logo
Search
Các loại vật liệu không nung trong xây dựng phổ biến nhất hiện nay
KS Đức Doãn
KS Đức Doãn
19 Th02 2025
Trang chủ
Chia sẻ kiến thức
Các loại vật liệu không nung trong xây dựng phổ biến nhất hiện nay

Các loại vật liệu không nung trong xây dựng phổ biến nhất hiện nay

Tìm hiểu vật liệu xây dựng không nung là gì, các loại vật liệu không nung trong xây dựng phổ biến nhất hiện nay và quy định sử dụng

Chia sẻFacebook
Menu
Mục lục nội dung[xem]

Bạn có biết vật liệu không nung trong xây dựng đang dần thay thế gạch nung truyền thống và trở thành xu hướng tất yếu của ngành xây dựng hiện đại? Với những ưu điểm vượt trội như bền vững, thân thiện môi trường, giảm tải công trình và thi công nhanh, vật liệu xây dựng không nung không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vậy vật liệu xây dựng không nung là gì? Hãy cùng GreenHN khám phá các loại vật liệu xây không nung phổ biến, ưu nhược điểm và ứng dụng thực tế trong bài viết dưới đây!

Vật liệu xây dựng không nung là gì?

Vật liệu xây dựng không nung là loại vật liệu được sản xuất từ phụ phẩm công nghiệp, phế thải hoặc các loại cốt liệu, trải qua quá trình tạo hình và đóng rắn mà không cần nung ở nhiệt độ cao. Nhờ đó, loại vật liệu này không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn được xếp vào nhóm vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với hệ sinh thái.

Theo thông tư số 13/2017/TT-BXD của Bộ Xây Dựng, quy định việc sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp để làm tường, vách ngăn và khối xây. Cũng theo Điều 1 quy định vật liệu xây không nung gồm:

  1. Gạch bê tông;
  2. Vật liệu nhẹ: Gạch hoặc tấm panel từ bê tông khí chưng áp, bê tông khí không chưng áp, bê tông bọt; các chủng loại trên có khối lượng thể tích nhỏ hơn 1000 kg/m3;
  3. Tấm tường thạch cao, tấm 3D, tấm panel bê tông, tấm panel nhẹ;
  4. Gạch khác được sản xuất từ chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp; gạch silicát.

Với những ưu điểm vượt trội, vật liệu không nung đang dần thay thế vật liệu truyền thống, trở thành xu hướng tất yếu của ngành xây dựng, đặc biệt tại các quốc gia phát triển.

Trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, công nghệ nung đốt gây ô nhiễm và khai thác đất sét làm gạch nung ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như an ninh lương thực, việc sử dụng vật liệu xây dựng không nung trở thành một giải pháp bền vững. Sự phổ biến của loại vật liệu này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế, góp phần thúc đẩy ngành xây dựng phát triển theo hướng hiện đại và thân thiện hơn với thiên nhiên.

Vật liệu xây dựng không nung là gì?
Vật liệu xây dựng không nung là gì?

Ưu nhược điểm của vật liệu xây dựng không nung

Vật liệu xây dựng không nung ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến nhờ những ưu điểm vượt trội về môi trường, kinh tế và chất lượng. Có thể kể đến như:

Thân thiện với môi trường

Vật liệu không nung không sử dụng đất sét hay nhiên liệu như than, củi để sản xuất, giúp tiết kiệm tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường. Theo thống kê, việc khai thác đất sét để sản xuất gạch nung chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp, làm thu hẹp diện tích canh tác, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lương thực - một vấn đề mang tính toàn cầu. Theo thống kê, để sản xuất một tỷ viên gạch nung, cần khoảng 1.500.000m³ đất sét, tương đương với 75ha đất nông nghiệp và tiêu tốn đến 150.000 tấn than, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trong khi đó, gạch không nung được sản xuất từ xi măng và mạt đá, không cần khai thác đất sét, giúp bảo vệ diện tích đất nông nghiệp, giảm tiêu hao nhiên liệu và hạn chế tình trạng chặt phá rừng. Đặc biệt, quá trình sản xuất gạch không nung không thải ra khí CO2 độc hại như gạch nung truyền thống, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến một ngành xây dựng xanh, bền vững hơn.

Độ bền cao, tối ưu thi công

Nhờ quy trình sản xuất hiện đại, vật liệu không nung có khả năng chịu lực tốt, cách âm, cách nhiệt phòng hoả và chống thấm hiệu quả. Kích thước vật liệu không nung trong xây dựng chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung, giúp tiết kiệm vữa xây, giảm chi phí nhân công và đẩy nhanh tiến độ thi công.

Đa dạng mẫu mã, dễ ứng dụng

Không chỉ có chất lượng cao, vật liệu không nung trong xây dựng còn có thể tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau như gạch bông, gạch block, gạch men,... với màu sắc và kích thước đa dạng, thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc.

Công nghệ hiện đại, chi phí hợp lý

Dây chuyền sản xuất vật liệu không nung tương đối gọn nhẹ, đa phần được tự động hóa nên tiết kiệm nhân công và có thể triển khai với nhiều quy mô khác nhau, không bị khống chế nhiều về mặt bằng sản xuất. Chi phí đầu tư thấp hơn so với sản xuất vật liệu nung, giúp tối ưu hóa kinh tế cho các công trình.

Tuy nhiên, vật liệu không nung trong xây dựng sử dụng cát, đá làm nguyên liệu chính nên nhu cầu khai thác các loại tài nguyên này cũng tăng theo. Một số nguyên liệu trong quá trình sản xuất như xi măng, bột nhôm có thể gây ô nhiễm nếu không được xử lý đúng cách.

Dù còn một số hạn chế, nhưng với những lợi ích vượt trội, vật liệu xây dựng không nung vẫn là xu hướng tất yếu trong ngành xây dựng hiện đại. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp vừa bền vững vừa tiết kiệm, đây chắc chắn là lựa chọn đáng cân nhắc!

Tại GreenHN, chúng tôi luôn tiên phong trong việc ứng dụng vật liệu xây dựng không nung, mang đến giải pháp tối ưu cho công trình của bạn. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và quy trình thi công đạt chuẩn ISO 9001:2015, chúng tôi cam kết cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường và tối ưu chi phí.

👉 Liên hệ ngay với GreenHN theo hotline 0967212388 để được tư vấn giải pháp xây dựng bền vững và hiệu quả nhất!

Một số vật liệu xây dựng không nung phổ biến tại Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 10 loại vật liệu xây dựng không nung được sử dụng trong các công trình. Dưới đây, GreenHN sẽ giới thiệu một số loại phổ biến để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về những vật liệu thân thiện với môi trường này.

Gạch không nung

Gạch không nung là loại gạch không cần nung ở nhiệt độ cao để đạt độ bền. Thay vào đó, viên gạch được tạo hình và tự đóng rắn nhờ lực ép, rung hoặc kết dính giữa các thành phần trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, gạch không nung giúp giảm đáng kể tác động đến môi trường so với gạch nung truyền thống.

Đây là loại vật liệu đã được kiểm chứng về chất lượng tại nhiều quốc gia như Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản... với độ bền và độ rắn vượt trội so với gạch đất sét nung. Gạch không nung có khoảng 300 tiêu chuẩn quốc tế khác nhau với nhiều kích thước đa dạng, trong khi gạch nung chỉ có từ 70 đến 100 tiêu chuẩn. Tại Việt Nam, kích thước phổ biến của gạch nung là 210x100x60mm, trong khi gạch không nung có thể đạt cường độ nén tối đa lên đến 35MPa.

Gạch không nung
Gạch không nung - một trong các loại vật liệu không nung trong xây dựng phổ biến nhất hiện nay

Loại vật liệu không nung trong xây dựng này còn được gọi với nhiều tên khác như gạch block, gạch bê tông, gạch bê tông block,... Gạch không nung đang được Nhà nước khuyến khích sử dụng nhờ các ưu điểm vượt trội: trọng lượng nhẹ, độ bền cao, khả năng cách âm - cách nhiệt tốt, giá thành thấp hơn gạch nung và đặc biệt là thân thiện với môi trường.

Gạch không nung được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình, từ nhà ở dân dụng đến các công trình lớn như: Keangnam Hanoi Landmark Tower, Habico Tower, khách sạn Horison, Hà Nội Hotel Plaza, Sông Giá Resort, sân vận động Mỹ Đình, Làng Việt Kiều Châu Âu...

Các loại gạch không nung phổ biến bao gồm: gạch bê tông cốt liệu, gạch nhẹ khí chưng áp, gạch bê tông bọt khí, gạch papanh,... Ngoài ra, còn có gạch rỗng và gạch đặc. Tùy vào yêu cầu xây dựng, mỗi loại gạch sẽ phù hợp với từng hạng mục khác nhau.

Gạch bê tông chưng khí áp AAC

Gạch bê tông khí chưng áp hay còn gọi là gạch AAC (Autoclaved Aerated Concrete) là một loại vật liệu xây dựng không nung siêu nhẹ, được phát minh vào những năm 1920 bởi kiến trúc sư người Thụy Điển Johan Eriksson. Gạch AAC được sản xuất theo công nghệ chưng áp, trong đó bột nhôm phản ứng với các chất phụ gia để tạo ra bọt khí, giúp hình thành cấu trúc lỗ rỗng bên trong viên gạch khi đông kết.

Gạch bê tông chưng khí áp AAC
Gạch bê tông chưng khí áp AAC

Tương tự như gạch block, gạch AAC được làm từ xi măng, cát nghiền mịn, vôi và bột nhôm. Cấu trúc của gạch bao gồm khoảng 80% lỗ khí li ti dạng tổ ong kín, được liên kết bằng bê tông, tạo nên một vật liệu có trọng lượng nhẹ nhưng vẫn đảm bảo độ bền.

Đặc điểm và thông số kỹ thuật

  • Kích thước phổ biến: 600x200x75, 100, 150, 200 mm, 600x300x75, 100, 150, 200 mm (Thường sử dụng để xây tường hoặc vách ngăn.)
  • Khối lượng: 500 - 800 kg/m³, nhẹ hơn nhiều so với gạch truyền thống.
  • Cường độ chịu nén: 4 - 5 MPa.
  • Khả năng hút nước: Tương đối cao, cần sử dụng vữa chuyên dụng để thi công.

Theo đó, ưu điểm của loại gạch này là trọng lượng nhẹ, cách nhiệt tốt, khả năng chống cháy lên đến 4 giờ, khả năng cách âm cao, độ bền cực cao, thân thiện với môi trường, tốc độ xây dựng khá nhanh, tiết kiệm lao động, giảm tải lên kết cấu móng và nền.

Tuy nhiên, loại gạch này có độ thấm nước cao nên phải xây bằng loại vữa chuyên dụng trộn sẵn, độ giãn nở tương đối nên thường được dùng để xây tường bao, vách ngăn, lán trại ven đường, phù hợp với các công trình có thời gian sử dụng không quá dài.

Gạch xi măng đất ép

Gạch xi măng đất ép được tạo thành từ hỗn hợp xi măng và đất cường độ cao, tuy nhiên khả năng chịu nước kém, dễ suy giảm cường độ khi bị ngâm lâu. Loại gạch này có khối lượng lớn, thi công khó khăn và tốn nhân công, nên thường chỉ sử dụng cho nhà thấp tầng và cần trát kỹ để chống thấm khi dùng cho tường ngoài.

Trong quá trình sản xuất, khuôn ép bán khô dễ bị mòn, đồng thời tỷ lệ xi măng trong hỗn hợp khá cao (12 - 20%), tùy thuộc vào loại đất và cốt liệu. Điều này khiến giá thành của gạch xi măng đất ép cao hơn so với một số loại gạch không nung khác.

Gạch bê tông cốt liệu (gạch block)

Gạch bê tông cốt liệu, còn được gọi là gạch block, được sản xuất từ xi măng, đá mạt và phụ gia. Nhờ khả năng chịu lực tốt và giá thành rẻ, loại gạch này được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trọng lượng nặng, độ thấm nước cao, nên chủ yếu dùng để xây hàng rào, tường bao hoặc các công trình không yêu cầu thẩm mỹ cao.

Gạch bê tông bọt

Gạch bê tông bọt có cấu trúc gồm hàng triệu bọt khí li ti, tạo thành kết cấu tổ ong kín với kích thước siêu nhỏ. Nhờ đó, loại gạch này có khả năng chống thấm tốt hơn so với gạch bê tông chưng áp (AAC) và gạch bê tông cốt liệu.

Nguyên liệu chính để sản xuất bao gồm bê tông, tro bay nhiệt điện, sợi tổng hợp, chất tạo bọt và phụ gia. Việc bổ sung các chất này giúp hạn chế co ngót, tăng khả năng chống thấm, chống nứt cho công trình.

Ưu điểm của gạch bê tông bọt là trọng lượng nhẹ, cách âm, cách nhiệt và chống cháy tốt, không bị co ngót, giãn nở khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

Gạch papanh

Gạch papanh (hay còn gọi là parpaing, babanh, gạch bi) là loại gạch không nung truyền thống, được nén từ xỉ than công nghiệp, vôi và một lượng nhỏ xi măng để tăng độ kết dính. Nhờ nguyên liệu sẵn có, dễ tìm, gạch papanh có giá thành rẻ hơn so với các loại gạch không nung hiện đại, phù hợp cho công trình phụ hoặc các hạng mục cần thi công nhanh, giúp tiết kiệm chi phí.

Tham khảo:

Vật liệu xây dựng xanh là gì? TOP 10+ vật liệu xanh an toàn

Top 15 loại vật liệu xây dựng thông minh gia chủ không nên bỏ qua

Đá chẻ

Đá chẻ là đá tự nhiên, được tách từ khối đá lớn, có màu sắc đồng đều, vân đá rõ ràng, dễ dàng ốp lát. Màu sắc phổ biến của đá chẻ gồm xanh đen, vàng, lông chuột.

Do kích thước không đồng nhất, đá chẻ thường được thợ xây ốp lát khéo léo, tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ độc đáo cho bức tường. Tuy nhiên, vì khối lượng nặng và thi công khó khăn, loại đá này chủ yếu được sử dụng gần các khu vực khai thác để giảm chi phí vận chuyển.

Đá chẻ
Vật liệu xây dựng không nung - Đá chẻ dùng xây móng

Tấm tường nhẹ AAC

Tấm tường nhẹ AAC là một dạng vật liệu xây dựng nhẹ, được cắt thành các tấm panel với kích thước:

  • Độ dày: 80-150mm
  • Chiều dài: 2400-4000mm
  • Chiều rộng: 600mm

Loại tấm này có lưới thép hàn D3-5mm bên trong, giúp chống gãy khi vận chuyển và lắp đặt. Tấm tường nhẹ AAC có ưu điểm là thi công rất nhanh, tiết kiệm nhân công nhưng có giá thành cao hơn gạch AAC. Vì thế, tấm tường nhẹ AAC thường được dùng cho vách và tường ngăn, không nên dùng cho tường ngoài.

Tấm panel siêu nhẹ AAC
Tấm panel siêu nhẹ AAC

Tấm 3D

Tấm 3D là loại vật liệu xây dựng có cấu trúc vững chắc, gồm hai lớp lưới thép D3-5mm cường độ cao, liên kết với nhau bằng hệ thống thanh chống xiên theo dạng không gian 3D. Phần lõi giữa hai lớp thép là xốp Polystyrene, giúp giảm trọng lượng nhưng vẫn đảm bảo độ bền.

  • Quy trình thi công: Phun vữa xi măng cát ướt lên cả hai mặt tấm. Sau đó phủ kín bề mặt và xoa phẳng để hoàn thiện
  • Ưu điểm: Thi công lắp đặt nhanh, rút ngắn thời gian xây dựng. Độ bền cao, kết cấu chắc chắn
  • Hạn chế: Quá trình hoàn thiện tốn nhiều vật liệu, gây bụi và ồn. Yêu cầu dụng cụ chuyên dụng và đội ngũ thi công có tay nghề cao. Giá thành cao, chỉ phù hợp với các công trình nâng tầng, cải tạo hoặc các dự án đặc biệt.

Mặc dù chưa được sử dụng phổ biến, nhưng với tính năng vượt trội, tấm 3D vẫn là giải pháp xây dựng tiềm năng cho các công trình hiện đại, đòi hỏi tiến độ thi công nhanh và kết cấu bền vững.

Tấm ốp tường 3D
Tấm ốp tường 3D

Quy định sử dụng vật liệu không nung trong xây dựng

Chính sách, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về vật liệu xây dựng không nung tại Việt Nam

Nhằm thúc đẩy việc sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) và hạn chế sản xuất gạch đất sét nung trong các công trình xây dựng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách cụ thể:

  • Quyết định số 567/QĐ-TTg (28/4/2010) - Phê duyệt Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020.
  • Quyết định số 2171/QĐ-TTg (23/12/2021) - Kế hoạch phát triển VLXKN đến năm 2030.
  • Chỉ thị 10/CT-TTg (16/4/2012) - Tăng cường sử dụng VLXKN và hạn chế gạch đất sét nung.

Bộ Xây dựng cũng đã ban hành các thông tư quy định về việc sử dụng VLXKN trong các công trình:

🔹 Thông tư số 09/2012/TT-BXD (28/11/2012) 🔹 Thông tư số 13/2017/TT-BXD (08/12/2017)

Bộ Xây dựng đã xây dựng và phối hợp với Bộ Khoa học & Công nghệ ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn quan trọng:

  • QCVN 16:2023/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về VLXD, bao gồm gạch bê tông, bê tông khí chưng áp, tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn, tấm tường nhẹ ba lớp, tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép.
  • TCVN 12867:2020 - Tấm tường bê tông khí chưng áp có cốt thép.
  • TCVN 12302:2018 - Tấm tường nhẹ ba lớp xen kẹp.
  • TCVN 7959:2017 - Bê tông nhẹ, sản phẩm bê tông khí chưng áp.
  • TCVN 9029:2017 - Bê tông nhẹ, sản phẩm bê tông bọt và bê tông khí không chưng áp.
  • TCVN 6477:2016 - Gạch bê tông.
  • TCVN 11524:2016 - Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép.
  • TCVN 9028:2011 - Vữa cho bê tông nhẹ.
  • Quyết định số 947/QĐ-BXD (31/10/2011) - Chỉ dẫn kỹ thuật thi công, nghiệm thu tường xây bằng block bê tông khí chưng áp.

Như vậy, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật đối với vật liệu xây dựng không nung đến nay đã được ban hành đồng bộ, đủ căn cứ làm cơ sở cho các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện, thúc đẩy và phát triển VLXKN.

Công trình nào phải sử dụng vật liệu xây dựng không nung?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 13/2017/TT-BXD, các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây không nung gồm có:

Công trình nào phải sử dụng vật liệu xây dựng không nung?

Quy định về trách nhiệm cung cấp, sử dụng vật liệu không nung trong xây dựng

Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp, sử dụng vật liệu xây không nung đối với công trình xây dựng được quy định tại Điều 4, Thông tư 13/2017/TT-BXD như sau:

Trách nhiệm cung cấp, sử dụng vật liệu không nung trong xây dựng
Trách nhiệm cung cấp, sử dụng vật liệu không nung trong xây dựng

Không tuân thủ quy định về sử dụng vật liệu xây không nung bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về giám sát thi công xây dựng công trình, theo đó:

Xử phạt khi không tuân thủ quy định về sử dụng vật liệu xây không nung
Xử phạt khi không tuân thủ quy định về sử dụng vật liệu xây không nung

Như vậy, khi thi công không đúng chủng loại vật liệu xây dựng thì đơn vị thi công có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đến 60.000.000 đồng. Ngoài ra, còn buộc nhà thầu thi công đúng chủng loại, quy cách vật liệu xây dựng đối với công trình đang thi công xây dựng.

Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng không nung hiện nay

Thực trạng sử dụng vật liệu xây dựng không nung trên thế giới

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã ứng dụng công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung từ rất sớm. Việc tận dụng phế thải công nghiệp, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm tiêu thụ năng lượng và hạn chế ô nhiễm môi trường giúp giảm đáng kể lượng khí nhà kính - nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu.

  • Tại các nước phát triển, VLXKN chiếm khoảng 60% tổng lượng vật liệu xây dựng, trong khi gạch đất sét nung chỉ còn khoảng 10-15%.
  • Thái Lan kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất, khiến giá thành vật liệu nung cao hơn nhiều so với VLXKN. Điều này tạo điều kiện để các loại vật liệu như bê tông nhẹ và gạch block phát triển mạnh, trở thành xu hướng phổ biến trong hơn một thập kỷ qua.
  • Ấn Độ đang dần chuyển dịch sang VLXKN, với tỷ lệ sử dụng chiếm 24% tổng lượng vật liệu xây dựng, trở thành lựa chọn phổ biến thứ hai sau gạch đất nung.
  • Trung Quốc trước đây chủ yếu sử dụng gạch nung truyền thống, nhưng từ năm 1990, nước này đã thực hiện nhiều chính sách nhằm thay thế dần vật liệu cũ. Hiện tại, 60% vật liệu xây dựng tại Trung Quốc là VLXKN, minh chứng cho xu hướng phát triển bền vững trong ngành xây dựng.

Việc sử dụng VLXKN không chỉ giúp giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên mà còn mang lại giải pháp xây dựng thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững trên toàn cầu.

Xu hướng sử dụng vật liệu không nung trong xây dựng
Vật liệu không nung trong xây dựng đang được chú trọng phát triển mạnh và là xu thế phát triển tất yếu

Thực trạng sử dụng vật liệu không nung trong xây dựng tại Việt Nam

Sau hơn 9 năm triển khai Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung, tỷ lệ sử dụng VLXKN tại Việt Nam đã đạt hơn 21% tổng vật liệu xây dựng, tương đương khoảng 6,8 tỷ viên. Chất lượng vật liệu không nung ngày càng được cải thiện, mẫu mã đa dạng hơn, đồng thời các thiết bị, công cụ thi công cũng phổ biến hơn.

Hiện nay, ngành xây dựng đặt mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng vật liệu không nung lên 35 - 40% vào năm 2025 và 40 - 45% vào năm 2030, đồng thời giảm phát thải trên 2,5 triệu tấn CO₂ mỗi năm vào 2025 và trên 3 triệu tấn CO₂ mỗi năm vào 2030.

Mặc dù được Nhà nước khuyến khích, nhưng vật liệu không nung trong xây dựng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi như kỳ vọng. Nhiều nhà thầu còn e dè do đặc thù kỹ thuật thi công khác biệt so với gạch nung truyền thống. Các vấn đề như độ thấm nước, chất lượng vật liệu, hay hiện tượng nứt tường do kỹ thuật xây không đúng khiến chủ đầu tư chưa thực sự tin tưởng.

Thực tế, phần lớn VLXKN chỉ được sử dụng trong các công trình có vốn ngân sách Nhà nước - nơi có quy định bắt buộc. Đối với các dự án tư nhân, chủ đầu tư vẫn có xu hướng ưu tiên gạch nung hoặc thậm chí chấp nhận chịu phạt để không sử dụng vật liệu xây dựng không nung. Tại Hà Nội, vật liệu xây không nung chủ yếu là gạch bê tông nặng, trong khi các loại gạch nhẹ như bê tông khí chưng áp vẫn chưa phổ biến.

Doanh nghiệp sản xuất cần đầu tư vào công nghệ hiện đại, cải tiến quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng ổn định và khắc phục những nhược điểm hiện tại. Việc đào tạo công nhân và giám sát chặt chẽ quy trình thi công sẽ giúp hạn chế lỗi kỹ thuật, đặc biệt trong khâu liên kết và nẹp giằng tường.

Sự phát triển của vật liệu không nung trong xây dựng không chỉ mở ra hướng đi mới cho ngành xây dựng bền vững mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí hiệu quả. Với những ưu điểm vượt trội về độ bền, khả năng cách âm, cách nhiệt và thi công nhanh chóng, vật liệu này ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các công trình từ dân dụng đến công nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp xây dựng hiện đại, thân thiện với môi trường, thì vật liệu không nung chính là lựa chọn lý tưởng!

KS Đức Doãn

KS Đức Doãn

CEO Đức Doãn (Doãn Văn Đức) là CEO & Fouder của GreenHN. Là một chuyên gia với 15 năm kinh nghiệm ngành Kỹ sư xây dựng (Construction Engineer) tốt nghiệp trường Đại Học Xây Dựng. Dẫn dắt GreenHN vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, trở thành một thương hiệu uy tín, được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây nhà trọn gói.

Xem thêm bài viết từ tác giả
Background

Tư vấn miễn phí

Quý khách muốn thiết kế công trình tương tự hay đang cần tư vấn.
Liên hệ với GreenHN miễn phí tại đây:

Bài viết mới nhất

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy là hạng mục phức tạp, đòi hỏi quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt Quá trình thi công bắt đầu từ dựng tường vây, đào đất, đổ bê tông lót hầm, thi công hố PIT, đến đổ sàn, dựng cột, chống thấm và lắp đặt hệ thống kỹ thuật thang máy.

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Khám phá mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm hiện đại, tối ưu diện tích, công năng và chi phí, phù hợp với nhà phố mặt tiền hẹp tại đô thị.

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

Khám phá các mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp, tối ưu không gian cho mặt tiền hẹp, phù hợp gia đình hiện đại tại khu đô thị đông đúc.

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Khám phá mẫu nhà ngang 5m có hầm 4 tầng đẹp, tiện nghi, tối ưu công năng – kèm dự toán chi phí, cảnh báo rủi ro và tư vấn kỹ thuật chuyên sâu.

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Tầng hầm có bắt buộc với nhà cao tầng không? Giải đáp từ góc độ pháp lý, kỹ thuật và thực tế xây dựng hiện nay.

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Đừng bỏ lỡ loạt mẫu nhà nghỉ có tầng hầm đang được nhiều chủ đầu tư lựa chọn nhờ thiết kế thông minh, dễ vận hành và khai thác.

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

Khám phá những mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển đẹp sang trọng, thiết kế tối ưu công năng, hài hòa giữa cổ điển và tiện nghi hiện đại.

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi là sự cố nghiêm trọng do nước ngầm và sai kỹ thuật. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả ngay từ đầu.

Chi nhánh toàn quốc

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

BT1-16 Khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57- Tổng cục V, Bộ Công An - X.Tân Triều - H.Thanh Trì - TP Hà Nội.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD TP HCM

Số 65 Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Đà Nẵng

Số 463 đường 29/3 phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Bình Dương

Tầng 2, 3MCM+6RX, Đường Bùi Thị Xuân, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương.

GreenHN

Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng GreenHN

GreenHN DMCA
Copyright © 2025 GREENHN