Nghi thức động thổ là bước khởi đầu quan trọng khi xây dựng nhà cửa hay công trình. Không chỉ mang ý nghĩa đánh dấu sự khởi công, nghi lễ này còn thể hiện lòng thành kính với thần linh, cầu mong mọi sự hanh thông, tránh điều xui rủi. Việc thực hiện nghi thức đúng cách theo phong thủy còn giúp gia chủ đón nhận tài lộc, bình an và sự vững bền cho công trình. Vậy nghi thức cúng khởi công bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Nghi thức động thổ là gì? Ý nghĩa phong thủy trong nghi thức cúng động thổ
Lễ cúng động thổ là gì?
Là một nghi lễ tâm linh quan trọng được thực hiện trước khi khởi công xây dựng. Theo quan niệm dân gian, đất đai có thần linh cai quản. Do đó, trước khi đào móng hay san lấp mặt bằng, gia chủ cần làm lễ để xin phép và cầu mong công trình diễn ra thuận lợi.
Nghi thức động thổ thường bao gồm việc chọn ngày giờ tốt, chuẩn bị lễ vật, bài khấn và thực hiện các nghi thức theo đúng phong tục. Đây không chỉ là một nghi lễ truyền thống mà còn giúp gia chủ an tâm hơn về mặt phong thủy, tránh những điều kiêng kỵ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này
Ý nghĩa nghi thức động thổ
- Hóa giải sát khí, tránh điều xui rủi: Khi đào móng, san lấp mặt bằng, có thể vô tình tác động đến long mạch hoặc phạm phải vị trí không tốt. Nghi lễ động thổ giúp xoa dịu các yếu tố phong thủy tiêu cực, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công.
- Cầu tài lộc, hanh thông trong công việc: Việc chọn ngày giờ tốt, người hợp tuổi để động thổ có thể ảnh hưởng đến vận khí của gia chủ, giúp thu hút tài lộc, công việc thuận lợi, gia đạo hưng thịnh.
- Thiết lập sự cân bằng năng lượng đất đai: Trong phong thủy, đất có sinh khí và mỗi khu vực có một trường năng lượng riêng. Khi thực hiện nghi thức động thổ đúng cách, gia chủ có thể điều hòa dòng năng lượng, tạo sự hài hòa giữa thiên - địa - nhân, giúp ngôi nhà hoặc công trình trở thành nơi sinh sống và làm việc thịnh vượng.
- Tạo nền tảng vững chắc cho công trình: Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, nghi thức động thổ còn là một bước đánh dấu sự khởi đầu thuận lợi, giúp công trình diễn ra suôn sẻ, tránh các sự cố không mong muốn trong quá trình thi công.
Chuẩn bị trước khi cúng động thổ
Trước khi tiến hành nghi thức động thổ, gia chủ cần chuẩn bị chu đáo để đảm bảo buổi lễ diễn ra suôn sẻ, đúng phong thủy và mang lại may mắn cho công trình. Dưới đây là các bước quan trọng cần thực hiện:
Lựa chọn ngày giờ tốt
Trong quan niệm phong thủy, mỗi mảnh đất đều có trường năng lượng riêng và bị ảnh hưởng bởi thiên can, địa chi. Nghi thức động thổ vào ngày tốt, giờ đẹp không chỉ giúp công trình gặp nhiều may mắn, tránh rủi ro mà còn giúp gia chủ và những người liên quan có cuộc sống hanh thông.
- Dựa vào tuổi gia chủ: Thông thường, ngày động thổ được chọn dựa trên tuổi của người đứng tên xây dựng nhà. Gia chủ cần tránh những ngày xung khắc với tuổi của mình để tránh điều không may.
- Tránh các ngày xấu: Kiêng động thổ vào các ngày Tam Nương (mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch), Nguyệt Kỵ (mùng 5, 14, 23), Thọ Tử hoặc Sát Chủ để tránh vận hạn.
- Chọn ngày Hoàng Đạo: Những ngày Hoàng Đạo thực hiện nghi thức động thổ được xem là có cát khí, thuận lợi để làm việc đại sự như xây nhà, khởi công, cưới hỏi.
- Chọn giờ đẹp: Ngoài ngày tốt, việc chọn giờ đẹp theo Lục Diệu (Đại An, Tốc Hỷ) hay hệ Can Chi giúp tăng cường vượng khí. Nếu không có kinh nghiệm, gia chủ có thể nhờ thầy phong thủy xem ngày phù hợp nhất.
Chuẩn bị đồ cúng
Tùy theo quy mô công trình và phong tục địa phương, trong nghi thức động thổ thì mâm cúng có thể đơn giản hoặc đầy đủ nhưng thường bao gồm:
Ngũ quả: Chọn 5 loại trái cây tươi theo quan niệm ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) để tạo sự cân bằng.
Hoa tươi: Nên chọn hoa có màu sắc tươi sáng, mang ý nghĩa may mắn như hoa cúc vàng, hoa đồng tiền.
Hương, đèn nến: Để dâng lên thần linh, thể hiện sự thành kính.
Xôi, gà luộc: Thường là gà trống luộc nguyên con đi kèm đĩa xôi, thể hiện sự sung túc.
Chè, rượu, nước, trầu cau: Là những lễ vật truyền thống không thể thiếu trong các nghi thức cúng bái.
Muối, gạo, vàng mã: Sau khi cúng xong sẽ được rải xuống đất để tạ ơn thần linh, cầu mong bình an.

Xem thêm: Chi tiết mâm cúng động thổ Xem thêm: Hoa cúng động thổ
Xác định địa điểm thực hiện nghi thức động thổ
Nếu xây nhà riêng: Mâm lễ thường đặt ở trung tâm khu đất hoặc ngay vị trí dự kiến đặt móng đầu tiên.
Nếu xây công trình lớn: Có thể đặt mâm cúng ở nơi quan trọng nhất trong khu vực thi công, thường là trung tâm hoặc cổng chính.
Nếu khu đất có địa hình đặc biệt: Gia chủ nên xem xét hướng tốt theo tuổi hoặc nhờ thầy phong thủy xác định vị trí đặt lễ sao cho phù hợp.
Phân phối công việc và vai trò của mỗi người
Để nghi thức động thổ diễn ra thuận lợi, việc phân công nhiệm vụ rõ ràng là điều cần thiết.
- Gia chủ hoặc người đại diện: Là người trực tiếp thực hiện lễ cúng, dâng hương, đọc bài khấn.
- Người hỗ trợ: Giúp chuẩn bị mâm lễ, bày biện đồ cúng, châm hương và hóa vàng sau khi cúng xong.
- Thầy cúng hoặc thầy phong thủy (nếu có): Hướng dẫn thực hiện nghi lễ đúng chuẩn, đọc bài khấn và xem phong thủy cho công trình.
- Nhóm công nhân: Sẵn sàng thực hiện cuốc đất, đổ móng ngay sau khi kết thúc nghi thức cúng động thổ.
Nghi thức động thổ đầy đủ và chính xác nhất
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, việc thực hiện nghi lễ có thể khác nhau, đặc biệt là giữa những khu đất trống và những khu vực đã có công trình cũ cần phá dỡ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện các nghi thức động thổ đúng chuẩn phong thủy.
Lễ cúng xin dỡ nhà cũ, động thổ, san đất, cuốc móng
(Dành cho trường hợp phá công trình cũ để xây công trình mới)
Nghi thức động thổ dành cho trường hợp cúng lễ, nhưng không có thời gian tụng kinh.
Thời gian: Thời gian trước 7 ngày. Nếu việc dỡ nhà, động thổ, san đất và cuốc móng thời gian làm liền nhau thì chỉ làm lễ 1 lần. Còn không liền thời gian với nhau, thì trước mỗi việc đều làm lễ như lễ này
1. Nguyện Hương
(Quỳ gối, chắp tay)
Nguyện đem lòng thành kính Gửi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo Thề trọn đời giữ đạo Theo tự tính làm lành Cùng pháp giới chúng sinh Cầu Phật từ gia hộ Tâm Bồ Đề kiên cố Chí tu đạo vững bền Xa biển khổ nguồn mê Chóng quay về bờ giác Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
2. Lễ Tán Phật (Quỳ hoặc đứng, pháp khí: khánh)
Đại từ đại bi thương chúng sinh, Đại hỷ đại xả cứu hàm thức, Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm, Chúng con chí tâm thành đảnh lễ. (1 chuông)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ) Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ) Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (3 chuông. 1 lễ)
3. Văn Bạch Phật (Quỳ gối, chắp tay bạch)
Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho con/chúng con. Con/chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần Linh ủng hộ cho con/chúng con.
Đệ tử con tên là:... Pháp danh (nếu có):... Hiện đang ở tại:...
Trường hợp làm lễ 5 ngày đầu thì đọc: Gia đình con/chúng con có duyên sự, dự định vào ngày ... xin chính thức dỡ ngôi nhà này (và san gạt lại đất, cuốc móng),
Trường hợp làm lễ ngày thứ 6 thì đọc: Gia đình con/chúng con có duyên sự, ngày mai xin chính thức dỡ ngôi nhà này (và san gạt lại đất, cuốc móng),
(Tiếp)
để xây dựng ngôi nhà mới (làm xưởng... đọc ngành nghề), thiết lập nơi thờ phụng được tôn kính trang nghiêm và làm chỗ ở sinh hoạt cho cả gia đình.
Con/chúng con xin nương oai lực Tam Bảo, xin thỉnh mời các hương linh gia tiên tiền tổ nội ngoại đôi bên họ ... hợp duyên với gia đình con/chúng con, cùng các hương linh có duyên tại nơi đất ở của gia đình, xin thỉnh các hương linh có oán kết có duyên oán kết với gia đình con/chúng con về sức khỏe, thọ mạng, công việc làm ăn, quan hệ trong gia đình, các hương linh có duyên báo oán cản trở các việc trong khi xây nhà của gia đình con/chúng con; hương linh, quỷ thần cản trở các công việc: họp bàn thống nhất ý kiến, triển khai công việc thuộc các bộ phận liên quan như xây dựng, hệ thống điện, nước... trong quá trình làm nhà; hương linh có oán kết trên nghiệp tai nạn và thọ mạng của những người tham gia làm việc, tác động gây tai nạn khi làm việc tại công trình... hồi hướng cho mọi người được bình an, công việc hanh thông. Từ nơi tâm kính tín Tam Bảo của con/chúng con, các hương linh được nương oai lực Tam Bảo, vân tập về đây chứng giám cho lòng thành của con/chúng con. Nhân duyên này, gia đình con/chúng con thành tâm sắm sửa vật thực thanh tịnh (nếu có vật thực do tự tay giết/xui người giết thì đọc: và chúng con không dâng cúng phần vật thực không thanh tịnh).
(Tiếp)
Thượng: xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh. Trung: xin dâng lên cúng dường chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh. Hạ: xin dâng cúng đến cho chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi đây. Sau: xin hiến cúng cho tất cả các hương linh mà con/chúng con đã thỉnh mời.
Nguyện cho các hương linh được nương sự bố thí trong khóa lễ cúng này của con/chúng con mà được thọ thực no đủ.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông)
Nghi thức động thổ dành cho trường hợp cúng lễ, có thời gian tụng kinh
Nếu gia chủ có đủ thời gian và muốn thực hiện nghi lễ đầy đủ hơn. Hãy tiếp tục với phần tụng kinh
5. Tụng Kinh
(Ngồi; pháp khí: mõ)
Bài kinh (ấn vào tên bài): Ngày Lành Tháng Tốt
Bài kinh (ấn vào tên bài): Làm Giàu
6. Cúng Thực
a. Văn bạch (Quỳ, chắp tay)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh, chư vị Hộ Pháp, Thiện Thần, Thần Linh chứng giám, chư hương linh hoan hỷ, trong Bài kinh "Ngày Lành Tháng Tốt" Đức Phật dạy tất cả chúng sinh, suy nghĩ nói và làm điều lành, thì ngày tháng năm đều được phúc lành, con/chúng con thỉnh chư Thiên, chư Thần Linh, chư hương linh, luôn gia hộ ủng hộ và cùng với gia đình con/chúng con, trong khi xây nhà làm được các điều lành, theo lời Phật dạy, để mọi sự được tốt lành và gia hộ cho con/chúng con làm được đầy đủ năm điều như lời Phật dạy trong Bài kinh "Làm Giàu". Nhân duyên này, gia đình con/chúng con thành tâm sắm sửa vật thực thanh tịnh (nếu có vật thực do tự tay giết/xui người giết thì đọc: và chúng con không dâng cúng phần vật thực không thanh tịnh).
(Tiếp)
Thượng: xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh. Trung: xin dâng lên cúng dường chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh. Hạ: xin dâng cúng đến cho chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi đây. Sau: xin hiến cúng cho tất cả các hương linh mà con/chúng con đã thỉnh mời. Nguyện cho các hương linh được nương sự bố thí trong khóa lễ cúng này của con/chúng con mà được thọ thực no đủ. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông)
b. Tụng thần chú cúng thực (Ngồi, pháp khí: mõ) Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đá tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần. 1 chuông) Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần. 1 chuông) Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần. 3 chuông)
Nguyện cho các hương linh Được thọ thực no đủ Nghe kinh giác ngộ Pháp Sinh lòng kính tín Phật Nương tựa nơi Tam Bảo Tu hành cầu thoát khổ Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 vái)
7. Bạch Cúng Dường Tam Bảo (Nếu gia đình không phát nguyện cúng dường Tam Bảo, thì không thực hiện phần này) (Quỳ, chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nhân lễ này, con/chúng con xin tô bồi phúc báu cho gia đình, nên con/chúng con thực hành pháp cúng dường Tam Bảo, hộ trì Tam Bảo, hộ độ cho Tăng chúng tu hành tại chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, với tâm nguyện cho chư Tăng được tứ sự như ý, phù hợp với việc tu tập, xây dựng chùa chiền lấy chỗ cho nhân dân phật tử tu tập và hoằng Pháp để hồi hướng công đức cúng dường của con/chúng con đến các vị chư Thiên, chư Thần Linh và các hương linh.
- Con/chúng con xin phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tiền là... để hồi hướng phúc báu đến cho các vị chư Thiên, chư Thần Linh.
- Con/chúng con xin phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tiền là... để hồi hướng phúc báu đến cho các hương linh (nếu cúng dường riêng cho từng mục hương linh thì đọc tổng của riêng từng mục).
Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 lễ)
8. Phục Nguyện (Quỳ, chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Đệ tử con/chúng con xin hồi hướng công đức tu tập trong khóa lễ này, và các công đức tạo lập được trong ngày hôm nay của con/chúng con, hồi hướng về Vô Thượng Bồ Đề và hiện tiền hồi hướng cho chư vị chư Thiên, chư Thần Linh, chư hương linh, nguyện cho chư vị được tăng phúc, gia hộ cho gia đình con/chúng con các công việc xây nhà được hanh thông, chủ thợ được bình an.
Con/chúng con cũng xin hồi hướng công đức tu tập trong khóa lễ này, và các công đức tạo lập được trong ngày hôm nay của con/chúng con, hồi hướng đến cho gia đình hòa thuận (đọc mong cầu)..., và được thắng duyên nương tựa Tam Bảo, thực hành Phật Pháp, cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.
Con/chúng con xin phép, sau buổi lễ này, con/chúng con xin làm nghi pháp động thổ, 5 nhát cuốc xuống đất, 5 nhát búa đập nhà. Đến ngày (sau 7 ngày)... gia đình con/chúng con xin chính thức dỡ ngôi nhà này và san gạt lại đất. (Từ buổi thứ hai không đọc phần in đậm nữa)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)
9. Tam Tự Quy (Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)
Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh hiểu rõ đạo lớn, phát tâm Bồ Đề. (1 chuông. 1 lễ) Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh vào sâu kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 chuông. 1 lễ) Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (3 chuông. 1 lễ)
10. Hồi Hướng
Nguyện đem công đức này Hướng về khắp tất cả Đệ tử và chúng sinh Đều trọn thành Phật đạo.
(hết)
Lễ cúng động thổ, san đất và cuốc móng
(Trường hợp đất trống)
Nghi thức động thổ dành cho trường hợp cúng lễ, nhưng không có thời gian tụng kinh
1. Nguyện Hương
(Chắp tay)
Nguyện đem lòng thành kính Gửi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo Thề trọn đời giữ đạo Theo tự tính làm lành Cùng pháp giới chúng sinh Cầu Phật từ gia hộ Tâm Bồ Đề kiên cố Chí tu đạo vững bền Xa biển khổ nguồn mê Chóng quay về bờ giác Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
2. Lễ Tán Phật (Pháp khí: khánh)
Đại từ đại bi thương chúng sinh, Đại hỷ đại xả cứu hàm thức, Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm, Chúng con chí tâm thành đảnh lễ. (1 chuông)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ) Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ) Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (3 chuông. 1 lễ)
3. Văn Bạch Phật (Chắp tay bạch)
Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho con/chúng con. Con/chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần Linh ủng hộ cho con/chúng con.
Đệ tử con tên là:... Pháp danh (nếu có):... Hiện đang ở tại:...
Gia đình con/chúng con có mảnh đất tại nơi đây (đọc địa chỉ)..., con/chúng con dự định vào ngày (sau 7 ngày)... xin chính thức (san gạt lại đất, chặt cây, cuốc móng...), để xây dựng ngôi nhà mới (làm xưởng... đọc ngành nghề), thiết lập nơi thờ phụng được tôn kính trang nghiêm và làm chỗ ở sinh hoạt cho cả gia đình.
Con/chúng con xin được nương oai lực Tam Bảo, xin thỉnh mời các hương linh có duyên nương gá trên cây dưới đất, trong diện tích đất này, của gia đình con/chúng con cùng các hương linh gia tiên tiền tổ nội ngoại đôi bên họ (Trần, Phạm,...):... hợp duyên với gia đình con/chúng con, xin thỉnh các hương linh có oán kết có duyên oán kết với gia đình con/chúng con về sức khỏe, thọ mạng, công việc làm ăn, quan hệ trong gia đình; các hương linh có duyên báo oán, cản trở các việc trong khi xây nhà của gia đình con/chúng con; các hương linh ở tại nơi đất này; hương linh, quỷ thần cản trở các công việc: họp bàn thống nhất ý kiến, triển khai công việc thuộc các bộ phận liên quan như xây dựng, hệ thống điện, nước... trong quá trình làm nhà; hương linh có oán kết trên nghiệp tai nạn và thọ mạng của những người tham gia làm việc, tác động gây tai nạn khi làm việc tại công trình... hồi hướng cho mọi người được bình an, công việc hanh thông. Xin thỉnh các hương linh vân tập về đây chứng giám cho lòng thành của con/chúng con. Nhân duyên này, gia đình con/chúng con thành tâm sắm sửa vật thực thanh tịnh (nếu có vật thực do tự tay giết/xui người giết thì đọc: và chúng con không dâng cúng phần vật thực không thanh tịnh).
(Tiếp)
Thượng: xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh. Trung: xin dâng lên cúng dường chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh. Hạ: xin dâng cúng đến cho chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi đây. Sau: xin hiến cúng cho tất cả các hương linh mà con/chúng con đã thỉnh mời.
Nguyện cho các hương linh được nương sự bố thí trong khóa lễ cúng này của con/chúng con mà được thọ thực no đủ.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông)
4. Tụng Thần Chú Cúng Thực (Pháp khí: mõ)
Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đá tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần. 1 chuông) Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần. 1 chuông) Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần. 3 chuông)
Nguyện cho các hương linh Được thọ thực no đủ Nghe kinh giác ngộ Pháp Sinh lòng kính tín Phật Nương tựa nơi Tam Bảo Tu hành cầu thoát khổ Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 vái)
Nghi thức động thổ dành cho trường hợp cúng lễ, có thời gian tụng kinh
5. Tụng Kinh
(Pháp khí: mõ)
Bài kinh (ấn vào tên bài): Ngày Lành Tháng Tốt
Bài kinh (ấn vào tên bài): Làm Giàu
6. Cúng Thực
a. Văn bạch (Chắp tay)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh, chư vị Hộ Pháp, Thiện Thần, Thần Linh, chứng giám, chư hương linh hoan hỉ, trong Bài kinh "Ngày Lành Tháng Tốt" Đức Phật dạy tất cả chúng sinh, suy nghĩ nói và làm điều lành, thì ngày tháng năm đều được phúc lành, con/chúng con thỉnh chư Thiên, chư Thần Linh, chư hương linh, luôn gia hộ ủng hộ và cùng với gia đình con/chúng con, trong khi xây nhà làm được các điều lành, theo lời Phật dạy, để mọi sự được tốt lành và gia hộ cho con/chúng con làm được đầy đủ năm điều như lời Phật dạy trong Bài kinh "Làm Giàu". Nhân duyên này, gia đình con/chúng con thành tâm sắm sửa vật thực thanh tịnh (nếu có vật thực do tự tay giết/xui người giết thì đọc: và chúng con không dâng cúng phần vật thực không thanh tịnh).
(Tiếp)
Thượng: xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh. Trung: xin dâng lên cúng dường chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh. Hạ: xin dâng cúng đến cho chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi đây. Sau: xin hiến cúng cho tất cả các hương linh mà con/chúng con đã thỉnh mời. Nguyện cho các hương linh được nương sự bố thí trong khóa lễ cúng này của con/chúng con mà được thọ thực no đủ.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông)
b. Tụng thần chú cúng thực (Pháp khí: mõ) Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đá tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần. 1 chuông) Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần. 1 chuông) Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần. 3 chuông)
Nguyện cho các hương linh Được thọ thực no đủ Nghe kinh giác ngộ Pháp Sinh lòng kính tín Phật Nương tựa nơi Tam Bảo Tu hành cầu thoát khổ Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 vái)
7. Bạch Cúng Dường Tam Bảo (Nếu gia đình không phát nguyện cúng dường Tam Bảo, thì không thực hiện phần này) (Chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nhân lễ này, con/chúng con xin tô bồi phúc báu cho gia đình, nên con/chúng con thực hành pháp cúng dường Tam Bảo, hộ trì Tam Bảo, hộ độ cho Tăng chúng tu hành tại chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, với tâm nguyện cho chư Tăng được tứ sự như ý, phù hợp với việc tu tập, xây dựng chùa chiền lấy chỗ cho nhân dân Phật tử tu tập và hoằng Pháp để hồi hướng công đức cúng dường của con/chúng con đến các vị chư Thiên, chư Thần Linh, và các hương linh.
- Con/chúng con xin phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tiền là... để hồi hướng phúc báu đến cho các vị chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi đất này.
- Con/chúng con xin phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tiền là... để hồi hướng phúc báu đến cho các hương linh (nếu cúng dường riêng cho từng mục hương linh thì đọc tổng của riêng từng mục)
Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 lễ)
8. Phục Nguyện (Chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Đệ tử con/chúng con xin hồi hướng công đức tu tập trong khóa lễ này, và các công đức tạo lập được trong ngày hôm nay của con/chúng con, hồi hướng về Vô Thượng Bồ Đề và hiện tiền hồi hướng cho chư vị chư Thiên, chư Thần Linh, chư hương linh, nguyện cho chư vị được tăng phúc, gia hộ cho gia đình con/chúng con, các công việc xây nhà được hanh thông, chủ thợ được bình an.
Con/chúng con cũng xin hồi hướng công đức tu tập trong khóa lễ này, và các công đức tạo lập được trong ngày hôm nay của con/chúng con, hồi hướng đến cho gia đình hòa thuận (đọc mong cầu)..., cùng nhau gặp được Chính Pháp, tinh tấn tu hành cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.
Con/chúng con xin phép, sau buổi lễ này, con/chúng con xin làm nghi pháp động thổ, 5 nhát cuốc xuống đất. Đến ngày (sau 7 ngày)... gia đình con/chúng con xin chính thức cuốc móng để làm nhà. Hôm nay con/chúng con làm lễ, cáo bạch xin phép để các vị chư Thiên, chư Thần Linh, cùng các hương linh được biết, khiến không làm tổn hại đến các vị. (Từ buổi thứ hai không đọc phần in đậm nữa)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)
9. Tam Tự Quy (Pháp khí: khánh)
Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh hiểu rõ đạo lớn, phát tâm Bồ Đề. (1 chuông. 1 lễ) Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh vào sâu kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 chuông. 1 lễ) Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (3 chuông. 1 lễ)
10. Hồi Hướng
Nguyện đem công đức này Hướng về khắp tất cả Đệ tử và chúng sinh Đều trọn thành Phật đạo.
(Xong ra động thổ....)
Những lưu ý khi thực hiện nghi thức động thổ
Để đảm bảo buổi lễ diễn ra suôn sẻ, gia chủ cần lưu ý một số điểm quan trọng để tránh những sai sót có thể ảnh hưởng đến vận khí của công trình và gia đình.

Mời thầy phong thủy hoặc người có kinh nghiệm
Khi tiến hành nghi thức động thổ, việc mời thầy phong thủy hoặc người có kinh nghiệm là một bước quan trọng không thể bỏ qua. Người am hiểu phong thủy sẽ giúp gia chủ xác định ngày, giờ đẹp phù hợp với tuổi và mệnh của mình, từ đó tránh được những điều kiêng kỵ có thể ảnh hưởng đến quá trình xây dựng.
Bên cạnh đó, họ cũng hướng dẫn cách bài trí lễ vật, chọn vị trí khởi công sao cho đúng phong tục và mang lại nhiều may mắn. Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, việc này còn giúp gia chủ an tâm hơn, khởi đầu công trình với tinh thần vững vàng.
Dọn dẹp khu vực thực hiện lễ
Trước khi tiến hành nghi thức động thổ, khu vực làm lễ cần được dọn dẹp sạch sẽ để tạo không gian trang nghiêm, thể hiện sự thành kính với thần linh và tổ tiên. Những vật cản như rác, cây dại hay đất đá lộn xộn cần được loại bỏ để khu vực động thổ trở nên thông thoáng.
Mặt đất cần được san bằng, tránh lầy lội hoặc có vật sắc nhọn gây nguy hiểm. Không gian sạch sẽ không chỉ giúp nghi lễ trang trọng hơn mà còn thể hiện sự chu đáo, nghiêm túc của gia chủ đối với công trình sắp xây dựng.
Thực hiện đúng quy trình nghi lễ
Nghi thức động thổ cần được tiến hành theo trình tự để đảm bảo ý nghĩa phong thủy và sự linh thiêng. Đầu tiên, gia chủ chuẩn bị đầy đủ lễ vật bao gồm hương, hoa, trái cây, rượu, muối gạo, xôi gà cùng bộ tam sên để dâng lên thần linh.
Khi mọi thứ đã sẵn sàng, người làm lễ sẽ thắp nhang và đọc văn khấn, thành tâm cầu xin sự phù hộ cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi, tránh được những điều không may mắn.
Sau khi khấn vái xong, gia chủ sẽ đích thân dùng cuốc hoặc xẻng xúc một ít đất lên, tượng trưng cho việc khởi công xây dựng. Đây là bước quan trọng đánh dấu sự bắt đầu của công trình, mang ý nghĩa cầu mong sự thuận lợi và bình an
Gia chủ không vắng mặt khi làm lễ
Trong bất kỳ nghi lễ quan trọng nào, sự hiện diện của gia chủ luôn mang ý nghĩa đặc biệt, và nghi thức động thổ cũng không ngoại lệ. Gia chủ không nên ủy quyền cho người khác thực hiện nghi lễ thay mình, vì đây là thời khắc đánh dấu sự khởi đầu của ngôi nhà mới, gắn liền với vận khí của chính chủ nhân.
Việc có mặt trực tiếp thể hiện sự thành tâm, kính trọng với thần linh và mong muốn có được sự che chở, bảo hộ. Đồng thời, sự tham gia của gia chủ còn giúp tăng thêm sự kết nối về mặt phong thủy, tạo nền tảng vững chắc cho tổ ấm tương lai.
Đùa giỡn hoặc gây ồn ào trong khi làm lễ
Nghi thức động thổ mang tính chất trang nghiêm, vì vậy trong suốt quá trình làm lễ, mọi người cần giữ thái độ nghiêm túc, tránh cười đùa, nói chuyện ồn ào hay sử dụng điện thoại gây mất tập trung. Không khí yên tĩnh giúp buổi lễ diễn ra suôn sẻ, thể hiện sự tôn trọng đối với thần linh và tổ tiên. Nếu có nhiều người tham gia, cần đảm bảo sự trật tự, không chen lấn hoặc di chuyển lộn xộn làm ảnh hưởng đến nghi lễ. Sự trang nghiêm không chỉ giúp nghi thức được hoàn thành đúng quy trình mà còn góp phần tạo ra năng lượng tích cực cho công trình sắp tới.
Không hóa vàng hoặc xử lý lễ vật đúng cách
Sau khi nghi thức động thổ hoàn tất, việc xử lý lễ vật cũng cần được thực hiện cẩn thận. Gia chủ không nên vứt bỏ đồ cúng bừa bãi mà cần hóa vàng đúng cách, tránh đốt ở nơi có nhiều gió hoặc khu vực dễ gây hỏa hoạn. Các thực phẩm cúng như xôi, gà, hoa quả có thể được chia sẻ lại cho người thân hoặc công nhân trong công trình thay vì bỏ đi, thể hiện sự trân trọng và giữ gìn ý nghĩa linh thiêng của buổi lễ. Xử lý lễ vật đúng cách không chỉ giúp duy trì sự tôn nghiêm mà còn thể hiện sự chu đáo, tránh những điều không may mắn ảnh hưởng đến quá trình xây dựng.
Liên hệ ngay GreenHN để được tư vấn thiết kế và xây dựng nhà chuẩn phong thủy!
Nếu bạn đang chuẩn bị xây dựng tổ ấm của mình và cần một đội ngũ chuyên nghiệp tư vấn thiết kế, thi công chuẩn phong thủy, hãy liên hệ với GreenHN ngay hôm nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà ở, biệt thự, villa, chung cư mini, tòa nhà văn phòng, chúng tôi cam kết mang đến giải pháp tối ưu nhất không chỉ kỹ thuật mà còn về phong thủy cho bạn.
- CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG GREENHN
- Hotline: 0967.212.388 - 0922.77.11.33 - 0922.99.11.33
- Fanpage Xây Nhà Trọn Gói GreenHN
- Youtube: Xây Nhà Trọn Gói - Greenhn
- Tiktok: Xây nhà trọn gói Greenhn
Hãy để GreenHN đồng hành cùng bạn trong từng bước xây dựng không gian sống lý tưởng!