Chia sẻ kinh nghiệm Xây dựng, Chia Sẻ Kiến Thức, Thi Công Xây Dựng Nhà Ở

Những nguyên nhân phát sinh chi phí xây nhà bạn đã biết?

Nguyên nhân phát sinh chi phí xây nhà

Người ta thường nói, ngôi nhà chính là tài sản lớn nhất của một con người bởi họ đã dành toàn bộ tiền bạc và công sức của mình để làm nhà. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều gia chủ phải tốn nhiều tiền hơn những gì đã tính mà không biết vì lý do gì. Vậy, nguyên nhân phát sinh chi phí xây nhà là gì? Làm thế nào để có thể quản lý được chi phí tốt nhất? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thể tránh được tình trạng phát sinh chi phí nhé!

Các chi phí phát sinh xây nhà thường gặp

Bên cạnh những chi phí đã dự toán ban đầu như chi phí thiết kế, chi phí nguyên vật liệu cho phần thô và phần hoàn thiện, chi phí nhân công, chi phí xin cấp phép xây dựng,… thì gia chủ vẫn cần chuẩn bị nguồn ngân sách cho những chi phí có thể phát sinh trong quá trình thi công xây dựng. Bởi không ai có thể chắc chắn rằng những dự toán về các khoản chi phí ban đầu là chính xác, không có thay đổi. Một số khoản chi phí có thể phát sinh xây nhà thường gặp như:

Các chi phí phát sinh khi xây nhà thường gặp

Các chi phí phát sinh khi xây nhà thường gặp

Chi phí thiết kế

Thông thường, trước khi tiến hành thi công xây dựng, gia chủ sẽ có một bản vẽ thiết kế từ đơn vị thiết kế mà mình thuê. Tuy nhiên, sau nhiều lần chỉnh sửa thì bản thiết kế vẫn không làm gia chủ hài lòng. Chính vì vậy, lại phải tốn thêm một khoản chi phí để thuê đơn vị thiết kế khác vẽ lại bản thiết kế. Điều này không chỉ làm tốn thêm chi phí mà còn tốn thời gian, công sức và làm chậm tiến độ khởi công xây dựng.

Bên cạnh đó, chi phí thiết kế phát sinh còn do có những thêm bớt, điều chỉnh trong quá trình thi công xây dựng hay có thêm những hạng mục mới. 

Do đó, không thể không nói rằng phong cách thiết kế, quy mô, loại công trình,… chính là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí thiết kế. Mặc dù cùng diện tích xây dựng nhưng công trình có thiết kế cầu kỳ sẽ tốn kém hơn so với thiết kế giản đơn.

Chi phí thiết kế và xây dựng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng

Chi phí thiết kế và xây dựng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng

Khi nhắc đến chi phí xây dựng, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến hai khoản chi phí lớn là chi phí nhân công và chi phí vật tư. Mặc dù hai khoản chi phí này đã được dự toán ngay từ đầu nhưng trong quá trình thi công xây dựng chúng vẫn xảy ra một số sơ suất khiến các chi phí này tăng lên.

Chi phí nhân công

Thông thường, một công trình xây dựng sẽ xác định số nhân công và ngày công đã được tính ngay từ đầu để dễ dàng hơn trong việc tính toán chi phí. Tuy nhiên, do đội ngũ thi công làm chậm tiến độ nên số ngày công bị tăng lên gây nên tình trạng phát sinh chi phí.

Bên cạnh đó, chi phí nhân công còn dao động dựa trên mặt bằng chung của nơi xây dựng, trình độ tay nghề của thợ, phong cách kiến trúc và mức độ phức tạp của công trình.

Tùy thuộc và điều kiện và yêu cầu của gia chủ mà đội ngũ thi công sẽ thực hiện phần thô hoặc phần hoàn thiện hoặc hoàn thiện cả 2 phần.

Chi phí vật tư

Chi phí vật tư nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô và phong cách thiết kế của công trình. Cũng chính vì vậy mà có sự khác biệt về chủng loại, chất lượng và giá thành. Nếu gia chủ tự mình tìm hiểu và mua vật tư cần sử dụng trong trình xây dựng thì sẽ gặp trường hợp mua phải giá cao vì không mua được tận gốc. Do đó, gia chủ nên cân nhắc giữa việc tự mua vật tư hay nhờ sự trợ giúp từ nhà thầu để tối ưu chi phí.

Chi phí về xin cấp giấy phép xây dựng

Không phải chủ nhà nào cũng hiểu hết về các thủ tục pháp lý khi xin giấy cấp phép xây dựng. Do đó, có rất nhiều khoản phát sinh mà gia chủ không thể lường trước được.

  • Chi phí thủ tục pháp lý phù hợp với tình trạng hiện tại của ngôi nhà như sai lệch thổ cư, không xác định được ranh mốc, khoảng lùi xây dựng,…Tất cả các vấn đề này đều cần được xử lý để có thể tiến hành xây dựng và không bị làm phiền sau này.
  • Chi phí xin bản vẽ phép xây dựng.
  • Chi phí thỏa thuận với những ngôi nhà xung quanh do trong quá trình thi công xây dựng sẽ làm ảnh hưởng đến họ như tiếng ồn, bụi bẩn, gây cản trở đường đi,…

Bên cạnh những thủ tục bắt buộc thì gia chủ có thể gặp các trường hợp làm phát sinh chi phí như thời gian hoàn thành công trình đã quá hạn so với thời gian trên giấy tờ khiến gia chủ sẽ tốn thêm chi phí để xin gia hạn. Hay việc thuê thêm nhân công để hoàn thành công trình đúng thời gian cho phép. 

Ngoài ra, việc phát sinh phát lý chính là nguyên nhân làm trì hoãn việc thi công, cưỡng chế phá dỡ công trình,…làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng toàn bộ ngôi nhà.

Chi phí nội thất

Nội thất quyết định không nhỏ đến thẩm mỹ của toàn bộ không gian ngôi nhà. Do đó, việc tận dụng lại nội thất cũ để tiết kiệm chi phí hay đầu tư nội thất mới là điều mà gia chủ cần hết sức lưu ý.

Nhiều người nghĩ rằng, chi phí nội thất đã được xác định ngay từ đầu thì không thể phát sinh chi phí được. Tuy nhiên, việc trang trí nội thất cho ngôi nhà còn phụ thuộc vào không gian, cách bài trí và sở thích của gia chủ nên nó có thể bị thay đổi bất cứ lúc nào. 

Có rất nhiều gia chủ khi lựa chọn đồ nội thất lại mua những món đồ không cần thiết, không tương thích với nhu cầu sử dụng chỉ vì thời điểm đó thấy thích hoặc không lên ý tưởng thiết kế trước đó. Hay đổi trả nội thất do kích thước không phù hợp với tổng thể không gian ngôi nhà cũng khiến chi phí bị thay đổi. 

Chi phí dọn dẹp, giải phóng mặt bằng

Không phải công trình nào cũng được xây dựng trên mặt đất bằng phẳng, chỉ việc vận chuyển máy móc, thiết bị, vật tư vào để xây dựng. Có những công trình phải tốn thời gian để phá dỡ nhà cũ, giải phóng mặt bằng và dọn dẹp rác thải, những thứ thừa thãi ở nơi thi công. Chính vì vậy, đối với những công trình cần dọn dẹp nền nhà cũ trước khi thi công thì gia chủ sẽ tốn thêm một khoản chi phí mà điều này sẽ không nằm trong các khoản hợp đồng.

Chi phí tiểu cảnh trang trí, cổng, sân vườn

Đây có lẽ là phần chi phí mà rất nhiều gia chủ không để ý đến khi dự toán chi phí xây nhà. Bởi phần này không được tính trong các khoản hợp đồng xây dựng. Chi phí xây tiểu cảnh trang trí, sân vườn, cổng,…hết ít hay nhiều còn dựa vào quy mô, kiểu dáng và chất liệu mà gia chủ lựa chọn. 

Nguyên nhân phát sinh chi phí xây nhà

Một trong những nỗi lo khi xây nhà mà chủ nhà quan tâm chính là chi phí xây nhà. Bởi chi phí rất dễ phát sinh nếu không quản lý cẩn thận hay có sự dự toán trước. Tuy nhiên, nguyên nhân phát sinh chi phí xây nhà là gì thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số nguyên nhân mà các gia chủ có thể tham khảo để tránh khi thi công xây dựng.

Nguyên nhân phát sinh chi phí xây nhà

Nguyên nhân phát sinh chi phí xây nhà

Không có kế hoạch cụ thể

Có rất nhiều gia chủ không hiểu rõ bản thân mình muốn gì, không xác định được những điều cần cho gia đình mình, không thể dự trù được các khoản chi tiêu. Do đó, đây là những nguyên nhân phát sinh chi phí xây nhà điển hình.

  • Đánh giá thấp các khoản chi: có rất nhiều gia chủ không có kinh nghiệm xây nhà nên đều nghĩ mọi thứ trong kế hoạch là hoàn hảo. Tuy nhiên, cuộc đời vốn không có gì là hoàn hảo 100% nên các khoản chi vẫn có thể bị thay đổi. Mặc dù gia chủ đã cũng đã lên kế hoạch nhưng không nghĩ đến tình huống bị ảnh hưởng, tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, thực tế thi công, sự cố,…
  • Bị che mắt bởi những khoản chi phí không thể lường trước: có rất nhiều khoản chi phí mà gia chủ không thể biết trước hoặc không nghĩ đến. Chẳng hạn như, việc giải phóng mặt bằng, phá dỡ nhà cũ cũng là một khoản chi phí khá lớn nhưng thường bị bỏ quên. Hay bề mặt đất xây dựng có những đặc trưng như đất sét, đất xốp thì sẽ có những cách thi công khác nhau khiến chi phí công trình cũng có sự thay đổi.
  • Ưu tiên hình thức hơn công năng: công năng được sắp xếp, thiết kế một cách hợp lý sẽ đem đến sự thoải mái, tiện nghi cho gia chủ và các thành viên khi sử dụng. Tuy nhiên, nhiều gia chủ lại quan tâm hình thức hơn là công năng sử dụng của ngôi nhà khiến chi phí xây dựng cao hơn so với thông thường. Do đó, thay vì nghe lời góp ý của nhiều người làm bạn rối não, hãy phân chúng theo thứ tự ưu tiên để thực hiện. Như vậy, bạn có thể kiểm soát các khoản chi phí cần phải bỏ ra và dễ dàng nhìn thấy những khoản không cần thiết.

Thường xuyên thay đổi ý định khi xây nhà

Có rất nhiều gia chủ không giữ vững lập trường của mình từ lúc phác thảo bản vẽ đến khi hoàn thiện công trình dẫn đến điều chỉnh ngoài dự tính. Những người này thường đồng ý bản vẽ ở một thời điểm nhưng sau một thời gian, nhìn những công trình khác thì lại muốn thay đổi bản thiết kế công trình của mình làm cho mọi chuyện trở lộn xộn, tốn thời gian, công sức và chi phí.

Chuyện này thường xảy ra ở những gia chủ chưa có kinh nghiệm xây nhà nhưng lại thiếu đi sự giúp đỡ từ đội ngũ chuyên nghiệp. Việc không nhất quán trong phong cách, cách sắp xếp, bố trí công năng các phòng trong ngôi nhà dẫn đến tình huống “đẽo cày giữa đường” khi nhận những lời góp ý xung quanh. 

Việc góp ý ở các thời điểm khác nhau và không có bản vẽ hoàn chỉnh khiến gia chủ phải thêm chỗ này, đập bỏ chỗ kia gây tốn chi phí và mất đi tính thẩm mỹ của công trình. Hay việc xây thêm tầng, lấn thêm diện tích dẫn đến quá trình hoàn công gặp nhiều khó khăn. Thay đổi màu sơn, lát gạch hay thêm hạng mục tiểu cảnh cũng khiến hầu bao hao hụt không ít.

Đơn vị thiết kế không đủ năng lực

Chi phí thiết kế ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn ngân sách của gia chủ vì những thay đổi của thiết kế sẽ làm thay đổi các yếu tố khác như:

  • Phong cách thiết kế: mỗi phong cách thiết kế sẽ có mức giá khác nhau khi thiết kế. Thông thường, phong cách cổ điển sẽ có chi phí cao hơn do có các đường nét hoa văn phức tạp, cầu kỳ đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ. Trong khi phong cách hiện đại lại ưa chuộng các đường nét tối giản, tối ưu hóa công năng nên chi phí thiết kế sẽ thấp hơn.
  • Loại công trình xây dựng: quy mô của một công trình sẽ tác động đến giá thiết kế nhà. Chẳng hạn, quy mô công trình của bạn là biệt thự thì giá thiết kế sẽ cao hơn so với nhà cấp 4. Bên cạnh đó, loại hình công trình còn ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội thất, vật tư, nhân công,…
  • Tay nghề, năng lực của kiến trúc sư: không thể phủ nhận năng lực và kinh nghiệm của một kiến trúc sư đối với bản thiết kế. Bởi người có năng lực tốt, kinh nghiệm lâu năm sẽ đưa ra những ý tưởng, cách thiết kế phù hợp, bám sát vào nhu cầu thực tế của gia chủ và giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, một người kiến trúc giỏi thì chi phí thiết kế sẽ cao hơn so với những người mới vào nghề, còn non tay. Bên cạnh đó, sự nhiệt huyết, tận tâm của kiến trúc sư còn giúp gia chủ tránh rơi vào tình huống “phát sinh nhiều ý tưởng mới” trong suốt quá trình xây nhà và gia chủ biết mình cần gì, mong muốn cái gì ngay từ đầu.
Nguyên nhân phát sinh chi phí xây nhà

Nguyên nhân phát sinh chi phí xây nhà

Đội ngũ thi công không đủ năng lực

Đơn vị thi công bao gồm đội ngũ nhân công xây dựng và người giám sát. Nếu đội ngũ thi công xây dựng thiếu kinh nghiệm sẽ gây là các tình huống phát sinh chi phí như:

  • Đội ngũ nhân công tay nghề thấp nên không thể thực hiện đúng kỹ thuật gây ảnh hưởng đến công trình đang xây cũng như các công trình xung quanh. Khiến chúng gặp phải các tình huống như thấm dột, lún, nứt,…dẫn đến phát sinh chi phí sửa chữa, bảo dưỡng công trình và chi phí đền bù.
  • Lựa chọn vật tư kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Như vậy, thời gian sử dụng của công trình không dài, nhanh hỏng và có thể gây nguy hiểm cho mọi người.
  • Người giám sát quá trình thi công không sát sao, không nhắc nhở đội ngũ nhân công khiến tiến độ xây dựng không hiệu quả, kéo dài thời gian quá mức quy định nhưng hiệu quả không cao.
  • Đội thợ tay nghề kém, kỹ sư giám sát hiện trường có trình độ chuyên môn không cao sẽ hướng dẫn, phân tích bản vẽ không đầy đủ chi tiết sẽ dẫn đến tình huống thi công không đúng bản vẽ. Điều này sẽ khiến đơn vị quản lý nhà nước khi kiểm tra sẽ bắt buộc chủ nhà phá dỡ vì không đúng với bản vẽ đã xin phép làm gia chủ tốn thêm chi phí.

Nhu cầu thực tế không thống nhất khi xây nhà

Trước khi tiến hành thiết kế công trình, gia chủ không đưa ra những mong muốn và yêu cầu thực tế đối với công trình của mình mà chỉ trao đổi sơ lược, không thể hiện rõ tâm ý của mình. Nhưng khi bắt đầu thiết kế, các thành viên trong gia đình lại muốn thay đổi, muốn xây theo mong muốn hiện tại của mình gây nên tình trạng quan điểm không được thống nhất. Bên cạnh lỗi của gia chủ thì kiến trúc sư thiếu chuyên nghiệp, không tư vấn rõ ràng, chi tiết nhu cầu, công năng phù hợp với diện tích của ngôi nhà khiến gia chủ không thể thống nhất được ý kiến.

Thay đổi vật liệu xây dựng

Chất lượng, kích thước, hình dáng và giá thành của mỗi loại vật liệu xây dựng là khác nhau. Bên cạnh đó, ở mỗi thời điểm thì giá thành của vật tư xây dựng sẽ có sự thay đổi và dao động. Do đó, nếu gia chủ không tính toán đủ số lượng vật tư cần dùng cho thi công xây dựng công trình của mình mà mỗi lúc một ít thì rất có thể gây nên tình trạng phát sinh chi phí.

Ngoài ra, có những gia chủ không tìm hiểu kỹ vật tư, không nghiên cứu xem nó có thực sự phù hợp với công trình của mình không mà chủ xem ảnh dẫn đến tình trạng vật tư mua về không sử dụng được, phải mua mới, thay đổi vật liệu xây dựng. Điều này khiến gia chủ tốn kém chi phí hơn rất nhiều khi tìm hiểu và mua được đúng loại vật liệu phù hợp với công trình nhà mình.

Cách quản lý chi phí phát sinh xây nhà

Việc phát sinh chi phí trong quá trình thi công xây dựng là điều không thể tránh. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh chi phí xây nhà thì gia chủ cần phải biết cách quản lý để tránh tình trạng phát sinh trong xây dựng.

  • Trước khi thuê kiến trúc sư, gia chủ cần khảo sát, tìm hiểu những căn nhà đã xây xung quanh để biết về chi phí tổng quát và có thêm những ý tưởng thiết kế cho căn nhà của mình.
  • Xác định được những nhu cầu, mong muốn, sở thích của các thành viên trong gia đình về ngôi nhà tương lai.
  • Lập bản vẽ thiết kế sơ bộ để có thể dự toán được chi phí xây dựng. Hơn nữa, khi có bản vẽ sẽ giúp gia chủ tránh được việc thay đổi ý định.
  • Khảo sát thị trường, tìm hiểu về vật liệu xây dựng, thiết bị, đồ nội thất trong gia đình để ước tính được những khoản chi phí cho công tác mua sắm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lên kế hoạch để xem đồ nội thất nào có thể tái sử dụng và có phù hợp với không gian mới của ngôi nhà mình không. Như vậy bạn vừa có một ngôi nhà thật tiện nghi nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí.
  • Dự trù một khoản chi phí để đảm bảo chất lượng.
  • Tìm một đơn vị thiết kế và nhà thầu có uy tín để thiết kế và thi công xây nhà trọn gói. Tuy nhiên, các điều khoản trong hợp đồng cần phải chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch về thời gian hoàn thành, giá cả, công tác bảo trì, bảo dưỡng,….
  • Tìm hiểu thị trường vật tư thật kỹ càng và khi ưng ý cần xây nhà ngay, không chần chừ vì xây càng muộn thì chi phí càng cao.

Bất kỳ gia chủ nào khi không có kinh nghiệm đều sẽ gặp phải một trong những nguyên nhân phát sinh chi phí xây nhà trên. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thể tránh được những phát sinh không đáng có.

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *