Trong bối cảnh hiện đại ngày nay, nhu cầu về không gian sống tiện nghi và đáp ứng đa dạng các yêu cầu của các gia đình ngày càng gia tăng. Một trong những giải pháp thông minh và tối ưu chính là nhà mái thái có tầng hầm. Mô hình thiết kế này không chỉ mang lại vẻ đẹp truyền thống mà còn tối ưu hóa diện tích sử dụng, phù hợp với xu hướng đô thị hóa nhanh chóng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá các mẫu nhà mái Thái có hầm với nhiều phong cách khác nhau, cùng với các lưu ý khi thiết kế và thi công nhà có hầm chuẩn kỹ thuật. Hy vọng rằng bạn sẽ tìm thấy cảm hứng cho ngôi nhà mơ ước của mình!
Hiểu thế nào về kiến trúc nhà mái Thái có tầng hầm?
Nhà mái Thái có tầng hầm là kiểu kiến trúc kết hợp mái Thái với phần tầng hầm hiện đại, tạo nên không gian sống thoáng đãng, tiện nghi. Mái Thái có độ dốc 4 phía giúp thoát nước nhanh, thường được lợp bằng ngói màu đỏ hoặc nâu đất. Tầng hầm mang lại không gian đa chức năng từ nơi để xe, kho chứa đến phòng giải trí, tạo nên một ngôi nhà vừa phong cách vừa tiện dụng. Kiến trúc này mang đến không chỉ vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình.
Nhà mái Thái có tầng hầm có thể được thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau, từ cổ điển đến hiện đại. Dù phong cách nào thì vẫn phải đảm bảo nét đặc trưng của kiến trúc mái Thái, kết hợp với các yếu tố hiện đại nhằm tạo ra sự thống nhất về tổng thể.

Mức độ phổ biến của nhà mái thái có tầng hầm tại Việt Nam
Nhà mái Thái có tầng hầm là một trong những kiểu kiến trúc nhà ở rất phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt ở những khu vực đô thị đông đúc như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Nguyên,.... Tại những nơi này, giá đất cao và diện tích đất hạn chế khiến cho việc xây dựng tầng hầm trở thành một giải pháp hiệu quả.
Một trong những lý do chính khiến nhà mái Thái có hầm rất được ưa thích đó là công năng sử dụng đa dạng. Với nhà cấp 4, tầng hầm có thể được tận dụng để lưu trữ đồ đạc, làm gara để xe, hay thậm chí là phòng gym hay phòng giải trí.
Trong khi các mẫu nhà 2 tầng, mẫu nhà phố 3 tầng, mẫu nhà ống 4 tầng hay biệt thự thì tầng hầm thường được sử dụng làm không gian sinh hoạt bổ sung như phòng khách phụ, phòng ngủ nhỏ, hay phòng ngủ giúp việc. Điều này giúp gia chủ có thêm không gian sống tiện nghi mà không cần phải mở rộng chiều ngang khu đất.
Bên cạnh đó, người xây nhà hiện nay có xu hướng lựa chọn những ngôi nhà vừa mang nét đẹp truyền thống mà vẫn hiện đại, tiện nghi. Mẫu nhà mái Thái có tầng hầm đáp ứng được cả hai yếu tố này, tạo nên không gian sống lý tưởng cho nhiều gia đình. Việc đầu tư vào loại hình nhà này không chỉ thể hiện gu thẩm mỹ mà còn khẳng định đẳng cấp của gia chủ.
Ưu điểm của nhà mái Thái có tầng hầm
Không chỉ đáp ứng tiêu chí về thẩm mỹ, kiến trúc nhà mái Thái có hầm còn sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho gia chủ. Có thể kể đến như:
- Tăng diện tích sử dụng: Tầng hầm cung cấp thêm diện tích cho ngôi nhà, giúp các gia đình có thêm không gian sử dụng. Diện tích tầng hầm có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ kho chứa đồ đến không gian giải trí cá nhân. Đây là giải pháp lý tưởng cho những ngôi nhà ở đô thị, nơi diện tích đất hạn chế nhưng nhu cầu sinh hoạt lại cao.
- Cải thiện khả năng chống chịu thời tiết: Mái Thái có độ dốc lớn giúp thoát nước tốt trong mùa mưa và tạo khoảng cách nhiệt lý tưởng cho ngôi nhà vào mùa nóng. Tầng hầm cũng giúp giảm thiểu nhiệt độ, làm mát cho cả ngôi nhà, nhất là vào những ngày hè oi bức.
- Tạo không gian lưu trữ tối ưu: Với tầng hầm, các gia đình dễ dàng lưu trữ đồ đạc và xe cộ mà không ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chính. Điều này giúp nhà cửa luôn gọn gàng và rộng rãi, là giải pháp lưu trữ tối ưu cho ngôi nhà.
Lưu ý khi thiết kế thi công nhà mái thái có tầng hầm chuẩn kỹ thuật
Để xây dựng một tầng hầm chất lượng và đảm bảo an toàn, việc tuân thủ pháp lý và các quy chuẩn kỹ thuật là điều cần thiết. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng mà gia chủ cần lưu ý:
Đánh giá điều kiện địa chất trước khi thi công
Khảo sát địa chất là bước quan trọng trước khi xây dựng nhà có tầng hầm. Việc đánh giá điều kiện đất nền, mực nước ngầm sẽ giúp xác định phương pháp thi công và kết cấu phù hợp, đảm bảo an toàn cho tầng hầm.
Bên cạnh đó, khảo sát địa chất còn cung cấp thông tin về thành phần đất, độ nén, khả năng chịu tải, và các yếu tố địa chất khác, từ đó giúp cho việc thiết kế và thi công công trình được tối ưu hóa, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo chất lượng công trình.

Lựa chọn tầng hầm phù hợp
Gia chủ cần lựa chọn kiểu tầng hầm thích hợp với kiến trúc và mục đích sử dụng của ngôi nhà. Có 3 kiểu tầng hầm phổ biến hiện nay đó là: tầng hầm chìm, tầng hầm lửng và tầng hầm nổi. Mỗi kiểu tầng hầm có ưu điểm riêng, đáp ứng nhu cầu và điều kiện địa hình của từng ngôi nhà:
- Tầng hầm chìm: Nằm ngay dưới tầng trệt và hoàn toàn dưới mặt đất, tạo không gian tiện ích mà không làm ảnh hưởng đến diện tích bề mặt, rất phù hợp cho việc làm gara hoặc kho chứa đồ.
- Tầng hầm lửng (bán hầm): Được thiết kế với cao độ thấp hơn một nửa so với mặt đất, giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên cho không gian sinh hoạt.
- Hầm nổi: Có toàn bộ diện tích nằm ở phía trên, với khả năng thông thoáng cao, phù hợp với các khu vực không bằng phẳng, diện tích rộng rãi.
Tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm
Các tiêu chuẩn thiết kế bao gồm chiều sâu, độ dốc tầng hầm, lối xuống hầm, kích thước cửa hầm, hệ thống điện và hệ thống cấp thoát nước đều cần được thiết kế khoa học và an toàn.
- Chiều cao hầm: Tối thiểu 2,2m.
- Chiều sâu tầng hầm: Tầng hầm cho nhà cấp 4 thường có chiều sâu nhỏ hơn so với tầng hầm của các mẫu nhà khác. Vì nhà cấp 4 có diện tích xây dựng nhỏ hơn (trong khoảng 60 - 100m2), nên tầng hầm cũng cần có diện tích nhỏ hơn để đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí.
- Độ dốc tầng hầm: Độ dốc lý tưởng từ 15-20% giúp tiện lợi khi di chuyển và thoát nước tốt.
Thi công nền móng tầng hầm vững chắc
Nền móng chắc chắn là yếu tố then chốt giúp tầng hầm chịu lực tốt, tránh hiện tượng lún nứt sau một thời gian sử dụng. Do đó, kết cấu móng cần sử dụng vật liệu và kỹ thuật thi công đúng tiêu chuẩn để đảm bảo sự ổn định cho toàn bộ công trình.
>> Tham khảo:
Hướng dẫn bố trí thép vách tầng hầm chuẩn xây dựng
Quy trình thi công top down cột vách tầng hầm đầy đủ, chi tiết

Chống thấm, chống ẩm mốc cho tầng hầm
Tầng hầm dễ bị ẩm mốc nếu không được xử lý chống thấm kỹ càng. Do đó, hệ thống chống thấm và chống ẩm cần được thiết kế cẩn thận giúp tầng hầm luôn khô ráo, tránh nấm mốc và các vấn đề khác liên quan đến độ ẩm. Việc sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng cao ngay từ giai đoạn thiết kế là điều cần thiết.
Khả năng thoát nước và thông gió cho hầm
Khi xây nhà có hầm, hệ thống thoát nước và thông gió cần được thiết kế hiệu quả để đảm bảo không khí luôn lưu thông, tránh tình trạng ẩm mốc, gây hại cho sức khỏe của gia đình. Gia chỉ có thể sắm thêm máy bơm nước tự động để nhanh chóng đẩy nước trong hầm, nhất là trong mùa mưa lụt, ngăn ngừa ẩm mốc và mùi khó chịu.
Top 10+ mẫu nhà mái Thái có tầng hầm đẹp thuyết phục mọi gia chủ
Nhà mái Thái có tầng hầm mang nhiều phong cách khác nhau, đáp ứng đa dạng nhu cầu của gia chủ. Dưới đây là một số mẫu nhà mái Thái có tầng hầm đẹp, được thiết kế ấn tượng và phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc.
Mẫu nhà mái Thái có tầng hầm nổi
Mẫu nhà mái Thái có tầng hầm nổi thường được thiết kế trên những khu đất có địa hình không bằng phẳng. Tầng hầm nổi được thiết kế như một phần mở rộng của ngôi nhà, tạo không gian sống thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên.
Mẫu nhà mái Thái có tầng hầm nổi với thiết kế đơn giản, thông thoáng, dễ dàng trong thi công và bảo trì
Thiết kế nhà mái Thái có tầng hầm lửng
Thiết kế nhà mái Thái có tầng bán hầm đang rất được ưa chuộng hiện nay. Kiểu thiết kế này tạo thêm không gian sử dụng không quá bí bách như hầm chìm, đồng thời tạo chiều sâu và điểm nhấn cho mặt tiền nhà, mang đến không gian sống hiện đại và tiện nghi. Tầng hầm lửng có thể được tận dụng làm gara, phòng khách, phòng ngủ hoặc các không gian chức năng khác.
Thiết kế nhà mái Thái có tầng hầm lửng rất phù hợp cho những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn ở thành phố.
Nhà mái Thái với tầng hầm âm sâu
Đây là mẫu nhà có tầng hầm được xây dựng sâu hoàn toàn dưới mặt đất, giúp tạo nên không gian yên tĩnh và mát mẻ. Tầng hầm âm sâu thường được dùng làm phòng làm việc, phòng ngủ phụ hoặc phòng giải trí. Mẫu nhà này có chi phí xây dựng cao hơn do cần chống thấm và gia cố móng chắc chắn, nhưng mang lại không gian sinh hoạt tiện nghi và thoải mái.
Nhà phố mái Thái 3 tầng hiện đại có hầm chìm
Nhà cấp 4 có tầng hầm và gác lửng mái Thái
Nếu gia đình bạn có nhu cầu tăng thêm diện tích sử dụng nhưng diện tích đất không quá rộng, mẫu nhà cấp 4 có tầng hầm và gác lửng mái Thái sẽ là lựa chọn tối ưu. Thiết kế này không chỉ tận dụng không gian hiệu quả mà còn tạo cảm giác mở rộng cho ngôi nhà.
Tầng hầm của nhà cấp 4 được tận dụng làm nơi để xe hoặc phòng chứa đồ, trong khi gác lửng phía trên là không gian thư giãn hoặc khu vực làm việc. Thiết kế này mang đến một cảm giác sang trọng và tiện ích mà không làm mất đi vẻ ấm cúng của nhà cấp 4.
Thiết kế nhà cấp 4 có hầm và gác lửng rất phù hợp cho các gia đình thích không gian sống đa dạng.
Nhà mái Thái có tầng hầm 100m2
Với diện tích tầng hầm rộng rãi lên đến 100m2, mẫu nhà này thích hợp cho các gia đình đông thành viên hoặc có nhu cầu sử dụng nhiều không gian. Tầng hầm có thể được chia thành nhiều phòng với công năng khác nhau, như phòng ngủ phụ, phòng giải trí, phòng tập thể dục, thậm chí là phòng bếp phụ. Diện tích rộng giúp tận dụng tối đa công năng của tầng hầm mà vẫn giữ được sự thông thoáng.
Nhà mái Thái có tầng hầm diện tích 100m2 rộng rãi và tiện ích, phù hợp cho các gia đình đông thành viên.
Nhà vườn mái Thái có tầng hầm
Đây là kiểu nhà kết hợp không gian sống xanh với thiết kế hiện đại. Tầng hầm thường được tận dụng làm nhà kho hoặc khu vực làm việc, giữ cho khu vực sinh hoạt phía trên luôn gọn gàng. Mẫu nhà vườn này thường có thêm các khoảng sân vườn nhỏ hoặc hồ cá quanh tầng hầm, tạo nên một không gian gần gũi với thiên nhiên. Tầng hầm vừa tiện ích, vừa giúp ngôi nhà hài hòa với khung cảnh xung quanh.
Tận dụng không gian xanh và kiến trúc hiện đại tạo không gian thoải mái, gần gũi thiên nhiên trong nhà vườn mái Thái có hầm
Nhà mái Thái có tầng hầm tích hợp khu vực kinh doanh
Một số ngôi nhà mái Thái có tầng hầm còn tích hợp thêm khu vực kinh doanh như cửa hàng nhỏ hoặc văn phòng làm việc tại nhà. Tầng hầm sẽ được bố trí ở mặt tiền ngôi nhà, vừa là khu vực kinh doanh, vừa đảm bảo không gian sinh hoạt cho gia đình phía trên. Thiết kế này phù hợp với những gia đình muốn kết hợp giữa nhà ở và kinh doanh, đặc biệt tại các khu vực đông dân cư.
Nhà 2 tầng mái Thái có hầm để xe thuận lợi kinh doanh
Mẫu biệt thự mái Thái có tầng hầm lớn
Với các biệt thự mái Thái, tầng hầm lớn có thể bao gồm nhiều phòng với các chức năng đa dạng như rạp chiếu phim, phòng xông hơi, phòng giải trí và phòng làm việc. Tầng hầm của biệt thự thường được trang bị hệ thống thông gió và chiếu sáng cao cấp, đảm bảo tiện nghi cho người dùng. Thiết kế biệt thự này mang đến sự đẳng cấp, phù hợp cho các gia đình có yêu cầu cao về không gian sống và sự riêng tư.
Thiết kế biệt thự mái Thái có tầng hầm sang trọng, đẳng cấp
Cập nhật chi phí xây dựng nhà mái thái có tầng hầm mới nhất
Chi phí xây dựng nhà mái Thái có tầng hầm phụ thuộc vào diện tích, điều kiện đất, vật liệu sử dụng và mức độ hoàn thiện của từng gia đình. Tùy thuộc vào ngân sách của mỗi gia đình mà mức chi phí có thể dao động khá lớn.
Bộ Xây dựng cũng quy định tỷ lệ diện tích xây dựng tầng hầm tùy thuộc vào độ sâu so với cote vỉa hè như sau:
- Độ sâu tầng hầm dưới hoặc bằng 1,2m: Tỷ lệ diện tích bằng 150% diện tích sàn trệt.
- Độ sâu tầng hầm từ 1,2m đến 1,8m: Tỷ lệ diện tích bằng 170% diện tích sàn trệt.
- Độ sâu tầng hầm từ 1,8m đến 2,5m: Tỷ lệ diện tích bằng 200% diện tích sàn trệt.
- Độ sâu tầng hầm trên 2,5m: Tỷ lệ diện tích bằng 300% diện tích sàn trệt.
>> Xem chi tiết: Dự toán chi phí xây hầm nhà đầy đủ mới nhất
Chẳng hạn, xét đến kiểu kiến trúc nhà cấp 4 mái Thái rất phổ biến hiện nay thì dự toán chi phí xây dựng thêm hầm thường đắt hơn 15% - 40% so với nhà không có hầm, trung bình chi phí xây thô từ 3.500.000 đến 4.600.000 triệu đồng/m2, (chưa kể chi phí gia cố khi đào đất).
Với diện tích sàn tầng trệt là 100m² và tầng hầm sâu 1,5m thì diện tích xây dựng tầng hầm sẽ là 100m2 x 170% = 170m2.
Nếu đơn giá xây dựng phần thô là 4.000.000 đồng/m², chi phí xây dựng tầng hầm cho nhà cấp 4 sẽ được tính như sau: 170m2 x 4.000.000 = 680.000.000 đồng.
Dù vậy, chi phí này vẫn thấp hơn so với việc gia chủ phải xây thêm một tầng mới. Do đó, phương án xây dựng tầng hầm cho nhà cấp 4 vẫn là một giải pháp kinh tế, đặc biệt là khi cần tối ưu hóa không gian sử dụng trong diện tích giới hạn.
Bạn đang có nhu cầu xây nhà có tầng hầm nhưng băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào vừa an toàn, chất lượng và đúng luật. Hãy liên hệ ngay với GreenHN theo hotline 0967.212.388 để được tư vấn cụ thể. Đội ngũ kỹ thuật chúng tôi sẽ tới tận nơi khảo sát sau đó tư vấn phương án thiết kế, thi công phù hợp nhất. Từ đó đưa ra bảng giá chi tiết và cụ thể cho công trình của bạn.
Giải đáp thắc mắc liên quan tới xây nhà mái Thái có tầng hầm
- Nhà mái Thái có tầng hầm có cần phải xin giấy phép không?
Có, việc xin giấy phép xây dựng là cần thiết để đảm bảo công trình tuân thủ các quy định về xây dựng và an toàn. Trước khi bắt đầu xây dựng, gia chủ cần xin giấy phép xây dựng từ cơ quan có thẩm quyền.
- Có nên thiết kế phòng ngủ dưới tầng hầm không?
Thiết kế phòng ngủ dưới tầng hầm sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi gia đình, tuy nhiên cần đảm bảo rằng không gian được thông thoáng và không bị ẩm mốc, bố trí hệ thống thông gió tốt để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
- Nhà mái Thái có tầng hầm phù hợp với diện tích bao nhiêu?
Nhà mái Thái có tầng hầm có thể phù hợp với nhiều diện tích khác nhau, nhưng nên tối ưu hóa diện tích để không gian sống trở nên thoải mái.
- Nhà mái Thái có tầng hầm có phù hợp với mọi loại địa hình không?
Tùy vào điều kiện địa chất của từng khu vực mà nhà mái Thái có tầng hầm có thể được điều chỉnh thiết kế sao cho phù hợp.
Với những thông tin trong bài viết, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về mô hình nhà mái Thái có tầng hầm và những lợi ích mà nó mang lại. Từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu của gia đình. Chúc bạn sớm sở hữu ngôi nhà hoàn hảo như ý!