khá lâu và có phần phổ biến hơn vòng Trường sinh.

Quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử

Cách tính này khá đơn giản, quy ước bậc cầu thang đầu tiên tương ứng với cung Sinh - sau đó đếm lần lượt theo thứ tự cho đến bậc thang cuối cùng. Theo cách tính này thì nếu bậc cầu thang kết thúc rơi vào cung Sinh thì gia đình sẽ luôn gặp may mắn, hạnh phúc; còn nếu kết thúc ở lão - bệnh - tử thì lại là điềm không may cho gia đình.

Ta có thể dựa theo quy ước 4n+1 để tìm ra được đúng bậc cầu thang rơi vào cung sinh với n là số chu kỳ lặp lại của quy luật trên. Theo đó các bậc cầu thang số 5, số 9. số 13,... sẽ là các vị trí bậc cầu thang tốt.

Cầu thang 11 bậc có tốt không?

Thông qua 2 cách tính trên thì mọi người cũng đã hiểu được cầu thang 11 bậc có tốt không.

Nếu tính cầu thang theo bậc Trường Sinh thì cầu thang 11 bậc là điềm tốt hầu như đối với tất cả hình dạng nhà (trừ nhà hình Thổ) còn nếu tính theo Quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử thì bậc cầu thang số 11 rơi vào cung Bệnh - đây lại là điềm không tốt theo phong thủy.

Như vậy, cầu thang 11 bậc có tốt không thì tùy theo quan niệm và cách tính của mỗi gia chủ. Tuy nhiên, cũng không nên quá khiên cưỡng trong trường hợp không thể đáp ứng được đủ điều kiện để bậc kết thúc rơi vào cung tốt nhất.

Để thuận tiện di chuyển và an toàn thì nên chú ý 6 thông số sau đây của cầu thang: chiều cao cầu thang, độ rộng của một vế thang, chiều rộng mặt bậc, độ cao cổ bậc, độ cao của lan can - tay vịn và gờ của mặt bậc.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.

KS Đức Doãn

KS Đức Doãn

CEO Đức Doãn (Doãn Văn Đức) là CEO & Fouder của GreenHN. Là một chuyên gia với 15 năm kinh nghiệm ngành Kỹ sư xây dựng (Construction Engineer) tốt nghiệp trường Đại Học Xây Dựng. Dẫn dắt GreenHN vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, trở thành một thương hiệu uy tín, được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây nhà trọn gói.

Xem thêm bài viết từ tác giả
Background

Tư vấn miễn phí

Quý khách muốn thiết kế công trình tương tự hay đang cần tư vấn.
Liên hệ với GreenHN miễn phí tại đây:

Bài viết mới nhất

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy là hạng mục phức tạp, đòi hỏi quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt Quá trình thi công bắt đầu từ dựng tường vây, đào đất, đổ bê tông lót hầm, thi công hố PIT, đến đổ sàn, dựng cột, chống thấm và lắp đặt hệ thống kỹ thuật thang máy.

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Khám phá mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm hiện đại, tối ưu diện tích, công năng và chi phí, phù hợp với nhà phố mặt tiền hẹp tại đô thị.

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

Khám phá các mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp, tối ưu không gian cho mặt tiền hẹp, phù hợp gia đình hiện đại tại khu đô thị đông đúc.

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Khám phá mẫu nhà ngang 5m có hầm 4 tầng đẹp, tiện nghi, tối ưu công năng – kèm dự toán chi phí, cảnh báo rủi ro và tư vấn kỹ thuật chuyên sâu.

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Tầng hầm có bắt buộc với nhà cao tầng không? Giải đáp từ góc độ pháp lý, kỹ thuật và thực tế xây dựng hiện nay.

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Đừng bỏ lỡ loạt mẫu nhà nghỉ có tầng hầm đang được nhiều chủ đầu tư lựa chọn nhờ thiết kế thông minh, dễ vận hành và khai thác.

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

Khám phá những mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển đẹp sang trọng, thiết kế tối ưu công năng, hài hòa giữa cổ điển và tiện nghi hiện đại.

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi là sự cố nghiêm trọng do nước ngầm và sai kỹ thuật. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả ngay từ đầu.

Chi nhánh toàn quốc

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

BT1-16 Khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57- Tổng cục V, Bộ Công An - X.Tân Triều - H.Thanh Trì - TP Hà Nội.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD TP HCM

Số 65 Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Đà Nẵng

Số 463 đường 29/3 phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Bình Dương

Tầng 2, 3MCM+6RX, Đường Bùi Thị Xuân, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương.

GreenHN

Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng GreenHN

GreenHN DMCA
Copyright © 2025 GREENHN