Chia Sẻ Kiến Thức, Thi Công Xây Dựng Nhà Ở

Nên sửa nhà hay xây mới: 5 yếu tố then chốt để quyết định

nen-sua-nha-hay-xay-moi-ava

Qua thời gian dài sử dụng, ngôi nhà của bạn đã có dấu hiệu xuống cấp, hoặc bạn mua một ngôi nhà có sẵn và đang băn khoăn không biết nên cải tạo lại hay đập đi xây mới hoàn toàn. Việc tự ý sửa hay xây nhà theo cảm tính có thể đem đến nhiều rắc rối và hậu quả khôn lường cho bạn và gia đình. Quyết định nên sửa nhà hay xây mới còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tình trạng của ngôi nhà, tài chính, mục đích sử dụng,… 

Nếu kiến trúc ngôi nhà còn chắc chắn, tài chính có giới hạn thì cải tạo nhà là lựa chọn hợp lý. Quá trình tu sửa lại khá nhanh chóng vì các phần kết cấu như móng, dầm, sàn, trần và mái đều có thể giữ lại. Còn trường hợp nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, ngân sách dư dả thì hầu hết gia chủ đều lựa chọn xây nhà mới. Hãy cùng chúng tôi phân tích rõ hơn những yếu tố mấu chốt để gia chủ có thể đưa ra quyết định nên xây mới hay cải tạo nhà cũ trong bài viết sau đây.

1. 5 yếu tố chủ chốt để biết nên sửa nhà hay xây mới

Gia chủ trước khi quyết định đập nhà cũ đi xây mới, hay chỉ sửa chữa những phần hư hỏng nên cân nhắc một số yếu tố sau:

1.1 Tình trạng hiện tại của ngôi nhà 

  • Kết cấu 

Thực tế, một ngôi nhà sau khoảng 20 – 30 năm sử dụng là bắt đầu xuống cấp nghiêm trọng. Thậm chí nhiều căn nhà do quá trình thi công không đảm bảo chất lượng dẫn đến việc  Bạn cần biết được ngôi nhà đã xây được bao lâu? Khung nhà, móng nhà có còn kiên cố hay đã xuống cấp? Nếu kết cấu nhà có vấn đề nghiêm trọng, việc sửa chữa có thể không đảm bảo an toàn và tốn kém hơn so với xây mới.

  • Mức độ xuống cấp

Các hạng mục như hệ thống điện nước, mái nhà, tường nhà có bị nứt, thấm dột, bong tróc sơn hay hư hỏng nặng không? Nếu hư hỏng nặng, việc sửa chữa sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí.

  • Diện tích và bố trí các phòng

Diện tích nhà có đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hiện tại của gia đình bạn hay không? Khả năng mở rộng diện tích hay thay đổi bố trí phòng ốc của căn nhà như thế nào? Nếu diện tích quá nhỏ, bạn có thể cân nhắc cơi nới hoặc xây mới để có thêm không gian.

1.2 Ngân sách

Tài chính của gia đình bạn dự trù cho công tác thay đổi ngôi nhà là bao nhiêu? Nguồn vốn dự trữ và khả năng vay mượn như thế nào? Sau khi trả lời được những vấn đề này sẽ giúp bạn lựa chọn phương án phù hợp với khả năng chi trả.

chi-phi-sua-nha-hoac-xay-moi

Quyết định xây lại nhà mới hay chỉ cần sửa nhà còn phụ thuộc vào chi phí của gia đình

Những hạng mục chi phí quan trọng mà bạn cần quan tâm khi sửa chữa hoặc xây mới ngôi nhà gồm có: chi phí thiết kế, vật liệu, nhân công, giấy tờ pháp lý,… Chi phí sửa chữa nhà sẽ phụ thuộc vào mức độ hư hỏng của ngôi nhà và các hạng mục cần sửa chữa. Còn chi phí xây mới sẽ phụ thuộc vào diện tích, thiết kế, vật liệu xây dựng,… Ngoài ra, bạn cũng cần dự trù chi phí phát sinh trong quá trình thi công.

Thông thường, việc xây mới sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với việc sửa chữa. Nếu bạn có ngân sách dồi dào và không quá bận tâm về chi phí, thì việc xây mới có thể là lựa chọn tốt hơn để có được một ngôi nhà hoàn toàn mới và đáp ứng được các nhu cầu sử dụng của gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn đang có ngân sách hạn chế, thì việc sửa chữa có thể là phương án tiết kiệm chi phí hơn. Bạn có thể tìm cách sửa chữa những phần cần thiết và để lại những phần không quá cần thiết cho sau này, khi có đủ tài chính.

1.3 Mục đích sử dụng ngôi nhà

  • Nhu cầu sinh hoạt của gia đình

Gia đình bạn có bao nhiêu người? Nhu cầu sử dụng phòng ốc như thế nào? Nếu gia đình bạn có nhiều thành viên hoặc có người già, trẻ nhỏ, bạn cần cân nhắc đến việc bố trí phòng ốc phù hợp để đảm bảo không gian riêng tư cho mỗi thành viên.

  • Phong cách sống và sở thích cá nhân

Gia đình bạn thích sự đơn giản hay cầu kỳ? Bạn muốn có một ngôi nhà thông minh với nhiều tiện nghi hay một ngôi nhà đơn giản, mộc mạc? Có yêu cầu đặc biệt nào về thiết kế hay tiện nghi, hoặc cần thêm không gian cho các hoạt động khác (ví dụ: kinh doanh, phòng gym, phòng đọc sách, phòng giải trí, karaoke, phòng làm việc, phòng thờ,…).

  • Mục đích kinh doanh hay cho thuê

Bạn cần dự đoán nhu cầu sử dụng trong tương lai để có kế hoạch phù hợp. Nếu như muốn kinh doanh hay cho thuê, như mở quán cà phê, nhà hàng, Spa, cho thuê văn phòng, cho thuê phòng trọ, homestay,… thì cần có diện tích phù hợp với loại hình kinh doanh, thiết kế đáp ứng công năng sử dụng và đầy đủ tiện nghi thu hút khách hàng.

1.4 Quy định của chính quyền địa phương

Trước khi quyết định nên sửa nhà hay xây mới, gia chủ cần đảm bảo mình có quyền sở hữu hợp pháp đối với đất đai và nhà ở, công trình gắn liền với đất. Theo quy định tại nhiều địa phương, đặc biệt là các thành phố, đô thị lớn thì khi sửa chữa hay xây mới nhà, bạn cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. 

Tìm hiểu thêm: 

Sửa nhà có cần xin giấy phép không?

Quy trình, thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở

Ngoài ra, gia chủ cũng cần tìm hiểu thông tin về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, cảnh quan của địa phương để tránh vi phạm. Tùy theo đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, văn hóa của từng nơi mà địa phương lại có quy định về kiến trúc nhà ở, mỹ thuật,… khác nhau. Nếu ngôi nhà của bạn nằm trong khu vực có quy hoạch mới hoặc cần phải có giấy phép xây dựng mới để sửa chữa, thì việc xây mới có thể là lựa chọn tốt hơn. 

1.5 Thời điểm tiến hành

Chọn thời điểm xây hoặc sửa nhà là yếu tố được người Việt rất chú trọng. Dân gian quan niệm, những việc trọng đại như xây sửa nhà cửa nếu tiến hành vào những năm đẹp, hợp tuổi hợp mệnh gia chủ thì mọi chuyện sẽ thuận lợi, may mắn và mang lại tài lộc cho gia đạo. Do đó, trước khi tiến hành, gia chủ nên tham khảo các chuyên gia phong thủy để chọn năm đẹp, ngày lành tháng tốt tránh phạm năm hạn Hoang Ốc, Kim Lâu, Tam Tai.

Trường hợp nhà đã quá cũ nát, hoặc cần sửa chữa nhanh chóng các hư hỏng ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình thì gia chủ vẫn nên tiến hành càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét các yếu tố khác như thời tiết và tình trạng kinh tế của gia đình để đưa ra quyết định phù hợp.

Thời gian thi công xây mới nhà thường từ 6 tháng đến 1 năm, tùy thuộc vào diện tích và thiết kế của ngôi nhà. Sửa chữa nhà thường mất ít thời gian hơn so với xây mới, song, thời gian sửa chữa cũng phụ thuộc vào mức độ hư hỏng của ngôi nhà.

Có thể bạn cần: Nên xây nhà vào thời điểm nào trong năm thuận lợi, suôn sẻ

2. Nên sửa nhà hay xây mới hoàn toàn – đâu là giải pháp hay?

Sau khi đã xem xét các yếu tố trên, bạn có thể đưa ra quyết định nên sửa nhà hay xây mới hoàn toàn dựa trên tình trạng và mục đích sử dụng của ngôi nhà hiện tại.

2.1 Khi nào nên sửa nhà

Sửa nhà là việc thay đổi một phần hoặc toàn bộ kết cấu, kiến trúc của ngôi nhà nhằm mục đích cải thiện, nâng cấp hoặc khắc phục những hư hỏng, xuống cấp của nhà. Những trường hợp nên sửa chữa, cải tạo nhà:

  • Ngôi nhà còn tương đối mới, kết cấu còn vững chắc: Nếu ngôi nhà của bạn chỉ gặp những vấn đề nhỏ như nứt tường, thấm dột, hệ thống điện nước cũ kỹ,… thì việc sửa chữa là giải pháp phù hợp để tiết kiệm chi phí.
  • Muốn thay đổi diện tích sử dụng, bố trí các phòng: Bạn có thể sửa nhà để mở rộng diện tích, thêm phòng, hoặc thay đổi bố trí các phòng chức năng cho phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của gia đình.
  • Muốn thay đổi phong cách kiến trúc: Nếu bạn muốn thay đổi diện mạo cho ngôi nhà, bạn có thể sửa chữa và cải tạo nội thất, ngoại thất theo phong cách mới mà bạn yêu thích.
co-nen-cai-tao-nha-cu

Nếu kiến trúc ngôi nhà còn chắc chắn, khoản ngân sách có giới hạn thì bạn nên lựa chọn cải tạo nhà.

Trước khi sửa nhà, tùy theo quy định tại mỗi địa phương mà gia chủ cần xin giấy phép sửa chữa nhà cũng như thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cải tạo nhà. Việc sửa chữa nhà có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, tùy thuộc vào mức độ hư hỏng và quy mô sửa chữa. Quá trình cải tạo có thể gây ra tiếng ồn, bụi bẩn, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình. Không gian sinh hoạt bị thu hẹp hoặc gia đình có thể phải di chuyển tạm thời tới nơi khác tới khi sửa xong.

Thông thường, chi phí sửa nhà sẽ thấp hơn so với xây mới. Thời gian thi công cũng nhanh hơn và ít làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Bạn có thể giữ lại những phần còn tốt của ngôi nhà, tuy nhiên không thể thay đổi hoàn toàn cấu trúc nhà. Nếu hạng mục hư hỏng nặng thì khi sửa chữa cũng gặp nhiều khó khăn và tuổi thọ cũng không cao.

2.2 Khi nào nên xây nhà mới

Xây nhà là một trong những đại sự của đời người, đòi hỏi quá trình tích lũy lâu dài về tài chính cũng như chuẩn bị kế hoạch xây dựng kỹ lưỡng. Tuy nhiên, khi xây nhà mới ngoài việc đáp ứng một không gian sống tiện nghi và thoải mái hơn, gia chủ có thể thiết kế kiến trúc, nội thất theo phong cách yêu thích, thẩm mỹ và thời thượng. Vật liệu xây dựng được sử dụng là loại mới, hiện đại và tân tiến, đảm bảo chất lượng và độ bền cao, thân thiện với môi trường. 

Dưới đây là những trường hợp mà bạn nên cân nhắc xây nhà mới thay vì sửa chữa:

  • Ngôi nhà đã quá cũ, tồi tàn, mục nát, xuống cấp nghiêm trọng: Khung nhà, móng nhà, dầm, cột,… bị hư hỏng nặng, nứt nẻ, gỉ sét, có nguy cơ sập đổ, kết cấu không còn đảm bảo an toàn. Tường nhà ẩm mốc, bong tróc, thấm dột, hệ thống điện nước cũ kỹ, hư hỏng thường xuyên. Lúc này chi phí sửa chữa có thể tốn kém nhiều hơn xây mới do phải thay thế nhiều hạng mục.
  • Phần khung kết cấu của ngôi nhà còn dùng được nhưng thiết kế ban đầu không phù hợp để nâng tầng hay xây thêm gác lửng. 
  • Kết cấu ngôi nhà còn tốt nhưng phong cách kiến trúc cũ, lỗi thời, không đáp ứng thẩm mỹ của gia chủ. Phần mặt tiền và ngoại thất ngôi nhà xuống cấp, sơn phai màu, bong tróc, loang lổ; mái nhà dột nát, hư hỏng,… cần thay đổi diện mạo mới.
  • Muốn xây nhà có diện tích lớn hơn: Nếu nhu cầu sinh hoạt của gia đình bạn tăng lên nhưng diện tích nhà quá nhỏ, bố trí phòng ốc không hợp lý, không phù hợp với nhu cầu sử dụng. Lúc này, bạn nên xây nhà mới với diện tích lớn hơn.
  • Gia chủ muốn thay đổi hầu hết phần nội thất: Thay đổi bố trí, diện tích các phòng, thay mới hệ thống điện nước, sàn nhà, trần nhà,… Lúc này, sửa chữa không chắc là phương án tiết kiệm hơn xây mới. 

Thủ tục pháp lý gia chủ cần thực hiện khi làm nhà mới đó là: xây dựng bản vẽ thiết kế nhà, xin giấy phép xây dựng, hoàn thiện các thủ tục về quyền sử dụng đất, giấy tờ hoàn công,… 

Xây nhà mới là một khoản đầu tư lớn, đòi hỏi gia chủ phải chuẩn bị về tài chính và có dự trù chi phí trước. Quá trình xây dựng nhà có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào quy mô nhà, phong cách kiến trúc và các yêu cầu từ gia chủ. Trong quá trình thi công, tiếng ồn, bụi bẩn có thể gây ảnh hưởng tới gia đình và hàng xóm xung quanh. 

Chi phí xây nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích nhà, thiết kế kiến trúc, nội thất, vật liệu sử dụng,… Gia chủ cũng cần cân nhắc nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính và thống nhất với các thành viên trong nhà. 

>> Kết luận: Nên sửa nhà hay xây nhà mới? Việc lựa chọn cải tạo nhà hay xây nhà mới phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng ngôi nhà hiện tại, nhu cầu của gia đình, khả năng tài chính, thẩm mỹ của mỗi gia chủ,… Nếu gia chủ có tài chính eo hẹp và chỉ muốn thay đổi nội thất hoặc cơi nới thêm không gian mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu cũng như thiết kế ngoại thất căn nhà thì việc sửa nhà là lựa chọn phù hợp. 

Tuy nhiên, nếu cần một không gian mới đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình cũng như các tiêu chuẩn về diện tích, phong cách kiến trúc, thiết kế nội thất, độ bền, tính an toàn và thẩm mỹ,… và tài chính dư dả thì xây nhà mới là quyết định tối ưu.

Gia chủ nên tham khảo ý kiến của kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng hoặc những người có kinh nghiệm để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất cho ngôi nhà của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần lập kế hoạch tài chính cẩn thận trước khi quyết định sửa nhà hay xây nhà mới.

Tham khảo:

Nên tự xây nhà hay thuê trọn gói?

Báo giá xây nhà trọn gói mới nhất

nen-sua-nha-hay-xay-moi

Nên sửa nhà hay xây mới – đâu là giải pháp hay?

3. Kinh nghiệm cải tạo nhà hay xây mới giúp tiết kiệm chi phí

Dù xây mới hay cải tạo, vẫn có những nguyên tắc chúng ta cần lưu ý để quá trình thực hiện thuận lợi, suôn sẻ, công trình đảm bảo chất lượng. Dưới đây là một số kinh nghiệm được nhiều gia chủ đúc rút được từ việc cải tạo nhà hay xây mới nhà cửa, mời bạn cùng tham khảo:

  • Thẩm định kết cấu ngôi nhà: Nếu đang băn khoăn không biết có nên sửa chữa hay đập đi xây mới nhà, gia chủ nên thuê một đơn vị chuyên nghiệp, uy tín để thẩm định kết cấu của ngôi nhà cũ. Việc này không chỉ là căn cứ giúp gia chủ đưa ra quyết định mà còn góp phần đảm bảo an toàn cho công trình trong quá trình sửa chữa.
  • Hoàn thiện giấy tờ về mặt pháp lý: Trước khi tiến hành, gia chủ cần chuẩn bị và hoàn thiện đầy đủ giấy tờ pháp lý để tránh những rắc rối có thể gặp sau này. 
  • Lên kế hoạch chi tiết trước khi bắt tay vào làm: Thống kê kỹ càng những hạng mục cần tiến hành, dự trù kinh phí cho từng hạng mục sẽ giúp gia chủ kiểm soát được tài chính và tiến độ thi công. Nếu gia chủ quá bận rộn hoặc không am hiểu chuyên môn về xây dựng thì có thể lựa chọn giải pháp xây nhà trọn gói thay vì cải tạo từng hạng mục.
  • Giám sát chặt chẽ quá trình thi công và nghiệm thu: Bạn cần giám sát chặt chẽ quá trình thi công để đảm bảo chất lượng công trình và nghiệm thu kỹ lưỡng trước khi thanh toán cho nhà thầu.
  • Tự làm một số công việc nhỏ: Nếu bạn có khả năng và kinh nghiệm trong việc sửa chữa và xây dựng, thì bạn có thể tự làm một số công việc nhỏ để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định tự làm để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình.
  • Lựa chọn nhà thầu uy tín: Đơn vị thi công là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng công trình và tiến độ xây dựng. Gia chủ có thể tham khảo từ người thân, bạn bè hoặc tìm kiếm trên báo đài, internet,… để lựa chọn nhà thầu phù hợp.
  • Lựa chọn vật liệu xây dựng có thương hiệu và chất lượng tốt: Việc sử dụng vật liệu chất lượng tốt sẽ giúp công trình bền đẹp và tối ưu chi phí sửa chữa trong tương lai. Gia chủ nên tham khảo và so sánh giá cả vật liệu từ nhiều nhà cung cấp để có sự lựa chọn phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng lại những vật liệu cũ còn tốt để tiết kiệm chi phí.
  • Chọn thời điểm thi công phù hợp: Thời điểm thi công hợp lý sẽ giúp đảm bảo tiến độ và tiết kiệm chi phí, thời gian thi công (tham khảo thêm: nên xây nhà vào thời điểm nào trong năm là tốt nhất).

Có thể thấy, việc lựa chọn nên sửa nhà hay xây mới phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng nhà hiện tại, nhu cầu của gia đình, khả năng tài chính,… Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về ưu và nhược điểm của cả hai phương án, từ đó đưa ra quyết định phù hợp nhất. Chúc bạn thành công trong việc cải thiện ngôi nhà của mình!

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *