Cách tính trọng lượng thép hộp như thế nào, đơn trọng thép hộp ra sao hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Bên cạnh thép cây, thép cuộn thì thép hộp cũng là một loại vật liệu được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Trong phạm vi bài viết này, mời bạn đọc cùng Green HaNoi tìm hiểu cách tính trọng lượng thép hộp theo từng công thức riêng biệt, cũng như cách tra bảng barem thép hộp theo từng loại cụ thể.
Cách tính trọng lượng thép hộp như thế nào là chuẩn?
Trọng lượng thép hộp là gì? Tại sao cần phải tính trọng lượng thép hộp?
Trọng lượng thép hộp là gì?
Tương tự như các loại thép khác, trọng lượng thép hộp chính là thông số thể hiện cân nặng của một mét thép hộp hoặc cân nặng của một cân thép hộp. Người ta tìm hiểu cách tính trọng lượng thép hộp, chính là tìm cách tính toán những thông số này.
Ví dụ thép hộp chữ nhật có kích thước 40*80*1,2mm sẽ có trọng lượng 13,24kg/ cây tương đương với 2,207kg/m.
Tại sao phải tính trọng lượng thép hộp?
Trọng lượng thép hộp có ý nghĩa quan trọng. Biết cách tính trọng lượng thép hộp sẽ giúp các kỹ sư, nhà thầu hoặc chủ nhà, thợ thuyền…có thể tính nhanh được số lượng thép cần thiết cho công trình, hoặc tính toán cho quá trình vận chuyển, tính tổng chi phí…
Barem và đơn trọng thép hộp
Những đặc tính cơ bản của thép hộp như trọng lượng, tiết diện, độ dày, bán kính quán tính, momen kháng uốn…sẽ được thể hiện đầy đủ trong một bảng gọi là barem thép hộp. Như vậy, ngoài việc biết cách tính trọng lượng thép hộp thì tra cứu barem thép hộp cũng là một cách để tra cứu các thông số cần thiết một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Đơn trọng thép hộp là trọng lượng lý thuyết của một cây thép hộp, được các nhà máy áp dụng làm tiêu chuẩn sản xuất, theo tiêu chuẩn TCVN 1651-2:2008.
Ví dụ, theo TCVN, đơn trọng của một cây thép hộp vuông kích thước 50*50*1,5mm là 2,23kg/ cây.
Cách tính trọng lượng thép hộp vuông
Thép hộp vuông có kích thước chiều dài bằng chiều rộng, kích thước tối thiểu là 12mm, đường kính lớn nhất là 219.1 mm, độ dày ly trung bình từ 0.7 mm – 6.35 mm, được sử dụng làm ống khói, ống dẫn nước, ống cứu hỏa…
Công thức tính trọng lượng thép hộp vuông theo lý thuyết như sau:
P = 4 x Chiều rộng cạnh (mm) × độ dày × chiều dài (m) × 0,00785
Lưu ý: Trong các công thức tính thép hộp vuông và các loại thép khác bên dưới, con số 0,00785 là hằng số và được hiểu là mật độ thép.
Ví dụ: Thép hộp vuông 40mm dày 1,2mm dài 6m sẽ có trọng lượng là: 4 x 40 x1,2 x6 x0,00785 = xấp xỉ 9,04kg/ cây.
Tương tự, dựa vào công thức trên bạn hoàn toàn có thể tính được trọng lượng các cây thép hộp vuông khác. Ta có bảng dưới đây để tra nhanh trọng lượng thép hộp vuông:
Bảng tra trọng lượng thép hộp vuông
Cách tính trọng lượng thép hộp chữ nhật
Thép hộp chữ nhật có kích thước chiều dài lớn hơn chiều rộng, kích thước tối thiểu là 10 x 30 mm, kích thước tối đa là 60 x 120 mm, độ dày li từ 0.7 mm – 4.0 mm. Sản phẩm được ứng dụng làm khung sườn xe tải, đồ gia dụng,…
Cách tính trọng lượng thép hộp chữ nhật theo công thức như sau:
P = 2 x ( Chiều rộng cạnh + chiều dài cạnh) × độ dày × chiều dài (m) × 0,00785
Ví dụ: Tính toán trọng lượng của cây thép hộp chữ nhật 6m kích thước 30*60*1,2mm, ta tính theo công thức trên như sau:
P= 2 x (30+60) x 1,2 x 6 x 0,00785 = xấp xỉ 10,174kg
Dưới đây là bảng tra nhanh trọng lượng thép hộp chữ nhật:
Bảng tra trọng lượng thép hộp chữ nhật
Cách tính trọng lượng thép hộp tròn
Thép hộp tròn được sản xuất theo mặt cắt hình tròn thường có đường kính nhỏ nhất là 12.7 mm, đường kính lớn nhất là 219.1 mm, độ dày ly trung bình từ 0.7 mm – 6.35 mm, được sử dụng làm ống khói, ống dẫn nước, ống cứu hỏa…
Cách tính trọng lượng thép hộp tròn theo lý thuyết như sau:
P = (Đường kính – độ dày ống) × Độ dày ống (mm) × chiều dài (m) × 0,02466
Ví dụ: Tính toán trọng lượng của cây thép hộp tròn có đường kính 114mm, dày 4mm và dài 6m, ta tính như sau:
P = (114-4) x 4 x 6 x 0,02466 = 65,102kg
Dưới đây là bảng tra nhanh trọng lượng thép hộp tròn:
Bảng tra trọng lượng thép hộp hình tròn
Cách tính trọng lượng thép hộp Oval
Thép hộp Oval vốn là thép hộp chữ nhật nhưng có 4 góc được bo đều giống với hình oval. Loại nhỏ nhất có kích cỡ 8*20mm và lớn nhất là 14*73mm, độ dày từ 0,7-3mm. Loại thép hộp Oval này ít thông dụng hơn so với các loại thép hộp trên.
Ta có công thức tính trọng lượng thép hộp Oval như sau:
P = [(2*a + 1,14159*b – 3,14159*s) * 7,85*s ] / 1000
Trong đó; a, b là kích thước cạnh, s là độ dày cạnh của thép hộp.
Hoặc có thể tra nhanh trọng lượng thép hộp Oval theo bảng dưới đây:
Bảng tra trọng lượng thép hộp Oval
Cách tính trọng lượng thép hộp hình chữ D
Tương tự như thép hộp Oval, thép hộp chữ D ít được sử dụng hơn. Chúng có kích thước nhỏ nhất là 20*20mm và lớn nhất là 45*85mm với độ dày từ 0,8-3mm.
Công thức tính trọng lượng thép hộp chữ D như sau:
P = [(2*a + 1,5708*b – 4*s) * 7,85*s ] / 1000
Ngoài ra, có thể tra nhanh trọng lượng thép hộp chữ D trong bảng dưới đây:
Bảng tra trọng lượng thép hộp hình chữ D
Cách tính trọng lượng thép hộp theo bó
Trọng lượng của mỗi bó thép hộp sẽ phụ thuộc vào kích thước, độ dày, số lượng cây trong mỗi bó…Ta áp dụng công thức sau để tính trọng lượng từng bó thép hộp theo kích thước:
Pb = Pc * M
Trong đó: Pb là trọng lượng mỗi bó, Pc là trọng lượng mỗi cây, M là số lượng cây mỗi bó.
Về số lượng cây thép trong mỗi bó hay còn gọi là quy cách bó thép thường được tuân theo các quy định chung và quy chuẩn riêng của mỗi nhà máy sản xuất thép. Dưới đây là một số quy cách chung mà bạn có thể tham khảo:
- Thép hộp vuông quy cách từ 12 đến 30 mm: 100 cây/ bó
- Thép hộp vuông quy cách từ 38 đến 90 mm: 25 cây/ bó
- Thép hộp chữ nhật quy cách từ 10×20 đến 30×60 mm: 50 cây/ bó
- Thép hộp chữ nhật quy cách từ 40×80 đến 45×90 mm: 20 cây/ bó
- Thép hộp chữ nhật quy cách từ 50×100 đến 60×120 mm: 18 cây/ bó
- Thép hộp chữ D quy cách 20×40 mm: 50 cây/ bó
- Thép hộp chữ D quy cách 45×85 mm: 20 cây/ bó
Ví dụ: Thép hộp 40×80 x 1.2 ly x 6 mét ta có công thức tính trọng lượng cụ thể như sau: Trọng lượng mỗi cây thép = Pc = (40 + 80 ) x 2 x 1.2 x 6 x 0,00785 = 49,04 kg/cây. Số lượng cây mỗi bó là: M = 32 cây
Suy ra trọng lượng mỗi bó thép 40×80 = Pb = Pc x M = 49,04 x 32 = 1.569 kg/bó
Như vậy, trên đây GreenHN đã chỉ ra các cách tính trọng lượng thép hộp cũng như bảng tra nhanh để quý vị tiện sử dụng. Các thông số này rất có ý nghĩa trong việc tính toán chi phí, khối lượng trong cả lĩnh vực xây dựng & kim khí. Trong tương lai gần, chắc chắn thép hộp vẫn được ứng dụng rất nhiều vì các đặc tính cơ học cũng như kinh tế của chúng.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.