Chia Sẻ Kiến Thức, Chia sẻ kinh nghiệm Xây dựng, Thi Công Xây Dựng Nhà Ở

Bí quyết giám sát công trình cho chủ nhà

Bí quyết giám sát công trình cho chủ nhà

Xây nhà là chuyện quan trọng của đời người bắt buộc gia chủ phải đặt hoàn toàn tâm sức của mình vào đó. Ngôi nhà có đảm bảo chất lượng và đúng theo mong muốn của gia chủ hay không phụ thuộc rất lớn vào khâu giám sát công trình. Dưới đây sẽ là những bí kíp giám sát công trình giúp gia chủ có thêm những kiến thức về xây dựng cũng như kinh nghiệm giám sát công trình một cách hiệu quả. Hãy theo dõi cùng chúng tôi nhé. 

Bí quyết giám sát công trình cho chủ nhà

Bí quyết giám sát công trình cho chủ nhà

Giám sát công trình xây dựng là gì?

Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong hoạt động theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. 

Giám sát thi công xây dựng giúp hạn chế và ngăn chặn các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố của công trình. Nhằm xử lý sự cố một cách kịp thời, tránh ảnh hưởng đến kết cấu kỹ thuật chung của công trình sau đó nghiệm thu kết quả để công trình đạt được chất lượng tốt nhất. 

Vai trò của giám sát công trình

Giám sát thi công công trình là một trong những công tác đóng vai trò rất quan trọng giúp đảm bảo chất lượng xây dựng công trình. Ngoài ra giám sát thi công công trình cũng giúp quản lý được kế hoạch và tiến độ công trình một cách rõ ràng, hiệu quả, tiết kiệm được thời gian cũng như các khoản chi phí phát sinh khi xây dựng công trình.  

Giám sát thi công xây dựng giúp đảm bảo công trình luôn thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn trong lao động, các quy định về phòng cháy chữa cháy giúp công trình đạt chất lượng tốt nhất, không ảnh hưởng tới hộ dân bên cạnh cũng như môi trường chung của khu vực xây dựng.

Ngoài ra, việc giám sát thi công công trình cũng giúp ngăn chặn và đảm bảo sự trung thực trong quản lý xây dựng của chủ thầu, có rất nhiều trường hợp không rõ ràng, minh bạch trong quản lý vật tư khiến chất lượng công trình không được đảm bảo tốt nhất.

Nhiệm vụ chính của công tác giám sát

  • Kiểm tra tiến độ làm việc và chất lượng thi công công trình của nhà thầu. 
  • Quản lý chất lượng vật tư xây dựng, đảm bảo nhà thầu thực hiện đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật và số lượng vật tư cần đủ cho các hạng mục, tránh trường hợp công trình không đảm bảo chất lượng hoặc lãng phí và tình trạng không trung thực trong xây dựng. 
  • Tiến hành nghiệm thu kết quả cho từng hạng mục khác nhau, đôn đốc và thúc đẩy thi công đúng với kế hoạch, đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ..
  • Kiểm tra từng hạng mục xem có những sai sót hay sự cố gì hay không nhằm đưa ra yêu cầu xử lý kịp thời, tránh làm ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng công trình.
  • Theo dõi và đảm bảo an toàn lao động cũng như yếu tố vệ sinh môi trường trong xây dựng, không làm ảnh hưởng tới hộ dân bên cạnh và khu vực thi công công trình.
Bí quyết giám sát công trình cho chủ nhà

Nhiệm vụ giám sát công trình cho chủ nhà

Bí quyết giám sát công trình cho chủ nhà

Giám sát hiệu quả phải bắt đầu ngay từ khâu thiết kế

 

Giám sát thi công công trình đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp đảm bảo chất lượng công trình, ngay từ những bước đầu bạn cần phải có kế hoạch giám sát rõ ràng để tránh được những sai sót không đáng có nhằm quản lý tài chính một cách hiệu quả. Trước tiên bạn cần nắm rõ được những kiến thức cơ bản về thiết kế xây dựng để hình dung ra được công trình nhà mình qua hồ sơ thiết kế và hồ sơ kỹ thuật của công trình.

–   Hồ sơ thiết kế là bản vẽ sẽ giúp bạn hình dung  rõ ràng hơn về các hạng mục xây dựng của ngôi nhà, do KTS thiết kế cung cấp, thường là hình ảnh 3D hoặc mô hình thể hiện chi tiết các mặt đứng, mặt cắt và phối cảnh của ngôi nhà. 

–   Hồ sơ kỹ thuật là bản vẽ hoàn chỉnh nhất, thể hiện chi tiết các hạng mục xây dựng (bao gồm nguồn gốc, chủng loại, khối lượng, đơn giá….) dùng để xác định giá trị dự toán của ngôi nhà. 

Giám sát thi công công trình ngay từ khâu thiết kế là hoạt động mà bạn cần kiểm tra cẩn thận và kỹ lưỡng các thiết kế đã đạt tiêu chuẩn hay chưa, yếu tố vật tư, đơn giá có rõ ràng, cụ thể hay không. Điều đó giúp bạn dễ dàng hơn trong quản lý tài chính và chất lượng công trình sau này.  

Giám sát và nghiệm thu kế hoạch thi công phần thô

Trong xây dựng thì phần thô được xem là phần quan trọng nhất vì là hạng mục tiền đề, quyết định kết cấu kỹ thuật của toàn bộ ngôi nhà, tính kiên cố và bền vững với thời gian cũng như quyết định các hạng mục kế tiếp. 

Giám sát thi công phần thô là hoạt động theo dõi và kiểm tra xem công trình có được xây dựng đúng tiến độ, sử dụng vật tư có đúng tiêu chuẩn, chủng loại hay không, công tác xây dựng có đảm bảo chất lượng công trình?

Thi công phần thô là khâu rất khó giám sát và quản lý vì chủ nhà không phải là người có kiến thức và chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng. Vì vậy để để chủ nhà có thể quản lý tốt công trình xây dựng cần phải có tiếng nói chung với chủ thầu, có camera dám sát công trình 24/7, từ đó gia chủ có thể yên tâm giao công trình cho nhà thầu.

Bí quyết giám sát công trình cho chủ nhà

Bí quyết giám sát công trình cho chủ nhà

Giám sát và nghiệm thu công tác hoàn thiện

Hoàn thiện chính là khâu quan trọng không kém các khâu còn lại khi giám sát thi công công trình bởi tuy đơn giản nhưng lại quyết định tính thẩm mỹ và tính tiện ích cho ngôi nhà của của bạn. Giám sát thi công khâu hoàn thiện là hoạt động theo dõi và kiểm tra chất lượng thi công, đảm bảo không có những sai sót và sự cố nào, tránh những tác động và thay đổi kế hoạch làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng của từng hạng mục. 

Quá trình hoàn thiện ngôi nhà, nhiệm vụ của giám sát thi công công trình là theo dõi và đảm bảo công tác hoàn thiện theo đúng trình tự từ khâu trát bả tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, nước và bước cuối cùng là lắp đặt nội thất.

Trong quá trình kiểm tra chất lượng hoàn thiện thì khi trát bả tường và láng sàn phải phẳng, phải đảm bảo mặt tường và sàn láng mịn, không có bất kỳ vết nứt nhỏ nào. Khi dùng tay gõ nhẹ không phát ra tiếng bộp.

Quá trình ốp gạch phải đảm bảo mặt lát phẳng, độ dốc đạt yêu cầu, các mạch gạch liên kết chặt chẽ với nhau

Sơn tường đảm bảo màu sắc bắt mắt, hài hòa, bề mặt sơn láng mịn, màu sắc đồng đều. 

Kiểm tra kết cấu đường điện xem có được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hay không. Đây là một khâu vô cùng quan trọng vì nó quyết định sự an toàn khi sử dụng và cần đảm bảo sự an toàn  tuyệt đối. Lời khuyên của chúng tôi là cần phải có một KTS chuyên về cơ điện quản lý để đảm bảo chất lượng cho hạng mục này.  

Trên đây là những bí quyết giám sát công trình xây dựng cho chủ nhà, hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn có thêm những kiến thức cơ bản về xây dựng và kinh nghiệm giám sát công trình một cách hiệu quả. Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt những phút vừa qua, thân ái và hẹn gặp lại. 

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]