logo
Search
Bổ trụ là gì? Những vai trò quan trọng của bổ trụ trong xây dựng
KS Thanh Hải
KS Thanh Hải
07 Th12 2022
Trang chủ
Chia sẻ kiến thức
Bổ trụ là gì? Những vai trò quan trọng của bổ trụ trong xây dựng

Bổ trụ là gì? Những vai trò quan trọng của bổ trụ trong xây dựng

Bổ trụ là gì là khái niệm mà rất nhiều người còn thắc mắc khi xây nhà. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bổ trụ là gì và vai trò của bổ trụ

Chia sẻFacebook
Menu
Mục lục nội dung[xem]

Bổ trụ trong xây dựng không phải là một khái niệm mới, thậm chí đã có từ rất xa xưa. Nhưng do tên gọi này không được phổ biến nên vẫn có rất nhiều người băn khoăn không biết: bổ trụ là gì, bổ trụ có tác động hay ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng công trình xây dựng, có tiêu chuẩn nào cụ thể về bổ trụ không... Mời bạn đọc cùng giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây của GreenHN nhé!

Bổ trụ là gì?
Bổ trụ là gì?

Bổ trụ là gì?

Câu hỏi "Bổ trụ là gì" rất dễ trả lời đối với những người có chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, có những người vẫn biết bộ phận này tồn tại trong công trình tồn tại ngoài thực tế nhưng lại không biết nó được gọi là "bổ trụ".

Bổ trụ tiếng Anh là Complementary pillar, bản chất là một phần tường được xây lồi ra trước. Chúng trông khá giống những cây cột áp sát vào tường, nên còn có tên gọi khác là trụ đứng.

Ý nghĩa của việc bổ trụ

Từ khái niệm "bổ trụ là gì", chúng ta đã nắm được tác dụng hết sức quan trọng của bộ phận này chính là để "bổ trợ" cho bức tường, nhằm gia tăng độ kiên cố, ổn định và vững chãi cho bức tường.

Bổ trụ có vai trò quan trọng trong việc tăng thêm tính chắc chắn cho tường xây
Bổ trụ có vai trò quan trọng trong việc tăng thêm tính chắc chắn cho tường xây

Mặc dù trong kết cấu của nhà bê tông cốt thép như hiện nay, tường không phải là cấu kiện chịu lực chính nhưng lại chịu tác động của môi trường ngoài một cách trực tiếp nhất. Điều đó có nghĩa là tường dễ chịu ảnh hưởng của tác động ngoại lực như sức gió, mưa giông bão lũ, nhiệt độ cao, trọng lực và các loại lực khác. Khi xây thêm phần bổ trụ sẽ giúp tăng khả năng chống chịu của tường trước các nhân tố này, tăng độ bền và tuổi thọ cho toàn bộ công trình.

Bổ trụ đã có nguồn gốc từ rất lâu đời từ trước, có thông tin là từ thời La Mã cổ đại. Cho tới ngày nay, mặc dù đã có nhiều phương pháp tiên tiến cũng như thông minh hơn trong xây dựng nhưng bổ trụ vẫn luôn giữ được vai trò quan trọng của nó. Ngược lại, bổ trụ còn được thiết kế và thi công theo những kiểu dáng mới mẻ và sáng tạo hơn, bắt nhịp cùng xu hướng kiến trúc hiện đại.

Quy định chung khi xây dựng và thiết kế bổ trụ tường

Bổ trụ cũng được xây từ gạch, nên cũng giống như tường xây, khi thiết kế và xây dựng bổ trụ cần phải tuân thủ theo các quy định về kết cấu gạch trong xây dựng công trình để đảm bảo chất lượng cũng như tiết kiệm được chi phí xây dựng.

Dưới đây là một số quy định chung về xây dựng, gia chủ nên tham khảo:

  • Trước tiên cần chú ý tới việc tiết kiệm xi măng khi thiết kế kết cấu gạch đá. Lời khuyên hữu ích là nên sử dụng các vật liệu địa phương.
  • Tường ngăn nên sử dụng các loại vật liệu nhẹ như bê tông tổ ong, bê tông nhẹ...Đối với tường ngoài nên chọn các loại nguyên vật liệu có tính cách nhiệt cao.
  • Kết cấu gạch đá và kết cấu gạch đá có cốt thép thì cần có lớp bảo vệ cốt thép để tường có khả năng chống chọi lại các tác động xâm thực của môi trường cũng như các tác động cơ học khác.
  • Lưu ý phải đảm bảo được độ bền và độ ổn định của kết cấu gạch đá và kết cấu gạch đá cốt thép trong quá trình di chuyển và sử dụng.
  • Mỗi một địa phương có phương pháp sản xuất vật liệu khác nhau nên cả trong quá trình thiết kế & thi công đều phải năm được để tìm ra phương án thi công phù hợp nhất.
Bài viết cùng chuyên mục:

Tiêu chuẩn xây tường và bổ trụ khoa học

Một bức tường được xây lên từ gạch và vữa xây trông thì có vẻ đơn giản, nhưng để bức tường có thể làm đúng vai trò của nó mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ thì vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định về chọn gạch xây, trộn vữa..và đối với bổ trụ cũng vậy.

Dưới đây là một số tiêu chuẩn cần tuân thủ khi xây tường gạch:

  • Trước hết về cách chọn gạch xây: viên gạch cần có các góc cạnh vuông vắn, sắc nét. Có thể đập vỡ một viên gạch, nếu nó vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ thì đó là loại gạch kém chất lượng. Hoặc có thể ngâm thử gạch trong nước trong 24 giờ, nếu sau 24 giờ mà trọng lượng gạch lớn hơn 15% so với trọng lượng ban đầu thì không nên sử dụng loại gạch này.
  • Khi xây, gạch phải được xây thành từng hàng phẳng mặt, vuông góc với phương của lực tác dụng vào khối xây; hoặc góc nghiêng của lực tác dụng vào khối xây và phương vuông góc với khối xây phải lớn hơn hoặc bằng 170 vì khối xây chịu lực nén là chính.
  • Lưu ý quan trọng nhất khi xây tường là không được xây trùng mạch. Các mạch vữa đứng của tường xây liên tiếp không được trùng mà phải lệch nhau ít nhất ¼ chiều dài viên gạch theo cả phương ngang và dọc của tường.
  • Các mạch vữa theo phương ngang và phương dọc của tường phải tạo thành góc vuông.
Các loại mạch vữa trong tường xây
Các loại mạch vữa trong tường xây

Tiêu chuẩn bổ trụ tường

Vậy đối với bổ trụ thì sao? Ngoài các nguyên tắc chung cho tường phía trên, chúng ta cần lưu ý thêm một số điểm quan trọng khác.

Trong phần "bổ trụ là gì" ở phía trên, chúng ta đều đã hiểu bổ trụ có vai trò gia tăng sự kiên cố & chắc chắn cho tường xây, cho nên càng không thể coi nhẹ những nguyên tắc khoa học khi thiết kế và xây dựng phần này.

Bổ trụ thường được bố trí cho những bức tường đứng độc lập hoặc những bức tường có chiều dài lớn. Theo tiêu chuẩn xây dựng tường thì cần bố trí bổ trụ trong khoảng L = 1-2H, tức là đảm bảo chiều dài của tường nằm trong khoảng 1-2 lần chiều cao của tường. Nếu không có tường vuông góc thì cần tăng cường trụ đứng trong khoảng 2,4-3m. Chú ý phần chân tường nên dùng bê tông.

Cách xây dựng bổ trụ

Hiện nay có rất nhiều cách bố trí bổ trụ cho tường xây, cụ thể có các phương án như sau:

  • Đầu tường có cột thì nên bố trí trụ cột thêm ½ viên gạch.
  • Phần cột giữ tường thì sắp xếp xen kẽ ¾ viên gạch tới ½ viên rồi lại tới ¾ viên.
  • Ở phần giao nhau với gạch Block bố trí ¼ viên gạch.
  • Vị trí tường giao nhau bố trí liên kết giữa ½ viên gạch với nhau.
Cách xây bổ trụ khoa học
Cách xây bổ trụ khoa học

Trên thực tế cho thấy các bức tường được bố trí bổ trụ lúc nào cũng có độ bền và tuổi thọ cao hơn vượt trội, giúp tránh được các tác động mạnh và mang lại sự an toàn cao hơn.

Như vậy, bài viết trên đây GreenHN đã chia sẻ với bạn đọc về khái niệm bổ trụ là gì cũng như những nguyên tắc quan trọng khi thiết kế và xây dựng bổ trụ. Hi vọng bải viết sẽ cung cấp các thông tin hữu ích, giúp bạn đọc lựa chọn được phương án xây tường vững vàng hơn cho ngôi nhà của mình.

KS Thanh Hải

KS Thanh Hải

Kỹ sư Lý Thanh Hải, sinh năm 1988, tốt nghiệp Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự chuyên ngành Xây dựng. Hiện tại, anh làm việc với vai trò kỹ sư xây dựng tại GreenHN, chuyên thiết kế và quản lý các dự án nhà ở. Với 10 năm kinh nghiệm, anh đam mê tạo ra không gian sống tối ưu, tiện nghi và thân thiện với người sử dụng, luôn cập nhật công nghệ và xu hướng mới trong ngành.

Xem thêm bài viết từ tác giả
Background

Tư vấn miễn phí

Quý khách muốn thiết kế công trình tương tự hay đang cần tư vấn.
Liên hệ với GreenHN miễn phí tại đây:

Bài viết mới nhất

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy là hạng mục phức tạp, đòi hỏi quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt Quá trình thi công bắt đầu từ dựng tường vây, đào đất, đổ bê tông lót hầm, thi công hố PIT, đến đổ sàn, dựng cột, chống thấm và lắp đặt hệ thống kỹ thuật thang máy.

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Khám phá mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm hiện đại, tối ưu diện tích, công năng và chi phí, phù hợp với nhà phố mặt tiền hẹp tại đô thị.

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

Khám phá các mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp, tối ưu không gian cho mặt tiền hẹp, phù hợp gia đình hiện đại tại khu đô thị đông đúc.

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Khám phá mẫu nhà ngang 5m có hầm 4 tầng đẹp, tiện nghi, tối ưu công năng – kèm dự toán chi phí, cảnh báo rủi ro và tư vấn kỹ thuật chuyên sâu.

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Tầng hầm có bắt buộc với nhà cao tầng không? Giải đáp từ góc độ pháp lý, kỹ thuật và thực tế xây dựng hiện nay.

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Đừng bỏ lỡ loạt mẫu nhà nghỉ có tầng hầm đang được nhiều chủ đầu tư lựa chọn nhờ thiết kế thông minh, dễ vận hành và khai thác.

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

Khám phá những mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển đẹp sang trọng, thiết kế tối ưu công năng, hài hòa giữa cổ điển và tiện nghi hiện đại.

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi là sự cố nghiêm trọng do nước ngầm và sai kỹ thuật. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả ngay từ đầu.

Chi nhánh toàn quốc

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

BT1-16 Khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57- Tổng cục V, Bộ Công An - X.Tân Triều - H.Thanh Trì - TP Hà Nội.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD TP HCM

Số 65 Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Đà Nẵng

Số 463 đường 29/3 phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Bình Dương

Tầng 2, 3MCM+6RX, Đường Bùi Thị Xuân, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương.

GreenHN

Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng GreenHN

GreenHN DMCA
Copyright © 2025 GREENHN