Chia Sẻ Kiến Thức, Chia sẻ kinh nghiệm Xây dựng, Thi Công Xây Dựng Nhà Ở, Tin tức chuyên ngành, Vật Liệu Xây Dựng

Biện pháp thi công bê tông nhựa chi tiết nhất hiện nay

Biện pháp thi công bê tông nhựa

Bê tông tươi hay bê tông trộn thủ công đã quá quen thuộc với các công trình xây dựng và khi nhắc đến nó thì mọi người đã có thể hình dung được những nguyên vật liệu cần có và cách tạo thành loại bê tông này.

Tuy nhiên, bê tông nhựa là gì? được ứng dụng vào công trình nào? biện pháp thi công bê tông nhựa như thế nào? thì còn khá xa lạ với mọi người. Hãy theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn về bê tông nhựa và có cách sử dụng phù hợp nhé!

Biện pháp thi công bê tông nhựa

Biện pháp thi công bê tông nhựa

Bê tông nhựa là gì?

Bê tông nhựa là loại vật liệu được dùng phổ biến để làm đường bộ và thường được sử dụng trong các dự án sân bay, nhà xưởng, bãi đỗ xe, đường xá,… Loại bê tông này được tạo nên từ hỗn hợp gồm cát, đá, bột khoáng và nhựa đường.

Xem thêm:

Bê tông nhựa nguội

Quy trình thi công bê tông

Khi nào cần ép cọc bê tông

Thi công sàn bê tông nhẹ

Bê tông nhựa gồm những loại nào?

Bê tông nhựa được phân theo nhiệt độ

Loại bê tông này được tạo ra bằng cách trộn các loại vật liệu như đá, cát, bột khoáng ở nhiệt độ thường cùng chất kết dính dạng lỏng như nhựa đường lỏng hoặc nhũ tương nhựa đường và được sản xuất theo công nghệ không nhiệt, không khói. Bên cạnh đó, bê tông này còn tiêu thụ một lượng lớn rác than ở đầu vào đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường và sức khỏe mọi người xung quanh.

Bê tông nhựa nguội có thể dải trên tất cả các bề mặt đường dù ở hiện trạng nào nhưng với điều kiện đoạn đường đó phải cho xe chạy từ 4 đến 6 tháng thì mới có thể tiến hành đổ bê tông được.

Ngoài ra, bê tông nhựa nguội có độ bám dính cao, độ nhám ổn định, không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của thời tiết do có liên kết hóa học, nhờ vậy mà thời gian sử dụng của con đường lâu. 

Bê tông nhựa nóng

Bê tông nhựa nóng có cấu tạo bởi các nguyên vật liệu như cát, đá, bột khoáng và được trộn thành hỗn hợp với tỷ lệ nhất định cùng với công đoạn sấy nóng để tạo ra được loại bê tông sử dụng rộng rãi trong công trường thi công đường bộ tại Việt Nam.

Được sử dụng phổ biến như vậy, bê tông sấy nóng cần phải đạt các tiêu chuẩn sau:

  • Nhiệt độ của nhựa đường phải đạt 90 đến 100 độ C.
  • Vật liệu cấu thành phải đạt từ 140 đến 160 độ C.
  • Trọng lượng trung bình dao động trong khoảng từ 2350kg/m3 đến 2500kg/m3.

Theo tiêu chuẩn của bộ giao thông vận tải, bê tông nhựa nóng được chia thành 4 loại:

  • Bê tông nhựa nóng hạt lớn với kích thước 40mm.
  • Bê tông nhựa nóng hạt trung với kích thước 25mm.
  • Bê tông nhựa nóng hạt mịn với kích thước 15mm.
  • Bê tông nhựa nóng hạt cát có kích thước dao động từ 1.25 đến 5mm.

Bê tông nhựa được phân theo độ rỗng còn dư

Theo tiêu chuẩn của bộ giao thông vận tải, bê tông nhựa phân theo độ rỗng còn dư gồm 3 loại:

  • Độ rỗng còn dư của bê tông nhựa chặt là từ 3 đến 6%.
  • Độ rỗng còn dư của bê tông nhựa rỗng từ 6 đến 10%.
  • Độ rỗng còn dư của bê tông nhựa thoát nước từ 20 đến 25%.

Bê tông nhựa được phân theo hàm lượng đá dăm

Theo tiêu chuẩn của bộ giao thông vận tải, bê tông nhựa phân theo hàm lượng đá dăm được chia thành 4 loại:

  • Bê tông nhựa nhiều đá dăm thì có lượng đá dăm chiếm từ 50 đến 65%.
  • Bê tông nhựa vừa đá dăm thì có lượng đá dăm chiếm từ 30 đến 50%.
  • Bê tông nhựa ít đá dăm thì lượng đá dăm chiếm từ 20 đến 35%.
  • Bê tông nhựa cát thì không có đá dăm.

Bê tông nhựa được phân theo tính chất

Theo tiêu chuẩn bộ giao thông vận tải, tính chất của bê tông nhựa gồm: bê tông nhựa thường, bê tông nhựa thoát nước, bê tông có độ nhám cao và bê tông nhựa màu.

Bê tông nhựa được phân theo chất lượng

Chất lượng của bê tông nhựa được chia làm 2 loại: bê tông nhựa loại 1 với chất lượng tốt được dùng làm lớp mặt cấp cao A1 và bê tông nhựa loại 2 với chất lượng kém hơn được dùng làm lớp mặt cấp cao A2.

Cấu trúc của bê tông nhựa

Cấu trúc của bê tông nhựa

Cấu trúc của bê tông nhựa

Các thành phần trong hỗn hợp bê tông nhựa liên kết với nhau tạo thành hệ cấu trúc. Hệ cấu trúc này gồm 3 phần:

  • Cấu trúc tế vi có sự kết hợp giữa bột khoáng chất và nhựa tạo thành liên kết asphalt.
  • Cấu trúc trung gian có sự kết hợp giữa liên kết asphalt và cát tạo thành vữa.
  • Cấu trúc vĩ mô có sự kết hợp giữa vữa và đá dăm tạo nên bê tông nhựa.

Bê tông nhựa được hình thành dựa vào sự phối hợp giữa các thành phần lại với nhau, nếu tỷ lệ giữa các thành phần không hợp lý thì cấu trúc sẽ bị phá vỡ, không đảm bảo điều kiện chịu lực.

Chức năng của các thành phần trong cấu trúc bê tông nhựa

Một cấu trúc bền chắc, sử dụng được lâu thì không thể thiếu đi các thành phần đã tạo nên chúng.

  • Cốt liệu lớn – cấp phối đá dăm là bộ khung chịu lực chính của con đường và giúp tạo độ nhám.
  • Cốt liệu nhỏ gồm cát sông có chức năng làm tăng độ độ đặc cho bê tông nhựa, đá xay làm tăng diện tích của vật liệu, nhờ đó mà tăng tính liên kết với nhựa.
  • Bột khoáng làm tăng độ chặt cho bê tông nhựa và làm tăng tỷ diện vật liệu khoáng. Bên cạnh đó, bột khoáng còn giúp tăng lớp vỏ cấu trúc và nâng cao nhiệt độ hóa mềm, giúp ổn định nhiệt.
  • Nhựa ngoài tác dụng bao bọc xung quanh các hạt khoáng thì có 1 phần nhựa thẩm thấm vào trong các mao quản của bề mặt và 1 phần tương tác với bề mặt cốt liệu để tạo thành màng xà phòng không hòa tan.
  • Phụ gia giúp cải thiện 1 số tính chất của bê tông nhựa.

Sự khác biệt giữa đường bê tông nhựa và đường bê tông

Nếu bạn từng trải nghiệm trên nhiều tuyến đường thì có thể thấy rằng hầu hết công trình ngày nay đều sử dụng đường bê tông thay vì đường bê tông nhựa. Vậy 2 loại đường này có sự khác biệt như thế nào?

ĐƯỜNG BÊ TÔNG ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA
ƯU ĐIỂM 
  • Độ bền và bảo trì miễn phí: tuổi thọ của đường bê tông kéo dài 40 năm và không cần bảo trì, sửa chữa và vá thường xuyên.
  • Xe tiêu thụ ít nhiên liệu: xe chạy trên đường bê tông sẽ tiêu thụ ít nhiên liệu hơn so với việc chạy trên đường nhựa từ 15 đến 20%.
  • Chịu được sự cố khi tràn nhiên liệu và thời tiết khắc nghiệt: khi dầu bị rò rỉ hay sự thay đổi thời tiết đột ngột, thời tiết quá khắc nghiệt thì đường bê tông cũng không bị ảnh hưởng.
  • Quy trình xanh hơn: do tiêu thụ ít nhiên liệu nên làm giảm không khí bẩn ra môi trường giúp tránh tình trạng ô nhiễm.
  • Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
  • Tiết kiệm chi phí, thời gian: thời gian thi công đường bê tông nhựa nhanh hơn so với đường bê tông vì nhựa đường nhanh khô hơn và ít khi phải sửa chữa.
  • Có thể tái chế: nhựa có khả năng tái chế bằng cách đun nóng vì vậy mà có thể sử dụng nhiều lần.
  • Dễ dàng bảo trì: khi đường bị hỏng thì có thể sửa chữa dễ dàng bằng cách thi công trực tiếp lên lớp cũ.
  • Tính an toàn cao: nhựa đường cung cấp lực kéo và chống trơn trượt tốt cho xe dù là trời mưa, tuyết.
  • Khả năng chịu lực, chịu nén và tải trọng tốt, ít hao mòn, ít sinh bụi.
  • Có bề mặt phẳng và cứng.
NHƯỢC ĐIỂM
  • Chi phí lát đường cao
  • Khi bê tông bị vỡ thì cần phải thay toàn bộ tấm bê tông khiến việc bảo trì khó khăn.
  • Tính an toàn thấp do đường bê tông trơn trượt khi có mưa, tuyết.
  • Độ bền thấp: ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì lớp kết cấu của đường bê tông nhựa dễ bị phá.
  • Sửa chữa thường xuyên: do lớp kết cấu không chắc như đường bê tông nên dễ hỏng dẫn đến phải sửa chữa thường xuyên.
  • Ô nhiễm không khí: nhựa đường nóng chảy ra có nhiều khí độc ảnh hưởng đến nhà kính.
  • Tốn kém xăng dầu để sản xuất nhựa đường.
  • Mặt đường màu sẫm nên phương tiện khó xác định được phương hướng về đêm nếu không có đèn đường.

Biện pháp thi công bê tông nhựa chính xác hiện nay

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu – thiết bị thi công

Để việc thi công tiến hành thuận lợi và nhanh chóng cần chuẩn bị đầy đủ vật liệu và thiết bị thi công với điều kiện chúng phải đạt tiêu chuẩn đã yêu cầu. Vật liệu cần cho việc thi công bê tông nhựa gồm đá dăm, cát, bột khoáng, nhựa đường. Cùng với đó là vật liệu thi công gồm máy rải chuyên dùng, 2 lu tĩnh bánh thép từ 6 đến 8 tấn, 1 lu bánh hơi, 1 lu rung 14 tấn, biển báo, rào chắn và các thiết bị đảm bảo an toàn giao thông.

Bước 2: Chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa

Để bê tông nhựa không bị khô, các lớp không liên kết lại được với nhau thì quá trình tạo ra hỗn hợp cần phải trộn liên tục hoặc theo chu kỳ nhất định và đảm bảo đúng yêu cầu.

Bước 3: Chuẩn bị lớp móng

Trước khi tiến hành thi công thì bề mặt đường cần phải được làm sạch, khô và bằng phẳng. Còn nếu thi công trên bê mặt đường cũ thì cần phải tưới một lượng nhựa thấm bám theo yêu cầu của thiết kế. Bên cạnh đó, phải định vị trí tim cọc, cao độ ở 2 mép đường theo đúng thiết kế.

Bước 4: Vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa

Khi vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa thì thùng xe phải kín, sạch, được quét một lớp dung dịch mỏng xung quanh thùng. Tùy thuộc vào công xuất trạm trộn, máy rải, cự ly vận chuyển mà sử dụng số lượng phù hợp. Bên cạnh đó, mỗi xe vận chuyển khi rời trạm phải có phiếu xuất xưởng ghi đầy đủ thông tin về nhiệt độ, chất lượng, số lượng hỗn hợp, nơi xe đến và tên của lái xe.

Bước 5: Rải hỗn hợp bê tông nhựa

Tùy theo bề rộng của bề mặt đường mà dùng đồng thời 2 đến 3 máy rải và các máy cách nhau 10 đến 20m. 

Khi tiến hành rải bê tông nhựa thì xe phải bắt đầu từ số 0 rồi từ từ đi đến vạch kết thúc. Trong quá trình rải thì hỗn hợp bê tông luôn phải ngập bằng ⅔ chiều cao guồng xoắn và tốc độ máy phải thật đều trong toàn bộ quá trình.

Phải thường xuyên dùng que sắt để kiểm tra và đánh dấu bề dày của bê tông khi rải.

Các khe nối dọc phải đặt so le và cách nhau ít nhất 20cm, khe nối ngang cách nhau ít nhất 1m.

Trong quá trình thi công, nếu thấy chỗ mới rải bị thừa hoặc bị văng ra ngoài thì cần phải đắp thêm vào ngay lập tức. Hay rải vệt lớn hơn vệt rải của máy khoảng 50cm một cách liên tục thì cần phải dùng cào, xẻng để hỗn hợp được phân ra đều.

Bước 6: Công tác đầm lèn

Khi rải hỗn hợp bê tông nhựa đến đâu là máy lu phải tiến hành lu ngay lập tức tránh trường hợp nhiệt độ của bê tông nhựa hạ xuống thì sẽ không còn hiệu quả. Trong quá trình lu cần làm ẩm bánh sắt bằng nước liên tục để hỗn hợp không dính vào bánh xe.

Ngoài ra, bánh lu không được đỗ lại trên lớp bê tông nhựa khi chưa được lèn chặt và chưa nguội hẳn, vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng con đường.

Bước 7: Kiểm tra chất lượng thi công

Để đảm bảo chất lượng thi công cần tiến hành kiểm tra một cách thường xuyên trước, trong và sau khi thi công.

  • Kiểm tra, giám sát hỗn hợp bê tông nhựa.
  • Kiểm tra chất lượng của lớp móng như cao độ và độ phẳng của mặt lớp, độ dốc ngang của móng, độ sạch sẽ, khô ráo,…
  • Kiểm tra vị trí cọc tim, cọc giới hạn, các thanh chắn ở mép đường, độ căng và cao độ của dây.
  • Trong quá trình rải cần kiểm tra độ bằng phẳng, chất lượng của bê tông nhựa khi rải xuống.

Bước 8: Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu

Sau khi thi công hoàn chỉnh mặt đường cần phải tiến hành nghiệm thu  và được thống kê rõ ràng theo từng hạng mục:

  • Kích thước hình học của đường
  • Độ bằng phẳng
  • Độ nhám
  • Độ chặt lu lèn
  • Độ bám dính giữa các lớp
  • Chất lượng mối nối

Trên đây là biện pháp thi công bê tông nhựa mà chúng tôi – Green Hanoi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những ưu điểm, nhược điểm, cấu trúc và chức năng của bê tông nhựa.

Click to rate this post!
[Total: 5 Average: 5]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *