Khi nhắc đến bê tông tươi hay bê tông trộn thủ công đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta bởi nó được ứng dụng với hầu hết các công trình xây dựng. Có một loại bê tông cũng được ứng dụng vô cùng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết đó là bê tông nhựa polime. Vậy bê tông nhựa polime là gì và biện pháp thi công nhựa polime diễn ra như thế nào. Hãy cùng chúng tôi đi khám phá và trả lời câu hỏi trên nhé.

Biện pháp thi công bê tông nhựa polime
Bê tông nhựa polime là gì?
Bê tông nhựa polime còn được gọi là bê tông xanh là một vật liệu tổng hợp được tạo nên từ các cốt liệu như cát, đá sỏi và nhựa polime đóng vai trò như chất kết dính
Để tạo ra bê tông nhựa polime người ta sử dụng máy trộn và trộn các loại cốt liệu với các loại nhựa cao phân tử. Trong đó các loại nhựa cao phân tử thường được sử dụng là methacrylate, nhựa epoxy, nhựa furan, nhựa polyester và nhựa vinylester.
Bê tông nhựa polime được ứng dụng vô cùng phổ biến tại các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng bởi những đặc tính khác hẳn với bê tông thông thường.
Cấu trúc của bê tông nhựa polime
Bê tông nhựa polime được tạo nên từ nhiều thành phần khác nhau. Trong đó, các thành phần trong bê tông nhựa polime liên kết với nhau tạo thành hệ cấu trúc. Hệ cấu trúc này gồm 3 phần:
Liên kết asphalt được tạo ra từ sự liên kết của bột khoáng và nhựa được gọi là cấu trúc tế vị.
Liên kết asphalt kết hợp với cát tạo thành vữa gọi là cấu trúc trung gian.
Sự kết hợp giữa vữa và đá dăm tạo nên bê tông nhựa gọi là cấu trúc vĩ mô.
Khi trộn bê tông nhựa phải trộn theo tỷ lệ chuẩn xác các thành phần với nhau để tạo ra sự liên kết tốt nhất giữa các thành phần. Nếu tỷ lệ trộn không hợp lý sẽ phá vỡ cấu trúc của bê tông nhựa, không đảm bảo điều kiện chịu lực bởi bê tông nhựa là sự hình thành của các thành phần với nhau tạo chất kết dính.
Tính năng vượt trội của bê tông nhựa polime?
Mỗi loại bê tông đều có những tính năng khác nhau, trong đó bê tông nhựa polime có rất nhiều tính năng vượt trội phải kể đến như:
Khả năng kháng axit, muối và đông lạnh cao hơn so với bê tông thông thường..
Với những môi trường phải chịu tính ăn mòn cao trong thời gian dài thì bê tông nhựa polime lại phát huy khả năng kháng mòn tốt nhờ tính ổn định hóa học cao.
Một điểm nổi bật nữa của bê tông nhựa polime là độ dẫn điện thấp;
Ngoài ra, có có khả năng chống thấm nước cao; Cường độ nén và cường độ chịu va đập cao và năng chịu rung động ở tần số cao.
Nhờ những tính năng vượt trội kể trên mà bê tông nhựa polime ngày càng được ứng dụng phổ biến.
Khi nào cần thi công bê tông nhựa polime?
Nhờ những tính năng nổi bật cũng như đặc thù riêng mà bê tông nhựa polime đang được sử dụng vô cùng rộng rãi tại các công trình như:
Xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Bể chứa công nghiệp
Ngăn chứa hóa chất
Xây dựng các công trình biển
Hệ thống thoát nước
Hệ thống lưu trữ nước và điện phân kim loại màu
Đặc biệt thi công bê tông nhựa polime được ứng dụng nhiều nhất cho các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông đường bộ và sửa chữa vô cùng hiệu quả.

Ứng dụng thi công bê tông nhựa polime
Biện pháp thi công bê tông nhựa polime chính xác hiện nay
Bước 1: Công tác chuẩn bị trước khi thi công bê tông nhựa polime
Bước đầu tiên trong biện pháp thi công bê tông nhựa polime không thể thiếu được là công tác chuẩn bị trước khi thi công. Ở bước này cần được chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng các loại vật liệu và các thiết bị thi công.
Bê tông nhựa polime được tạo ra từ các loại vật liệu gồm: đá dăm, cát, bột khoáng, nhựa polime, cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại vật liệu kể trên. Cùng với đó các thiết bị chuyên dụng để thi công bao gồm máy rải, 2 lu tĩnh bánh thép từ 6 đến 8 tấn, 1 lu bánh hơi, 1 lu rung 14 tấn, biển báo, rào chắn và đặc biệt không thể bỏ qua các thiết bị đảm bảo an toàn giao thông.
Bước 2: Trộn hỗn hợp bê tông nhựa polime
Trộn các vật liệu đã chuẩn bị để thi công bê tông nhựa polime từ trước đó theo tỷ lệ chuẩn theo yêu cầu để bê tông không quá khô, trộn liên tục để hỗn hợp liên kết với nhau, đảm bảo đúng yêu cầu.

Trạm trộn thi công bê tông nhựa polime
Bước 3: Chuẩn bị lớp móng
Trước khi đến với công tác thi công bê tông nhựa polime cần đảm bảo đã chuẩn bị lớp móng sạch sẽ, bằng phẳng và khô ráo. Trong trường hợp thi công trên mặt đường cũ thì cần tưới một lượng nhựa thấm bám theo đúng yêu cầu của thiết kế. Đặc biệt chú ý phải định vị tim cọc, cao độ ở hai mép đường theo đúng thiết kế.
Bước 4: Vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa polime
Yêu cầu khi vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa polime phải đảm bảo thùng xe được quét một lớp dung dịch mỏng xung quanh thùng xe, thùng xe phải sạch sẽ, kín. Mỗi lần vận chuyển sử dụng số lượng phù hợp thùy thuộc vào công xuất trạm trộn, máy rải, cự ly vận chuyển. Đặc biệt, cần phải ghi đầy đủ các thông số về nhiệt độ, số lượng, chất lượng của hỗn hợp bê tông nhựa và các thông tin của người vận chuyển, phương tiện, địa điểm đến trước khi vận chuyển bê tông nhựa từ trạm trộn.
Bước 5: Rải hỗn hợp bê tông nhựa
Sử dụng số lượng máy rải tùy theo diện tích mặt đường, cần đảm bảo các máy rải cách nhau với khoảng cách từ 10m đến 20m.
Khi tiến hành rải bê tông nhựa thì xe phải bắt đầu từ số 0 rồi từ từ đi đến vạch kết thúc. Đảm bảo bê tông luôn ngập bằng ⅔ chiều cao guồng xoắn trong quá trình rải, đồng thời trong toàn bộ quá trình máy phải được vận hành thật đều.
Đặc biệt cần phải kiểm tra thường xuyên bằng que sắt và đánh dấu bề dày của bê tông khi rải.
Đối với khe nối ngang cách nhau ít nhất 1m, khe nối dọc phải đặt so le và cách nhau ít nhất 20cm.
Trong suốt quá trình thi công, đảm bảo khu vực rải bê tông không bị khuyết thiếu, cần đắp vào ngay lập tức những vị trí bê tông bị văng hoặc thừa.
Dùng cào và xẻng san đều bê tông một cách liên tục và đều đặn.
Bước 6: công tác đầm lèn
Ngay khi vừa rải hỗn hợp bê tông nhựa polime thì cần phải đầm lèn luôn để bê tông không bị nguội bằng máy lu, trong trường hợp bê tông bị nguội sẽ không dùng được nữa. Trong khi lu cần đảm bảo các bánh lu bằng sắt đạt độ ẩm để bê tông không dính vào bánh xe.
Một lưu ý quan trọng là trong quá trình lu thì bánh lu phải lu đều và liên tục, không được dừng lại tại khu vực lu khi lớp bê tông chưa nguôi, như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng thi công và chất lượng con đường.

Thi công bê tông nhựa polime
Bước 7: Kiểm tra chất lượng thi công
Kiểm tra là mổ bước vô cùng quan trọng sau khi đã tiến hành thi công bê tông nhựa polime. Các bước kiểm tra phải diễn ra thường xuyên trong và cả sau khi thi công hoàn tất.
Kiểm tra xem hỗn hợp bê tông nhựa polime đã đạt yêu cầu hay chưa.
Kiểm tra chất lượng của lớp móng như cao độ và độ phẳng, độ dốc ngang của móng, độ sạch sẽ, khô ráo,…
Đảm bảo vị trí cọc tim, cọc giới hạn, các thanh chắn ở mép đường, độ căng và cao độ của dây xem đã đảm bảo yêu cầu hay chưa?
Khi rải bê tông cần kiểm tra liên tục độ bằng phẳng, chất lượng của bê tông trong suốt quá trình giải.
Bước 8:Nghiệm thu
Bước cuối cùng trong quy trình thi công bê tông nhựa polime là nghiệm thu, đây là một bước không thể thiếu bởi nó đánh giá kết quả cũng như chất lượng của công trình, đồng thời có những điều chỉnh kịp thời tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền vững của công trình. Khi nghiệm thu thi công bê tông nhựa polime cần phải kiểm tra và đánh giá các hạng mục dưới đây.
Kích thước hình học của đường
Độ bằng phẳng của mặt bằng thi công
Độ nhám
Độ chặt sau quá trình lu lèn
Các lớp có bám dính đúng yêu cầu hay không
Các mối nối có gắn kết nhau hay không.
Trên đây là bê tông nhựa polime là gì và biện pháp thi công nhựa polime. Với những tính năng vượt trội của mình, bê tông nhựa polime đang dần được biết đến rộng rãi với nhiều công trình khác nhau. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bê tông nhựa polime hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp nhé.