logo
Search
Top 12+ loại vật liệu chống thấm trong xây dựng tốt nhất hiện nay
KS Đức Doãn
KS Đức Doãn
19 Th02 2025
Trang chủ
Chia sẻ kiến thức
Top 12+ loại vật liệu chống thấm trong xây dựng tốt nhất hiện nay

Top 12+ loại vật liệu chống thấm trong xây dựng tốt nhất hiện nay

Vật liệu chống thấm trong xây dựng hiện nay có đa dạng chủng loại. Đâu là những loại vật liệu chống thấm phổ biến nhất và ưu nhược điểm

Chia sẻFacebook
Menu
Mục lục nội dung[xem]

Vật liệu chống thấm trong xây dựng chính là giải pháp tối ưu giúp ngăn chặn tình trạng thấm nước, bảo vệ công trình trước tác động của thời tiết và môi trường. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu chống thấm với đặc tính và ứng dụng khác nhau. Vậy đâu là những loại vật liệu chống thấm phổ biến nhất trong xây dựng? Chúng có ưu nhược điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Vật liệu chống thấm là gì?

Vật liệu chống thấm là những sản phẩm chuyên dụng có khả năng ngăn chặn nước và độ ẩm xâm nhập vào các bề mặt như tường, sàn, mái và các khu vực khác của công trình xây dựng. Vật liệu chống thấm có thể là lớp màng phủ, tấm lợp bên phía trên hay ở dạng sơn quét, lót dưới đáy công trình. Tất cả nhằm bảo vệ công trình xây dựng, hạn chế và loại bỏ nguy cơ gây hại của nước mưa (dẫn tới thấm dột), nước ngầm hoặc nước đang bao quanh công trình (với các công trình nằm sâu dưới nước). Trong mọi công trình xây dựng, từ nhà ở dân dụng, cao ốc cho đến công trình công nghiệp, chống thấm luôn là yếu tố quan trọng quyết định độ bền và chất lượng công trình. Dù là mái, sàn, tường, tầng hầm hay sân thượng, nếu không được chống thấm đúng cách, công trình sẽ dễ dàng xuống cấp, nứt vỡ, thấm dột, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu cũng như tính thẩm mỹ. Do đó, việc sử dụng vật liệu chống thấm trong xây dựng là rất cần thiết để tránh tình trạng thấm nước, ẩm mốc gây hư hỏng cho kết cấu công trình. Nước có thể dẫn đến sự mục nát của vật liệu xây dựng, làm giảm tuổi thọ của công trình và ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng do ô nhiễm.

Vật liệu chống thấm
Các vật liệu chống thấm sẽ giúp tăng tuổi thọ của công trình xây dựng cũng như giúp người sử dụng an tâm, thoải mái trong quá trình sử dụng

Phân loại vật liệu chống thấm trong xây dựng

Tùy theo cấu tạo vật liệu, hình dạng cũng như công năng mà phân ra các nhóm vật liệu chống thấm khác nhau. Có thể kể đến như:

Sơn chống thấm

Sơn chống thấm là một trong những giải pháp phổ biến nhờ dễ thi công, hiệu quả cao và tính thẩm mỹ. Loại sơn này thường được sử dụng cho tường, trần, sân thượng và sàn nhà, đặc biệt ở những khu vực tiếp xúc trực tiếp với nước như mặt ngoài công trình. Ngoài khả năng ngăn nước thẩm thấu, sơn chống thấm còn giúp tăng tính thẩm mỹ với nhiều màu sắc đa dạng. Sơn thường được thi công ở giai đoạn cuối sau khi hoàn thành phần thô, giúp bảo vệ công trình khỏi tác động của nước mưa, độ ẩm hoặc nước ngầm. Một số loại sơn chống thấm chất lượng cao có thể tham khảo: Sơn KOVA, Jotun, Dulux,... Ngoài ra, công nghệ bọc phủ chống thấm composite FRP cũng là một phương pháp hiện đại và hiệu quả.

Hóa chất chống thấm

Hóa chất chống thấm thường được sử dụng để xử lý các sự cố như nứt chân tường, nứt móng, nứt tường, khe tiếp giáp hoặc những lỗi thi công gây thấm dột. Dạng hóa chất lỏng này có khả năng thẩm thấu sâu vào kết cấu công trình, tạo thành lớp màng bảo vệ chắc chắn, giúp ngăn nước hiệu quả và tăng độ bền cho bề mặt. Ngoài ra, hóa chất chống thấm còn có thể kết hợp với xi măng để tạo ra lớp phủ chống thấm mạnh mẽ hơn.

Màng chống thấm

Màng chống thấm là loại vật liệu có độ bền cao, thường được làm từ bitum hoặc nhựa PVC, có khả năng chống nước và chống ăn mòn tốt. Màng chống thấm được sử dụng phổ biến ở những khu vực như mái nhà, nền móng, tầng hầm, hố ga... giúp bảo vệ công trình khỏi nước ngầm và tác động từ môi trường bên ngoài. Loại vật liệu này có ưu điểm là dễ vận chuyển, dễ thi công và bám dính tốt trên nhiều bề mặt. 👉Thi công chuẩn chỉnh - bền vững dài lâu. Click ngay để xem quy trình thi công tại GreenHN hoặc gọi 0967212388 để được tư vấn miễn phí!

12+ loại vật liệu chống thấm trong xây dựng hiệu quả, được nhiều người tin dùng

Trên thị trường hiện nay có đa dạng các loại vật liệu chống thấm trong xây dựng, mỗi loại được thiết kế để phù hợp với từng nhu cầu và điều kiện thi công cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả chống thấm cho công trình. Dưới đây là những vật liệu chống thấm phổ biến nhất cùng ứng dụng của chúng.

Vật liệu chống thấm Sikaproof Membrane

Thông tin sản phẩm:

  • Đóng gói: 18kg/thùng
  • Thương hiệu: Sika Việt Nam
  • Hàm lượng rắn: 53 - 58%
  • Cường độ chịu kéo: 1N/mm²
  • Độ dãn dài cực đại: 600% (ASTM-D-412)
  • Độ cứng Shore A: 20 - 25 (ASTM-D-2240)
  • Khả năng kháng lửa: Không dễ cháy khi ướt, không lan lửa khi khô
  • Nhiệt độ thi công: 4 - 5ºC
  • Nhiệt độ sử dụng: 0 - 60ºC

Ưu điểm:

  • Khả năng chống thấm, ngăn nước hoàn hảo
  • Dễ dàng thi công bằng chổi quét hoặc bình phun
  • Kết dính tốt, che phủ hiệu quả các vết nứt
  • Thân thiện với môi trường, không độc hại

Ứng dụng:

  • Chống thấm tường, sàn mái, ban công, tầng hầm
  • Lớp chống thấm dưới lòng đất cho bê tông và vữa trát
  • Chống thấm cho nhà vệ sinh, bể chứa nước

👉 Lưu ý: Để đạt hiệu quả tối đa, nên quét ít nhất 3 lớp để tạo độ phủ vững chắc.

Vật liệu chống thấm Sikaproof Membrane
Vật liệu chống thấm Sikaproof Membrane

Chống thấm SikaTop Seal 107

Thông tin sản phẩm:

  • Tên sản phẩm: SikaTop Seal 107
  • Đóng gói: 25kg/bộ
  • Khối lượng thể tích: ≈1.02 kg/lít
  • Cường độ kết dính: >1.5 N/mm²
  • Cường độ uốn: >10 N/mm² (sau 28 ngày)
  • Độ dày mỗi lớp: Tối đa 2mm
  • Nhiệt độ thi công: 8 - 40ºC

Ưu điểm:

  • Gốc xi măng giúp bám dính cực tốt
  • Dễ trộn, dễ thi công, có độ sệt như hồ dầu
  • Không thấm nước, không độc hại, không ăn mòn

Ứng dụng: SikaTop Seal 107 dùng để chống thấm bể nước, tầng hầm, sân thượng, ban công, tường chắn, trám các vết nứt nhỏ chân chim trên tường,....

Xem thêm: TOP 5 loại vật liệu chống thấm sàn bê tông hiệu quả nhất
Chống thấm SikaTop Seal 107
Chống thấm SikaTop Seal 107

Chống thấm Sika Lite

Thông tin sản phẩm:

  • Dạng: Dung dịch màu nâu
  • Đóng gói: 5L, 25L, 200L/thùng
  • Thời gian sử dụng: 2 năm

Ưu điểm:

  • Giảm hút nước, trám kín lỗ hổng gạch, mao dẫn bê tông
  • Giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều công trình

Ứng dụng: Sika Lite thường được pha trộn với vữa trát tường để tăng khả năng chống thấm

Chống thấm Sika Lite
Vật liệu chống thấm trong xây dựng Sika Lite

Chống thấm Sika 102

Thông tin sản phẩm:

  • Dạng bột màu xám
  • Đóng gói: 2kg/bột
  • Thời gian sử dụng: 6 tháng

Ưu điểm: Sika 102 là bột gốc xi măng đông cứng nhanh, chặn rò rỉ nước hiệu quả Ứng dụng: Xử lý rò rỉ nước tại khe bê tông, đường hầm, bể nước, cống, các khe bê tông và thép ở các đường xe điện ngầm,...

Chống thấm Sika 102
Chống thấm Sika 102

Chống thấm MasterSeal 540

Thông tin sản phẩm:

  • Độ khuếch tán ion Clo: Cao
  • Cường độ nén (SS78:87): 39.5 N/mm²
  • Lực dính chịu kéo: 0.51 N/mm²
  • Lực bám dính trượt: 1.43 N/mm²
  • Thời gian thi công: 1 giờ ở 20ºC

Ưu điểm:

  • Hai thành phần gồm polyme lỏng A và bột trộn sẵn B giúp bám dính tốt
  • Ngăn nước hiệu quả, bảo vệ bê tông khỏi thấm nước mưa
  • Độ bám dính cao trên hầu hết các bề mặt

Ứng dụng: MasterSeal 540 thường được sử dụng để chống thấm bể nước, hố ga, ban công, nhà vệ sinh, chống thấm cầu vượt trước khi làm lớp bảo vệ ngoài,....

Chống thấm MasterSeal 540
Chống thấm MasterSeal 540

Chống thấm MasterSeal 530

Thông tin sản phẩm:

  • Thương hiệu: BASF
  • Đóng gói: 25kg/bao
  • Dạng bột màu xám
  • Tỷ trọng trộn: 2.02kg/lít
  • Mức độ độc hại: Không độc

Ưu điểm:

  • Thẩm thấu sâu vào bê tông, tạo tinh thể chống thấm bền vững
  • Không bong tróc, không bị mài mòn
  • Thi công dễ dàng bằng rulo hoặc chổi sơn

Ứng dụng: MasterSeal 530 được sử dụng trong chống thấm hồ nước, bể chứa nước, đập thủy điện, cống ngầm, chống thấm nền móng, hầm thang máy, sàn tầng hầm,....

Chống thấm MasterSeal 530
Chống thấm MasterSeal 530

Chất chống thấm Polyurea

Polyurea là vật liệu chống thấm cao cấp dạng polymer, phổ biến trong xây dựng. Ưu điểm:

  • Thi công nhanh, dễ dàng bằng quét hoặc phun.
  • Độ bám dính cao, bền bỉ đến 20 năm nếu thi công 2 - 3 lớp.
  • Chịu va đập tốt, không trầy xước, không nứt.
  • Không thấm nước, có độ đàn hồi cao.
  • An toàn, không chứa chất độc hại.

Ứng dụng: Chống thấm bể nước, tầng hầm, nhà ở, bãi đỗ xe, nhà máy, xử lý vết nứt khe hở và chống thấm cho tất cả các cấu trúc bằng bê tông.

Chất chống thấm Polyurea
Chất chống thấm Polyurea

Keo chống thấm Acrylic

Acrylic là loại keo chống thấm chịu nhiệt cao, giữ nguyên tính năng của nhựa. Đây là loại vật liệu chống thấm trong xây dựng rất phổ biến hiện nay nhờ những ưu điểm vượt trội như:

  • Trong suốt, không ảnh hưởng thẩm mỹ và kết cấu ban đầu.
  • Dễ sử dụng trên mọi bề mặt, khe tường, ngóc ngách nhỏ.
  • Kháng nấm mốc, bụi bẩn, chịu nhiệt từ -10 đến 80 độ C.
  • Thời gian đông kết nhanh, hiệu quả chống thấm ngay lập tức.

Ứng dụng: Keo chống thấm Acrylic thường được sử dụng để bít khe hở trên tường, gạch men, chống thấm nhà vệ sinh, tường trong nhà, tạo lớp phủ bề mặt cho tường trát, sơn,...

Keo chống thấm Acrylic
Vật liệu chống thấm trong xây dựng - Keo chống thấm Acrylic

Sơn chống thấm KOVA

Một trong những loại sơn chống thấm KOVA tốt nhất trên thị trường đó là sơn chống thấm KOVA CT-11A và phụ gia chống thấm KOVA CT-11B - Sơn chống thấm KOVA CT-11A (Chống thấm tường & sàn)

  • Ngăn nước, chống tia UV, bảo vệ bề mặt tường và sàn
  • Bền bỉ lên đến 15 năm
  • Không chứa chì, thủy ngân, an toàn cho sức khỏe

Ứng dụng: Thích hợp cho các bề mặt tường đứng bê tông hoặc vữa xi măng, chống thấm các bề mặt khác như ban công, sân thượng, bể bơi, tầng hầm, mặt sàn bê tông, sàn bếp,....

Sơn chống thấm KOVA
Sơn chống thấm KOVA

- Phụ gia chống thấm KOVA CT-11B

  • Dạng lỏng, dùng để trộn với vữa xi măng để tăng khả năng chống thấm
  • Chống thấm nước tốt, giảm rạn nứt, tăng độ bám dính của hồ vữa
  • Không chứa chất độc hại, an toàn với người thi công và sử dụng

Ứng dụng: Phụ gia chống thấm KOVA CT-11B được dùng trong xử lý ống xuyên sàn đảm bảo kết nối chặt với bê tông, tăng khả năng chống thấm cho bê tông tại vị trí tiếp giáp,....

Sơn chống thấm NIPPON

Sơn chống thấm Nippon là dòng sơn gốc nước pha xi măng, chuyên dùng cho chống thấm ngoài trời. Nippon Paint WP 100 được ứng dụng cho các khu vực như sân thượng, nền nhà, tường, bồn chứa nước và sàn nhà vệ sinh, giúp ngăn nước từ trên xuống và từ phía trước. Tiêu chuẩn đóng gói:

  • 1kg/lon: phủ được 5m2/2 lớp
  • 5kg/lon: phủ được 25m2/2 lớp
  • 18kg/thùng: phủ được hơn 100m2/2 lớp
Sơn chống thấm NIPPON
Sơn chống thấm NIPPON

Sơn chống thấm Dulux

Dulux là thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn ICI, được nhiều khách hàng tin dùng. Sơn chống thấm Dulux giúp bảo vệ tường khỏi thấm dột, rêu mốc và không gây độc hại. Lưu ý khi thi công:

  • Sơn trong điều kiện khô ráo, tránh tường ẩm để đảm bảo độ bám dính và màu sắc đồng đều.
  • Lớp sau thi công sau 6 giờ để lớp đầu khô hoàn toàn.
Sơn chống thấm Dulux
Sơn chống thấm Dulux

Sơn Epoxy chống thấm

Sơn Epoxy là loại vật liệu chống thấm trong xây dựng giúp bề mặt sàn bê tông được bảo vệ tối đa, tăng tuổi thọ cho công trình. Sơn Epoxy gồm hai thành phần: A (hạt màu, dung môi, phụ gia) và B (chất đóng rắn). Ưu điểm:

  • Kháng nước tuyệt đối, bám dính hoàn hảo.
  • Chịu nhiệt, chịu áp lực nước, chống mài mòn.
  • Chống trơn trượt, chống bụi bẩn, dễ vệ sinh.

Ứng dụng: Sơn Epoxy được ứng dụng nhiều trong chống thấm bể bơi, bể chứa nước, hóa chất, sàn tầng hầm, sàn nhà xưởng, sàn mái,...

Sơn Epoxy chống thấm
Vật liệu chống thấm trong xây dựng - Sơn Epoxy chống thấm

Màng chống thấm tự dính Bitustick

Bitustick là màng chống thấm polymer biến tính tự dính, có gốc bitum, đạt tiêu chuẩn BS 8102. Ưu điểm:

  • Bám dính tốt trên nhiều bề mặt.
  • Chống thấm hiệu quả, bảo vệ công trình.
  • Thi công nguội, nhanh chóng, dễ dàng.
  • Kháng nhiệt, chống xâm thực hóa chất.

Ứng dụng: Chống thấm mái nhà, ban công, bể nước, tầng hầm, tường ngoài,...

Màng chống thấm tự dính Bitustick
Màng chống thấm tự dính Bitustick

Màng chống thấm HDPE

Màng HDPE (thương hiệu HSE) sản xuất từ nhựa Polyethylene tỷ trọng cao và carbon đen, độ dày phổ biến từ 0.5 mm - 2.0 mm. Ưu điểm:

  • Chống thấm tốt, bền bỉ trên 25 năm.
  • Kháng hóa chất, vi sinh, tia UV.
  • An toàn với môi trường và người sử dụng.

Ứng dụng: Màng chống thấm HDPE được ứng dụng rộng rãi trong chống thấm cho công trình lót bãi rác, hồ nuôi tôm, hồ chứa nước, hầm biogas, chống mất nước khi đổ bê tông hoặc lót bồn chứa xăng dầu...

Màng chống thấm HDPE
Màng chống thấm HDPE

Xi măng chống thấm

Xi măng chống thấm là hỗn hợp hai thành phần: A (chất lỏng chống thấm) và B (bột gốc xi măng) được định mức theo 1 tỷ lệ nhất định để mang đến hiệu quả chống thấm tốt nhất. Ưu điểm:

  • Ngăn chặn muối hóa, ăn mòn, nồm ẩm.
  • Dễ thi công, giá thành rẻ.

Ứng dụng: Xi măng chống thấm được dùng để cải tạo, chống ẩm mốc, chống thấm móng, chân tường, nhà vệ sinh, bể nước,...

Xi măng chống thấm
Xi măng chống thấm

Tôn chống thấm

Tôn chống thấm chuyên dùng cho tường ngoài, sân thượng, mái nhà, ban công bởi nguyên lý chống thấm và cách thức thi công khác biệt. Tôn chống thấm sở hữu nhiều ưu điểm như:

  • Hiệu quả chống thấm gần như tuyệt đối, bảo vệ công trình khỏi tác động của thời tiết, đặc biệt là mùa mưa.
  • Bền bỉ theo thời gian, không lo ẩm mốc hay rỉ sét.
  • Thi công đơn giản, tiết kiệm chi phí bảo trì.
  • Tính thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau.
Tôn chống thấm
Vật liệu chống thấm trong xây dựng - Tôn chống thấm

Ứng dụng của vật liệu chống thấm trong xây dựng

Chống thấm là một quy trình không thể thiếu trong bất kỳ công trình xây dựng nào. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của vật liệu chống thấm trong xây dựng.

Chống thấm cho sàn

Sàn là bộ phận chịu tải trọng lớn và thường xuyên tiếp xúc với nước. Do đó, việc chống thấm cho sàn là rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng ngấm nước. Khi sử dụng vật liệu chống thấm cho sàn, bạn nên chọn các sản phẩm có khả năng chịu lực tốt và bám dính mạnh. Thông thường, các sản phẩm chống thấm gốc xi măng hoặc PU-Acrylic được ưu tiên sử dụng do tính năng vượt trội.

Chống thấm cho tường

Tường cũng là nơi dễ bị thấm nước, đặc biệt là các khu vực gần mặt đất hoặc nơi có độ ẩm cao. Một lớp vật liệu chống thấm sẽ giúp bảo vệ tường khỏi việc thấm nước và giữ cho không gian bên trong khô ráo. Các sản phẩm như sơn chống thấm hoặc màng chống thấm là lựa chọn phổ biến cho việc bảo vệ tường khỏi nước và độ ẩm.

Chống thấm cho nhà vệ sinh - nhà tắm

Nhà vệ sinh và nhà tắm là những nơi có mức độ ẩm ướt cao nhất. Vì vậy, việc sử dụng vật liệu chống thấm nhà vệ sinh là rất cần thiết để ngăn ngừa tình trạng thấm nước xuống các tầng dưới. Bạn có thể sử dụng các loại màng chống thấm hoặc hóa chất chống thấm dạng lỏng để bảo vệ khu vực này. Đặc biệt, cần chú ý đến việc thi công đúng cách để đảm bảo hiệu quả tối ưu.

Chống thấm cho tầng hầm

Tầng hầm thường xuyên phải đối mặt với áp lực nước từ bên ngoài. Vì vậy, việc sử dụng các loại vật liệu chống thấm tầng hầm chuyên dụng là rất quan trọng. Màng chống thấm, hóa chất chống thấm dạng lỏng hay các sản phẩm gốc bitum polyme thường được sử dụng để đảm bảo rằng nước không thể xâm nhập vào bên trong.

Chống thấm cho ban công và sân thượng

Ban công và sân thượng là những khu vực dễ bị thấm nhất do chịu tác động trực tiếp của thời tiết và sự co giãn vật liệu. Việc sử dụng vật liệu chống thấm sân thượng sẽ giúp bảo vệ các khu vực này khỏi nguy cơ thấm nước. Để đảm bảo hiệu quả chống thấm, cần chọn vật liệu phù hợp và thiết kế độ dốc thoát nước hợp lý. Các màng chống thấm hoặc sơn chống thấm đặc biệt được thiết kế để chịu nhiệt và chống lại tia UV là những lựa chọn lý tưởng cho các khu vực này.

Chống thấm trên mái nhà

Mái nhà là phần quan trọng trong việc bảo vệ toàn bộ công trình khỏi mưa và nước. Sử dụng vật liệu chống thấm mái sẽ giúp ngăn ngừa thấm dột và kéo dài tuổi thọ của mái. Các sản phẩm màng khò nhiệt hoặc màng lạnh thường được sử dụng cho mái nhà vì tính năng bám dính tốt và khả năng chịu đựng điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Chống thấm ngược cho công trình xây dựng

Chống thấm ngược là hình thức chống thấm từ phía mặt dưới của bề mặt, thường xảy ra trong các tình huống như tầng hầm. Đây là phương pháp cải tiến, giúp ngăn nước từ cả hai chiều - trong ra ngoài và ngoài vào trong. Kỹ thuật này yêu cầu sự chính xác cao và lựa chọn đúng loại vật liệu chống thấm để đảm bảo hiệu quả. Các sản phẩm gốc PU-Polyurethane hoặc Epoxy là những lựa chọn hàng đầu cho phương pháp này do khả năng chống nước tốt và bền bỉ. >> Tham khảo: Biện pháp chống thấm ngược tầng hầm chuẩn kỹ thuật Vậy chất chống thấm nào tốt nhất hiện nay? Không có tốt nhất, chỉ có phù hợp nhất! Mỗi loại vật liệu chống thấm đều có ưu, nhược điểm của nó và để đánh giá loại vật liệu nào hiệu quả nhất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí cần chống thấm, mức độ tiếp xúc thường xuyên với nguồn nước, tính chất cơ học của nguồn gây thấm (áp lực, thành phần hoá học, lưu lượng...), kỹ thuật thi công của đơn vị thi công, mức độ ưu tiên và ngân sách của chủ đầu tư... Việc chọn đúng vật liệu chống thấm không chỉ giúp bảo vệ công trình mà còn tiết kiệm chi phí sửa chữa về sau. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ với GreenHN theo hotline 0967212388 để nhận tư vấn miễn phí!

Lưu ý cần biết khi lựa chọn vật liệu chống thấm cho công trình

Việc lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp không chỉ giúp bảo vệ công trình khỏi tác động của nước mà còn đảm bảo tuổi thọ và tính bền vững theo thời gian. Có nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn vật liệu chống thấm cho công trình, bao gồm tính chất kỹ thuật của vật liệu, môi trường sử dụng, và điều kiện khí hậu. Ngoài ra, giá cả cũng là một yếu tố quyết định quan trọng. Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi chọn vật liệu chống thấm:

Hiểu rõ tầm quan trọng của chống thấm

Có câu nói: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", và điều này hoàn toàn đúng với chống thấm trong xây dựng. Một khi công trình đã bị thấm nước, việc sửa chữa không chỉ tốn kém mà còn ảnh hưởng đến kết cấu, thẩm mỹ và chất lượng không gian sống. Do đó, đầu tư vào chống thấm ngay từ đầu là cách tốt nhất để bảo vệ công trình lâu dài.

>> Tìm hiểu thêm: Cách dự toán vật liệu chống thấm trước khi xây nhà

Xác định khu vực cần chống thấm

Mỗi vị trí trong công trình có đặc điểm khác nhau, đòi hỏi loại vật liệu chống thấm phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu:

  • Khu vực ít chịu tác động của chênh lệch nhiệt độ (như nhà vệ sinh, bể ngầm...): Có thể sử dụng vật liệu chống thấm gốc xi măng. Đây là lựa chọn phổ biến nhờ độ bám dính tốt, dễ thi công và chi phí hợp lý.
  • Khu vực chịu tác động nhiệt độ cao, ánh nắng trực tiếp (như mái nhà, ban công...): Nên ưu tiên vật liệu chống thấm gốc PU hoặc Acrylic, vì chúng có độ đàn hồi cao, chịu được sự giãn nở của vật liệu dưới tác động thời tiết.

Chọn vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu và ngân sách

Khí hậu vùng miền ảnh hưởng đến khả năng co giãn và độ bền của vật liệu chống thấm. Ví dụ, khu vực có mùa mưa kéo dài cần vật liệu chống thấm có độ bền nước cao. Giá thành của vật liệu chống thấm có sự chênh lệch đáng kể tùy vào chất lượng và công nghệ sản xuất. Chủ đầu tư cần cân nhắc ngân sách phù hợp, đảm bảo vừa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật vừa tối ưu chi phí. >> Trải nghiệm ngay công cụ dự toán vật liệu chống thấm GreenHN để tính khối lượng vật liệu chống thấm cho công trình của mình một cách nhanh chóng và chính xác

Ưu tiên thương hiệu uy tín

Thị trường có nhiều loại vật liệu chống thấm với chất lượng khác nhau. Để đảm bảo hiệu quả lâu dài, nên chọn sản phẩm từ những thương hiệu uy tín, có chứng nhận chất lượng rõ ràng và được nhiều người tin dùng.

Thi công đúng quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật

Lựa chọn vật liệu phù hợp chưa đủ, việc thi công đúng cách mới quyết định hiệu quả chống thấm. Một số lưu ý quan trọng:

  • Vệ sinh bề mặt trước khi thi công để đảm bảo vật liệu bám dính tốt.
  • Tuân thủ định mức vật liệu theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Bảo dưỡng và bảo vệ lớp chống thấm sau thi công để tránh hư hỏng do tác động bên ngoài.

Việc lựa chọn và sử dụng vật liệu chống thấm trong xây dựng là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và bền vững cho công trình. Với danh sách các loại vật liệu chống thấm hiệu quả và các lưu ý khi thi công, hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích cho dự án của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với GreenHN. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

KS Đức Doãn

KS Đức Doãn

CEO Đức Doãn (Doãn Văn Đức) là CEO & Fouder của GreenHN. Là một chuyên gia với 15 năm kinh nghiệm ngành Kỹ sư xây dựng (Construction Engineer) tốt nghiệp trường Đại Học Xây Dựng. Dẫn dắt GreenHN vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, trở thành một thương hiệu uy tín, được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây nhà trọn gói.

Xem thêm bài viết từ tác giả
Background

Tư vấn miễn phí

Quý khách muốn thiết kế công trình tương tự hay đang cần tư vấn.
Liên hệ với GreenHN miễn phí tại đây:

Bài viết mới nhất

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy là hạng mục phức tạp, đòi hỏi quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt Quá trình thi công bắt đầu từ dựng tường vây, đào đất, đổ bê tông lót hầm, thi công hố PIT, đến đổ sàn, dựng cột, chống thấm và lắp đặt hệ thống kỹ thuật thang máy.

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Khám phá mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm hiện đại, tối ưu diện tích, công năng và chi phí, phù hợp với nhà phố mặt tiền hẹp tại đô thị.

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

Khám phá các mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp, tối ưu không gian cho mặt tiền hẹp, phù hợp gia đình hiện đại tại khu đô thị đông đúc.

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Khám phá mẫu nhà ngang 5m có hầm 4 tầng đẹp, tiện nghi, tối ưu công năng – kèm dự toán chi phí, cảnh báo rủi ro và tư vấn kỹ thuật chuyên sâu.

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Tầng hầm có bắt buộc với nhà cao tầng không? Giải đáp từ góc độ pháp lý, kỹ thuật và thực tế xây dựng hiện nay.

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Đừng bỏ lỡ loạt mẫu nhà nghỉ có tầng hầm đang được nhiều chủ đầu tư lựa chọn nhờ thiết kế thông minh, dễ vận hành và khai thác.

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

Khám phá những mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển đẹp sang trọng, thiết kế tối ưu công năng, hài hòa giữa cổ điển và tiện nghi hiện đại.

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi là sự cố nghiêm trọng do nước ngầm và sai kỹ thuật. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả ngay từ đầu.

Chi nhánh toàn quốc

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

BT1-16 Khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57- Tổng cục V, Bộ Công An - X.Tân Triều - H.Thanh Trì - TP Hà Nội.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD TP HCM

Số 65 Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Đà Nẵng

Số 463 đường 29/3 phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Bình Dương

Tầng 2, 3MCM+6RX, Đường Bùi Thị Xuân, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương.

GreenHN

Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng GreenHN

GreenHN DMCA
Copyright © 2025 GREENHN