logo
Search
Cách dự toán vật liệu chống thấm trước khi xây nhà
KS Đức Doãn
KS Đức Doãn
02 Th02 2024
Trang chủ
Chia sẻ kiến thức
Cách dự toán vật liệu chống thấm trước khi xây nhà

Cách dự toán vật liệu chống thấm trước khi xây nhà

Để chủ động tính toán khối lượng sơn chống thấm cần dùng có thể dùng công cụ dự toán vật liệu chống thấm, hoặc tự tính theo cách thủ công

Chia sẻFacebook
Menu
Mục lục nội dung[xem]

Chống thấm khi xây nhà là một hạng mục cần được chú trọng để đảm bảo cho công trình được bền vững, an toàn và thẩm mỹ. Trong đó, sơn chống thấm là một giải pháp ưu việt được nhiều gia chủ tin dùng hiện nay. Tuy nhiên, để tối ưu chi phí thì bạn cần tính toán cẩn thận về định mức chống thấm như 1 thùng sơn chống thấm sơn được bao nhiêu m2, hay cần bao nhiêu sơn cho 1 mét vuông?

Ở bài viết này, GreenHN sẽ cung cấp cho bạn công cụ dự toán vật liệu chống thấm nhằm giúp bạn chủ động trong việc tính toán, ước lượng khối lượng sơn chống thấm cần dùng.

1. Lợi ích khi chống thấm cho công trình xây dựng

Chống thấm khi xây nhà là quá trình sử dụng các vật liệu, kỹ thuật và biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập của nước từ bên ngoài vào bên trong công trình, nhằm bảo vệ công trình khỏi các tác hại do nước gây ra.

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với lượng mưa lớn và độ ẩm cao. Do đó, việc chống thấm khi xây nhà là vô cùng quan trọng. Nếu công trình được chống thấm đúng cách, sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

  • Bảo vệ công trình khỏi tác hại của nước: Nước là nguyên nhân chính gây ra các hư hỏng cho công trình xây dựng, như tường nhà bị ẩm mốc, bong tróc, loang lổ mất thẩm mỹ; nấm mốc vi khuẩn sinh sôi phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe con người; cấu trúc công trình bị xuống cấp gây nguy hiểm cho người sử dụng,...
  • Tăng tuổi thọ công trình: Chống thấm đúng cách sẽ giúp công trình bền vững hơn, kéo dài tuổi thọ công trình.
  • Giảm chi phí sửa chữa: Nếu không được chống thấm đúng cách, công trình sẽ dễ bị thấm nước, dẫn đến các hư hỏng. Khi đó, chi phí sửa chữa sẽ rất lớn.
  • Tạo môi trường sống thoải mái, an toàn: Một công trình không bị thấm nước sẽ giúp cho không gian sống luôn khô ráo, sạch sẽ, hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn, mang lại môi trường sống thoải mái, an toàn cho con người.
Định mức chống thấm
Tại sao trước khi xây nhà cần dự toán chống thấm?

2. Tầm quan trọng của việc dự toán vật liệu chống thấm

Dự toán vật liệu chống thấm là việc tính toán khối lượng của các loại vật liệu chống thấm cần sử dụng cho công trình, từ đó xác định chi phí tương ứng. Đây là một công việc cần thiết, giúp bạn chủ động hơn trong việc mua sắm vật tư, cũng như đảm bảo cho công trình được chống thấm hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Định mức chống thấm là định mức giúp người thợ thi công có thể ước lượng được số lượng vật liệu chống thấm vừa đủ cho diện tích bề mặt cần chống thấm. Có nhiều lý do bạn nên dự toán vật liệu chống thấm trước khi thi công xây dựng, bao gồm:

  • Tối ưu chi phí: Việc ước lượng định mức vật liệu chống thấm giúp bạn cân đối và mua đúng lượng sản phẩm cần thiết, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa. Từ đó giúp tiết kiệm chi phí đầu tư và hạn chế chi phí phát sinh không đáng có trong quá trình xây dựng.
  • Tăng hiệu quả công việc: Dự toán vật liệu chống thấm giúp nhà thầu chủ động trong việc chuẩn bị vật liệu, từ đó đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình.
  • Tiết kiệm thời gian và nhân công: Dựa theo kết quả dự toán, bạn có thể lựa chọn cách chống thấm phù hợp với công trình nhằm mang lại hiệu quả cao, giúp kiểm soát chất lượng thi công, đảm bảo lớp chống thấm đạt yêu cầu kỹ thuật.
  • Bảo vệ môi trường: Tính toán lượng vật liệu chống thấm chính xác giúp giảm việc xả thải không cần thiết, góp phần sử dụng tài nguyên bền vững và bảo vệ môi trường.

3. Cách dự toán vật liệu chống thấm

Để dự toán vật liệu chống thấm chính xác, trước hết bạn cần xác định rõ hạng mục cần thi công chống thấm cho công trình. Về cơ bản, những khu vực cần lưu tâm thi công chống thấm gồm có: chống thấm sân thượng, chống thấm bể nước, chống thấm sàn nhà, chống thấm tường, chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm ngược,... Dựa trên diện tích thi công và định mức chống thấm của vật liệu, bạn sẽ tính toán được khối lượng vật liệu cần sử dụng.

Quý khách hàng có thể tính toán nguyên vật liệu chống thấm bằng 2 cách: Sử dụng công cụ dự toán vật liệu chống thấm hoặc tính toán thủ công dựa theo kinh nghiệm.

3.1 Sử dụng công cụ dự toán vật liệu chống thấm

Ứng dụng dự toán vật liệu chống thấm do GreenHN phát triển là một công cụ trực tuyến miễn phí, được thiết kế chuyên biệt nhằm giúp chủ đầu tư dự toán khối lượng vật liệu để chống thấm cho công trình của mình một cách nhanh chóng và chính xác.

>> Trải nghiệm ngay công cụ dự toán vật liệu chống thấm GreenHN

 

3.1.1 Căn cứ pháp lý

Công cụ dự toán vật liệu chống thấm được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn sau:

  • Thông tư 12/2021/BXD về định mức xây dựng.
  • Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 367:2006 về vật liệu chống thấm trong xây dựng
  • TCVN 9345:2012 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hưỡng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm.
  • TCVN 5718:1993 - Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.
  • TCVN 9065:2012 - Vật liệu chống thấm. Sơn nhũ tương bitum
  • TCVN 9974:2013 - Vật liệu xảm chèn khe và vết nứt, thi công nóng, dùng cho mặt đường bê tông xi măng và mặt đường bê tông nhựa.

3.1.2 Đặc điểm của công cụ dự toán vật liệu chống thấm

Công cụ dự toán vật liệu chống thấm GreenHN sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:

  • Tính toán nhanh chóng và chính xác

Công cụ dự toán vật liệu chống thấm GreenHN sử dụng các thuật toán và công thức tính toán được lập trình sẵn, giúp tính toán nhanh chóng và chính xác khối lượng và giá thành vật liệu chống thấm cần sử dụng. Bên cạnh đó, công cụ dự toán vật liệu chống thấm được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn và định mức vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành, kết hợp với các thông tin về công trình mà người dùng cung cấp giúp tránh được sai sót trong quá trình tính toán vật liệu.

Tiêu chuẩn chống thấm
Định mức chống thấm theo quy định tại Thông tư 12/2021/BXD
  • Tiết kiệm thời gian và công sức

Sử dụng công cụ tính toán sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tính toán khối lượng và giá thành vật liệu chống thấm.

  • Dễ sử dụng

Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng có thể sử dụng trên máy tính hoặc điện thoại di động mọi lúc, mọi nơi.

Công cụ dự toán vật liệu chống thấm được xây dựng bởi đội ngũ kỹ sư, chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý cung cấp thông tin chính xác và kiểm tra kỹ kết quả dự toán trước khi sử dụng.

3.1.3 Hướng dẫn sử dụng công cụ dự toán vật liệu chống thấm

Để sử dụng công cụ, quý khách hàng cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nhập diện tích sàn cần chống thấm (m2)

Diện tích chống thấm

Bước 2: Chọn số lớp chống thấm dự kiến

Bạn hãy chọn độ dày lớp chống thấm theo nhu cầu. Nên quét tối thiểu là 2 lớp để đạt hiệu quả.

Lớp chống thấm

Bước 3: Chọn loại Sika

Sika là loại hóa chất được sử dụng rất nhiều cho công tác chống thấm hiện nay. Bởi những ưu thế về độ bền, khả năng chống thấm cao và quá trình thi công cũng không quá phức tạp hay yêu cầu cao về mặt kỹ thuật. Gia chủ lựa chọn loại Sika chống thấm dự định sử dụng là loại nào. Có 3 loại Sika phổ biến được sử dụng để chống thấm đó là:

  • Sikatop Seal 107
  • Sikaproof Membrane
  • Sơn chống thấm Sika Raintite

Loại chống thấm

Bước 4: Xem kết quả dự toán

Sau khi nhập đầy đủ thông tin, công cụ sẽ tự động tính toán và đưa ra kết quả dự toán về khối lượng Sika chống thấm cần thiết cho công trình của bạn.

Dự toán vật liệu chống thấm

Giá trị dự toán chỉ mang tính tham khảo cho các công trình nhà ở có kiến trúc cơ bản. Đối với các dạng công trình khác có thiết kế đặc biệt, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0967.212.388 để được tư vấn chi tiết hơn.

3.2 Dự toán vật liệu chống thấm dựa theo kinh nghiệm

Công thức tính toán lượng vật liệu chống thấm như sau:

Lượng vật liệu = Diện tích thi công x Định mức tiêu hao

Trong đó:

  • Diện tích thi công chống thấm có thể được xác định bằng cách đo đạc trực tiếp hoặc sử dụng bản vẽ thiết kế (m2).
  • Định mức tiêu hao là lượng vật liệu cần sử dụng trên một đơn vị diện tích thi công (kg/m2)

Ví dụ: Diện tích thi công chống thấm mái nhà là 100m2. Định mức tiêu hao của màng chống thấm là 2 kg/m2. Như vậy, lượng màng chống thấm cần sử dụng là: Lượng vật liệu = 100m2 x 2 kg/m2 = 200 kg.

Có thể thấy, nếu gia chủ muốn tự tính toán lượng sơn chống thấm cần cho công trình của mình thì trước hết, phải biết được định mức tiêu hao sơn, tức là 1m2 cần bao nhiêu sơn chống thấm. Để xác định được điều này, ta cần tính toán xem 1 kg sơn chống thấm được bao nhiêu m2, từ đó quy đổi ra 1 lít sơn chống thấm sơn được bao nhiêu m2 diện tích.

Bạn có thể sử dụng các loại sơn chống thấm khác nhau, mỗi loại sẽ có định lượng được quy đổi riêng. Thông thường, các thương hiệu sơn sẽ có mức quy đổi 1 lít sơn = 1.04 ~ 1.50 kg, tức là 1 kg sơn = 0.67 ~ 0.96 lít. Sau đây là quy đổi của các loại sơn chống thấm thường dùng:

Loại sơn chống thấm

1 kg sơn chống thấm sơn được bao nhiêu m2? 1 lít sơn chống thấm sơn được bao nhiêu m2?
Sơn chống thấm pha xi măng 4 - 5m2 cho 2 lớp sơn 6 - 7.5m2 cho 2 lớp sơn
Sơn chống thấm gốc PU - Polyurethane 3 - 4.5m2 cho 2 lớp sơn 4.5 - 6.5m2 cho 2 lớp sơn
Sơn chống thấm Bitum 3 - 4.2m2 cho 2 lớp sơn 4.5 - 6m2 cho 2 lớp sơn
Sơn nước chống thấm 3 - 4m2 cho 2 lớp sơn 4.5 - 6m2 cho 2 lớp sơn
Sơn chống thấm ngược 4 - 5m2 cho 2 lớp sơn 6 - 7.5m2 cho 2 lớp sơn

Lưu ý: Định mức sơn chống thấm này chỉ mang tính tương đối, còn phụ thuộc vào bề mặt, chất lượng sơn để quyết định diện tích có thể che phủ.

Ứng quy đổi này, ta dễ dàng biết được rằng, 1 lít sơn chống thấm có thể thi công 4,5 - 7.5 m2 bề mặt, tùy theo chất lượng bề mặt và sản phẩm sơn được sử dụng. Vậy 1 thùng sơn chống thấm sơn được bao nhiêu m2 diện tích?

Các thương hiệu sơn trên thị trường sẽ có cách đóng thùng mỗi sản phẩm sơn theo thể tích khác nhau, có thể là 18 lít, 15 lít, 10 lít, 6 lít,... Với mỗi thùng sơn với thể tích khác nhau sẽ sơn được số diện tích khác nhau. Vì thế, bạn cần dựa vào số lít sơn của thùng sơn để quy đổi ra số m2 diện tích tương ứng.

Như vậy, trung bình để sơn kín 1m2 tường hoặc trần nhà sẽ cần khoảng 100ml sơn chống thấm cho 1 lớp sơn và 200ml cho 2 lớp sơn. Tương ứng, để sơn chống thấm 1m2 cần khoảng 0,125kg cho sơn 1 lớp và 0,25kg cho sơn 2 lớp. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính tương đối, bởi số lượng sơn cần cho 1m2 sẽ còn phụ thuộc vào những yếu tố như: loại vật liệu chống thấm, bề mặt thi công, tay nghề thợ, kỹ thuật thi công, điều kiện thi công,...

Vì vậy, trước khi tiến hành thi công, gia chủ nên tham khảo trên bao bì sơn hoặc tài liệu kỹ thuật của từng loại sơn, sau đó tính toán lượng sơn hợp lý tùy theo tình trạng thực tế của công trình. Ví dụ, nếu bề mặt thi công có nhiều lỗ hổng, nứt nẻ thì cần sử dụng thêm vật liệu để trám vá. Nếu bề mặt thi công có độ dốc lớn thì cần sử dụng thêm vật liệu để tăng cường khả năng chống thấm.

>> Xem thêm: Top 5 vật liệu chống thầm sàn bê tông hiệu quả nhất hiện nay
1 thùng sơn chống thấm sơn được bao nhiêu m2?
Cần bao nhiêu sơn chống thấm cho 1 mét vuông?

4. Mẹo sơn tường chống thấm hiệu quả và đỡ tốn sơn

Để thi công sơn tường chống thấm đạt hiệu quả tốt nhất và tối ưu chi phí, gia chủ cần nắm được các phương pháp dưới đây:

  • Lựa chọn thời tiết phù hợp: Nên lựa chọn thời điểm thi công khi trời khô ráo, thoáng mát, tránh những ngày mưa gió, nồm ẩm. Điều này sẽ giúp sơn bám dính tốt hơn, hạn chế bong tróc, nứt nẻ, giúp bạn tiết kiệm được lượng sơn và tăng độ bền cho công trình.
  • Xử lý bề mặt trước khi sơn: Bề mặt thi công cần được làm sạch sẽ, loại bỏ mọi tạp chất như bụi bẩn, dầu mỡ,... để sơn có thể bám dính tốt hơn.
  • Khắc phục bề mặt sơn: Nếu bề mặt tường có nhiều vết nứt vỡ, lồi lõm thì gia chủ cần trám lại trước khi thực hiện sơn chống thấm.
  • Lựa chọn loại sơn chống thấm phù hợp: Nên sử dụng sản phẩm sơn chống thấm chất lượng, phù hợp với từng hạng mục công trình. Ngoài ra, cần bảo dưỡng chống thấm định kỳ, giúp tăng cường khả năng chống thấm và kéo dài tuổi thọ của sơn.
  • Tay nghề thợ: Nên ưu tiên tuyển những đội thợ sơn có tay nghề cao, hoặc thuê dịch vụ thi công chống thấm chuyên nghiệp.

Việc tính toán lượng vật liệu chống thấm chính xác sẽ giúp đảm bảo cho công trình được chống thấm hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Tùy theo điều kiện và nhu cầu cụ thể của chủ nhà mà lựa chọn công cụ dự toán vật liệu chống thấm, hoặc tự tính theo phương pháp thủ công sao cho phù hợp nhất.

Để tính chi phí chi tiết cho hạng mục chống thấm cũng như cho toàn công trình phụ thuộc rất nhiều vào tỉ giá vật liệu xây dựng theo thị trường. GreenHN đã triển khai Bảng giá chi tiết các loại vật liệu xây dựng, được cập nhật liên tục hàng ngày. Quý khách hàng nếu quan tâm tham khảo giá vật tư, vui lòng để lại thông tin tư vấn tại đây. Phòng vật tư của chúng tôi sẽ liên hệ và gửi lại quý khách bảng giá ngay khi nhận thông tin!

KS Đức Doãn

KS Đức Doãn

CEO Đức Doãn (Doãn Văn Đức) là CEO & Fouder của GreenHN. Là một chuyên gia với 15 năm kinh nghiệm ngành Kỹ sư xây dựng (Construction Engineer) tốt nghiệp trường Đại Học Xây Dựng. Dẫn dắt GreenHN vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, trở thành một thương hiệu uy tín, được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây nhà trọn gói.

Xem thêm bài viết từ tác giả
Background

Tư vấn miễn phí

Quý khách muốn thiết kế công trình tương tự hay đang cần tư vấn.
Liên hệ với GreenHN miễn phí tại đây:

Bài viết mới nhất

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Khám phá mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm hiện đại, tối ưu diện tích, công năng và chi phí, phù hợp với nhà phố mặt tiền hẹp tại đô thị.

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

Khám phá các mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp, tối ưu không gian cho mặt tiền hẹp, phù hợp gia đình hiện đại tại khu đô thị đông đúc.

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Khám phá mẫu nhà ngang 5m có hầm 4 tầng đẹp, tiện nghi, tối ưu công năng – kèm dự toán chi phí, cảnh báo rủi ro và tư vấn kỹ thuật chuyên sâu.

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Tầng hầm có bắt buộc với nhà cao tầng không? Giải đáp từ góc độ pháp lý, kỹ thuật và thực tế xây dựng hiện nay.

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Đừng bỏ lỡ loạt mẫu nhà nghỉ có tầng hầm đang được nhiều chủ đầu tư lựa chọn nhờ thiết kế thông minh, dễ vận hành và khai thác.

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

Khám phá những mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển đẹp sang trọng, thiết kế tối ưu công năng, hài hòa giữa cổ điển và tiện nghi hiện đại.

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi là sự cố nghiêm trọng do nước ngầm và sai kỹ thuật. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả ngay từ đầu.

99+ Mẫu nhà ống có tầng hầm nổi đẹp nhất 2025

99+ Mẫu nhà ống có tầng hầm nổi đẹp nhất 2025

Nhà chật, xe nhiều, đồ đạc chất kín? Mẫu nhà ống có tầng hầm nổi sẽ giúp bạn giải quyết gọn gàng mà vẫn đẹp, thoáng và tiện nghi như mong muốn.

Chi nhánh toàn quốc

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

BT1-16 Khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57- Tổng cục V, Bộ Công An - X.Tân Triều - H.Thanh Trì - TP Hà Nội.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD TP HCM

Số 65 Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Đà Nẵng

Số 463 đường 29/3 phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Bình Dương

Tầng 2, 3MCM+6RX, Đường Bùi Thị Xuân, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương.

GreenHN

Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng GreenHN

GreenHN DMCA
Copyright © 2025 GREENHN