Trong quá trình xây nhà, mặc dù đã chốt phương án thiết kế với kiến trúc sư thiết kế nhưng chủ nhà thường có xu hướng muốn làm nhiều hơn cho công trình của mình bằng việc thêm nhiều ý tưởng khác nữa. Lúc này, đơn vị thi công phải đối mặt với những khó khăn về phương án thay đổi bản vẽ thiết kế sao cho hợp lý. Tuy nhiên tự ý thay đổi thiết kế sẽ kéo theo nhiều hậu quả cho ngôi nhà. Dưới đây sẽ là những hậu quả khi tự ý thay đổi thiết kế, hãy theo dõi cùng chúng tôi nhé.

Hậu quả của việc tự ý thay đổi bản vẽ thiết kế
Bản thiết kế là gì?
Bản thiết kế nhà ở là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà. Là tập hồ sơ diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh, thể hiện chi tiết các mặt đứng, mặt cắt và phối cảnh của ngôi nhà. Thông qua bản vẽ mà các kỹ sư, thầu xây dựng nắm rõ các hạng mục xây dựng của ngôi nhà cũng như quy cách xây nên ngôi nhà đó, qua diện tích, các kích thước, bố trí ra sao,…
Trên thị trường xây dựng hiện nay thì chi phí cho một bản vẽ thiết kế vào khoảng 40 đến 200 triệu, tùy vào quy mô và yêu cầu thiết kế. Mặc dù khi nhìn vào khoảng chi phí có vẻ rất đắt đỏ tuy nhiên, bản thiết kế lại là yếu tố giúp gia chủ tiết kiệm được chi phí xây dựng nhờ quản lý được kế hoạch cho từng hạng mục, tránh được những chi phí phát sinh không đáng có.
Bản thiết kế là yếu tố quan trọng đảm bảo kết cấu kỹ thuật đúng tiêu chuẩn và chất lượng công trình, đồng thời đảm bảo sự an toàn trong xây dựng là những quy định pháp lý hiện hành về xây dựng nhà ở.
Ngoài ra, bản thiết kế giúp quá trình xây dựng thuận lợi, không gặp gián đoạn, đảm bảo đúng tiến độ xây dựng giúp chủ nhà an tâm hơn với công trình nhà mình.

Hậu quả của việc tự ý thay đổi thiết kế
Hậu quả của việc tự ý thay đổi thiết kế
1. Công trình không đạt chất lượng
Tự ý thay đổi thiết kế ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình bởi những ý tưởng của các KTS bị chắp vá và thay đổi dẫn đến các kết cấu kỹ thuật thay đổi kéo theo những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình.
Thay đổi thiết kế so với ban đầu sẽ không để lại hậu quả ngay lập tức và điều đó chỉ được chứng minh trong quá trình sử dụng, rất nhiều trường hợp nhà ở vừa mới đi vào hoạt động đã gặp sự cố lớn như sụt lún, nghiêng, nứt vách vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của gia chủ khi sử dụng. Vì vậy, lời khuyên của chúng tôi là trước khi quyết định phương án thiết kế gia chủ cần tham khảo thật kỹ lưỡng và không thay đổi bản thiết kế khi đã chốt với KST bởi điều này gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho chất lượng ngôi nhà.
2. Ảnh hưởng tới thẩm mỹ của ngôi nhà
Tự ý thay đổi thiết kế chính là yếu tố ảnh hưởng tới thẩm mỹ của ngôi nhà bởi nó làm sai lệch, méo mó so với thiết kế ban đầu, gây ra rất nhiều khó khăn cho nhà thầu trong quá trình hoàn thiện sao cho đảm bảo chất lượng và kết quả là ngôi nhà hoàn thiện không đạt được tính thẩm mỹ tốt nhất.
3. Vi phạm quy định về xây dựng sai nội dung cấp phép
Trước khi khởi công xây dựng công trình thì yêu cầu bắt buộc là phải xin giấy phép xây dựng. Trường hợp giấy phép xây dựng và hồ sơ thiết kế đã được cấp phép xây dựng mà bạn lại tự ý thay đổi thiết kế sẽ vi phạm quy định về xây dựng sai nội dung cấp phép và bị xử phạt hành chính theo quy định, trường hợp xấu có thể bị tháo dỡ, phá bỏ. Cụ thể:
Trường hợp hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới sẽ bị xử phạt dựa trên khoản 4 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ:
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản này;
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Khoản 6 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định về việc xây nhà sai thiết kế trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng:
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt.”

Thay đổi thiết kế và cách khắc phục
Cách khắc phục khi thay đổi bản vẽ thiết kế
1. Sửa đổi giấy phép xây dựng kịp thời theo đúng quy định hiện hành
Theo quy định của luật xây dựng hiện hành thì giấy phép xây dựng có thể chỉnh sửa, vì vậy khi có quyết định thay đổi bản vẽ thiết kế so với ban đầu, bạn cần thực hiện thủ tục xin thay đổi bản thiết và nộp lệ phí theo đúng quy định của nhà nước.
2. Lựa chọn một đơn vị xây dựng uy tín
Cần phải chọn đơn vị thi công uy tín, đủ chuyên môn năng lực về xin phép xây dựng và xử lý, thay đổi bản vẽ thiết kế theo quy định của nhà nước. Đồng thời có những phương án hợp lý, không ảnh hưởng đến kết cấu kỹ thuật và thẩm mỹ cho công trình nhà bạn.
3. Trao đổi về những thay đổi với KTS thiết kế ban đầu
Khi thay đổi thiết kế so với ban đầu thì lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là cần phải trao đổi với KTS thiết kế ban đầu để họ có thể đưa ra lời khuyên và những phương án hợp lý, tránh ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu của ngôi nhà. Việc trao đổi với KTS thiết kế ban đầu cũng tìm ra được tiếng nói chung giúp chủ thầu có thể nắm rõ được những thay đổi để tiến hành thi công sao cho chuẩn xác.
Trên đây là những hậu quả khi thay đổi bản thiết kế mà bạn không nên bỏ qua. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn có thêm những kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc xử lý khi thay đổi thiết kế so với ban đầu để sớm hoàn thành công trình nhà mình bạn nhé.