logo
Search
Quy định về chiều cao tầng nhà ở riêng lẻ đúng luật [Mới nhất]
KS Đức Doãn
KS Đức Doãn
15 Th04 2024
Trang chủ
Chia sẻ kiến thức
Quy định về chiều cao tầng nhà ở riêng lẻ đúng luật [Mới nhất]

Quy định về chiều cao tầng nhà ở riêng lẻ đúng luật [Mới nhất]

Xây dựng nhà ở cần tuân thủ các quy định về chiều cao tầng nhà ở riêng lẻ để đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị và phù hợp với quy hoạch chung

Chia sẻFacebook
Menu
Mục lục nội dung[xem]

Nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các khu vực thành phố. Việc xây dựng nhà ở cần tuân thủ các quy định về chiều cao tầng nhà để đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị và phù hợp với quy hoạch chung. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích liên quan đến quy định về chiều cao tầng nhà ở riêng lẻ. Từ đó giúp cho người đọc có thể lựa chọn được phương án xây dựng nhà ở phù hợp với nhu cầu và quy định của pháp luật.

1. Chiều cao tầng nhà là gì?

Chiều cao tầng (Floor height) là khoảng cách giữa hai sàn nhà, được tính từ mặt sàn tầng dưới đến mặt sàn tầng trên kế tiếp.

Chiều cao thông thuỷ của tầng (Floor clearance height) là chiều cao từ mặt sàn hoàn thiện đến mặt dưới của kết cấu dầm, sàn hoặc trần đã hoàn thiện hoặc hệ thống kỹ thuật của tầng.

Chiều cao trần nhà là khoảng cách từ sàn nhà lên đến trần của một tầng.

Chiều cao nhà là khoảng cách từ nền tầng trệt đến đỉnh cao nhất của mái, không bao gồm tầng hầm.

Chiều cao tầng nhà phố
Chiều cao tầng nhà là gì? Vì sao phải tính chiều cao tầng nhà?

2. Cách tính chiều cao nhà và số tầng nhà theo đúng luật

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 07/2019/TT - BXD về phân loại, phân cấp công trình xây dựng và áp dụng trong hoạt động đầu tư xây dựng, cách tính chiều cao và số tầng nhà ở riêng lẻ được được quy định như sau:

2.1 Cách tính chiều cao nhà ở, công trình

Chiều cao của nhà, công trình, kết cấu là chiều cao được tính từ cao độ mặt đất tới điểm cao nhất của nhà, công trình, kết cấu. Trong trường hợp công trình có cao độ mặt đất khác nhau thì cao độ mặt đất thấp nhất sẽ là mốc tính chiều cao. Những vật không được tính vào chiều cao nhà bao gồm: cột ăng ten, cột thu sét, thiết bị hấp thụ năng lượng mặt trời, bể nước kim loại,...

Cách tính chiều cao tầng nhà phố theo số bậc cầu thang

Chiều cao một tầng tỷ lệ thuận với diện tích và số bậc cầu thang.

  • Nhà phố thường xây cầu thang dốc 33 - 36 độ, chiều cao mỗi bậc 16.5cm - 18cm.
  • Số bậc cầu thang phổ biến nhất là 13 bậc, 17 bậc và 21 bậc. Bậc quá cao sẽ khiến đi lại di chuyển bất tiện.
  • Xây nhà 2 tầng trở lên thì chiều cao tầng nhà tính theo thước lỗ ban tỷ lệ thuận với diện tích xây cầu thang.
  • Nhà mặt tiền hẹp, nhà lô phố nhỏ số bậc cầu thang hạn chế. Nên chọn chiều cao tầng theo thước Lỗ Ban thấp (3m - 3.25m) và giữ cho các tầng bằng nhau.
  • Nhà mặt tiền rộng trên 5m nên chọn chiều cao tầng từ 3.2m - 3.4m.

Cách tính chiều cao tầng nhà theo diện tích

  • Diện tích nhà 100m² - 150m²: Chiều cao tường nên từ 3.6m - 4.5m.
  • Diện tích nhà lớn hơn: Chiều cao tường trung bình từ 3m - 3.3m.

Cách tính chiều cao tầng nhà phù hợp ngân sách

Nhà càng cao thì chi phí xây dựng sẽ tốn kém hơn. Để tiết kiệm chi phí xây dựng, chiều cao tầng được chia ra làm 3 mức thông dụng:

  • Phòng thấp: 2,4 - 2,7m.
  • Phòng tiêu chuẩn: 3 - 3,3m.
  • Phòng cao: 3,6 - 5m

2.2 Cách tính số tầng của một công trình

Số tầng của tòa nhà (hoặc công trình) bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng nửa/bán hầm, không bao gồm tầng áp mái. Chẳng hạn như, một ngôi nhà có 1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 3 tầng lầu và 1 tầng mái tum thì số tầng của tòa nhà này là 5 tầng.

Số tầng nhà được tính dựa trên chiều cao của từng tầng và chiều cao tối đa được quy định. Ví dụ, nếu chiều cao nhà tối đa là 20m và chiều cao mỗi tầng là 3m, thì công trình có thể xây dựng tối đa 6 tầng.

3. Quy định về chiều cao tầng nhà ở riêng lẻ mới nhất

Nhà ở riêng lẻ bao gồm biệt thự, nhà liền kề và nhà ở độc lập. Theo đó, quy định về chiều cao tầng đối với mỗi loại như sau:

3.1 Quy định về chiều cao tầng nhà ở liền kề

Nhà ở liền kề được phép xây dựng cao bao nhiêu tầng sẽ được quy định bởi quy hoạch xây dựng của khu vực đó. Trong trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết, chiều cao của nhà ở liền kề sẽ được quy định chung là không được lớn hơn 4 lần chiều rộng nhà (không kể giàn hoa và kiến trúc trang trí).

Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của từng lô đất, mà chiều cao của nhà ở liền kề có thể được thiết kế theo quy định sau đây:

  • Lô đất có diện tích 30m2 đến dưới 40m2: Có chiều rộng mặt tiền lớn hơn 3m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m, được phép xây dựng không quá 4 tầng + 1 tum ( tổng chiều cao < 16m).
  • Lô đất có diện tích từ 40m2 - 50m2: Có chiều rộng mặt tiền trên 3m và dưới 8m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m được phép xây nhà cao không quá 5 tầng + 1 tum, hoặc có mái chống nóng ( tổng chiều cao của nhà < 20m).
  • Lô đất có diện tích trên 50m2: Chiều rộng mặt tiền lớn hơn 8m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m hoặc công trình xây dựng hai bên tuyến đường trong khu vực quy hoạch hạn chế phát triển thì được xây nhà 6 tầng.

Trường hợp nhà liền kề có khoảng lùi thì có thể tăng chiều cao ngôi nhà theo chiều cao tối đa được duyệt trong quy hoạch xây dựng, quy định về kiến trúc, cảnh quan của khu vực.

Nhà ở liền kề xây mới trong ngõ, hẻm có chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 6m chỉ được phép xây dựng tối đa 4 tầng.

3.2 Quy định về chiều cao tầng nhà biệt thự

Trong thiết kế biệt thự, việc tính toán chiều cao mỗi tầng bao nhiêu là hợp nhất cho tổng thể kiến trúc sẽ tùy thuộc và từng không gian, diện tích riêng của mỗi công trình. Thực tế không có một thông số nào chính xác cho chiều cao tầng của nhà biệt thự, mà tùy thuộc vào quy mô, kết cấu của từng công trình làm cơ sở để kiến trúc sư sẽ xác định con số phù hợp nhất cho công trình.

Quy định về chiều cao tầng biệt thự
Chiều cao mỗi tầng của biệt thự cao bao nhiêu là hợp lý?

Dưới đây là thông số chiều cao tầng nhà biệt thự phổ biến theo các cách tính khác nhau, mời các bạn cùng tham khảo:

Chiều cao của biệt thự theo phong cách kiến trúc Biệt thự hiện đại:
  • Tầng 1: 3,6 - 3,9m
  • Tầng phía trên: 3,4 - 3,6m
Biệt thự tân cổ điển, cổ điển:
  • Tầng 1: 3,9m
  • Tầng trên: 3,6m
  • Tầng trên cùng: 3,3m (trường hợp trần ốp gỗ cầu kỳ: 4m)
Biệt thự lâu đài:
  • Tầng 1: 4,2 - 4,5m
  • Tầng trên: 3,6 - 3,9m
Chiều cao tầng của nhà biệt thự theo khu vực chức năng
  • Phòng khách: Chiều cao 3,6 - 4m
  • Phòng bếp, phòng ăn, phòng ngủ, phòng làm việc: Chiều cao 3 - 3,3m
  • Phòng thờ: Chiều cao không thấp hơn các phòng khác
  • Phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà kho: Chiều cao 2,4 - 2,77m
Chiều cao tầng của biệt thự dựa trên điều kiện khí hậu Miền Bắc: 3 - 3,6m Miền Trung: 3 - 3,6m Miền Nam: 3,6 - 4,2m
Chiều cao tầng nhà biệt thự theo phong thủy
  • Phòng rộng dưới 30m2 thì chiều cao thông thủy phải ít nhất là 3,15m.
  • Phòng rộng từ 30m2 trở lên thì chiều cao thông thủy thường phải cao từ 3,25 - 4,1m.
Nên sử dụng thước Lỗ Ban để lựa chọn được các thông số vàng giúp mang đến may mắn, tài lộc và vượng khí cho gia đình.

3.3 Quy định về chiều cao tầng nhà ở độc lập

Căn cứ theo Điều 119 Luật Xây dựng 2020, chiều cao tầng của nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:

  • Chiều cao xây dựng trung bình của nhà 1 tầng là 3m tính từ tầng dưới lên tầng trên.
  • Chiều cao tối đa giữa các tầng từ tầng 2 trở lên là 3,4m.
  • Chiều cao tầng tối đa là 3,5m tính từ cao độ vỉa hè đến chân ban công trong trường hợp ban công vượt lộ giới.
  • Chiều cao tối đa tính từ mặt đất là 3,8m.
  • Đối với đường lộ giới dưới 3.5m thì chỉ được phép xác định chiều cao nhà theo thước lỗ ban tính từ mặt sàn tầng trệt (tầng 1) cho đến sàn lầu 1 (tầng 2) và trường hợp này không được làm tầng lửng.
  • Độ cao sàn tối đa là 5.8m: Với đường lộ giới từ 3.5 cho đến dưới 20m thì được phép bố trí lửng. Tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 5.8m.
  • Độ cao sàn tối đa là 7m: Với đường lộ giới từ 20m trở lên sẽ được phép bố trí lửng với tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 7m.

Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ như sau:

  • Nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực bảo tồn, di tích lịch sử - văn hóa: Chiều cao tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và quản lý di tích.
  • Nhà ở riêng lẻ được xây dựng theo quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: Chiều cao tầng được thực hiện theo quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn.
  • Nhà ở riêng lẻ được xây dựng trên địa bàn có điều kiện tự nhiên đặc biệt, có nguy cơ thiên tai, lũ lụt, sạt lở: Chiều cao tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, lũ lụt, sạt lở.
  • Nhà ở riêng lẻ được xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định về chiều cao tầng của nhà ở riêng lẻ trên địa bàn, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Ngoài ra, theo TCVN 13967:2024, chiều cao thông thủy các phòng/không gian chức năng trong ngôi nhà được quy định như sau:

  • Các phòng/không gian ở, phòng ăn: không nhỏ hơn 2,6m
  • Phòng bếp, khu vệ sinh, chỗ để xe, phòng giặt là, kho: không nhỏ hơn 2,3m
  • Tầng hầm, tầng bán/nửa hầm: không nhỏ hơn 2,0m
  • Chiều cao thông thủy cầu thang bộ không nhỏ hơn 2000mm.
> Xem thêm: Quy định về chỉ giới xây dựng nhà ở người dân cần biết Xây nhà ở nông thôn có cần xin giấy phép?
Độ vươn ban công
Độ vươn của ban công và ô văng

4. Quy định về số tầng nhà ở riêng lẻ được phép xây dựng

Số tầng nhà ở riêng lẻ được quy định trong bảng dưới đây, bao gồm các yếu tố sau:

  • Chiều rộng lộ giới (m)
  • Tầng cao cơ bản (tầng)
  • +1: được thêm 1 tầng so với số tầng cơ bản theo quy định tại khu vực.
  • Cao độ tối đa từ nền vỉa hè đến sàn lầu 1 (m)
  • Số tầng khối nền tối đa + số tầng giật lùi tối đa (tầng)
  • Tầng cao tối đa (tầng)
Quy định về số tầng nhà ở riêng lẻ
Quy định về số tầng nhà ở riêng lẻ được phép xây dựng theo lộ giới

5. Quy định về chiều cao tầng nhà ở riêng lẻ theo từng địa phương

5.1 Quy định về số tầng được phép xây dựng tại Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, do đó, việc xây dựng nhà ở tại Hà Nội phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các nguyên tắc xây dựng mà pháp luật quy định. Theo đó, khi xây dựng nhà ở tại Hà Nội, người dân sẽ phải tuân thủ theo quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012T về số tầng và chiều cao xây dựng nhà như sau:

- Trong mọi trường hợp, nhà ở liên kế tại Hà Nội không được cao hơn 6 tầng. Nhà ở trong các ngõ, hẻm, có chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 6m, nhà ở liền kề không được phép xây dựng cao quá 4 tầng.

- Chiều cao của nhà ở liền kề phải tuân theo quy hoạch xây dựng được duyệt. Với trường hợp nhà ở liền kề nằm trong khu vực chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt thì chiều cao nhà không lớn hơn 4 lần của chiều rộng nhà (không kể giàn hoa và kiến trúc trang trí). Đối với nhà ở theo một dãy liên kế, nếu cho phép độ cao xây dựng khác nhau thì chỉ được phép xây cao hơn tối đa 2 tầng so với tầng cao trung bình của cả dãy. Độ cao tầng 1 phải được đồng nhất.

- Chiều cao nhà ở liên kế không được cao hơn giao điểm giữa đường với góc vát 450 đối với trường hợp các tuyến đường, phố có chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 12 m. Chiều cao nhà ở liên kế được hạn chế chiều cao mặt tiền ngôi nhà bằng chiều rộng đường đối với các tuyến đường, phố có chiều rộng lớn hơn 12m.

- Độ cao của nhà liên kế không vượt quá 0,6 lần chiều rộng đường (không vượt quá giao điểm giữa đường với góc vát 300) đối với những khu vực có đường nội bộ bên trong

- Người dân chỉ được xây dựng tổng chiều cao nhà không lớn hơn 24 m (nhà 6 tầng) đối với nhà ở có chiều rộng mặt tiền lớn hơn 8m, lô đất có diện tích trên 50m2, công trình xây dựng hai bên tuyến đường hay chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m trong khu vực quy hoạch hạn chế phát triển.

- Người dân được phép xây dựng không quá 4 tầng + tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 16 m (1 tum) đối với nhà ở có chiều rộng mặt tiền lớn hơn 3m, lô đất có diện tích 30 m2 đến nhỏ hơn 40 m2, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m.

- Người dân được phép xây dựng không quá 5 tầng + 1 tum, hay có tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 20 m (mái chống nóng) đối với nhà ở có chiều rộng mặt tiền từ trên 3 m đến dưới 8 m, lô đất có diện tích 40 m2 đến 50 m2, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m.

- Đối với dãy nhà liên kế trong trường hợp có khoảng lùi thì cho phép làm tăng thêm chiều cao công trình theo độ cao tối đa được duyệt trong quy hoạch xây dựng, quy định về kiến trúc, cảnh quan của khu vực.

- Chiều cao xây dựng nhà ở dân dụng riêng lẻ ở Hà Nội được xác định như sau:

  • Chiều cao trung bình của 1 tầng nhà ở là 3m, tính từ mặt sàn dưới lên đến mặt sàn trên.
  • Chiều cao tối đa giữa các tầng nhà ở dân dụng riêng lẻ tại Hà Nội từ tầng 2 trở lên là 3,4m.
  • Trong trường hợp ban công nhô ra khỏi ranh lộ giới, chiều cao từ độ cao vỉa hè đến đáy ban công tối đa là 3,5m.
  • Độ cao sàn tối đa của ban công là 3,8m.
Quy định thiết kế chiều cao tầng nhà ở dân dụng riêng lẻ
Thiết kế chiều cao nhà tuân thủ theo quy định

5.2 Quy định về số tầng được phép xây dựng tại TP HCM

* Đối với nhà xây mới

Cụ thể, theo Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND ngày 27/06/2018 của UBND TP.HCM, quy định chiều cao xây dựng nhà ở mới xây tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được áp dụng theo khu vực quy hoạch của từng địa phương cụ thể.

  • Khu vực trung tâm thành phố: Chiều cao tối đa của nhà ở là 5 tầng, không vượt quá 20m. Vậy trung bình mỗi tầng có thể cao 3.8m.
  • Khu vực ngoại ô thành phố: Chiều cao tối đa của nhà ở là 3 tầng, không vượt quá 12m. Xây một tầng nhà cao tối đa 3.6m là vừa đẹp.

* Quy định về chiều cao nhà ở dân dụng riêng lẻ

  • Chiều cao trung bình của 1 tầng nhà ở là 3m.
  • Chiều cao tầng tối đa là 3.5m nếu ban công nhô ra ngoài khỏi đường lộ giới.
  • Chiều cao tối đa giữa các tầng nhà bắt đầu từ tầng 2 trở lên là 3.4m.
  • Độ cao của tầng không được vượt quá 3.8m.

Trường hợp cụ thể:

  • Đường lộ giới dưới 3.5m: Chỉ xác định chiều cao nhà bằng thước lỗ ban tính từ mặt đất tầng trệt (tầng 1) tới mặt sàn lầu 1 (tầng 2) và không được làm tầng lửng.
  • Độ cao tầng tối đa 5.8m: Được phép làm tầng lửng với đường lộ giới từ 3.5m tới nhỏ hơn 20m. Tổng chiều cao tối đa từ mặt sàn tầng trệt (tầng 1) tới mặt sàn lầu 1 (tầng 2) là 5.8m.
  • Độ cao tầng tối đa 7m: Được phép làm tầng lửng với đường lộ giới từ 20m trở lên. Tổng chiều cao tối đa từ mặt sàn tầng trệt (tầng 1) tới mặt sàn lầu 1 (tầng 2) là 7m.

* Quy định cụ thể về chiều cao nhà ở liền kề

Nhà ở liền kề theo quy hoạch xây dựng:

  • Không được vượt quá 6 tầng.
  • Đối với nhà trong ngõ, ngách thì số tầng tối đa là 4 tầng.
  • Chiều cao không được lớn hơn 4 lần chiều rộng tòa nhà (không bao gồm phần thiết kế trang trí tòa nhà).

Nhà ở liền kề có sân vườn:

  • Chiều cao nhà tối đa là gấp 3 lần chiều rộng nhà, hoặc có thể bị giới hạn nhỏ hơn hay lớn hơn bởi quy định chi tiết. Chiều cao này còn phụ thuộc vào diện tích các tuyến đường, tuyến phố:
  • Giới hạn theo góc chéo 45 độ (với các tuyến đường, tuyến phố có chiều rộng lớn hơn 12m).
  • Không cao hơn giao điểm giữa đường với góc chéo 45 độ (với các tuyến đường, tuyến phố có chiều rộng bé hơn hoặc bằng 12m).

6. Mức xử lý hành vi vi phạm quy định về chiều cao tầng nhà ở riêng lẻ

Nếu xây dựng nhà ở riêng lẻ không đúng quy định về chiều cao tầng tức là không đúng với giấy phép xây dựng được cấp. Lúc này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Hành vi xây dựng công trình vi phạm quy định về chiều cao tầng nhà ở riêng lẻ sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đến 1 tỷ đồng tùy vào trường hợp vi phạm cụ thể.

6.1 Vi phạm quy định về chiều cao tầng lần đầu

Đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn:

  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
  • Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới:

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

6.2 Tiếp tục vi phạm chiều cao tầng sau khi lập biên bản (nhưng chưa ban hành quyết định xử phạt)

Sau khi bị lập biên bản hành chính nhưng chưa ban hành quyết định xử phạt về hành vi vi phạm chiều cao tầng nhà ở riêng lẻ, nếu cá nhân hay tổ chức vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động xây dựng không đúng quy hoạch, dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt sẽ phải chịu mức phạt cụ thể theo quy định tại Khoản 12 điều 16, Nghị định 16/2022/NĐ-CP:

  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
  • Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Quy định về chiều cao tầng nhà ở riêng lẻ
Xử phạt vi phạm về chiều cao tầng nhà ở riêng lẻ theo các mức nào?

6.3 Tái phạm sau khi bị xử phạt lần đầu (nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự)

Trường hợp các cá nhân, tổ chức sau khi bị xử phạt hành chính về vi phạm chiều cao tầng nhà ở mà vẫn tiếp tục vi phạm (nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự) sẽ chịu mức phạt theo quy định tại Khoản 13 điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP:

  • Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
  • Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.0000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Ngoài việc bị phạt tiền thì xây dựng công trình vi phạm chiều cao tầng sẽ buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình vượt quá chiều cao tầng cho phép (căn cứ điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP). Người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của người khác.

7. Một số câu hỏi liên quan đến quy định chiều cao nhà ở dân dụng riêng lẻ

7.1 Vì sao phải tính chiều cao tầng nhà?

Chiều cao tầng nhà là yếu tố quan trọng cần được quan tâm khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, bởi các lý do sau:

  • Việc tính toán chiều cao nhà giúp gia chủ xác định được độ cao phù hợp khi xây nhà, đảm bảo sự cân đối, hài hòa cho công trình. Ngôi nhà quá cao mang lại cảm giác trống trải, lạnh lẽo, trong khi chiều cao quá thấp gây ngột ngạt, bí bách cho người ở. Ngoài ra, chiều cao tầng nhà có ảnh hưởng tới kết cấu và chức năng các phòng mỗi tầng
  • Chiều cao tầng nhà phù hợp giúp tổng thể công trình nhà phố cân đối và hài hoà hơn, khoe được trọn vẹn nét đẹp phong cách kiến trúc. Đồng thời mang đến không gian thông thoáng, đảm bảo tính thẩm mỹ, tiện nghi, an toàn cho công trình và không ảnh hưởng đến cảnh quan chung.
  • Việc tuân thủ quy định về chiều cao tầng nhà giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh nguy cơ sập đổ, hỏa hoạn, thuận tiện kết nối hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước,...
  • Chiều cao nhà phù hợp giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm điện năng. Ngoài ra, chiều cao hợp lý còn tối ưu hóa việc sử dụng vật liệu xây dựng, tiết kiệm chi phí thi công.

7.2 Quy định về chiều cao tầng nhà ở khu vực nông thôn

Chiều cao tầng khi thiết kế xây dựng nhà ở khu vực nông thôn được quy định tại Khoản 7 Điều 79 Luật xây dựng 2014. Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.

7.3 Quy định về chiều cao tầng hầm

  • Chiều cao tối thiểu của tầng hầm là 2,2m và độ dốc tương ứng cũng phải phù hợp với chiều cao này để đảm bảo các phương tiện lưu thông lên xuống hầm dễ dàng.
  • Phần nổi của tầng hầm (tính đến sàn tầng trệt) không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định.

>> Xem thêm: Quy định chiều cao tầng hầm gia chủ cần biết

7.4 Chỉ tiêu đất đơn vị ở bình quân theo loại đô thị (m2/người) được quy định như thế nào?

TT Loại đô thị Đất đơn vị ở (m2/ người)
1 I - II 15 - 28
2 III - IV 28 - 45
3 V 45 - 55

7.5 Nhà 20m2 được xây mấy tầng ở Hà Nội

Theo Quyết định 39/CP của Chính phủ, những căn nhà có diện tích từ 15m2 đến dưới 40m2 chỉ được xây dựng tối đa 2 tầng.

7.6 Nhà trong hẻm được xây mấy tầng

  • Đối với hẻm nhỏ hơn 3,5m: Tối đa là 03 tầng, đồng thời diện tích nhà không quá 13,6m và xây nhà 2 tầng không được cao quá 3,8m.
  • Đối nhà ở có lộ giới 3,5m - 7m: Nếu không có yếu tố tăng chiều cao thì được xây tối đa 3 tầng. Nếu có khoảng lùi và nằm ở trung tâm thành phố thì được xây tối đa 4 tầng.
  • Nhà trong ngõ có chiều ngang 7m - 12m: Được xây tối đa 4 tầng, trừ trường hợp nhà ở tại trung tâm khu phố hoặc xây dựng trên lô đất lớn thì được xây tối đa 5 tầng; nhà ở có một trong 2 yếu tố tăng chiều cao (có thang máy, gara ô tô, sân thượng) tại trung tâm thành phố thì được xây tối đa 6 tầng.

7.7 Nhà dưới 30m2 được xây mấy tầng

Theo quy định nếu muốn nhà dưới 30m2 có được cấp phép xây dựng thì lô đất trong hẻm phải có chiều rộng mặt tiền từ 3m trở lên. Chủ đầu tư sẽ được phép cải tạo, Xây mới với quy mô 1 tầng, Và chiều cao không vượt quá 8,8m.

Chiều cao tầng nhà là yếu tố quan trọng cần được quan tâm khi xây dựng nhà ở. Gia chủ cần nắm rõ các quy định về chiều cao tầng nhà ở riêng lẻ và lựa chọn phương án thiết kế phù hợp để đảm bảo công trình được xây dựng an toàn, thẩm mỹ và tuân thủ theo pháp luật.

 

KS Đức Doãn

KS Đức Doãn

CEO Đức Doãn (Doãn Văn Đức) là CEO & Fouder của GreenHN. Là một chuyên gia với 15 năm kinh nghiệm ngành Kỹ sư xây dựng (Construction Engineer) tốt nghiệp trường Đại Học Xây Dựng. Dẫn dắt GreenHN vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, trở thành một thương hiệu uy tín, được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây nhà trọn gói.

Xem thêm bài viết từ tác giả
Background

Tư vấn miễn phí

Quý khách muốn thiết kế công trình tương tự hay đang cần tư vấn.
Liên hệ với GreenHN miễn phí tại đây:

Bài viết mới nhất

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy là hạng mục phức tạp, đòi hỏi quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt Quá trình thi công bắt đầu từ dựng tường vây, đào đất, đổ bê tông lót hầm, thi công hố PIT, đến đổ sàn, dựng cột, chống thấm và lắp đặt hệ thống kỹ thuật thang máy.

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Khám phá mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm hiện đại, tối ưu diện tích, công năng và chi phí, phù hợp với nhà phố mặt tiền hẹp tại đô thị.

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

Khám phá các mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp, tối ưu không gian cho mặt tiền hẹp, phù hợp gia đình hiện đại tại khu đô thị đông đúc.

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Khám phá mẫu nhà ngang 5m có hầm 4 tầng đẹp, tiện nghi, tối ưu công năng – kèm dự toán chi phí, cảnh báo rủi ro và tư vấn kỹ thuật chuyên sâu.

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Tầng hầm có bắt buộc với nhà cao tầng không? Giải đáp từ góc độ pháp lý, kỹ thuật và thực tế xây dựng hiện nay.

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Đừng bỏ lỡ loạt mẫu nhà nghỉ có tầng hầm đang được nhiều chủ đầu tư lựa chọn nhờ thiết kế thông minh, dễ vận hành và khai thác.

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

Khám phá những mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển đẹp sang trọng, thiết kế tối ưu công năng, hài hòa giữa cổ điển và tiện nghi hiện đại.

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi là sự cố nghiêm trọng do nước ngầm và sai kỹ thuật. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả ngay từ đầu.

Chi nhánh toàn quốc

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

BT1-16 Khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57- Tổng cục V, Bộ Công An - X.Tân Triều - H.Thanh Trì - TP Hà Nội.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD TP HCM

Số 65 Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Đà Nẵng

Số 463 đường 29/3 phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Bình Dương

Tầng 2, 3MCM+6RX, Đường Bùi Thị Xuân, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương.

GreenHN

Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng GreenHN

GreenHN DMCA
Copyright © 2025 GREENHN