logo
Search
Cách tính gạch xây nhà đơn giản, chính xác nhất 2025
KS Đức Doãn
KS Đức Doãn
08 Th07 2021
Trang chủ
Chia sẻ kiến thức
Cách tính gạch xây nhà đơn giản, chính xác nhất 2025

Cách tính gạch xây nhà đơn giản, chính xác nhất 2025

Bạn đã biết cách tính gạch xây nhà chưa? Việc tính toán số gạch sử dụng giúp dự toán chính xác mức chi phí cần chi cho vật liệu xây dựng.

Chia sẻFacebook
Menu
Mục lục nội dung[xem]

Khi xây dựng công trình lớn hay nhỏ thì đều cần ước tính số gạch cần phải sử dụng cho công trình. Việc tính toán kỹ lưỡng được số gạch sẽ giúp bạn dự toán được chính xác mức chi phí cần chi cho vật liệu xây dựng hoặc cho việc hoàn thiện ngôi nhà. Vậy làm thế nào để biết xây 1 mét vuông cần bao nhiêu gạch? Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề GreenHN muốn chia sẻ đến bạn đọc cách tính gạch xây nhà chính xác nhất.

1. Gạch xây nhà gồm những loại nào?

Có nhiều loại gạch khác nhau được sử dụng để xây nhà, mỗi loại có ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, khi dự toán 1 mét vuông xây hết bao nhiêu viên gạch cần phải dựa trên từng loại gạch để có được cách tính gạch xây nhà thích hợp nhất. Dưới đây là một số loại phổ biến:

1.1 Gạch đất nung (gạch đỏ truyền thống)

  • Cấu tạo: Gạch đất nung hay còn gọi là gạch ống, được sản xuất từ đất sét nung ở nhiệt độ cao, phơi khô thành viên gạch màu đỏ tự nhiên cứng và chắc.
  • Đặc điểm: Gạch đất nung thường có giá thành rẻ, độ bền xây dựng cao nên được sử dụng rộng rãi. Mặt khác, đây là vật liệu rất dễ vỡ, hao hụt trong quá trình vận chuyển, độ chịu lực thấp và khả năng hút ẩm từ 14% - 18%.
  • Kích thước: Gạch nung 2 lỗ có kích thước 220 x 95 x 55 mm, loại 3 lỗ có kích thước 220 x 60 x 105 mm, gạch nung 4 lỗ là 80 x 80 x 180 mm, gạch đặc 100, gạch đặc 150, gạch 3 lỗ, gạch 6 lỗ 210 x 100 x 150 mm,...
  • Độ bền: Mỗi loại gạch sẽ có độ bền khác nhau. Độ bền gạch lỗ dao động từ 35 mpa đến 55 mpa, gạch đặc từ 50 mpa đến 75 mpa.
  • Trọng lượng: Gạch rỗng có trọng lượng là 954 kg/m3, gạch đặc là 1500kg/m3.
  • Chi phí: Chi phí gạch lỗ dao động từ 60.000 đến 70.000 đồng/m2, gạch đặc dao động từ 100.000 đến 110.000 đồng/m2.
Gạch đất nung gạch ống
Gạch đất nung (gạch truyền thông)

1.2 Gạch tàu

Gạch tàu là một loại gạch đất nung màu đỏ nâu, được làm từ đất nung ở nhiệt độ cao giống gạch đất nung truyền thống. Gạch tàu có giá thành rẻ, khả năng hút ẩm tốt, thẩm mỹ truyền thống cao nhưng khả năng chịu lực thấp, dễ vỡ khi có tải trọng quá lớn đè lên, dễ bị bám rêu và bạc màu theo thời gian.

Các loại gạch tàu có kích thước và trọng lượng như sau:

  • Gạch tàu BT (300 x 340 x 18 mm) trọng lượng 3,8 kg.
  • Gạch tàu lá dừa (300 x 300 x 20 mm) trọng lượng 3,5kg.
  • Gạch tàu trơn (300 x 300 x 20 mm) trọng lượng 3,35 kg.
  • Gạch tàu lục giác (200 x 200 x 20 mm) trọng lượng 1,35kg.
  • Gạch tàu nút (300 x 300 x 20 mm) trọng lượng 1,35kg.
Gạch tàu
Gạch tàu

1.3 Gạch không nung (gạch block)

  • Cấu tạo: Đây là loại được làm từ xi măng, sau khi nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt độ. Vì vậy gạch block có màu xám của xi măng và đá bui.
  • Phân loại Gạch block gồm có: Gạch xi măng cốt liệu, Gạch bê tông nhẹ, Gạch papanh, Gạch bê tông thủ công, Gạch ống, Gạch polymer hóa.
  • Đặc điểm: Gạch không nung có cường độ chịu nén của gạch đặc đạt từ 130-150kg/cm2, độ hút ẩm 8 - 10% và độ chịu nhiệt 1000oC.
  • Kích thước: Kích thước thông dụng 600 x (80/100/150/200) x 150 mm.
  • Phân loại: Gạch block bê tông (bê tông đặc và bê tông rỗng); Gạch block tự chèn (đa dạng các mẫu mã và màu sắc khác nhau).
  • Độ bền: Gạch bê tông rỗng có độ bền dao động từ 50 mpa đến 200 mpa, gạch bê tông đặc dao động từ 70mpa đến 200 mpa và gạch tự chèn từ 100 mpa đến 250 mpa.
  • Chi phí: Gạch rỗng có giá dao động từ 65.000 đến 110.000 đồng/ m2 và gạch đặc từ 60.000 đến 70.000 đồng/ m2 đối với gạch đặc.
  • Trọng lượng: Gạch bê tông rỗng nặng từ 1100 kg đến 1600 kg/m3, gạch bê tông đặc có trọng lượng 2000kg/m3 và gạch tự chèn là 1900kg/m2.
Gạch không nung (gạch block)
Gạch không nung (gạch block)

1.4 Gạch thẻ

Gạch thẻ (hay còn gọi là gạch chỉ) là loại gạch có kích thước nhỏ, mỏng và dài, được làm từ đất sét nung kết hợp với bột đá và các chất phụ gia. Kích thước phổ biến của gạch thẻ đặc khoảng với gạch thẻ đặc, gạch thẻ 2 lỗ 180 x 80 x 45mm, gạch thẻ 4 lỗ 180 x 80 x 80mm, gạch thẻ 6 lỗ 195 x 135 x 90mm,...

Gạch thẻ là một loại vật liệu trang trí được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao, độ bền và khả năng chống thấm tốt, giá thành hợp lý. Với đa dạng mẫu mã, màu sắc và kích thước, gạch thẻ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng, như xây dựng cấu trúc tường nhà, ốp lát nền và tường, vách ngăn, trang trí nội thất, ngoại thất,...

Gạch thẻ
Gạch thẻ
Xem thêm: Cách chọn gạch chất lượng và những lưu ý không thể bỏ qua

2. Yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và cách tính gạch xây nhà

Để tính gạch xây nhà một cách chính xác thì chúng ta sẽ phải tính 1m2 tường cần bao nhiêu viên gạch. Tuy nhiên để có được con số chính xác thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng gạch xây nhà.

2.1 Kích thước viên gạch

Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất ảnh hưởng tới số lượng gạch khi xây nhà. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạch xây nhà với kết cấu và kích thước khác nhau. Với mỗi vùng miền cũng sẽ sử dụng mỗi loại gạch khác nhau.

Mỗi loại gạch với những kích thước khác nhau sẽ ảnh hưởng tới cách tính gạch xây nhà trên 1m2 tường. Thông thường, khi sử dụng gạch để xây thì người ta thường dùng gạch đặc hoặc gạch lỗ, với kích thước 220 x 105 x 65mm và gạch kích thước 205 x 95 x 55mm.

Kích thước viên gạch
Kích thước viên gạch

2.2 Kiểu xây hay cách đặt gạch

Lựa chọn kiểu xây hay cách đặt gạch cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến số lượng gạch được xây trong 1m2 tường. Theo đó việc xây gạch theo hàng ngang hay xây gạch theo hàng dọc cũng là yếu tố ảnh hưởng tới số lượng gạch.

2.3 Độ dày mạch vữa

Như chúng ta có thể thấy, trên mỗi bức tường, ngoài số lượng gạch thì mạch vữa cũng chiếm một phần diện tích. Để tính gạch xây nhà thì chúng ta phải tính diện tích tường trừ đi diện tích mạch vữa sẽ ra con số cụ thể.

Thông thường khi xây nhà, độ dày của mạch vữa khi xây nên dao động từ 7 - 15mm. Trong đó, độ dày của mạch vữa ngang khoảng 12mm và mạch vữa dọc khoảng 10mm. Ngoài ra, trong quá trình xây tường cần lưu ý các mạch vữa xây trong một lớp xây phải vuông góc với nhau mới đạt tiêu chuẩn. Đối với những viên gạch vỡ thì phải loại bỏ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bức tường.

Độ dày mạch vữa
Độ dày mạch vữa

2.4 Kiến trúc nhà

Một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến cách tính gạch xây nhà như: Kiến trúc nhà - nhà có nhiều chi tiết kiến trúc phức tạp sẽ cần nhiều gạch hơn, hay thợ xây có tay nghề cao sẽ tiết kiệm được gạch hơn,... Với mỗi công trình khác nhau sẽ có cách tính toán số lượng gạch xây nhà khác nhau, phụ thuộc vào quy mô, diện tích công trình, cũng như phụ thuộc rất lớn vào cách bố trí các không gian bởi nhà càng nhiều phòng thì các bức tường ngăn càng nhiều cũng như còn phụ thuộc vào các thiết kế như cửa sổ, ban công,...

Nhiều khi hai ngôi nhà cùng quy mô và diện tích nhưng thiết kế khác nhau thì số lượng gạch xây dựng cũng khác nhau. Vì vậy, gia chủ cần nắm rõ quy tắc này để có thể tính gạch xây nhà một cách chính xác nhất.

> Có thể bạn cần: Cách lát gạch đúng tiêu chuẩn chủ nhà cần biết Kinh nghiệm lựa chọn gạch lát nền đẹp không phải ai cũng biết Toàn bộ những điều bạn cần biết về gạch lát sân vườn

3. Cách tính gạch xây nhà chính xác theo mét vuông

Tính toán số lượng gạch xây nhà là điều mà bất kỳ gia chủ nào chuẩn bị xây nhà cũng quan tâm bởi gạch là vật tư được sử dụng nhiều nhất khi xây dựng một công trình, chiếm một phần chi phí không hề nhỏ. Tính toán số lượng gạch trước khi xây nhà giúp gia chủ có thể dự trù được nguồn tài chính phù hợp cũng như mua đủ số lượng gạch cần thiết cho công trình.

Cách tính gạch xây nhà
Tính gạch xây nhà trước khi thi công

Quý khách hàng có thể tính gạch xây nhà bằng 2 cách: Sử dụng công cụ dự toán vật tư ốp lát gạch hoặc tự tính toán thủ công theo công thức tính gạch xây nhà.

3.1 Sử dụng công cụ dự toán vật liệu xây tường

Công cụ dự toán vật liệu xây tường là một giải pháp thông minh được GreenHN phát triển, nhằm giúp khách hàng thuận lợi hơn trong việc tính gạch xây nhà. Với nhiều đặc điểm ưu việt, công cụ này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức mà còn đưa ra được con số về khối lượng nguyên vật liệu một cách nhanh chóng với tỷ lệ chính xác cao.

> Trải nghiệm ngay công cụ dự toán vật liệu xây tường

 

3.1.1 Công cụ dự toán vật liệu xây tường của GreenHN có gì nổi trội?

Ứng dụng dự toán vật liệu xây tường được đội ngũ kỹ sư và chuyên gia giàu kinh nghiệm của GreenHN xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn và định mức vật liệu xây dựng quy định tại Thông tư 12/2021/BXD, được Bộ Xây Dựng ban hành ngày 31/08/2021 về định mức xây dựng. Các công thức và thuật toán được lập trình sẵn giúp tự động hóa quá trình tính toán. Do đó, kết quả dự toán có độ chính xác cao, hạn chế tối đa sai sót trong quá trình tính toán vật liệu.

Định mức vữa xây sử dụng xi măng PCB 30 theo Thông tư 12/2021/BXD
Định mức vữa xây sử dụng xi măng PCB 30 theo Thông tư 12/2021/BXD
Định mức vữa xây sử dụng xi măng PCB 40 theo Thông tư 12/2021/BXD
Định mức vữa xây sử dụng xi măng PCB 40 theo Thông tư 12/2021/BXD
Cách tính định mức gạch đất nung
Bảng định mức vật liệu khi xây gạch đất nung 6.5 x 10.5 x 22 cm cho từng độ dày tường thường gặp theo Thông tư 12/2021/BXD

Công cụ có thể sử dụng trên máy tính hoặc điện thoại di động mọi lúc, mọi nơi. Với giao diện thân thiện, thao tác đơn giản, người dùng dù không am hiểu về lĩnh vực xây dựng hoàn toàn có thể sử dụng mà không cần đăng ký tài khoản hay thanh toán bất kỳ khoản phí nào.

Thay vì phải tự tính toán thủ công, người dùng chỉ cần nhập thông tin về diện tích tường cần xây, loại gạch, độ dày tường,... Ngay lập tức, công cụ sẽ tự động tính toán số lượng gạch cần thiết, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng. Từ đó, giúp bạn nắm sát được số lượng vật tư cần thiết và ước tính chi phí xây tường, tránh lãng phí vật liệu do mua thừa hoặc thiếu hụt. Đội ngũ thi công phối trộn vật liệu theo tỉ lệ chuẩn, đảm bảo chất lượng công trình.

3.1.2 Hướng dẫn sử dụng công cụ dự toán vật liệu xây tường

Để sử dụng công cụ, quý khách hàng cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nhập diện tích tường cần xây (m2)

Diện tích tường cần xây

Bước 2: Chọn loại gạch dự kiến

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạch xây tường với đa dạng mẫu mã và kích thước như: gạch đất nung 6.5 x 10.5 x 22cm, gạch rỗng 6 lỗ 10 x 15 x 22cm, gạch ống 9 x 9 x 19 cm,... Quý khách hãy lựa chọn loại gạch phù hợp với nhu cầu, nguồn cung của địa phương và giá thành.

Loại gạch sử dụng

Bước 3: Chọn độ dày tường

Bên cạnh kích thước của gạch, cần phải xác định được tường mình định xây là tường gì, có độ dày là bao nhiêu. Vì mỗi loại tường có kích thước khác nhau nên lượng gạch cần sử dụng để xây được 1m2 cũng sẽ khác nhau.

Có nhiều loại tường gạch như 100, 110, 200, 220,... Hiện nay, người dân thường xây tường 10 (tường đơn) hoặc 20 (tường đôi), hay còn gọi là tường 110 hoặc 220.

Độ dày tường

Bước 4: Chọn loại xi măng, loạt cát và mác vữa

Vữa xây dựng thông thường các công trình thường dùng cát vàng - cát có mô đun độ lớn ML >2 hoặc cát mịn - cát có mô đun độ lớn ML = 1,5 ÷ 2,0 sẽ theo 2 loại cấp phối vữa như sau:

  • Cấp phối vữa xây sử dụng xi măng PCB30 với các loại Mác bê tông: 50, 75, 100.
  • Cấp phối vữa xây sử dụng xi măng PC40 và PCB40 với các loại Mác bê tông: 50, 75, 100.

Mác bê tông là đơn vị chỉ cường độ chịu nén của những mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 15x15x15cm và được bảo trì trong điều kiện tiêu chuẩn suốt 28 ngày. Chúng có đơn vị tính là kg/cm2. Mác bê tông được phân loại thành: 50, 100, 200, 250, 300, 350, 400, 500,...

Hiện nay, với những chất liệu phụ gia mới thì có thể sản xuất được bê tông 1000 - 1500. Đối với các dự án thông thường như nhà ở, trường học, bệnh viện thì sẽ sử dụng bê tông 250. Còn đối với nhà cao tầng thì sử dụng mác lớn hơn.

Tỷ lệ xi măng cát vữa xây tường

Bước 5: Xem kết quả dự toán lượng vật liệu xây tường

Sau khi nhập đầy đủ thông tin, công cụ sẽ tự động tính toán và đưa ra kết quả dự toán về khối lượng vật tư cần dùng cho công tác xây tường gạch như: gạch (viên), cát mịn (m3), xi măng (kg), nước (lít), số bao xi măng cần thiết.

Công cụ dự toán vật liệu xây tường GreenHN
Công cụ dự toán vật liệu xây tường GreenHN

Giá trị dự toán chỉ mang tính tham khảo cho các công trình nhà ở có kiến trúc cơ bản. Đối với các dạng công trình khác có thiết kế đặc biệt, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0967.212.388 để được tư vấn chi tiết hơn.

3.2 Cách tính gạch xây nhà theo thủ công

Để tính gạch xây nhà trước tiên ta cần tính toán số lượng gạch trên 1m2 tường, sau đó nhân với diện tích tường xây và cộng thêm phần trăm hao hụt.

Số lượng gạch xây nhà = Số lượng gạch trên 1m2 x Diện tích tường xây + % hao hụt

Mỗi loại gạch sẽ có những đặc điểm khác nhau, bên cạnh đó loại tường cũng ảnh hưởng đến cách tính gạch xây nhà. Do đó, lượng gạch cần sử dụng để xây được 1m2 cũng sẽ khác nhau với mỗi loại tường, loại gạch. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tính gạch xây nhà một cách chi tiết đối với các loại gạch và loại tường phổ biến hiện nay.

3.2.1 Cách tính 1m2 bao nhiêu viên gạch cho từng loại tường

Thông thường, tường nhà hiện nay được xây theo 2 độ dày chính là tường 10 và 20, hay tường 1 và tường 2. Tùy theo mỗi vùng miền mà người dân có cách gọi 2 loại tường này khác nhau. Chẳng hạn, ở miền Bắc tường 10 có độ dày 110mm, và tường 20 có độ dày 220mm, loại gạch thường dùng có kích thước 65 x 105 x 220 mm. Còn ở miền Nam tường 1 dày 100mm, tường 2 dày 200mm, loại gạch sử dụng phổ biến có kích thước 40 x 80 x 190 mm và 80 x 80 x 190 mm.

Cách tính gạch xây nhà theo kinh nghiệm các người thợ lâu năm truyền lại cho 2 mẫu tường này đó là:

  • 1m2 tường 10 cần 55 viên gạch: Số lượng gạch hao hụt khoảng 10%, con số hao hụt này đến từ các viên gạch vỡ không đều có thể sử dụng được cũng như mạch vữa. Vì vậy, để tính số lượng gạch cho 1 bức tường 10 sẽ = Diện tích tường x 55 + 10%.
  • 1m2 tường 20 cần 110 viên gạch: Số lượng gạch hao hụt khoảng 10%. Tuy nhiên, đối với tường 20 thì cứ khoảng 5 - 7 hàng gạch dọc sẽ có 1 hàng gạch ngang để tạo sự liên kết giữa 2 phần gạch trên 1 bức tường. Vì vậy, mỗi mét vuông tường 20 sẽ rơi vào khoảng 12 viên gạch quay ngang nên ta sẽ tính được số lượng gạch cho 1 bức tường là: diện tích tường x 122 + 10% hao hụt.
Cách tính gạch xây nhà - Cần bao nhiêu viên gạch để xây 1m2 tường?
Cách tính gạch xây nhà - Cần bao nhiêu viên gạch để xây 1m2 tường?

3.2.2 Cách tính gạch xây nhà theo từng loại gạch

  • Cách tính gạch ống 2 lỗ

Người ta thường sử dụng loại gạch ống 2 lỗ để xây tường 10.

Kích thước gạch ống 2 lỗ: 200 x 95 x 55mm. Độ dày mạch vữa là 10mm. Như vậy, kích thước 1 viên gạch sau khi xây xong sẽ là 220 x 115 x 75mm. Lúc này, tiết diện của 1 viên gạch: S = 0.075 x 0.22 = 0.0165 (m2)

=> 1m2 tường cần số lượng gạch là: 1/S = 1/0.0165 = 60.6 viên.

Như vậy, 1m2 tường cần 60.6 viên gạch ống 2 lỗ. Trường hợp xây tường 220 thì số gạch tăng lên gấp đôi.

  • Cách tính gạch ống 6 lỗ

Kích thước gạch ống 6 lỗ: 210 x 100 x 150 mm. Độ dày mạch vữa là 10mm. Như vậy, kích thước 1 viên gạch sau khi xây xong sẽ là 230 x 120 x 170 mm. Tiết diện của 1 viên gạch: S = 0.23 x 0.017 = 0.0391.

=> 1m2 tường cần số lượng gạch là: 1/S = 1/0.0391 = 25.58 viên

Như vậy, 1m2 tường cần 25.58 viên gạch ống 6 lỗ. Trường hợp xây tường 220 thì số gạch tăng lên gấp đôi.

Cách tính gạch xây nhà
Tính gạch xây nhà theo loại gạch sử dụng
  • Cách tính gạch thẻ

- Kích thước của gạch thẻ đặc: 195 x 90 x 55mm.

- Kích thước gạch thẻ 2 lỗ: 180 x 80 x 45mm.

- Kích thước gạch thẻ 4 lỗ: 180 x 80 x 80mm.

- Kích thước gạch thẻ 6 lỗ: 195 x 135 x 90mm.

Với độ dày mạch vữa 10mm, tương tự cách tính gạch ống, chúng ta sẽ tính được để xây được 1m2 tường 110 cần:

- Gạch thẻ đặc = 1/ (0.215 x 0.075 ) = 1/0.016125 = 62 (viên gạch)

- Gạch thẻ 2 lỗ = 1/ (0.2 x 0.065) = 1/0.013 = 77 (viên gạch)

- Gạch thẻ 4 lỗ = 1/ (0.2 x 0.1) = 1/0.02 = 50 (viên gạch)

- Gạch thẻ 6 lỗ = 1/ (0.215 x 0.11) = 1/0.02365 = 42.3 (viên gạch)

  • Cách tính gạch block

Cách tính gạch block cũng giống như các loại gạch khác. Gạch block có kích thước thông dụng là 600 x 150 x 150mm, nên nếu xây tường 110 thì 1m2 tường cần 9.5 viên, còn xây tường 220 thì 1m2 cần tăng lên gấp đôi là 19 viên.

Sau khi tính được số lượng gạch cần thiết sẽ là căn cứ để tính khối lượng vật tư cho công tác xây tường. Định mức xây tường được xác định = gạch + cát + xi măng. Tuỳ thuộc vào loại tường, loại gạch, kích thước viên gạch mà cách tính vật liệu xây dựng cho 1m2 tường có thể thay đổi.

Tính toán lượng gạch xây nhà chính xác
Tính toán lượng gạch xây nhà chính xác

Ví dụ: Để tính khối lượng vật tư cho công tác xây 1 mét vuông tường dày 220 (22cm theo tiêu chuẩn miền Bắc), sử dụng loại gạch đất nung 220 x 105 x 65 mm, xi măng PCB30, mác vữa 50, cát mịn. Theo định mức AE.222, Thông tư 12/2021/BXD, chúng ta cần lượng vật tư:

  • Gạch: 550 x 0.22 = 121 viên
  • Vữa: 0.290 x 0.22 = 0.0638 m3 (khoảng 64 lít)
  • Cát: 1.201 x 0.0638 = 0.0766 m3
  • Xi măng: 246 x 0.0638 = 15.6948 kg
  • Nước: 276 x 0.0638 = 17.61 lít
Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm chọn gạch lát nền nhà tắm vừa đẹp vừa bền Quá trình thi công ốp gạch tường và cách tính chi phí Bí kíp chọn gạch phòng khách sao cho đẹp, sang trọng bạn cần biết Bí quyết chọn gạch nhà vệ sinh sao cho sạch bạn không nên bỏ qua

4. Những sai lầm thường gặp khi tính gạch xây nhà

Giải quyết được câu hỏi xây 1 mét vuông tường cần bao nhiêu viên gạch sẽ giúp bạn biết được lượng gạch cần thiết cho công trình của mình, từ đó tính toán chi phí và lựa chọn gạch ốp lát phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình tính gạch xây nhà có thể bạn sẽ vấp phải một số sai lầm phổ biến như sau:

  • Ước lượng diện tích tường không chính xác: Sai lầm này thường xảy ra khi không tính toán đến các yếu tố như cửa sổ, cửa ra vào, vách ngăn,... dẫn đến việc mua thừa hoặc thiếu hụt gạch.
  • Không tính toán độ dày mạch vữa: Mạch vữa đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các viên gạch và ảnh hưởng đến độ dày của tường. Việc không tính toán độ dày mạch vữa có thể dẫn đến việc tường xây không đạt độ dày tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  • Chọn sai loại gạch: Mỗi loại gạch có đặc điểm và tính ứng dụng riêng. Việc chọn sai loại gạch có thể ảnh hưởng đến độ bền, khả năng chịu lực, cách âm, cách nhiệt của công trình.
  • Không tính toán hệ số hao hụt: Trong quá trình vận chuyển và thi công, có thể xảy ra tình trạng gạch bị vỡ, nứt. Do đó, cần tính toán hệ số hao hụt để đảm bảo có đủ số lượng gạch cần thiết cho công trình.

Ngoài ra, một số sai lầm khác có thể gặp phải trong quá trình tính gạch xây nhà chính xác như: không tính toán đến kích thước viên gạch, không tính toán đến diện tích sàn nhà, không tính toán đến các chi tiết trang trí,...

Có thể thấy việc tính gạch xây nhà là một công đoạn gian nan và tối quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị thi công. Việc áp dụng những kiến thức chuyên môn về xây nhà cũng như dự toán vật liệu đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật và độ chính xác cao. Bạn có thể sử dụng dịch vụ xây nhà trọn gói GreenHN để nhận được dự toán chi phí nhanh nhất và chính xác nhất.

Sai lầm thường gặp khi tính gạch xây nhà
Sai lầm thường gặp khi tính gạch xây nhà

5. Một số mẹo giúp bạn tính gạch xây nhà chính xác

Thứ nhất, vẽ sơ đồ mặt bằng và mặt cắt của công trình: Cụ thể như vẽ sơ đồ mặt bằng thể hiện kích thước và vị trí của các bức tường, sơ đồ mặt cắt thể hiện chiều cao và độ dày của các bức tường,... Việc vẽ sơ đồ giúp bạn hình dung rõ ràng về công trình và dễ dàng tính toán diện tích tường cần xây.

Thứ hai, ghi chú kích thước của từng hạng mục: Như chiều dài, chiều cao và độ dày của từng bức tường, kích thước của cửa sổ, cửa ra vào, vách ngăn,... Việc ghi chú kích thước giúp bạn tính toán chính xác diện tích từng hạng mục và diện tích tường cần xây.

Thứ ba, lựa chọn loại gạch chất lượng cao là một trong những quyết định quan trọng có ảnh hưởng lớn tới cấu trúc tường nhà. Nên ưu tiên chọn loại gạch có khả năng chịu lực tốt để đảm bảo tính kiên cố và chắc chắn cho công trình, hạn chế những tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Tốt nhất là chủ nhà nên trực tiếp đến các cơ sở, cửa hàng vật liệu xây dựng để kiểm tra và lựa chọn loại gạch phù hợp.

Cách tính gạch xây nhà
Tính toán lượng gạch xây nhà chính xác cho công trình

Thứ tư, tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư hoặc kỹ sư xây dựng. Họ có chuyên môn và kinh nghiệm để giúp bạn tính gạch xây nhà chính xác. Đồng thời, họ có thể tư vấn cho bạn lựa chọn loại gạch phù hợp và đưa ra các giải pháp thi công tối ưu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm dự toán để tính toán lượng gạch xây nhà.

Có thể thấy, việc tính toán lượng gạch và vật liệu cho công tác xây tường chính xác giúp gia chủ tiết kiệm chi phí, đồng thời đảm bảo cho công trình thi công hiệu quả theo tiến độ. Hy vọng những chia sẻ của GreenHN về cách tính gạch xây nhà sẽ giúp ích cho những ai đang có ý định xây nhà và cần tính toán dự trù ngân sách.

Để tính chi phí chi tiết cho hạng mục xây tường cũng như cho toàn công trình phụ thuộc rất nhiều vào tỉ giá vật liệu xây dựng theo thị trường. GreenHN đã triển khai Bảng giá chi tiết các loại vật liệu xây dựng, được cập nhật liên tục hàng ngày. Quý khách hàng nếu quan tâm tham khảo giá vật tư, vui lòng để lại thông tin tư vấn qua hotline 0967.212.388 hoặc qua fanpage https://www.facebook.com/greenhn.vn. Phòng vật tư của chúng tôi sẽ liên hệ và gửi lại quý khách bảng giá ngay khi nhận thông tin!

KS Đức Doãn

KS Đức Doãn

CEO Đức Doãn (Doãn Văn Đức) là CEO & Fouder của GreenHN. Là một chuyên gia với 15 năm kinh nghiệm ngành Kỹ sư xây dựng (Construction Engineer) tốt nghiệp trường Đại Học Xây Dựng. Dẫn dắt GreenHN vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, trở thành một thương hiệu uy tín, được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây nhà trọn gói.

Xem thêm bài viết từ tác giả
Background

Tư vấn miễn phí

Quý khách muốn thiết kế công trình tương tự hay đang cần tư vấn.
Liên hệ với GreenHN miễn phí tại đây:

Bài viết mới nhất

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy ✔ Quy trình & kỹ thuật

Thi công tầng hầm nhà phố có thang máy là hạng mục phức tạp, đòi hỏi quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt Quá trình thi công bắt đầu từ dựng tường vây, đào đất, đổ bê tông lót hầm, thi công hố PIT, đến đổ sàn, dựng cột, chống thấm và lắp đặt hệ thống kỹ thuật thang máy.

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Gợi ý mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm tiện nghi 2025

Khám phá mẫu nhà đẹp 3 tầng 4x16m có hầm hiện đại, tối ưu diện tích, công năng và chi phí, phù hợp với nhà phố mặt tiền hẹp tại đô thị.

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

20+ Mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp ấn tượng

Khám phá các mẫu thiết kế nhà 5m 3 tầng có hầm đẹp, tối ưu không gian cho mặt tiền hẹp, phù hợp gia đình hiện đại tại khu đô thị đông đúc.

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Mẫu nhà 5m có hầm 4 tầng khiến giới xây nhà phát sốt 2025

Khám phá mẫu nhà ngang 5m có hầm 4 tầng đẹp, tiện nghi, tối ưu công năng – kèm dự toán chi phí, cảnh báo rủi ro và tư vấn kỹ thuật chuyên sâu.

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Hỏi đáp: tầng hầm có bắt buộc đối với nhà cao tầng?

Tầng hầm có bắt buộc với nhà cao tầng không? Giải đáp từ góc độ pháp lý, kỹ thuật và thực tế xây dựng hiện nay.

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Top 20+ mẫu nhà nghỉ có tầng hầm hot nhất năm 2025

Đừng bỏ lỡ loạt mẫu nhà nghỉ có tầng hầm đang được nhiều chủ đầu tư lựa chọn nhờ thiết kế thông minh, dễ vận hành và khai thác.

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

20+ Mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp

Khám phá những mẫu biệt thự hầm nổi tân cổ điển đẹp sang trọng, thiết kế tối ưu công năng, hài hòa giữa cổ điển và tiện nghi hiện đại.

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi: Hiểm họa âm thầm ít ai lường trước

Nền hầm bị đẩy nổi là sự cố nghiêm trọng do nước ngầm và sai kỹ thuật. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả ngay từ đầu.

Chi nhánh toàn quốc

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

BT1-16 Khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57- Tổng cục V, Bộ Công An - X.Tân Triều - H.Thanh Trì - TP Hà Nội.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD TP HCM

Số 65 Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Đà Nẵng

Số 463 đường 29/3 phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

TRỤ SỞ CHÍNH (HN)

VPĐD Bình Dương

Tầng 2, 3MCM+6RX, Đường Bùi Thị Xuân, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương.

GreenHN

Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng GreenHN

GreenHN DMCA
Copyright © 2025 GREENHN