Hỏi - Đáp

Xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình và những điều bạn cần biết

Xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình

Xây nhà là chuyện vô cùng quan trọng của đời người, để có được ngôi nhà như mong muốn phải trải qua rất nhiều quy trình từ việc chuẩn bị tài chính, xem phong thủy hướng nhà, lên kế hoạch xây dựng và lựa chọn nhà thầu. Trong đó một trong những khâu bắt buộc không thể bỏ qua là xin giấy phép xây dựng. Vậy xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình như thế nào và toàn bộ thông tin liên quan xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình. Hãy cùng theo dõi bài bài viết dưới đây nhé.

Xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình

Xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình 

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình gồm

Đơn xin cấp phép xây dựng theo quy định hiện hành. 

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đó đã bao gồm bản đồ thực địa của khu đất

– Bản sao công chứng Căn cước công dân của người làm đơn xin cấp phép xây dựng 

– Giấy đăng ký kinh doanh trong trường hợp xây dựng công trình với mục đích kinh doanh

– 03 bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm: mặt bằng công trình trên lô đất (tỷ lệ 1/100-1/200) kèm theo sơ đồ vị trí công trình; bản vẽ mặt bằng móng (tỷ lệ 1/100-1/200) và chi tiết mặt cắt móng (tỷ lệ 1/50); sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện (tỷ lệ 1/100-1/200)

– Chứng chỉ hành nghề của Kiến trúc sư thiết kế.

– Bản cam kết đảm bảo an toàn cho công trình liền kề trong trường hợp công trình xin giấy phép xây dựng liền kề với các công trình xung quanh.

– Sau khi đã chuẩn bị toàn bộ giấy tờ liên quan phải điền đầy và chính xác thông tin của gia chủ theo hướng dẫn của văn bản luật xây dựng hiện hành.

Xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình

Xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình

Các bước xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình

Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ gia chủ cần thực hiện xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình theo các bước dưới đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ

 Nộp hồ sơ cho cán bộ thụ lý tại phòng quản lý nhà đất Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình. Lúc này cán bộ sẽ tiếp nhận và xét duyệt xem đã đầy đủ những giấy tờ liên quan chưa, nếu như đã đủ thì họ sẽ đưa giấy hẹn đến nhận kết quả.

Sau khi hồ sơ xin giấy phép xây dựng được tiếp nhận sẽ có cán bộ thanh tra xây dựng đến khảo sát công trình và xét duyệt các vấn đề liên quan.

Bước 2: Nhận kết quả và nộp lệ phí

Đến ngày hẹn bạn sẽ đến phòng quản lý nhà đất tại  UBND quận Ba Đình để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định của văn bản luật xây dựng hiện hành.

Bước 3: Nộp bản sao giấy phép cho thanh tra  xây dựng của phường

Sau khi nhận kết quả, việc bạn cần làm là nộp bản sao giấy phép xây dựng cho thanh tra xây dựng của phường để tiện theo dõi và giám sát.

Lệ phí xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình

Lệ phí xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình được quy định trong văn bản luật xây dựng hiện hành. Cụ thể là:

  • Đối với dự án nhà ở riêng lẻ ở Hà Nội thì mức chi phí là 75.000 VND/ giấy phép, 
  • Đối với các công trình lớn hơn như nhà máy, xí nghiệp… ở Hà Nội có mức chi phí là 150.000 VNĐ/ giấy phép

Nếu chủ đầu tư muốn gia hạn giấy phép phải trả thêm mức phí là 15.000 VND/giấy phép

Lệ phí xin giấy phép xây dựng tại quận Thanh Xuân được quy định rõ ràng trên văn bản luật xây dựng hiện hành mà không có thêm chi phí phát sinh.

Xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình

Xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình

Thời gian xin phép xây dựng tại quận Ba Đình

Thời gian xử lý hồ sơ xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình sẽ được xử lý trong khoảng 15 – 20 ngày tùy thuộc vào từng dự án khác nhau. Trong đó đã bao gồm thời gian cán bộ thanh tra xây dựng đến vị trí công trình để khảo sát hiện trạng. 

Đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ sẽ là 15 ngày và 20  ngày đối với trường hợp xin giấy phép xây dựng mới.

Tuy nhiên, trong trường hợp cần điều chỉnh lại thiết kế cho phù hợp với quy định thì thời gian có thể nằm ngoài dự kiến. Vì vậy ở khâu đo đạc, thiết kế cần phải thực hiện chuẩn xác.

Những lưu ý khi xin giấy phép xây dựng tại quận Ba Đình

1. Thực hiện đo đạc một cách chính xác

Một trong những lưu ý mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là cần phải thực hiện đo đạc một cách chính xác về diện tích, ranh giới và các thông số của vị trí đất xin giấy phép xây dựng tránh trường hợp sai sót và vi phạm quy định của luật xây dựng.

2. Tìm hiểu kỹ lưỡng về những quy định hiện hành trong xin giấy phép xây dựng

Đây là điều vô cùng cần thiết trong xin giấy phép xây dựng bởi không phải ai cũng có kinh nghiệm xin giấy phép xây dựng, phòng trường hợp sai sót và thiếu các giấy tờ liên quan dẫn đến mất thời gian và công sức. Vì vậy trước khi xin giấy phép xây dựng bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về những quy định có trong văn bản luật xây dựng hiện hành.

3. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và viết chính xác các thông tin cá nhân

Có rất nhiều trường hợp khi đến nộp hồ sơ tại UBND mà không được tiếp nhận do thiếu những giấy tờ được yêu cầu cũng như điền sai thông tin cá nhân. Điều đó gây mất thời gian và công sức, đồng thời làm chậm tiến độ xin giấy phép xây dựng cũng như tiến hành khởi công xây dựng.

4. Nên sử dụng dịch vụ xây nhà trọn gói để xin giấy phép xây dựng dễ dàng hơn

Không phải ai cũng có kinh nghiệm xin giấy phép xây dựng cũng như xây nhà, vì vậy dịch vụ xây nhà trọn gói ra đời để giải quyết những khó khăn đó. Chỉ mất thêm một khoản chi phí nhỏ mà bạn hoàn toàn có thể quản lý được thời gian cũng như công trình của mình, đồng thời đảm bảo chất lượng cũng như tiết kiệm được chi phí xây dựng. Vì vậy lời khuyên của chúng tôi là bạn nên sử dụng dịch vụ xây nhà trọn gói để xin giấy phép kinh doanh dễ dàng hơn cũng như tối ưu hóa các bước xây nhà.

Trường hợp phải xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Căn cứ quy định tại Luật Xây dựng sửa đổi 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) thì các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:

(1) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trừ trường hợp được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

(3) Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ trường hợp được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

Trên đây là toàn bộ những giải đáp của chúng tôi về câu hỏi xin giấy phép tại quận Ba Đình như thế nào, hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn giải quyết được những khó khăn liên quan đến xin giấy phép xây dựng và thuận lợi khởi công xây dựng công trình của mình.

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Bài viết cùng chuyên mục