Để có một bức tường phẳng và mịn, lên màu sơn vừa bền vừa đẹp thì công tác bả là vô cùng cần thiết. Vậy 1m2 tường cần bao nhiêu bột bả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách tính toán lượng vật liệu cho công tác bả, nhằm giúp chủ nhà dự toán lượng bột bả cần dùng, tránh dư thừa gây phát sinh chi phí.
1. Bột bả là gì? Sơn nhà có nên bả hay không?
Bột bả hay còn được gọi là bả matit, bột matit, bột bả tường, trét matit,... là một loại vật liệu xây dựng được sử dụng để làm phẳng bề mặt tường trước khi sơn. Bột bả thường bao gồm các thành phần chính là xi măng, cát, bột đá và các chất phụ gia khác. Khi sử dụng sẽ tiến hành hòa bột với nước tạo thành hỗn hợp sệt, dẻo, sau đó bả trực tiếp lên bề mặt tường đã được làm sạch.
Quyết định có nên sơn bả hay không là tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của từng gia đình. Nếu bạn muốn có một bức tường đẹp, bền và có tính thẩm mỹ cao thì nên sơn bả tường. Bởi bột bả có tác dụng làm phẳng bề mặt kết cấu, giúp lớp sơn bám dính tốt hơn, đồng thời che lấp các khuyết điểm trên bề mặt tường như vết nứt, vết ố,... Từ đó tăng độ bền, chống bong tróc, ẩm mốc.

2. Tầm quan trọng của việc dự toán lượng bột bả trét tường
Khi thi công, cần phải tính toán lượng bột bả cần sử dụng là bao nhiêu, 1m2 tường cần bao nhiêu bột bả, nhằm tránh thiếu hụt hay dư thừa lãng phí nguyên vật liệu. Lãng phí bột bả có thể gây ra nhiều tổn thất cho bạn, đặc biệt là khi giá bột bả đang cao. Cho nên, dù là công trình với quy mô nào thì đều không nên bỏ qua công đoạn dự toán.
Dự toán lượng bột bả trét tường chính xác giúp bạn xác định thời gian thi công, lượng nhân công cần thiết và chi phí tương ứng. Từ đó chủ động hơn trong việc mua sắm vật tư, cũng như đảm bảo cho công trình thi công đúng tiến độ và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, tính toán lượng vật liệu công tác bả chính xác giúp giảm việc xả thải không cần thiết, góp phần sử dụng tài nguyên bền vững và bảo vệ môi trường.
> Xem thêm: Những điều gia chủ cần biết khi sơn lót tường Bí quyết tính toán vật liệu ốp lát gạch không lo thiếu hụt
3. Cách dự toán vật liệu công tác bả
Quý khách hàng có thể tính toán nguyên vật liệu chống thấm bằng 2 cách: Sử dụng công cụ dự toán vật liệu chống thấm hoặc tính toán thủ công dựa theo kinh nghiệm.
3.1 Sử dụng công cụ dự toán lượng bột bả
Ứng dụng dự toán lượng bột bả là một công cụ trực tuyến miễn phí, được GreenHN thiết kế chuyên biệt nhằm giúp chủ đầu tư dự toán khối lượng bột bả cần thiết cho các kết cấu công trình một cách nhanh chóng và chính xác.
>> Trải nghiệm ngay công cụ dự toán vật liệu cho công tác bả GreenHN
Công cụ dự toán lượng bột bả của GreenHN được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn và định mức vật liệu xây dựng quy định tại Thông tư 12/2021/BXD ngày 31/08/2021 về định mức xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành. Do đó, kết quả dự toán có tính chính xác cao, tránh được sai sót trong quá trình tính toán vật liệu.

Bên cạnh đó, công cụ dự toán vật liệu bột bả sử dụng các thuật toán và công thức tính toán được lập trình sẵn nên tính toán nhanh chóng và vô cùng tiện lợi. Thay vì phải tự tính toán thủ công, người dùng chỉ cần nhập các thông tin cần thiết vào công cụ là có thể nhanh chóng biết được lượng bột bả cần mua. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng.
Công cụ dự toán lượng bột bả được xây dựng bởi đội ngũ kỹ sư, chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Với giao diện đơn giản, dễ hiểu, người dùng có thể dễ dàng sử dụng công cụ dự toán lượng bột bả ngay cả khi không có kiến thức chuyên môn về xây dựng. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý cung cấp thông tin chính xác và kiểm tra kỹ kết quả dự toán trước khi sử dụng.
Để sử dụng công cụ, quý khách hàng chỉ cần nhập diện tích kết cấu cần bả (m2). Sau đó, công cụ sẽ tự động tính toán và đưa ra kết quả dự toán về lượng bột bả cần thiết (kg), và số lượng giấy ráp cần thiết cho công trình của bạn.

Giá trị dự toán chỉ mang tính tham khảo cho các công trình nhà ở có kiến trúc cơ bản. Đối với các dạng công trình khác có thiết kế đặc biệt, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0967.212.388 để được tư vấn chi tiết hơn.
3.2 Dự toán vật liệu công tác bả dựa theo kinh nghiệm
Để tính toán lượng bột bả cần thiết, bạn cần biết các thông tin sau:
- Diện tích kết cấu cần bả.
- Độ dày lớp bả (thường là 1mm hoặc 1,5mm).
- Định mức sử dụng bột bả, hay nói cách khác là 1m2 tường cần bao nhiêu bột bả. Định mức bột trét tường sẽ có sự chênh lệch tùy theo từng hãng sơn.

Trên thị trường hiện nay, bột bả trét tường được đóng gói theo bao, mỗi bao 40kg. Thông thường, một bao bột bả sẽ hòa được 14 - 16 lít dung dịch bả. Để biết 1kg bột trét tường được bao nhiêu m2 phụ thuộc vào định mức bột của nhà sản xuất, thành phần, khả năng kết dính và độ dẻo của bột.
Định mức bột bả trung bình khoảng từ 0,8 - 1,2m2/kg cho 2 lớp, tùy vào bề mặt vật liệu. Do đó, 1 bao bột bả 40kg có thể bả được khoảng từ 32 - 48m2 cho 2 lớp với độ dày tiêu chuẩn 1mm/lớp.
Bạn có thể tham khảo định mức bột bả trung bình của một số hãng sơn nổi tiếng khi bả 2 lớp như sau:
Thương hiệu bột bả | Độ phủ của 1kg bột bả | Độ phủ của 40kg bột bả |
Bột trét tường Nippon | 1m2 | 35 - 40m2 |
Bột trét tường Dulux | 2m2 | 80m2 |
Bột trét tường Mykolor | 1m2 | 40 - 50m2 |
Bột trét tường Expo | 1m2 | 40 - 50m2 |
Bột trét tường Boss | 1m2 | 40 - 50m2 |
Bột trét tường Jotun | 0,8 - 1,2m2 | 38 - 40m2 |
Có thể thấy, trừ bột bả Dulux có mức độ tiêu hao là 0,5kg/m2 thì các hãng sơn khác thông thường mỗi bao 40kg có thể bả được trung bình 40 - 50m2 tường.
Ví dụ: Bạn có một bức tường có chiều dài 5m và chiều rộng 3m, độ dày lớp bả là 1mm. Định mức sử dụng bột bả là 1,2m2/kg cho 2 lớp bả. Như vậy, lượng bột bả cần thiết cho bức tường này là: (3 x 5)/1,2 = 12,5 kg.
4. Một số lưu ý khi tính toán lượng bột bả trét tường
Định mức bột bả được nhà sản xuất đưa ra trong điều kiện lý tưởng về bề mặt tường, thời tiết, thi công nên khi áp dụng vào thực tế sẽ có sự chênh lệch. Vì thế, khi tính toán lượng bột bả trét tường bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để có kết quả chính xác:
- Tình trạng tường: Tường có nhiều thì cần bả dày hơn. Tường phẳng, trơn thì sẽ sử dụng bột trét ít hơn. Tường càng nhiều khuyết điểm như vết nứt, vết ố, vết lõm sâu,... thì lượng bột bả sử dụng càng tăng.
- Độ dày lớp bả: Độ dày lớp bả càng lớn thì định mức bột trét càng cao. Thông thường, độ dày lớp bả là 1 - 1,5mm.
- Số lớp bả: Thông thường, tường cần được bả 2 lớp để đạt được độ phẳng mịn tốt nhất. Nếu trét nhiều lớp hơn thì lượng bột bả sử dụng sẽ tăng lên.
- Loại bột trét: Các loại bột trét có độ mịn khác nhau sẽ có định mức khác nhau. Bột bả có chất lượng cao sẽ có định mức tốt hơn so với chất lượng thấp.
- Tay nghề thợ thi công: Thợ thi công có kinh nghiệm, tay nghề tốt sẽ sử dụng lượng bột trét hiệu quả hơn, hạn chế việc trộn hỏng hay quá tay gây lãng phí.
>> Xem thêm: Báo giá vật liệu xây dựng mới nhất 2024
5. Làm thế nào để lựa chọn loại bột bả chất lượng?
Bên canh việc dự toán lượng bột bả cần thiết thì bạn cũng cần lưu ý một số yếu tố sau, để lựa chọn loại bột bả trét tường phù hợp và hiệu quả:
- Thành phần: Bột bả chất lượng sẽ có thành phần chính là xi măng trắng, bột mịn, phụ gia và chất tạo dẻo. Nên chọn loại bột bả có hàm lượng xi măng trắng cao để đảm bảo độ mịn, độ bám dính và độ bền cao. Hạn chế chọn loại bột bả có chứa nhiều tạp chất như cát, đá bụi.
- Độ mịn: Bột bả chất lượng sẽ có độ mịn cao, giúp tạo bề mặt tường phẳng mịn, dễ dàng thi công sơn. Có thể kiểm tra độ mịn của bột bả bằng cách lấy tay xoa nhẹ, nếu cảm thấy mịn và không có sạn thì là loại bột bả tốt.
- Khả năng chống thấm: Bột bả chống thấm sẽ giúp bảo vệ tường khỏi tác động của nước, tránh tình trạng bong tróc, nấm mốc. Đặc biệt là những khu vực ẩm ướt như nhà tắm, nhà bếp.
- Thương hiệu: Nên chọn mua bột bả của những thương hiệu uy tín, có kinh nghiệm trong sản xuất vật liệu xây dựng. Một số thương hiệu bột bả uy tín trên thị trường hiện nay như: Jotun, Dulux, MyKolor, Kova,...
- Giá cả: Giá cả của bột bả sẽ dao động tùy theo thương hiệu, chất lượng và độ mịn của bột. Nên chọn mua bột bả có giá cả phù hợp với ngân sách của bạn.
Bên cạnh những yếu tố trên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây dựng để lựa chọn được loại bột bả phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Tính toán lượng bột trét tường chính xác giúp bạn mua đủ lượng bột bả cần thiết, tránh lãng phí và tiết kiệm chi phí. Tùy theo điều kiện và nhu cầu cụ thể của chủ nhà mà lựa chọn công cụ dự toán lượng bột bả, hoặc tự tính theo cách truyền thống sao cho phù hợp nhất. Mong rằng với những chia sẻ trên đây đã giúp ích cho bạn trong quá trình tính toán khối lượng công tác bả.
Để tính chi phí chi tiết cho hạng mục bả tường cũng như cho toàn công trình phụ thuộc rất nhiều vào tỉ giá vật liệu xây dựng theo thị trường. GreenHN đã triển khai Bảng giá chi tiết các loại vật liệu xây dựng, được cập nhật liên tục hàng ngày. Quý khách hàng nếu quan tâm tham khảo giá vật tư, vui lòng để lại thông tin tư vấn tại đây. Phòng vật tư của chúng tôi sẽ liên hệ và gửi lại quý khách bảng giá ngay khi nhận thông tin!