Chia sẻ kinh nghiệm Xây dựng

Nhà lắp ghép kiểu Nhật – mẫu nhà “Hot” không nên bỏ qua

Nhà lắp ghép kiểu Nhật

Với những người yêu thích kiến trúc đất nước mặt trời mọc mà không thể đến tận nơi chiêm ngưỡng được nét đẹp này thì việc xây dựng công trình nhà ở kiểu Nhật cũng là cách để tận hưởng, thỏa mãn với mong muốn của bản thân. Nhưng với những công trình truyền thống muốn xây theo kiến trúc Nhật Bản thì rất tốt chi phí, việc thi công sẽ gặp khó khăn. Do đó, nhà lắp ghép ra đời đã giải quyết được hết những khó khăn, hạn chế mà thi công truyền thống chưa làm được và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, mong muốn của con người. Vậy quy trình thi công nhà lắp ghép kiểu Nhật như thế nào? Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để hiểu hơn về kiểu nhà này nhé!

Nhà lắp ghép kiểu Nhật

Nhà lắp ghép kiểu Nhật

Nhà lắp ghép kiểu Nhật là gì?

Nhật Bản được biết đến là đất nước vô cùng đẹp nhưng luôn phải gánh chịu những trận thiên tai lũ lụt, động đất gây thiệt hại nhiều về người và của. Do đó, thiết kế ngôi nhà không chỉ kiên cố mà còn có khả năng chống động đất cùng với chi phí phù hợp là lựa chọn hàng đầu của nhiều người.

Nhà lắp ghép kiểu Nhật là việc áp dụng hình thức modun bao gồm cột, kèo, xà gồ và hộp kẽm làm từ vật liệu thép CT3, U và thiết kế theo mô hình nhà ở Nhật Bản. Mẫu nhà này được thiết kế với phong cách đơn giản, không cầu kỳ nhưng vô cùng tinh tế và hút mắt.

Cấu tạo của nhà lắp ghép kiểu Nhật

Tương tự như những ngôi nhà lắp ghép khác, nhà lắp ghép công nghệ Nhật Bản gồm các bộ phận sau:

  • Khung thép chịu lực: sử dụng thép hộp đã được liên kết với các cột bu lông bản mã.
  • Phần móng nhà
  • Phần kết cấu phụ: mái, giếng trời, tường, cột nhà sử dụng thép C mạ kẽm hoặc mạ kẽm có độ dày khoảng 2.5mm để lắp đặt các tấm tôn xốp.
Nhà lắp ghép Nhật Bản

Nhà lắp ghép Nhật Bản

Những ưu điểm nổi bật của nhà lắp ghép kiểu Nhật

Không phải ngẫu nhiên mà người Nhật chọn mô hình nhà lắp ghép để làm nhà ở, sinh hoạt thường ngày của họ. Với khả năng tháo lắp linh động, dễ dàng di chuyển, phương pháp thi công nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nên rất phù hợp với địa hình thường xuyên bị động đất, thiên tai phá hủy.

Mặc dù Việt Nam là đất nước không phải chịu quá nhiều thiên tai như Nhật Bản nhưng với công nghệ tiên tiến… mà nó được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. 

  • Khả năng cách âm, cách nhiệt và chống cháy tốt.
  • Việc lắp ráp, tháo dỡ và di chuyển đến vị trí khác một cách dễ dàng.
  • Áp dụng công nghệ Nhật Bản nên chi phí thi công rẻ hơn các mẫu nhà lắp ghép khác.
  • Nhà lắp ghép có sự đa dạng về vật liệu, chất liệu nên có tính thẩm mỹ cao.
  • Hệ thống cột, dầm, sàn và tường làm bằng thép tiêu chuẩn nên đảm bảo chất lượng, thời gian sử dụng của công trình mang lại cảm giác an toàn cho người sử dụng.
  • Vật liệu an toàn và thân thiện với môi trường nên đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
  • Có thể xây dựng trên nhiều dạng địa hình như đồi núi, ven biển, thung lũng, nơi có diện tích nhỏ,…chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết.
  • Thời gian thi công nhanh chóng: phần lớn vật liệu đều được đặt hàng trước , sản xuất nguyên vật liệu nhanh hơn và không bị phụ thuộc vào thời tiết. Do đó mà thời gian xây dựng của nhà lắp ghép chỉ bằng một nửa hoặc bằng ⅓ so với thời gian thi công nhà ở truyền thống.
  • Độ bền cao, được áp dụng công nghệ Nhật Bản nên tuổi thọ của mẫu nhà này có thể lên đến 50 năm.

Quy trình thi công nhà lắp ghép kiểu Nhật

Bước 1: xây móng nhà

Công nghệ nhà lắp ghép đáp ứng được ở mọi dạng địa hình, do đó ở những khu vực khác nhau sẽ có loại móng phù hợp với loại đất đó để đảm bảo độ chắc chắn cho công trình sau khi thi công. Đặc biệt, với những khu vực nền đất yếu, dễ sụt lún vẫn có thể thi công được bởi vật liệu cấu tạo nên công trình có tải trọng nhẹ, không lo bị lún khi sử dụng.

Bước 2: dựng khung thép

Dựa vào bản vẽ kỹ thuật đã có để tiến hành lắp ghép các cấu kiện thép thành khung nhà. Khung thép được sử dụng phải có độ an toàn và niên hạn sử dụng cao cùng với chất lượng tốt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn đã yêu cầu. Thợ lắp ráp tiến hành dựng trụ chính để định hình khung nhà và dùng ốc vít bulong để cố định tạo nên sự chắc chắn, kiên cố cho công trình.

Bước 3: lắp tường, vách và mái

Sau khi dựng và cố định khung thép xong sẽ tiến hành lắp ráp tường và vách vào khung. Cần chú ý sau khi lắp cần dùng ốc vít chuyên dụng để cố định các mối nối giúp tường và vách nhà có thể chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết. 

Bước 4: lắp cửa sổ, cửa ra vào

Công đoạn tiếp theo là lắp đặt cửa sổ và cửa ra vào vào khung của ngôi nhà. Khung cửa gắn vào tường phải đảm bảo độ chính xác gần như tuyệt đối nhằm đảm bảo cánh cửa được sử dụng dễ dàng. Do đó, khi thi công bước này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm trong việc lắp ghép cửa.

Bước 5: lắp nền nhà

Nền nhà là thứ không thể thiếu được trong công đoạn thi công xây dựng ngôi nhà bởi nó sẽ giúp các thành viên trong gia đình sinh hoạt một cách thoải mái. Nguyên tắc khi làm nền là phải tạo góc nghiêng từ 3 đến 10 độ để nước có thể thoát dễ dàng, tránh gây ứ đọng trong nhà làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, cuộc sống và sức khỏe của mọi người. 

Quy trình thi công lát nền nhà được diễn ra trình tự sau: lắp lớp bê tông nhẹ rồi tiến hành lát gạch Viglacera.

Bước 6: vệ sinh và nghiệm thu công trình

Sau khi xây dựng xong nhà lắp ghép kiểu Nhật cần phải dọn vệ sinh sạch sẽ rồi tiến hành nghiệm thu, bàn giao lại công trình. Công trình sau khi nghiệm thu phải đảm bảo mái nhà không bị dột, tường và vách kín gió, nền nhà ráo nước, khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Bên cạnh đó, không được dùng vật nhọn hoặc lực lớn tác động vào vách và cửa.

Với thiết kế tinh tế cùng sử dụng công nghệ Nhật Bản đã tạo nên một ngôi nhà lắp ghép không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn chịu được thời tiết khắc nghiệt và đảm bảo đầy đủ công năng sử dụng. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về nhà lắp ghép kiểu Nhật sẽ giúp bạn chọn được ngôi nhà phù hợp cho mình.

Click to rate this post!
[Total: 5 Average: 4.8]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *